Chương 11
2024-09-08 16:07:21
Ngược dòng thời gian để nhớ về một ngày.
Ngày 1 tháng 11.
Cái ngày mà bà nội hay nói với anh: "Thiếu Thời của nội, nội chúc con sinh nhật vui vẻ! Luôn mạnh khỏe, vạn điều may mắn và mãi bình an, con nhé!"
Những lời chúc tốt đẹp của nội. Lời cầu mong ý nghĩa biết bao.
Vậy mà...anh đành nỡ quên!
Tất cả cũng tại cái số anh long đong, lận đận đường tình. Gợi nhớ thì đau lòng, mà lãng quên thì anh thật là bạc bẽo. Bạc bẽo với ba mẹ, với bà nội, với Thục Uyển, với cô con gái nhỏ và bạc cả chính bản thân mình. Nhưng nhớ đến thì lòng đau, tim đau. Bởi, ngày đó cũng là ngày anh nhận được cuộc gọi của vợ sau một tháng vợ về nhà mẹ đẻ ở cữ.
"Thiếu Thời, sáng mai ngày 1 tháng 11 là ngày Tòa xử. Tôi mong anh có mặt đúng giờ để vụ án ly hôn được suôn sẻ."
Ly hôn?
Tin như sét đánh!
"Vì sao?" Anh muốn biết lí do cuộc tình năm năm vừa có trái ngọt của hai người lại kết thúc ngỡ ngàng đến vậy?
Lệ Hằng buông lời nhẹ tênh: "Chẳng sao trăng gì hết. Tôi còn trẻ, không muốn làm Hòn vọng phu."
Vậy đó, ngày sinh nhật anh cũng là ngày vợ bỏ.
Ngày đau đớn tay ôm đứa con thơ vừa tròn tháng ra khỏi Tòa mà nước mắt anh phải chảy ngược vào trong.
Thì thử hỏi...nhớ nó để làm gì?
Anh không muốn nhớ. Cũng không muốn ai nhắc. Vì mỗi lần nghe là một lần khứa lại vết thương còn mãi rỉ máu.
"Thiếu Thời, chúc mừng sinh..."
"Im ngay!"
Anh đã quát Thục Uyển như vậy!
Giờ thì anh đã nhớ ra!
Con gái nói đúng! Hôm đó, anh quát rất là to.
"Làm mẹ giật mình rơi luôn chiếc smartphone mới mua ý! Nên theo con, mẹ con mình không cần tới đón bố đâu! Khi nào bố thích về thì về. Con không muốn thấy mẹ khóc vì bố nữa!" Thảo My ôm cổ anh, vùi khuôn mặt nhỏ vào vai anh khóc ngon lành.
"Con gái yêu mẹ lắm! Mình về nhà đi mẹ!" Con ngẩng khuôn mặt nhòe nước, áp hai tay lên má anh, ánh mắt da diết mong chờ.
Anh quả thật là một ông bố tồi! Một người chồng tồi mà!
Bữa đó, chắc anh làm hai mẹ con buồn lắm!
"Mẹ bón súp cho con mà nước mắt mẹ chảy hoài, mẹ nhớ không?"
Thiếu Thời vừa lau nước mắt cho con vừa dỗ dành: "Mẹ nhớ rồi. Mẹ xin lỗi vì đã gợi lại chuyện không vui. Con đừng khóc nữa, mẹ đưa con đi ăn kem nha!"
"Con đói bụng rồi, thèm cơm mẹ nấu cơ!"
Anh cười. Vì nhận ra, con gái anh rất hiểu chuyện và con yêu mẹ Thục Uyển đến nhường nào!
Anh nghe tim mình xốn xang. Cảm giác bỏ lỡ những chuỗi ngày chữa lành niềm đau bằng một trái tim ấm áp rất nhanh chiếm hữu toàn bộ tâm trí anh. Khiến anh ngộ ra một vấn đề: Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều rất dung dị. Như cùng người mình yêu thương ăn bữa tối đoàn viên sau một ngày làm việc mệt nhoài bên ngoài.
Không ngộ ra thì thôi. Ngộ rồi, anh muốn bù đắp.
Nắng chiều dần tắt. Trong ánh hoàng hôn đỏ rực khoảng trời xa, anh cõng con gái tập trải nghiệm từng bước đi giống cô trong chuỗi ngày dài làm vợ, làm mẹ.
Có đi mới biết đôi chân gầy có vẻ yếu ớt của vợ thật ra có sức chịu đựng phi thường.
Một người đàn ông cường tráng như anh, cõng con vòng vèo vài con đường chân liền đau, lưng liền mỏi. Đã vậy miệng cũng chẳng được yên vì liên tiếp trò chuyện, trả lời hàng loạt câu hỏi hiếu kì về xung quanh của con gái.
"Mẹ ơi, mẹ mỏi chân chưa?"
Chắc chắn Thục Uyển sẽ trả lời rằng: "Chân mẹ rất khỏe!"
"Mẹ ơi, vì sao các bạn lớp con có bố mẹ tới đón còn con chỉ mỗi một mình mẹ?"
Không biết Thục Uyển trả lời con sao nhỉ? Riêng anh hiện tại chưa có câu trả lời. Không lẽ nói với con gái bé nhỏ: "Bố muốn tránh mặt mẹ!"
Như vậy chẳng khác nào anh bê tảng đá lạnh thả thẳng vào tâm hồn non nớt đang cần lắm hơi ấm từ tình thương của bố mẹ.
Nhưng nếu nói: "Bố còn bận việc!" Thì anh đang dạy con cách nói dối, cách viện lí do để bao biện cho một trái tim vô cảm, sống thiếu trách nhiệm với người thân yêu trong gia đình.
Thật khó để trả lời cho một câu hỏi quá đỗi đời thường!
"Con từng hỏi mẹ câu hỏi này chưa nhỉ?"
Trên vai anh, con gái nhanh nhảu: "Mẹ lại muốn ôn kỉ niệm à? Chứ câu này, ngày nào con cũng thắc mắc!"
Anh buộc miệng hỏi con gái: "Vì sao thế con?"
Thảo My im lặng. Chắc con bé đang bận suy nghĩ hay trầm tư mặc cảm gì đó. Tuy không thấy gương mặt con nhưng Thiếu Thời có thể hình dung: con đang phụng phịu vì hờn dỗi, bất mãn với ông bố ruột.
"Vì con muốn biết, bố có yêu mẹ con mình không?"
Đơn giản chỉ có thế!
Nhưng làm lòng Thiếu Thời nhói đau. Nỗi đau không đến từ vết thương ngoài da, mà xuất phát từ trái tim nóng hổi đang đập nên trong một giây, Thiếu Thời có cảm giác mình bị hụt hơi khó thở.
Anh có yêu con gái và Thục Uyển không?
Con gái là bảo bối, là bình rượu mơ của bố, thì có ông bố nào không thương! Nhưng có lẽ với anh, tình thương nồng ấm, thiêng liêng ấy có chứa một nốt trầm thì phải?
Thấy con như thấy lại người vợ ruồng rẫy chồng con, hám hư vinh, chạy theo danh lợi chốn phồn hoa, theo người mới giàu sang, phú quý quăng bỏ chồng con chẳng chút xót thương.
Nhưng phụ tử tình thâm mà. Anh cũng yêu con mình lắm chứ! Ngày vợ bỏ con lại cho anh. Anh chẳng dám thuê ai chăm, mà luôn tự tay mình chăm sóc đến khi cưới Thục Uyển về nhà. Cô đã nói với anh: "Anh là ân nhân của em, hãy để em chăm sóc bé con thay anh!"
Còn với Thục Uyển?
Yêu hay không yêu?
Trước đây, anh rất mơ hồ. Vì không biết cô đến với anh vì chữ ơn hay chữ tình? Nhưng trong ngày đầu làm vợ này, anh đã kịp nhận ra: Cô vì yêu mà đến. Và thật ra, từ lâu cô đã là một phần sự sống của đời anh.
Anh nghiêng người, ngẩng mặt cười với con gái, khẳng định: "Bố rất rất là yêu hai mẹ con!"
Ngày 1 tháng 11.
Cái ngày mà bà nội hay nói với anh: "Thiếu Thời của nội, nội chúc con sinh nhật vui vẻ! Luôn mạnh khỏe, vạn điều may mắn và mãi bình an, con nhé!"
Những lời chúc tốt đẹp của nội. Lời cầu mong ý nghĩa biết bao.
Vậy mà...anh đành nỡ quên!
Tất cả cũng tại cái số anh long đong, lận đận đường tình. Gợi nhớ thì đau lòng, mà lãng quên thì anh thật là bạc bẽo. Bạc bẽo với ba mẹ, với bà nội, với Thục Uyển, với cô con gái nhỏ và bạc cả chính bản thân mình. Nhưng nhớ đến thì lòng đau, tim đau. Bởi, ngày đó cũng là ngày anh nhận được cuộc gọi của vợ sau một tháng vợ về nhà mẹ đẻ ở cữ.
"Thiếu Thời, sáng mai ngày 1 tháng 11 là ngày Tòa xử. Tôi mong anh có mặt đúng giờ để vụ án ly hôn được suôn sẻ."
Ly hôn?
Tin như sét đánh!
"Vì sao?" Anh muốn biết lí do cuộc tình năm năm vừa có trái ngọt của hai người lại kết thúc ngỡ ngàng đến vậy?
Lệ Hằng buông lời nhẹ tênh: "Chẳng sao trăng gì hết. Tôi còn trẻ, không muốn làm Hòn vọng phu."
Vậy đó, ngày sinh nhật anh cũng là ngày vợ bỏ.
Ngày đau đớn tay ôm đứa con thơ vừa tròn tháng ra khỏi Tòa mà nước mắt anh phải chảy ngược vào trong.
Thì thử hỏi...nhớ nó để làm gì?
Anh không muốn nhớ. Cũng không muốn ai nhắc. Vì mỗi lần nghe là một lần khứa lại vết thương còn mãi rỉ máu.
"Thiếu Thời, chúc mừng sinh..."
"Im ngay!"
Anh đã quát Thục Uyển như vậy!
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Giờ thì anh đã nhớ ra!
Con gái nói đúng! Hôm đó, anh quát rất là to.
"Làm mẹ giật mình rơi luôn chiếc smartphone mới mua ý! Nên theo con, mẹ con mình không cần tới đón bố đâu! Khi nào bố thích về thì về. Con không muốn thấy mẹ khóc vì bố nữa!" Thảo My ôm cổ anh, vùi khuôn mặt nhỏ vào vai anh khóc ngon lành.
"Con gái yêu mẹ lắm! Mình về nhà đi mẹ!" Con ngẩng khuôn mặt nhòe nước, áp hai tay lên má anh, ánh mắt da diết mong chờ.
Anh quả thật là một ông bố tồi! Một người chồng tồi mà!
Bữa đó, chắc anh làm hai mẹ con buồn lắm!
"Mẹ bón súp cho con mà nước mắt mẹ chảy hoài, mẹ nhớ không?"
Thiếu Thời vừa lau nước mắt cho con vừa dỗ dành: "Mẹ nhớ rồi. Mẹ xin lỗi vì đã gợi lại chuyện không vui. Con đừng khóc nữa, mẹ đưa con đi ăn kem nha!"
"Con đói bụng rồi, thèm cơm mẹ nấu cơ!"
Anh cười. Vì nhận ra, con gái anh rất hiểu chuyện và con yêu mẹ Thục Uyển đến nhường nào!
Anh nghe tim mình xốn xang. Cảm giác bỏ lỡ những chuỗi ngày chữa lành niềm đau bằng một trái tim ấm áp rất nhanh chiếm hữu toàn bộ tâm trí anh. Khiến anh ngộ ra một vấn đề: Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều rất dung dị. Như cùng người mình yêu thương ăn bữa tối đoàn viên sau một ngày làm việc mệt nhoài bên ngoài.
Không ngộ ra thì thôi. Ngộ rồi, anh muốn bù đắp.
Nắng chiều dần tắt. Trong ánh hoàng hôn đỏ rực khoảng trời xa, anh cõng con gái tập trải nghiệm từng bước đi giống cô trong chuỗi ngày dài làm vợ, làm mẹ.
Có đi mới biết đôi chân gầy có vẻ yếu ớt của vợ thật ra có sức chịu đựng phi thường.
Một người đàn ông cường tráng như anh, cõng con vòng vèo vài con đường chân liền đau, lưng liền mỏi. Đã vậy miệng cũng chẳng được yên vì liên tiếp trò chuyện, trả lời hàng loạt câu hỏi hiếu kì về xung quanh của con gái.
"Mẹ ơi, mẹ mỏi chân chưa?"
Chắc chắn Thục Uyển sẽ trả lời rằng: "Chân mẹ rất khỏe!"
"Mẹ ơi, vì sao các bạn lớp con có bố mẹ tới đón còn con chỉ mỗi một mình mẹ?"
Không biết Thục Uyển trả lời con sao nhỉ? Riêng anh hiện tại chưa có câu trả lời. Không lẽ nói với con gái bé nhỏ: "Bố muốn tránh mặt mẹ!"
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Như vậy chẳng khác nào anh bê tảng đá lạnh thả thẳng vào tâm hồn non nớt đang cần lắm hơi ấm từ tình thương của bố mẹ.
Nhưng nếu nói: "Bố còn bận việc!" Thì anh đang dạy con cách nói dối, cách viện lí do để bao biện cho một trái tim vô cảm, sống thiếu trách nhiệm với người thân yêu trong gia đình.
Thật khó để trả lời cho một câu hỏi quá đỗi đời thường!
"Con từng hỏi mẹ câu hỏi này chưa nhỉ?"
Trên vai anh, con gái nhanh nhảu: "Mẹ lại muốn ôn kỉ niệm à? Chứ câu này, ngày nào con cũng thắc mắc!"
Anh buộc miệng hỏi con gái: "Vì sao thế con?"
Thảo My im lặng. Chắc con bé đang bận suy nghĩ hay trầm tư mặc cảm gì đó. Tuy không thấy gương mặt con nhưng Thiếu Thời có thể hình dung: con đang phụng phịu vì hờn dỗi, bất mãn với ông bố ruột.
"Vì con muốn biết, bố có yêu mẹ con mình không?"
Đơn giản chỉ có thế!
Nhưng làm lòng Thiếu Thời nhói đau. Nỗi đau không đến từ vết thương ngoài da, mà xuất phát từ trái tim nóng hổi đang đập nên trong một giây, Thiếu Thời có cảm giác mình bị hụt hơi khó thở.
Anh có yêu con gái và Thục Uyển không?
Con gái là bảo bối, là bình rượu mơ của bố, thì có ông bố nào không thương! Nhưng có lẽ với anh, tình thương nồng ấm, thiêng liêng ấy có chứa một nốt trầm thì phải?
Thấy con như thấy lại người vợ ruồng rẫy chồng con, hám hư vinh, chạy theo danh lợi chốn phồn hoa, theo người mới giàu sang, phú quý quăng bỏ chồng con chẳng chút xót thương.
Nhưng phụ tử tình thâm mà. Anh cũng yêu con mình lắm chứ! Ngày vợ bỏ con lại cho anh. Anh chẳng dám thuê ai chăm, mà luôn tự tay mình chăm sóc đến khi cưới Thục Uyển về nhà. Cô đã nói với anh: "Anh là ân nhân của em, hãy để em chăm sóc bé con thay anh!"
Còn với Thục Uyển?
Yêu hay không yêu?
Trước đây, anh rất mơ hồ. Vì không biết cô đến với anh vì chữ ơn hay chữ tình? Nhưng trong ngày đầu làm vợ này, anh đã kịp nhận ra: Cô vì yêu mà đến. Và thật ra, từ lâu cô đã là một phần sự sống của đời anh.
Anh nghiêng người, ngẩng mặt cười với con gái, khẳng định: "Bố rất rất là yêu hai mẹ con!"
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro