Cuộc Sống Thường Nhật Của Người Dân Thời Đại Tống
Chương 3
2024-12-19 06:18:43
Có lẽ vì quá đáng yêu, ngày mùng ba tháng ba, khi nàng theo gia đình đi Kim Minh Trì ở Biện Kinh chơi thì bị bọn bắt cóc bắt đi.
Hàng xóm đều nói “Nữ nhi tìm về cũng tốn tiền của hồi môn, mất cũng không sao.”
Nhưng Diệp gia vẫn kiên quyết tìm lại nữ nhi, vì nàng bị mất tích ở Biện Kinh, cả nhà dọn đến Biện Kinh để tiện cho việc tìm kiếm.
Việc dọn nhà này khiến gia đình sa sút.
Diệp gia vốn là nông dân giàu có ở huyện ngoại ô Biện Kinh.
Có vài chục mẫu ruộng, một con bò, hai con lừa, ba gian nhà ngói lớn, mùa vụ còn có thể thuê tá điền.
Nhưng khi đến Biện Kinh, chi phí sinh hoạt, chi phí tìm con, cộng thêm bị kẻ lừa đảo giả vờ có manh mối lừa tiền, gia đình nhanh chóng trở nên nghèo khó.
Cả nhà phải tự tìm cách mưu sinh:
Diệp Đại Phú mở quầy bán hàng, thê tử của hắn làm mối vài lần rồi trở thành bà mối, các con còn lại thì đi làm thuê, Diệp gia bọn họ vừa kiếm sống vừa tìm kiếm tin tức về Diệp Trản, thật sự rất vất vả.
Nói chuyện đến chiều tối, các huynh đệ tỷ muội cũng lần lượt về nhà, cả nhà gặp nhau, lau nước mắt kể lại cuộc sống.
Diệp gia có lẽ có gen sinh đôi nên hai phu thê sinh hai cặp sinh đôi nam và nữ, thêm một tiểu nữ nhi nữa là tổng cộng năm người con.
Bọn họ đặt cho các con những cái tên như “Kim, Ngân, Ngọc, Trản, Lưu Ly”, ngụ ý là cả nhà đầy ánh sáng châu báu.
Hai người ca ca giống nhau như đúc nhưng tính cách lại khác nhau:
Đại ca Diệp Kim mười tám tuổi, mặc áo tươm tất, cạo râu sạch sẽ, cài một bông hoa hồng đỏ trên tóc, mặt mày bóng bẩy, nói chuyện luôn cười tươi, nhìn là biết rất khôn khéo.
Nhị ca Diệp Ngân thì mũi thẳng miệng vuông, râu quai nón, eo rộng mười vòng, rất vuông vức, giày tất hơi bám bụi.
Nghề nghiệp cũng khác nhau, đại ca là kẻ lêu lổng chuyên giúp đỡ các công tử trong quán rượu, nhị ca là lính cứu hỏa của quân tuần tra.
Tỷ tỷ Diệp Ngọc cùng Diệp Trản là sinh đôi nhưng ngoại hình khác nhau,
Nàng ấy mười lăm tuổi, làn da màu mật ong, mặt trái xoan, cằm nhọn kết hợp với mũi hếch, trông rất tinh nghịch.
Một chiếc khăn buộc tay kéo hai ống tay áo lên cao, tóc chải gọn gàng bên tai, cài một bông hoa giấy màu sắc, nhanh nhẹn tháo vát, hiện là người bán rượu cùng đồ ăn vặt.
Tiểu muội Diệp Ly năm nay mười tuổi. Tóc búi hai bên, mỗi bên cài hai bông hoa dâm bụt đỏ, trông rất lanh lợi thông minh. Nàng ấy theo học vu thuật của một vị sư phụ nổi tiếng trong làng.
Diệp Trản nhìn cả nhà, bọn họ cũng nhìn nàng:
Mặt trái xoan, da trắng như tuyết, lông mày và mắt tinh tế nhưng không quá nổi bật, toát lên vẻ dịu dàng thân thiện.
Mặc áo màu sen, phối với váy xếp ly màu xanh ngọc, bên ngoài khoác áo dài màu tím, gấu quần thêu hoa sen cùng chuồn chuồn, trông như một bông sen xanh trong mùa hè, thanh tao ngạo nghễ.
Ngoài ra trên người không có bất kỳ trang sức nào, trông rất giản dị.
Mịch Phượng Nương lau nước mắt nói: “Ăn mặc giản dị thế này chắc chắn đã chịu nhiều khổ cực.”
Người dân Biện Kinh rất chú trọng ăn mặc, ngay cả gia đình nghèo như Diệp gia thì phụ nữ cũng đeo trang sức, như bây giờ, Mịch Phượng Nương đeo một chuỗi hạt gỗ đào trên cổ tay, nữ nhi lớn cài một chiếc lược gỗ đen trên tóc, không ai ăn mặc giản dị hoàn toàn.
Diệp Trản lắc đầu: “Con có trang sức mà.”
Đại tỳ nữ nói trước khi biết rõ phẩm hạnh của người thân không nên tùy tiện khoe của, bởi vậy nên trước khi đi đã tháo trang sức của nàng ra.
“Khi con bị bán mới bốn tuổi, lại bị bọn bắt cóc cho uống thuốc nên không nhớ gì về quá khứ, chỉ biết bị bán vào một gia đình quan lại, chủ nhân là Đỗ gia, Thái thường thiếu khanh.”
Nàng kể lại cuộc đời mình cho cả nhà nghe.
Nhóm dịch: Nhà YooAhin
Hàng xóm đều nói “Nữ nhi tìm về cũng tốn tiền của hồi môn, mất cũng không sao.”
Nhưng Diệp gia vẫn kiên quyết tìm lại nữ nhi, vì nàng bị mất tích ở Biện Kinh, cả nhà dọn đến Biện Kinh để tiện cho việc tìm kiếm.
Việc dọn nhà này khiến gia đình sa sút.
Diệp gia vốn là nông dân giàu có ở huyện ngoại ô Biện Kinh.
Có vài chục mẫu ruộng, một con bò, hai con lừa, ba gian nhà ngói lớn, mùa vụ còn có thể thuê tá điền.
Nhưng khi đến Biện Kinh, chi phí sinh hoạt, chi phí tìm con, cộng thêm bị kẻ lừa đảo giả vờ có manh mối lừa tiền, gia đình nhanh chóng trở nên nghèo khó.
Cả nhà phải tự tìm cách mưu sinh:
Diệp Đại Phú mở quầy bán hàng, thê tử của hắn làm mối vài lần rồi trở thành bà mối, các con còn lại thì đi làm thuê, Diệp gia bọn họ vừa kiếm sống vừa tìm kiếm tin tức về Diệp Trản, thật sự rất vất vả.
Nói chuyện đến chiều tối, các huynh đệ tỷ muội cũng lần lượt về nhà, cả nhà gặp nhau, lau nước mắt kể lại cuộc sống.
Diệp gia có lẽ có gen sinh đôi nên hai phu thê sinh hai cặp sinh đôi nam và nữ, thêm một tiểu nữ nhi nữa là tổng cộng năm người con.
Bọn họ đặt cho các con những cái tên như “Kim, Ngân, Ngọc, Trản, Lưu Ly”, ngụ ý là cả nhà đầy ánh sáng châu báu.
Hai người ca ca giống nhau như đúc nhưng tính cách lại khác nhau:
Đại ca Diệp Kim mười tám tuổi, mặc áo tươm tất, cạo râu sạch sẽ, cài một bông hoa hồng đỏ trên tóc, mặt mày bóng bẩy, nói chuyện luôn cười tươi, nhìn là biết rất khôn khéo.
Nhị ca Diệp Ngân thì mũi thẳng miệng vuông, râu quai nón, eo rộng mười vòng, rất vuông vức, giày tất hơi bám bụi.
Nghề nghiệp cũng khác nhau, đại ca là kẻ lêu lổng chuyên giúp đỡ các công tử trong quán rượu, nhị ca là lính cứu hỏa của quân tuần tra.
Tỷ tỷ Diệp Ngọc cùng Diệp Trản là sinh đôi nhưng ngoại hình khác nhau,
Nàng ấy mười lăm tuổi, làn da màu mật ong, mặt trái xoan, cằm nhọn kết hợp với mũi hếch, trông rất tinh nghịch.
Một chiếc khăn buộc tay kéo hai ống tay áo lên cao, tóc chải gọn gàng bên tai, cài một bông hoa giấy màu sắc, nhanh nhẹn tháo vát, hiện là người bán rượu cùng đồ ăn vặt.
Tiểu muội Diệp Ly năm nay mười tuổi. Tóc búi hai bên, mỗi bên cài hai bông hoa dâm bụt đỏ, trông rất lanh lợi thông minh. Nàng ấy theo học vu thuật của một vị sư phụ nổi tiếng trong làng.
Diệp Trản nhìn cả nhà, bọn họ cũng nhìn nàng:
Mặt trái xoan, da trắng như tuyết, lông mày và mắt tinh tế nhưng không quá nổi bật, toát lên vẻ dịu dàng thân thiện.
Mặc áo màu sen, phối với váy xếp ly màu xanh ngọc, bên ngoài khoác áo dài màu tím, gấu quần thêu hoa sen cùng chuồn chuồn, trông như một bông sen xanh trong mùa hè, thanh tao ngạo nghễ.
Ngoài ra trên người không có bất kỳ trang sức nào, trông rất giản dị.
Mịch Phượng Nương lau nước mắt nói: “Ăn mặc giản dị thế này chắc chắn đã chịu nhiều khổ cực.”
Người dân Biện Kinh rất chú trọng ăn mặc, ngay cả gia đình nghèo như Diệp gia thì phụ nữ cũng đeo trang sức, như bây giờ, Mịch Phượng Nương đeo một chuỗi hạt gỗ đào trên cổ tay, nữ nhi lớn cài một chiếc lược gỗ đen trên tóc, không ai ăn mặc giản dị hoàn toàn.
Diệp Trản lắc đầu: “Con có trang sức mà.”
Đại tỳ nữ nói trước khi biết rõ phẩm hạnh của người thân không nên tùy tiện khoe của, bởi vậy nên trước khi đi đã tháo trang sức của nàng ra.
“Khi con bị bán mới bốn tuổi, lại bị bọn bắt cóc cho uống thuốc nên không nhớ gì về quá khứ, chỉ biết bị bán vào một gia đình quan lại, chủ nhân là Đỗ gia, Thái thường thiếu khanh.”
Nàng kể lại cuộc đời mình cho cả nhà nghe.
Nhóm dịch: Nhà YooAhin
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro