Ai Đã Chăm Sóc Bông Hồng Nhà Bên?
Chương 42
Th.anh
2024-07-19 15:06:21
Tùng! Tùng! Tùng!
Khi những tiếng trống rộn ràng vang lên báo hiệu thời điểm tan học, từng dãy hành lang nhanh chóng trở nên ồn ào và náo động hơn, những bước chân vội vàng trên cầu thang hoà cùng tiếng nói cười khúc khích. Tôi thu dọn đồ đạc rồi quay lại nhắc nhở Trang trước khi tạm biệt thằng Lâm với Kiên:
"Đứng đợi tao ở cổng trường nhé!"
Hôm nay tôi trở thành "người được chọn" chở Trang đi mua quần áo sau giờ học, đây là tự Đỗ Minh Trang nghĩ thế.
Ngay cạnh trường chúng tôi là một trường cấp 2, nên vào giờ về, con đường Nguyễn Đức Cảnh càng trở nên đông đúc hơn. Từng tốp sinh viên nối đuôi nhau ùa ra mặt đường, đây cũng là thời điểm mà những hàng xiên bẩn "bán đắt như tôm tươi", số lượng học sinh ngồi kín cả vỉa hè và nồi chảo dầu thì lúc nào cũng đang sôi sùng sục.
Tôi dắt xe ra khỏi cổng, thoáng thấy chiếc cặp đen Nike của Trang bèn nhanh chóng đi đến cạnh nó. Dường như nó đang nhắn tin với ai, nét mặt có vẻ căng thẳng. Lúc phát hiện ra tôi đang đứng bên cạnh, nét mặt Trang hoảng hốt. Tôi tò mò hỏi:
"Mày làm sao thế?"
"Ờm...chắc hôm nay tao không đi với mày được" - Trang thông báo với tôi
Nhưng tiếng còi xe đằng sau khiến tôi không thể cứ đậu xe mãi tại vỉa hè, tôi đành bảo Trang lên xe trước. Sau vài giây suy nghĩ, cuối cùng nó cũng trèo lên. Tôi hỏi vọng lại khi bắt đầu hoà vào dòng người đông đúc trước mặt:
"Thế bây giờ tao chở mày về nhà nhé?"
Mãi không nghe thấy nó trả lời, tôi hoang mang:
"Alo nghe rõ trả lời bạn Trang Đỗ ê"
"Ừm...có gì mày cứ cho tao xuống trước ngõ nhà tao ấy"
Sao nay Trang Đỗ có vẻ dè dặt thế nhỉ? Tôi thầm nghĩ.
Chẳng mấy khi tôi "được" chở Trang, mà đã lỡ chở thì đương nhiên muốn đưa nó tới đúng biển số nhà:
"Thôi, dù gì tao cũng đưa mày về thì đưa đến tận cửa nhà cũng có sao đâu?"
Nhưng Trang kiên quyết từ chối lời đề nghị đầy thiện chí của tôi. Khi đến gần ngõ, nó nhất quyết muốn xuống xe mà không cho tôi đưa vào tận nhà. Tôi đành dừng lại trước quán bánh mì đầu ngõ, dựng xe lại để cho mũ bảo hiểm của Trang vào cốp. Đúng lúc tôi leo trở lại xe, chuẩn bị vẫy tay tạm biệt Trang thì từ trong ngõ có người gọi:
"Trang!"
Đó là một người phụ nữ trên 30 tuổi, mặc bộ váy nổi bật màu xanh nõn chuối tay bèo. Bác gái này vừa đi vừa đỡ lấy tay bà lão có dáng người gầy nhỏ bên cạnh, lưng bà hơi khom và mỗi bước đi lại hiện lên sự nặng nề. Bà nhìn về phía Trang bằng ánh mắt sắc lẻm, trong khoảnh khắc tôi thấy sự khó chịu và khinh thường hiện lên từ đôi mắt đó.
Trang đang đứng quay lưng về phía tôi nên tôi không thấy rõ khuôn mặt của nó lúc này mà chỉ nghe giọng nói bằng bằng không cảm xúc từ đứa bạn thân:
"Cháu chào bà, cháu chào bác gái!"
Bác gái nở nụ cười hoà nhã, gật đầu hài lòng còn bà cụ bên cạnh vờ như không nghe thấy lời nói của Trang.
"Mày về nhé! Đi cẩn thận!"
Trang quay lại, khuôn mặt nó cau có giống như đang thúc giục. Thấy vậy, tôi cũng gật đầu chào bà nội và bác gái của Trang rồi khởi động xe để tiếp tục chiến đấu với con đường đông đúc kia một lần nữa. Chà! Giờ nó còn tắc hơn cả vừa rồi! Tôi thoáng thấy Trang chạy về phía bà nội và bác gái của nó. Mặc dù cảm thấy có gì đó hơi lạ nhưng tôi cũng nhanh chóng loại vấn đề này ra khỏi cái đầu overthinking của mình...
***
8 giờ tối. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rửa bát cách đây nửa tiếng, mẹ có vẻ khá hài lòng với sự tự giác mà tôi biểu hiện dạo gần đây. Thế nên, mẹ đã đổi đối tượng để "trút bầu tâm sự" sang người bố đam mê xem các bản tin bóng đá của tôi. Ví dụ như bây giờ, tôi vẫn nghe giọng mẹ Linh vọng lên trên tầng hai, xuyên qua cả cánh cửa phòng tôi:
"Tôi nhờ ông có mỗi việc mà ông không làm! Suốt ngày xem mấy cái bóng với chả đá! Giá như ông cũng chăm giúp vợ được như thế!"
"..."
Tội nghiệp người bố thân yêu của tôi! Nhưng chắc mọi thứ sẽ ổn thôi, lúc nào bố cũng có cách khiến mẹ dịu đi! Một cách thần kỳ nào đó mà bố vẫn nói tôi chưa đến tuổi để biết.
Những làn gió mùa hạ thổi bung lọn tóc khỏi vành tai khi tôi đang lười biếng ngắm nhìn bông hồng đỏ trên mặt bàn. Hơn một tháng trôi qua kể từ buổi tối tôi nói chuyện cùng Nguyễn Gia Huy ở trong sân nhà. Sau đó thỉnh thoảng giữa chúng tôi sẽ xuất hiện những lần gặp gỡ vụn vặt đầy vội vàng, cùng lời chào thoáng qua có khi còn chẳng kịp nhìn thấy mặt. Tôi bận rộn với những giờ luyện đề cùng đội tuyển, còn Gia Huy vừa ôn tập hướng đến kì thi đại học lại vừa chuẩn bị cho bài thi Năng Khiếu của Trường Đại học Kiến Trúc.
Ting!
Điện thoại tôi chợt rung, thông báo tin nhắn hiện lên.
Ai vậy nhỉ?
Có khi nào là Nguyễn Gia Huy không?
Tôi mở khoá, tên người gửi hiện lên khiến tôi cảm thấy bất ngờ!
Đó là tin nhắn của Bình. Lần cuối tôi nhắn tin với nó cũng khá lâu rồi.
"Ngọc Anh! Tao vừa nhận được thông báo về Chung kết chương trình Tiếng Hát Sơn Ca"- Bình thông báo với tôi -"Tao đạt được giải Nhất!"
Mặc dù không thấy khuôn mặt của nó lúc này, nhưng tôi biết rằng chắc chắn có một nụ cười tươi đang nở rộ trên khuôn mặt Bình khi nhắn tin. Tôi cũng cảm thấy mừng cho nó:
"Chúc mừng mày nhé!"
Vài giây sau Bình gửi cho tôi một nhãn dãn "cảm ơn" to đùng rồi nhắn tiếp:
"Tao đạt giải là nhờ công của mày nữa, ngày mai sau giờ học đi ăn xiên bẩn Nguyễn Đức Cảnh được không? Tao bao bữa này!"
Một cuộc hẹn! Có thể đây sẽ là cầu nối giúp tôi và Bình trở lại như trước kia!
Vì vậy, chẳng nghĩ ngợi nhiều, tôi lập tức chốt kèo!
Khi những tiếng trống rộn ràng vang lên báo hiệu thời điểm tan học, từng dãy hành lang nhanh chóng trở nên ồn ào và náo động hơn, những bước chân vội vàng trên cầu thang hoà cùng tiếng nói cười khúc khích. Tôi thu dọn đồ đạc rồi quay lại nhắc nhở Trang trước khi tạm biệt thằng Lâm với Kiên:
"Đứng đợi tao ở cổng trường nhé!"
Hôm nay tôi trở thành "người được chọn" chở Trang đi mua quần áo sau giờ học, đây là tự Đỗ Minh Trang nghĩ thế.
Ngay cạnh trường chúng tôi là một trường cấp 2, nên vào giờ về, con đường Nguyễn Đức Cảnh càng trở nên đông đúc hơn. Từng tốp sinh viên nối đuôi nhau ùa ra mặt đường, đây cũng là thời điểm mà những hàng xiên bẩn "bán đắt như tôm tươi", số lượng học sinh ngồi kín cả vỉa hè và nồi chảo dầu thì lúc nào cũng đang sôi sùng sục.
Tôi dắt xe ra khỏi cổng, thoáng thấy chiếc cặp đen Nike của Trang bèn nhanh chóng đi đến cạnh nó. Dường như nó đang nhắn tin với ai, nét mặt có vẻ căng thẳng. Lúc phát hiện ra tôi đang đứng bên cạnh, nét mặt Trang hoảng hốt. Tôi tò mò hỏi:
"Mày làm sao thế?"
"Ờm...chắc hôm nay tao không đi với mày được" - Trang thông báo với tôi
Nhưng tiếng còi xe đằng sau khiến tôi không thể cứ đậu xe mãi tại vỉa hè, tôi đành bảo Trang lên xe trước. Sau vài giây suy nghĩ, cuối cùng nó cũng trèo lên. Tôi hỏi vọng lại khi bắt đầu hoà vào dòng người đông đúc trước mặt:
"Thế bây giờ tao chở mày về nhà nhé?"
Mãi không nghe thấy nó trả lời, tôi hoang mang:
"Alo nghe rõ trả lời bạn Trang Đỗ ê"
"Ừm...có gì mày cứ cho tao xuống trước ngõ nhà tao ấy"
Sao nay Trang Đỗ có vẻ dè dặt thế nhỉ? Tôi thầm nghĩ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Chẳng mấy khi tôi "được" chở Trang, mà đã lỡ chở thì đương nhiên muốn đưa nó tới đúng biển số nhà:
"Thôi, dù gì tao cũng đưa mày về thì đưa đến tận cửa nhà cũng có sao đâu?"
Nhưng Trang kiên quyết từ chối lời đề nghị đầy thiện chí của tôi. Khi đến gần ngõ, nó nhất quyết muốn xuống xe mà không cho tôi đưa vào tận nhà. Tôi đành dừng lại trước quán bánh mì đầu ngõ, dựng xe lại để cho mũ bảo hiểm của Trang vào cốp. Đúng lúc tôi leo trở lại xe, chuẩn bị vẫy tay tạm biệt Trang thì từ trong ngõ có người gọi:
"Trang!"
Đó là một người phụ nữ trên 30 tuổi, mặc bộ váy nổi bật màu xanh nõn chuối tay bèo. Bác gái này vừa đi vừa đỡ lấy tay bà lão có dáng người gầy nhỏ bên cạnh, lưng bà hơi khom và mỗi bước đi lại hiện lên sự nặng nề. Bà nhìn về phía Trang bằng ánh mắt sắc lẻm, trong khoảnh khắc tôi thấy sự khó chịu và khinh thường hiện lên từ đôi mắt đó.
Trang đang đứng quay lưng về phía tôi nên tôi không thấy rõ khuôn mặt của nó lúc này mà chỉ nghe giọng nói bằng bằng không cảm xúc từ đứa bạn thân:
"Cháu chào bà, cháu chào bác gái!"
Bác gái nở nụ cười hoà nhã, gật đầu hài lòng còn bà cụ bên cạnh vờ như không nghe thấy lời nói của Trang.
"Mày về nhé! Đi cẩn thận!"
Trang quay lại, khuôn mặt nó cau có giống như đang thúc giục. Thấy vậy, tôi cũng gật đầu chào bà nội và bác gái của Trang rồi khởi động xe để tiếp tục chiến đấu với con đường đông đúc kia một lần nữa. Chà! Giờ nó còn tắc hơn cả vừa rồi! Tôi thoáng thấy Trang chạy về phía bà nội và bác gái của nó. Mặc dù cảm thấy có gì đó hơi lạ nhưng tôi cũng nhanh chóng loại vấn đề này ra khỏi cái đầu overthinking của mình...
***
8 giờ tối. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rửa bát cách đây nửa tiếng, mẹ có vẻ khá hài lòng với sự tự giác mà tôi biểu hiện dạo gần đây. Thế nên, mẹ đã đổi đối tượng để "trút bầu tâm sự" sang người bố đam mê xem các bản tin bóng đá của tôi. Ví dụ như bây giờ, tôi vẫn nghe giọng mẹ Linh vọng lên trên tầng hai, xuyên qua cả cánh cửa phòng tôi:
"Tôi nhờ ông có mỗi việc mà ông không làm! Suốt ngày xem mấy cái bóng với chả đá! Giá như ông cũng chăm giúp vợ được như thế!"
"..."
Tội nghiệp người bố thân yêu của tôi! Nhưng chắc mọi thứ sẽ ổn thôi, lúc nào bố cũng có cách khiến mẹ dịu đi! Một cách thần kỳ nào đó mà bố vẫn nói tôi chưa đến tuổi để biết.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Những làn gió mùa hạ thổi bung lọn tóc khỏi vành tai khi tôi đang lười biếng ngắm nhìn bông hồng đỏ trên mặt bàn. Hơn một tháng trôi qua kể từ buổi tối tôi nói chuyện cùng Nguyễn Gia Huy ở trong sân nhà. Sau đó thỉnh thoảng giữa chúng tôi sẽ xuất hiện những lần gặp gỡ vụn vặt đầy vội vàng, cùng lời chào thoáng qua có khi còn chẳng kịp nhìn thấy mặt. Tôi bận rộn với những giờ luyện đề cùng đội tuyển, còn Gia Huy vừa ôn tập hướng đến kì thi đại học lại vừa chuẩn bị cho bài thi Năng Khiếu của Trường Đại học Kiến Trúc.
Ting!
Điện thoại tôi chợt rung, thông báo tin nhắn hiện lên.
Ai vậy nhỉ?
Có khi nào là Nguyễn Gia Huy không?
Tôi mở khoá, tên người gửi hiện lên khiến tôi cảm thấy bất ngờ!
Đó là tin nhắn của Bình. Lần cuối tôi nhắn tin với nó cũng khá lâu rồi.
"Ngọc Anh! Tao vừa nhận được thông báo về Chung kết chương trình Tiếng Hát Sơn Ca"- Bình thông báo với tôi -"Tao đạt được giải Nhất!"
Mặc dù không thấy khuôn mặt của nó lúc này, nhưng tôi biết rằng chắc chắn có một nụ cười tươi đang nở rộ trên khuôn mặt Bình khi nhắn tin. Tôi cũng cảm thấy mừng cho nó:
"Chúc mừng mày nhé!"
Vài giây sau Bình gửi cho tôi một nhãn dãn "cảm ơn" to đùng rồi nhắn tiếp:
"Tao đạt giải là nhờ công của mày nữa, ngày mai sau giờ học đi ăn xiên bẩn Nguyễn Đức Cảnh được không? Tao bao bữa này!"
Một cuộc hẹn! Có thể đây sẽ là cầu nối giúp tôi và Bình trở lại như trước kia!
Vì vậy, chẳng nghĩ ngợi nhiều, tôi lập tức chốt kèo!
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro