Chương 20 - Phiên ngoại 1: Câu chuyện “giường chiếu” sau khi thành thân
Cơ hội ngàn năm...
2024-08-14 09:26:37
Trời vừa hửng sáng ta đã tỉnh dậy. Sau khi đợi cha ta ra khỏi nhà, ta lại đến Hi Viên. Sau khi ăn sáng từ
tửu lâu gần đó, ta đến cửa sau Hi Viên cũng tầm nửa canh giờ sau. Không
khí trong tiệm vô cùng bất thường, áp suất thấp bao lấy cửa tiệm, khiến
cho mỗi người có mặt ở đó đều rơi vào trầm mặt. Phạm thúc đứng cạnh phụ
thân nét mặt lo lắng, còn có chút tự trách. Còn phụ thân ta lại đứng đó, đôi mày chau lại, mắt tóe lửa, trông cực kỳ đáng sợ.
Ta thầm nghĩ, chắc có chuyện không hay xảy ra với số gạo trước mặt Phạm thúc rồi. Nói vậy nhưng ta vẫn duy trì khoảng cách từ xa không dám đến gần. Cật lực giảm bớt sự tồn tại của mình xuống. Ta núp sau cây đào gần đó, vểnh tai lên nghe ngóng.
...
Tình hình cụ thể nói chung là thế này. Cha ta sau khi biết được đề thi lần này đã sai Phạm thúc hai việc. Thứ nhất, kiểm tra lại 3 loại gạo nằm trong danh sách thi đấu vòng 1, kiểm tra tất cả hàng trong kho đề phòng sai sót xảy ra. Thứ hai, tìm một đại trù am hiểu làm các món liên quan đến gạo.
Trước tiên nói về lý do vì sao lại có hai yêu cầu này. Theo ta hiểu thì lần này thi đấu tuy không nói đến số lượng, nhưng về mặt chất lượng đề phòng các cửa hiệu chỉ chăm chăm chọn ra loại gạo tốt nhất cho vòng thi, đến lúc phân phát lương thực cho nạn dân lại đem gạo thứ phẩm ra lấp liếm. Thế nên Minh gia đã ra yêu cầu kiểm tra chất lượng tất cả hàng tồn có trong tiệm để đảm bảo tính minh bạch của kỳ thi.
Yêu cầu thứ 2, với kiến thức về gạo mà tổ mẫu dạy ta khi còn nhỏ thì tuy nói đại trù là người am hiểu về mọi nguyên liệu, có thể làm ra vô vàn món ăn khác nhau. Nhưng chỉ dân trong nghề như bọn ta mới hiểu, để nấu được gạo, chế biến đúng cách đã vô cùng khó khăn. Chưa nói đến còn phải am hiểu tất cả các loại gạo. Chỉ duy một loại gạo, cửa hàng này bán chưa chắc đã giống cửa hàng kia. Về cơ bản thì thổ nhưỡng khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau.
Nói đến gạo bị hỏng sau một thời gian thu hoạch còn có rất nhiều mức độ khác nhau. Cho dù gạo hơi có mùi lạ, người dân bình thường chẳng ai sẽ bỏ đi vì như thế là vô cùng phí phạm. Phải nói với bách tính bình thường, có gạo để ăn đã là rất hạnh phúc rồi. Thế nên vị đại trù muốn đáp ứng tiêu chuẩn, còn phải biết phân biệt mức độ hư hỏng của gạo và biết cách khắc phục thỏa đáng để tạo ra món ăn ngon với mọi loại gạo.
Thế nên sau khi nghe Phạm thúc nói 1 trong 3 loại gạo nằm trong đề vì nằm gần vị trí thông gió của cửa sổ, người giữ kho gạo buổi trưa không để ý quên đóng cửa sổ. Mấy ngày nay trời lại nắng nóng kinh khủng, thế nên khoảng 5 bao gạo nằm gần đó bị nắng nóng chiếu thẳng vào, đẩy thời gian hư hỏng của gạo nhanh hơn còn 1 tuần. May mà Phạm thúc phát hiện kịp, tuy số gạo đó vẫn còn dùng được khoảng 1 tuần nữa, nhưng lại không thể đem ra thi đấu nữa.
Chưa nói đến trong kho loại gạo đó chỉ còn 7 bao, hư hết 5 bao, số lượng còn lại là quá ít. Cha ta cũng chưa từng nghĩ loại gạo này sẽ được chọn. Hầu hết trong kinh thành số người mua loại gạo này chỉ đếm trên đầu ngón tay, lí do chủ yếu là vì ăn chẳng ngon chút nào. Vừa thô, vừa ráp, rất lâu chín, lại có mùi khen khét. Thế nên, các tiệm gạo trong thành sẽ không bao giờ dự trữ loại gạo này.
Cha ta sau một hồi tức giận, cuối cùng sai Phạm thúc đi liên hệ tìm nguồn cung gấp. Hiện giờ các cửa hiệu khác chắc cũng đang vô cùng rối loạn, gấp rút tìm kiếm nguồn cung.
Vậy nên, Hi Viên ngoại trừ Phạm thúc ra thì cha ta không còn tâm phúc nào đáng tin cậy để đảm nhận nhiệm vụ thứ 2, đi tìm đại trù am hiểu về gạo. Ta cảm thấy thời cơ của mình đã đến rồi. Mặc dù ta cũng không biết đi đâu tìm người như vậy nhưng ta khá am hiểu về gạo và biết cách nhận biết gạo nấu ngon dở thế nào. Thế nên nhiệm vụ này ta rất muốn thử.
Chỉ có điều, ta không có can đảm nói với cha ta. Nếu ông biết ta nghe trộm chuyện này, còn muốn nhúng tay vào công việc của Hi Viên, thể nào ông cũng cấm túc ta trong phủ, sau này không cho ta bén mảng đến tiệm gạo nửa bước. Mặc dù sự thật là điều thứ 2 vốn đang được thực hiện. Nhưng ta cũng không muốn để cơ hội này rơi vào tay người khác. Đây là cơ hội ngàn năm có một để ta chứng minh thực lực của mình, cho dù chỉ 1 phần cơ hội, ta cũng phải lấy can đảm thử.
Trong lúc ta đang đấu tranh nội tâm gay gắt, thì chợt nhận ra hậu viện im ắng đầy bất thường....
Ta thầm nghĩ, chắc có chuyện không hay xảy ra với số gạo trước mặt Phạm thúc rồi. Nói vậy nhưng ta vẫn duy trì khoảng cách từ xa không dám đến gần. Cật lực giảm bớt sự tồn tại của mình xuống. Ta núp sau cây đào gần đó, vểnh tai lên nghe ngóng.
...
Tình hình cụ thể nói chung là thế này. Cha ta sau khi biết được đề thi lần này đã sai Phạm thúc hai việc. Thứ nhất, kiểm tra lại 3 loại gạo nằm trong danh sách thi đấu vòng 1, kiểm tra tất cả hàng trong kho đề phòng sai sót xảy ra. Thứ hai, tìm một đại trù am hiểu làm các món liên quan đến gạo.
Trước tiên nói về lý do vì sao lại có hai yêu cầu này. Theo ta hiểu thì lần này thi đấu tuy không nói đến số lượng, nhưng về mặt chất lượng đề phòng các cửa hiệu chỉ chăm chăm chọn ra loại gạo tốt nhất cho vòng thi, đến lúc phân phát lương thực cho nạn dân lại đem gạo thứ phẩm ra lấp liếm. Thế nên Minh gia đã ra yêu cầu kiểm tra chất lượng tất cả hàng tồn có trong tiệm để đảm bảo tính minh bạch của kỳ thi.
Yêu cầu thứ 2, với kiến thức về gạo mà tổ mẫu dạy ta khi còn nhỏ thì tuy nói đại trù là người am hiểu về mọi nguyên liệu, có thể làm ra vô vàn món ăn khác nhau. Nhưng chỉ dân trong nghề như bọn ta mới hiểu, để nấu được gạo, chế biến đúng cách đã vô cùng khó khăn. Chưa nói đến còn phải am hiểu tất cả các loại gạo. Chỉ duy một loại gạo, cửa hàng này bán chưa chắc đã giống cửa hàng kia. Về cơ bản thì thổ nhưỡng khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau.
Nói đến gạo bị hỏng sau một thời gian thu hoạch còn có rất nhiều mức độ khác nhau. Cho dù gạo hơi có mùi lạ, người dân bình thường chẳng ai sẽ bỏ đi vì như thế là vô cùng phí phạm. Phải nói với bách tính bình thường, có gạo để ăn đã là rất hạnh phúc rồi. Thế nên vị đại trù muốn đáp ứng tiêu chuẩn, còn phải biết phân biệt mức độ hư hỏng của gạo và biết cách khắc phục thỏa đáng để tạo ra món ăn ngon với mọi loại gạo.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Thế nên sau khi nghe Phạm thúc nói 1 trong 3 loại gạo nằm trong đề vì nằm gần vị trí thông gió của cửa sổ, người giữ kho gạo buổi trưa không để ý quên đóng cửa sổ. Mấy ngày nay trời lại nắng nóng kinh khủng, thế nên khoảng 5 bao gạo nằm gần đó bị nắng nóng chiếu thẳng vào, đẩy thời gian hư hỏng của gạo nhanh hơn còn 1 tuần. May mà Phạm thúc phát hiện kịp, tuy số gạo đó vẫn còn dùng được khoảng 1 tuần nữa, nhưng lại không thể đem ra thi đấu nữa.
Chưa nói đến trong kho loại gạo đó chỉ còn 7 bao, hư hết 5 bao, số lượng còn lại là quá ít. Cha ta cũng chưa từng nghĩ loại gạo này sẽ được chọn. Hầu hết trong kinh thành số người mua loại gạo này chỉ đếm trên đầu ngón tay, lí do chủ yếu là vì ăn chẳng ngon chút nào. Vừa thô, vừa ráp, rất lâu chín, lại có mùi khen khét. Thế nên, các tiệm gạo trong thành sẽ không bao giờ dự trữ loại gạo này.
Cha ta sau một hồi tức giận, cuối cùng sai Phạm thúc đi liên hệ tìm nguồn cung gấp. Hiện giờ các cửa hiệu khác chắc cũng đang vô cùng rối loạn, gấp rút tìm kiếm nguồn cung.
Vậy nên, Hi Viên ngoại trừ Phạm thúc ra thì cha ta không còn tâm phúc nào đáng tin cậy để đảm nhận nhiệm vụ thứ 2, đi tìm đại trù am hiểu về gạo. Ta cảm thấy thời cơ của mình đã đến rồi. Mặc dù ta cũng không biết đi đâu tìm người như vậy nhưng ta khá am hiểu về gạo và biết cách nhận biết gạo nấu ngon dở thế nào. Thế nên nhiệm vụ này ta rất muốn thử.
Chỉ có điều, ta không có can đảm nói với cha ta. Nếu ông biết ta nghe trộm chuyện này, còn muốn nhúng tay vào công việc của Hi Viên, thể nào ông cũng cấm túc ta trong phủ, sau này không cho ta bén mảng đến tiệm gạo nửa bước. Mặc dù sự thật là điều thứ 2 vốn đang được thực hiện. Nhưng ta cũng không muốn để cơ hội này rơi vào tay người khác. Đây là cơ hội ngàn năm có một để ta chứng minh thực lực của mình, cho dù chỉ 1 phần cơ hội, ta cũng phải lấy can đảm thử.
Trong lúc ta đang đấu tranh nội tâm gay gắt, thì chợt nhận ra hậu viện im ắng đầy bất thường....
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro