Cô Vợ Trà Xanh Lại Có Tâm Tư Xấu Xa Gì?
Chương 3
2024-09-18 21:33:58
Tống Vãn Huỳnh tức giận đến mức đấm ngực giậm chân. Những lời mà cô vừa chỉ tay lên trời vừa thề thốt đều đã vô ích cả rồi!
Cô biết vai nữ phụ độc ác sẽ không có kết cục tốt đẹp mà.
Nếu một người vẫn luôn chĩa mũi nhọn vào bạn, một ngày nào đó bỗng dưng đối xử hòa nhã và thân thiện với bạn thì đừng nói là nữ chính, bất kì ai cũng sẽ cảm thấy khó hiểu cả.
Vả lại còn có ánh mắt chứa đầy ẩn ý sâu xa kia của công nhân trồng hoa trong nhà kính nên Minh Vi khó mà không nghi ngờ rằng cả hai người đang cùng một giuộc với nhau.
Cô ấy cũng đâu có mù.
Người nào có mắt đều có thể nhìn ra, làm gì có chuyện nhỏ trà xanh như Tống Vãn Huỳnh cố gắng hết sức để sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ của mình chứ? Rõ ràng cô đang muốn gài bẫy người khác với ý đồ xấu xa.
Minh Vi đã nhìn thấy toàn bộ quá trình trao đổi ánh mắt mà Tống Vãn Huỳnh và công nhân trồng hoa trong nhà kính tự cho là bí mật.
Thực sự cũng chẳng phải là những hành vi hãm hại thấp kém như hôm nay chưa từng xảy ra trong quá khứ. Chẳng qua chúng chỉ là vài cái bẫy vặt vãnh mà thôi. Bọn họ lại còn là người một nhà, sống chung dưới một mái nhà nên không cần phải cãi nhau một cách quá khó coi. Hơn nữa, người nhà họ Văn cũng chẳng phải là những người hồ đồ, mù lòa hay khiếm thính. Trong lòng tất cả mọi người đều biết rõ ai đúng ai sai, chỉ cần Tống Vãn Huỳnh không quá quắt thì Minh Vi vẫn luôn mắt nhắm mắt mở rồi bỏ qua cho cô.
Nhưng mà chính sự không so đo của Minh Vi cùng với việc không truy cứu của nhà họ Văn đã trở thành cơ sở cho lòng tham không đáy của Tống Vãn Huỳnh.
Minh Vi bước đến trước mặt ông cụ Văn, vừa đưa đóa hoa quỳnh trong tay cho ông cụ vừa khẽ khàng xin lỗi: “Ông nội, cháu xin lỗi ông ạ.”
Mặc dù những thành tựu huy hoàng của ông cụ Văn chỉ được đề cập sơ lược trong tiểu thuyết nhưng chúng cũng đủ để trở thành huyền thoại xán lạn rồi.
Tiểu thuyết kể rằng: Ông cụ được sinh ra ở tầng lớp thấp bé nhất, trưởng thành trong trại trẻ mồ côi, từ nhỏ đã bơ vơ, sau đó trải qua mấy ngã rẽ và vài bận thăng trầm. Ông cụ Văn đã dùng chính đôi tay cùng với đầu óc kinh doanh nhạy bén của mình để gây dựng nên sự nghiệp từng chút một từ hai bàn tay trắng, sau đó kiếm được tài sản của nhà họ Văn.
Người từng chiến đấu trong những trận chiến đẫm máu và khốc liệt sẽ có ánh mắt gay gắt, đồng thời cũng không dễ lừa gạt như vậy đâu.
Không đợi ông cụ Văn lên tiếng, Tống Vãn Huỳnh đã hít một hơi thật sâu rồi sải một bước dài về phía trước: “Không phải đâu! Đóa hoa quỳnh này do cháu ngắt xuống đấy ạ!”
Thực ra câu nói này của Tống Vãn Huỳnh khiến ông cụ Văn khá bất ngờ nhưng sắc mặt của ông cụ vẫn nghiêm túc, giọng điệu cũng chẳng gọi là ôn hòa, thậm chí còn mang theo sắc thái chất vấn. Ông cụ vừa nhìn Tống Vãn Huỳnh vừa hỏi lại một cách nghiêm nghị: “Cháu đã hái nó à?”
Ánh mắt của ông cụ vừa liếc sang đây thì nó đã áp đảo Tống Vãn Huỳnh – người đang cảm thấy chột dạ và bất an – khiến cô không thể ngóc đầu lên nổi.
Ấn tượng của Tống Vãn Huỳnh về ông cụ Văn dựa vào mô tả trong tiểu thuyết.
Trong tiểu thuyết, ông cụ là một bề trên vô cùng hòa nhã và dễ gần, lúc nào cũng có thể đưa ra ý kiến có chủ đích vào những thời khắc quan trọng, đồng thời cũng là trụ cột đáng tin cậy của nhà họ Văn. Nhưng hôm nay, ông cụ lại đứng trước mặt cô rồi nói năng nghiêm túc, không hề tỏ ra ôn hòa chút nào, điều này khiến trong lòng Tống Vãn Huỳnh cứ lo lắng mãi.
Cô bèn gật đầu, trong lòng đầy thấp thỏm.
“Vâng, chính cháu đã hái nó đấy ạ. Chiều nay, lúc đến nhà kính để tưới hoa, cháu đã trông thấy hoa quỳnh nở rộ. Vì chợt nhớ tới việc mình vẫn chưa tặng quà cho chị dâu trong ngày sinh nhật của chị ấy nên cháu đã lập tức hái hoa khi chưa được ông cho phép. Xin lỗi ông. Đó là lỗi của cháu, xin ông hãy tha thứ cho cháu ạ.”
Tống Vãn Huỳnh tiếp nhận sự xét xử và phán quyết với dáng vẻ ủ ê. Cũng chẳng biết bản thân đã chờ đợi bao lâu, mãi đến lúc tâm lý của cô sắp sụp đổ thì cô mới nghe thấy tiếng cười sang sảng của ông cụ: “Thôi bỏ đi. Dù gì cháu cũng đã hái nó rồi. Cháu đừng lo lắng nữa, ông nội sẽ không trách cháu đâu.”
Tống Vãn Huỳnh trợn tròn hai mắt: “Ông thật sự không trách cháu ạ?”
“Đương nhiên. Cháu có thể biết sai rồi sửa lỗi, không hề đùn đẩy trách nhiệm là đã tốt lắm rồi. Chỉ có điều, sao ông lại nhớ rằng sinh nhật của Vi Vi đã qua rồi mà nhỉ?” Ông cụ Văn hỏi tiếp với vẻ trêu đùa: “Đợi qua sinh nhật thì cháu mới sực nhớ ra à?”
“...” Tâm lý của Tống Vãn Huỳnh suy sụp. Thảo nào nữ chính lại không thèm quan tâm tới lời lẽ hùng hồn của mình. Cô vội vàng tìm cách xoay chuyển tình hình bất lợi: “Cháu chỉ muốn bù đắp cho ngày sinh nhật của chị ấy thôi ạ!”
Nói xong, cô bèn nở một nụ cười hiền lành với Minh Vi.
Thế là ông cụ Văn bèn làm người hòa giải: “Vi Vi à, đây là quà sinh nhật mà Vãn Huỳnh tặng cho cháu đấy. Cháu có muốn nhận không?”
Tống Vãn Huỳnh nhìn về phía Minh Vi với vẻ mặt tràn đầy mong đợi.
Vốn dĩ Minh Vi chẳng buồn để ý tới chút chuyện nhỏ nhặt này, vậy nên cô ấy đã khẽ gật đầu, xem như đã chấp nhận nó.
Ông cụ Văn vừa cười vừa lên tiếng một cách hài lòng: “Mượn hoa hiến Phật, mọi người đều vui vẻ. Nhưng mà Vãn Huỳnh à, chuyện như thế này không được phép xảy ra thêm một lần nào nữa đâu đấy. Nếu cả nhà hòa thuận thì mọi việc đều sẽ thịnh vượng. Cháu đừng vì một chút chuyện vặt vãnh thế này mà lại làm tổn thương đến sự hòa hợp của những người trong nhà nhé.”
Tống Vãn Huỳnh có thể nghe được ý tứ trong lời nói này của ông cụ Văn. Bọn họ đều là người thông minh, làm sao có thể lơ mơ như vậy được chứ.
Cô lập tức vỗ ngực liên tục để cam đoan: “Ông nội yên tâm đi, tuyệt đối sẽ không có lần sau đâu ạ!”
Trông thấy vết bầm tím trên trán Tống Vãn Huỳnh, ông cụ Văn khẽ cau mày lại: “Trán của cháu... Sao lại thế này?”
Tống Vãn Huỳnh sờ cái trán sưng tấy và đau buốt của mình rồi hít hà một hơi: “Có lẽ vừa rồi cháu đã đập trúng bàn đấy ạ.”
“Đang yên đang lành, sao cháu lại bất cẩn như vậy? Về sau cháu phải chú ý một chút nhé, không thể tiếp tục hấp tấp như thế này được đâu. Cháu đi lên bôi thuốc đi. Đi đi.”
“Vậy cháu đi trước nhé ạ.” Thấy Minh Vi chỉ im lặng chứ không nói năng gì, Tống Vãn Huỳnh bèn bụm trán rời đi.
Sau khi Tống Vãn Huỳnh rời khỏi, ông cụ Văn mới liếc nhìn người công nhân bên cạnh mình: “Cậu ra ngoài trước đi.”
Công nhân trồng hoa trong nhà kính hoảng hốt, cuống quýt rời đi.
Trong nhà kính trồng hoa chỉ còn lại hai người là ông cụ Văn và Minh Vi.
Người thông minh không cần nhiều lời, chỉ cần nhìn nhau một thoáng đã có thể hiểu được đối phương muốn nói gì ngay tức khắc.
“Hôm nay đứa trẻ này có phần khác thường. Đã xảy ra chuyện gì vậy?”
Minh Vi lắc đầu: “Cháu cũng không rõ lắm. Con bé gọi cháu tới đây rồi nhét hoa quỳnh vào tay cháu, sau đó nói rằng chúc cháu sinh nhật vui vẻ. Con bé thậm chí còn chẳng nhớ sinh nhật của cháu là ngày nào nhưng vẫn chúc mừng sinh nhật cháu. Còn ông thì sao ạ? Tại sao ông lại tới đây?”
“Còn chẳng phải là con bé đặc biệt dẫn ông đến đây để tận mắt chứng kiến cháu hái hoa quỳnh mà ông yêu thích nhất hay sao?”
Hai người đối mặt rồi mỉm cười.
Minh Vi đưa đóa hoa quỳnh trong tay cho đối phương.
Ông cụ Văn nhìn vào hoa quỳnh, sau đó trở nên hơi xuất thần.
Cây hoa quỳnh này có nguồn gốc sâu xa.
Năm đó, ông cụ Văn chỉ là một cậu bé nghèo túng, xuất thân từ trại trẻ mồ côi nhưng lại yêu một cô con gái nhà giàu – người mà từ nhỏ đã không phải lo cơm ăn áo mặc - ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chàng trai nghèo nàn vừa không muốn cô cả đó phải chịu khổ vừa không muốn bị người khác bảo là bám víu vào quyền thế, vậy nên lớp giấy cửa sổ này vẫn chưa bao giờ bị chọc thủng.
Cho đến cuối cùng, cô cả kia không thể chịu đựng được nữa nên đã tặng chậu hoa quỳnh này cho ông cụ Văn, sau đó nói với đối phương rằng: Đợi hoa quỳnh nở hoa thì ông cụ hãy cưới bà cụ.
Thế là chàng trai nghèo túng đã chăm sóc nó suốt cả ngày lẫn đêm. Nào ngờ chậu hoa quỳnh này chẳng những không nở hoa mà còn suýt chết.
Cô cả kia hết sức tức giận, sau đó mặc luôn áo cưới để gả cho ông cụ Văn.
Có thể nói rằng, cây hoa quỳnh này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với ông cụ Văn.
“Nếu Vãn Huỳnh đã tặng cho cháu thì cháu hãy nhận nó đi. Cũng chẳng có gì to tát cả, cháu đừng để bụng làm gì. Đứa bé này còn nhỏ tuổi, lại còn đang mang thai nữa. Cháu là chị dâu nên hãy bao dung con bé nhiều hơn, sau này cũng chỉ bảo nó nhiều hơn nhé.”
Với tư cách là người đứng đầu của nhà họ Văn, điều mà ông cụ Văn tin tưởng và thờ phụng chính là gia đình hòa thuận, mọi việc hưng thịnh. Ông cụ không cho phép bất kỳ ai gây sóng gió, cũng chẳng cho phép chuyện bé xé ra to. Tuy nhiên, ông cụ Văn vẫn luôn thiên vị trong cách đối xử với Tống Vãn Huỳnh.
Minh Vi hiểu được: Điều này là do trong mắt ông cụ Văn, tính cách của Tống Vãn Huỳnh cực kỳ giống với bà cụ Văn - người đã sớm qua đời.
Yêu ai yêu cả đường đi lối về, vậy nên khó tránh khỏi việc thiên vị.
Minh Vi bất đắc dĩ: “Ông cứ nuông chiều con bé mãi thôi.”
Cô biết vai nữ phụ độc ác sẽ không có kết cục tốt đẹp mà.
Nếu một người vẫn luôn chĩa mũi nhọn vào bạn, một ngày nào đó bỗng dưng đối xử hòa nhã và thân thiện với bạn thì đừng nói là nữ chính, bất kì ai cũng sẽ cảm thấy khó hiểu cả.
Vả lại còn có ánh mắt chứa đầy ẩn ý sâu xa kia của công nhân trồng hoa trong nhà kính nên Minh Vi khó mà không nghi ngờ rằng cả hai người đang cùng một giuộc với nhau.
Cô ấy cũng đâu có mù.
Người nào có mắt đều có thể nhìn ra, làm gì có chuyện nhỏ trà xanh như Tống Vãn Huỳnh cố gắng hết sức để sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ của mình chứ? Rõ ràng cô đang muốn gài bẫy người khác với ý đồ xấu xa.
Minh Vi đã nhìn thấy toàn bộ quá trình trao đổi ánh mắt mà Tống Vãn Huỳnh và công nhân trồng hoa trong nhà kính tự cho là bí mật.
Thực sự cũng chẳng phải là những hành vi hãm hại thấp kém như hôm nay chưa từng xảy ra trong quá khứ. Chẳng qua chúng chỉ là vài cái bẫy vặt vãnh mà thôi. Bọn họ lại còn là người một nhà, sống chung dưới một mái nhà nên không cần phải cãi nhau một cách quá khó coi. Hơn nữa, người nhà họ Văn cũng chẳng phải là những người hồ đồ, mù lòa hay khiếm thính. Trong lòng tất cả mọi người đều biết rõ ai đúng ai sai, chỉ cần Tống Vãn Huỳnh không quá quắt thì Minh Vi vẫn luôn mắt nhắm mắt mở rồi bỏ qua cho cô.
Nhưng mà chính sự không so đo của Minh Vi cùng với việc không truy cứu của nhà họ Văn đã trở thành cơ sở cho lòng tham không đáy của Tống Vãn Huỳnh.
Minh Vi bước đến trước mặt ông cụ Văn, vừa đưa đóa hoa quỳnh trong tay cho ông cụ vừa khẽ khàng xin lỗi: “Ông nội, cháu xin lỗi ông ạ.”
Mặc dù những thành tựu huy hoàng của ông cụ Văn chỉ được đề cập sơ lược trong tiểu thuyết nhưng chúng cũng đủ để trở thành huyền thoại xán lạn rồi.
Tiểu thuyết kể rằng: Ông cụ được sinh ra ở tầng lớp thấp bé nhất, trưởng thành trong trại trẻ mồ côi, từ nhỏ đã bơ vơ, sau đó trải qua mấy ngã rẽ và vài bận thăng trầm. Ông cụ Văn đã dùng chính đôi tay cùng với đầu óc kinh doanh nhạy bén của mình để gây dựng nên sự nghiệp từng chút một từ hai bàn tay trắng, sau đó kiếm được tài sản của nhà họ Văn.
Người từng chiến đấu trong những trận chiến đẫm máu và khốc liệt sẽ có ánh mắt gay gắt, đồng thời cũng không dễ lừa gạt như vậy đâu.
Không đợi ông cụ Văn lên tiếng, Tống Vãn Huỳnh đã hít một hơi thật sâu rồi sải một bước dài về phía trước: “Không phải đâu! Đóa hoa quỳnh này do cháu ngắt xuống đấy ạ!”
Thực ra câu nói này của Tống Vãn Huỳnh khiến ông cụ Văn khá bất ngờ nhưng sắc mặt của ông cụ vẫn nghiêm túc, giọng điệu cũng chẳng gọi là ôn hòa, thậm chí còn mang theo sắc thái chất vấn. Ông cụ vừa nhìn Tống Vãn Huỳnh vừa hỏi lại một cách nghiêm nghị: “Cháu đã hái nó à?”
Ánh mắt của ông cụ vừa liếc sang đây thì nó đã áp đảo Tống Vãn Huỳnh – người đang cảm thấy chột dạ và bất an – khiến cô không thể ngóc đầu lên nổi.
Ấn tượng của Tống Vãn Huỳnh về ông cụ Văn dựa vào mô tả trong tiểu thuyết.
Trong tiểu thuyết, ông cụ là một bề trên vô cùng hòa nhã và dễ gần, lúc nào cũng có thể đưa ra ý kiến có chủ đích vào những thời khắc quan trọng, đồng thời cũng là trụ cột đáng tin cậy của nhà họ Văn. Nhưng hôm nay, ông cụ lại đứng trước mặt cô rồi nói năng nghiêm túc, không hề tỏ ra ôn hòa chút nào, điều này khiến trong lòng Tống Vãn Huỳnh cứ lo lắng mãi.
Cô bèn gật đầu, trong lòng đầy thấp thỏm.
“Vâng, chính cháu đã hái nó đấy ạ. Chiều nay, lúc đến nhà kính để tưới hoa, cháu đã trông thấy hoa quỳnh nở rộ. Vì chợt nhớ tới việc mình vẫn chưa tặng quà cho chị dâu trong ngày sinh nhật của chị ấy nên cháu đã lập tức hái hoa khi chưa được ông cho phép. Xin lỗi ông. Đó là lỗi của cháu, xin ông hãy tha thứ cho cháu ạ.”
Tống Vãn Huỳnh tiếp nhận sự xét xử và phán quyết với dáng vẻ ủ ê. Cũng chẳng biết bản thân đã chờ đợi bao lâu, mãi đến lúc tâm lý của cô sắp sụp đổ thì cô mới nghe thấy tiếng cười sang sảng của ông cụ: “Thôi bỏ đi. Dù gì cháu cũng đã hái nó rồi. Cháu đừng lo lắng nữa, ông nội sẽ không trách cháu đâu.”
Tống Vãn Huỳnh trợn tròn hai mắt: “Ông thật sự không trách cháu ạ?”
“Đương nhiên. Cháu có thể biết sai rồi sửa lỗi, không hề đùn đẩy trách nhiệm là đã tốt lắm rồi. Chỉ có điều, sao ông lại nhớ rằng sinh nhật của Vi Vi đã qua rồi mà nhỉ?” Ông cụ Văn hỏi tiếp với vẻ trêu đùa: “Đợi qua sinh nhật thì cháu mới sực nhớ ra à?”
“...” Tâm lý của Tống Vãn Huỳnh suy sụp. Thảo nào nữ chính lại không thèm quan tâm tới lời lẽ hùng hồn của mình. Cô vội vàng tìm cách xoay chuyển tình hình bất lợi: “Cháu chỉ muốn bù đắp cho ngày sinh nhật của chị ấy thôi ạ!”
Nói xong, cô bèn nở một nụ cười hiền lành với Minh Vi.
Thế là ông cụ Văn bèn làm người hòa giải: “Vi Vi à, đây là quà sinh nhật mà Vãn Huỳnh tặng cho cháu đấy. Cháu có muốn nhận không?”
Tống Vãn Huỳnh nhìn về phía Minh Vi với vẻ mặt tràn đầy mong đợi.
Vốn dĩ Minh Vi chẳng buồn để ý tới chút chuyện nhỏ nhặt này, vậy nên cô ấy đã khẽ gật đầu, xem như đã chấp nhận nó.
Ông cụ Văn vừa cười vừa lên tiếng một cách hài lòng: “Mượn hoa hiến Phật, mọi người đều vui vẻ. Nhưng mà Vãn Huỳnh à, chuyện như thế này không được phép xảy ra thêm một lần nào nữa đâu đấy. Nếu cả nhà hòa thuận thì mọi việc đều sẽ thịnh vượng. Cháu đừng vì một chút chuyện vặt vãnh thế này mà lại làm tổn thương đến sự hòa hợp của những người trong nhà nhé.”
Tống Vãn Huỳnh có thể nghe được ý tứ trong lời nói này của ông cụ Văn. Bọn họ đều là người thông minh, làm sao có thể lơ mơ như vậy được chứ.
Cô lập tức vỗ ngực liên tục để cam đoan: “Ông nội yên tâm đi, tuyệt đối sẽ không có lần sau đâu ạ!”
Trông thấy vết bầm tím trên trán Tống Vãn Huỳnh, ông cụ Văn khẽ cau mày lại: “Trán của cháu... Sao lại thế này?”
Tống Vãn Huỳnh sờ cái trán sưng tấy và đau buốt của mình rồi hít hà một hơi: “Có lẽ vừa rồi cháu đã đập trúng bàn đấy ạ.”
“Đang yên đang lành, sao cháu lại bất cẩn như vậy? Về sau cháu phải chú ý một chút nhé, không thể tiếp tục hấp tấp như thế này được đâu. Cháu đi lên bôi thuốc đi. Đi đi.”
“Vậy cháu đi trước nhé ạ.” Thấy Minh Vi chỉ im lặng chứ không nói năng gì, Tống Vãn Huỳnh bèn bụm trán rời đi.
Sau khi Tống Vãn Huỳnh rời khỏi, ông cụ Văn mới liếc nhìn người công nhân bên cạnh mình: “Cậu ra ngoài trước đi.”
Công nhân trồng hoa trong nhà kính hoảng hốt, cuống quýt rời đi.
Trong nhà kính trồng hoa chỉ còn lại hai người là ông cụ Văn và Minh Vi.
Người thông minh không cần nhiều lời, chỉ cần nhìn nhau một thoáng đã có thể hiểu được đối phương muốn nói gì ngay tức khắc.
“Hôm nay đứa trẻ này có phần khác thường. Đã xảy ra chuyện gì vậy?”
Minh Vi lắc đầu: “Cháu cũng không rõ lắm. Con bé gọi cháu tới đây rồi nhét hoa quỳnh vào tay cháu, sau đó nói rằng chúc cháu sinh nhật vui vẻ. Con bé thậm chí còn chẳng nhớ sinh nhật của cháu là ngày nào nhưng vẫn chúc mừng sinh nhật cháu. Còn ông thì sao ạ? Tại sao ông lại tới đây?”
“Còn chẳng phải là con bé đặc biệt dẫn ông đến đây để tận mắt chứng kiến cháu hái hoa quỳnh mà ông yêu thích nhất hay sao?”
Hai người đối mặt rồi mỉm cười.
Minh Vi đưa đóa hoa quỳnh trong tay cho đối phương.
Ông cụ Văn nhìn vào hoa quỳnh, sau đó trở nên hơi xuất thần.
Cây hoa quỳnh này có nguồn gốc sâu xa.
Năm đó, ông cụ Văn chỉ là một cậu bé nghèo túng, xuất thân từ trại trẻ mồ côi nhưng lại yêu một cô con gái nhà giàu – người mà từ nhỏ đã không phải lo cơm ăn áo mặc - ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chàng trai nghèo nàn vừa không muốn cô cả đó phải chịu khổ vừa không muốn bị người khác bảo là bám víu vào quyền thế, vậy nên lớp giấy cửa sổ này vẫn chưa bao giờ bị chọc thủng.
Cho đến cuối cùng, cô cả kia không thể chịu đựng được nữa nên đã tặng chậu hoa quỳnh này cho ông cụ Văn, sau đó nói với đối phương rằng: Đợi hoa quỳnh nở hoa thì ông cụ hãy cưới bà cụ.
Thế là chàng trai nghèo túng đã chăm sóc nó suốt cả ngày lẫn đêm. Nào ngờ chậu hoa quỳnh này chẳng những không nở hoa mà còn suýt chết.
Cô cả kia hết sức tức giận, sau đó mặc luôn áo cưới để gả cho ông cụ Văn.
Có thể nói rằng, cây hoa quỳnh này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với ông cụ Văn.
“Nếu Vãn Huỳnh đã tặng cho cháu thì cháu hãy nhận nó đi. Cũng chẳng có gì to tát cả, cháu đừng để bụng làm gì. Đứa bé này còn nhỏ tuổi, lại còn đang mang thai nữa. Cháu là chị dâu nên hãy bao dung con bé nhiều hơn, sau này cũng chỉ bảo nó nhiều hơn nhé.”
Với tư cách là người đứng đầu của nhà họ Văn, điều mà ông cụ Văn tin tưởng và thờ phụng chính là gia đình hòa thuận, mọi việc hưng thịnh. Ông cụ không cho phép bất kỳ ai gây sóng gió, cũng chẳng cho phép chuyện bé xé ra to. Tuy nhiên, ông cụ Văn vẫn luôn thiên vị trong cách đối xử với Tống Vãn Huỳnh.
Minh Vi hiểu được: Điều này là do trong mắt ông cụ Văn, tính cách của Tống Vãn Huỳnh cực kỳ giống với bà cụ Văn - người đã sớm qua đời.
Yêu ai yêu cả đường đi lối về, vậy nên khó tránh khỏi việc thiên vị.
Minh Vi bất đắc dĩ: “Ông cứ nuông chiều con bé mãi thôi.”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro