Cổ Đại Sơn Cư, Làm Ruộng Dưỡng Oa Hằng Ngày

Chương 46

Tùy Vân Khê

2024-08-05 11:52:33

Khi Tang La nhận tiền từ tay Thẩm An áng chừng một lúc, tính toán dựa theo cân nặng thời hiện đại ước chừng phải đến bốn lạng yếu.

Nghĩ đến cảm giác một bên túi tay áo bỏ thêm nửa hộp sữa bò Y Lợi kéo xuống, chắc chắn không được coi là thoải mái.

Luận về tính quan trọng của túi tiền.

Tất nhiên, một thước rưỡi vải, trừ bỏ có thể cắt một miếng vải lọc vuông vức ra, hẳn là còn có thể dư ra một mảnh nhỏ, nhưng vải này quá thô sơ, tiền đồng lại nặng, không thích hợp làm túi tiền.

Tang La suy nghĩ khi nào nếu đi vào trong huyện, dạo quanh tiệm vải, xem xem có miếng vải nào rẻ có thể mua, đến lúc đó mua vải về tự khâu một cái túi tiền cho mình.

Đương nhiên, chuyện quan trọng nhất trước mắt là phải mua hai chậu gốm trước, thường xuyên làm kinh doanh, không thể lúc nào cũng mượn đồ của Trần gia, một hai lần thì không sao, mượn nhiều ngoài việc không tiện cho sinh hoạt của Trần gia ra, chính là nàng không hiểu chuyện.

Tang La nhìn trái nhìn phải, Trần Hữu Điền thấy vậy hỏi nàng đang tìm cái gì.

Tang La: "Cháu muốn mua chậu gốm, mua thêm một ít gạo."

Trần Hữu Điền đã hiểu, nói: "Vậy ngươi không cần tìm ở sạp hàng, bên chỗ chúng ta đầu năm quan phủ đã dự thu thuế của năm nay trước, lúc này thóc chưa còn chưa thu hoạch, mọi người đều thắt lưng buộc bụng mà sống, sẽ không có người bán lương thực ra ngoài, chỉ có thể đến sạp tạp hoá ở cửa thôn Tam Lý mua, ở đó cũng có chậu gốm."

Nói đến đây, tâm trạng của Trần Hữu Điền hiển nhiên rất thấp, gánh đồ cúi đầu dẫn đầu đi về phía trước, dẫn mấy người Tang La đi về phía sạp tạp hóa.

Trong ký ức của nguyên nhân, trong thôn nhỏ không có sạp tạp hoá như vậy, phải là thôn lớn có thể họp chợ như thôn Tam Lý mới có, đồ vật bán ra bình thường đều là đủ loại đồ để được lâu, thuận tiện cho người cần mua đồ gấp mà chưa đến ngày họp chợ, không cần chạy đến huyện mua. 

Mấy người Tang La đi theo Trần Hữu Điền đến cửa sạp tạp hóa, quả nhiên thấy bên trong đồ vật linh tinh thứ gì cũng có, hỏi giá lương thực, chưởng quầy tạp hóa nói: "Thóc thì bảy mươi văn một đấu."

Đúng vậy, thóc, bây giờ trong huyện có bán gạo, nhưng dưới thôn phần nhiều trực tiếp mua thóc về nhà tự đãi gạo, bởi vì so sánh mà nói như vậy càng tiết kiệm hơn một chút.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});


Theo cách nói thông thường, một đấu thóc đãi ra bảy phần gạo hoặc hơn bảy phần gạo một chút, giá gạo của cửa hàng lương thực trong huyện và giá thóc cũng chênh không lớn, cũng chỉ bỏ thêm phí nhân công.

Thoạt nhìn không có sự khác biệt, đãi gạo cũng rất phí sức không phải sao?

Nhưng người dưới hương ai sẽ tiếc sức lực? Hơn nữa mua thóc hay là mua gạo, nghe giá tiền chỉ khác chỗ sức nhân công, thực ra khác biệt lại rất lớn, bởi vì đãi gạo còn dư ra ba phần trấu.

Trong mắt nông dân, đây cũng là thức ăn, thời kỳ giáp hạt là lương thực của người, cuộc sống tốt một chút thì cho gà vịt lợn gì đó ăn cũng rất tốt.

Trấu cũng là một đồ quý!

Sự chú ý của Trần Hữu Điền lại đổ dồn giá lương thực bảy mươi văn một đấu!

"Sao lại tăng giá rồi? Đợt trước không phải còn sáu mươi văn sao?"

Chường quầy tạp hóa nhìn hắn: "Mấy tháng nay chắc ngươi không chú ý giá lương thực đúng không? Giá đã tăng hai lần rồi."

"Năm nay, triều đình đánh thuế trước, lương thực còn đang eo hẹp đây, lại gặp phải tình trạng mấy châu phía bắc dính lũ lụt, có rất nhiều thương nhân mua số lượng lớn lương thực từ phía nam chúng ta, dân lưu lạc chạy nạn đến phía nam cũng nhiều, lương thực thiếu một đống lớn, chỗ này của ta là dựa theo định giá của cửa hàng lương thực trong huyện, các ngươi nếu là không tin, có thể vào huyện hỏi, đảm bảo cũng là cái giá này."

Trần Hữu Điền sững sờ không nói nên lời.

Tang La mím môi, thật ra trong ký ức của nguyên thân, một đường chạy nạn từ phía bắc đến đây, giá lương thực bên này đã là rất thấp rồi, mấy châu gặp nạn ở quê hương của nguyên thân, giá bán đấu gạo đã lên tới trăm văn.

Mà nguyên thân lúc trước được nuôi trong khuê phòng, cũng không quá rõ giá lương thực bình thường là bao nhiêu, cho nên Tang La dự theo ký ức của nguyên thân, lúc ban đầu cho rằng ở huyện Kỳ Dương một đấu gạo sáu mươi lăm văn tiền là giá bình thường, đúng vậy, lúc nàng vừa chạy nạn đến huyện Kỳ Dương, giá của một đấu gạo là sáu mươi lăm văn. 

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Cổ Đại Sơn Cư, Làm Ruộng Dưỡng Oa Hằng Ngày

Số ký tự: 0