Ra Cung Với Hoà...
2024-09-08 16:57:51
Editor: Vương Chiêu Meo
Trở lại Dục Khánh cung, Dận Nhưng nhìn thấy thời gian còn sớm, bèn đi thư phòng.
Hệ thống rất chi là thắc mắc.
----- Ký chủ! HÔm nay cậu nói như thế với Khang Hi có ổn hay không? Tuy cậu có ký ức hai đời, nhưng người ngoài nhìn vào thì cậu mới chỉ là một đứa bé 6 tuổi. Cậu không sợ họ nghi ngờ sao?
Dận Nhưng cười khẽ:
- Nghi ngờ cái gì? Nghi ngờ ta là yêu nghiệt ấy hả? Mới nói có mấy câu ấy mà đã là yêu nghiệt hay sao? Cho dù là thời đại nào thì đều không thiếu thiên tài. Đời sau có nhiều thiếu niên mới mười mấy tuổi đã học Thanh Hoa, Bắc Đại. Ở cổ đại cũng không ít. Cam La 12 tuổi bái tướng, Văn Cơ 6 tuổi đã giỏi âm luật, Phòng Huyền Linh tuổi nhỏ đã nhận rõ đại cục, còn cả thần tiên đồng tử Nguyên Gia, đếm số như thần, kinh diễm thế nhân. So với bọn họ, ta nào có so nổi?
(*) Cam La 12 tuổi bái tướng: Cam La sống vào thời kỳ Chiến Quốc, là cháu của Cam Mậu, một danh thần nổi tiếng nhà Tần. Cam La được mệnh danh là bậc thần đồng chính trị khi mới 12 tuổi. Cam La tư chất thông minh hơn người, ngay từ khi còn nhỏ đã làm môn hạ dưới trướng Lã Bất Vi, Thừa tướng nước Tần. Chi tiết hơi dài nên mọi người có thể lên bác Google nhé.
Văn Cơ: Sái Văn Cơ (hay còn gọi là Thái Văn Cơ) là con gái của Sái Ung - một danh sĩ trứ danh vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc, từ nhỏ, Sái Văn Cơ đã bộc lộ tài năng về nghệ thuật, đặc biệt là chơi đàn hạc. Năm 6 tuổi, trong một lần chơi đàn cho con gái nghe nhưng do khúc nhạc quá khó, Sái Ung vô tình đánh sai mà không để ý. Sái Văn Cơ ngay lập tức lên tiếng: "Cha, cha đánh sai khúc đầu tiên rồi!". Sái Ung chợt giật mình vì trước đó con gái ông chưa bao giờ được học, thậm chí chậm vào một cây thì làm thế nào có thể biết ông đánh sai. Sái Ung tiếp tục chơi, cố tình đảo lộn thứ tự. Mỗi lần như vậy Sái Văn Cơ liền nói rằng: "Cha, khúc nhạc này không đúng!". Cô bé thật sự có khả năng tự học mà không cần có người hướng dẫn.
Phòng Huyền Linh: là vị Tể Tướng khai quốc nhà Đường, mưu thần kiệt xuất, thông minh uyên bác. Ông nổi tiếng với tài mưu lược, trọng dụng nhân tài, ông góp phần xây dựng lên nhiều chính sách quan trọng, lập lên nhiều công trạng cho nhà Đường. Khi còn nhỏ, ông là người chịu khó, thông minh, cần cù, thông thạo kinh sách. Năm 594, khi mới 11 tuổi, ông đã đỗ Tiến sĩ . Do công lao lớn giúp Đường Thái Tông, ông được liệt vào một trong 24 vị công thần được vẽ trong Lăng Yên các. Ông còn là chủ biên của Tấn thư, là một trong 24 bộ chính sử Trung Hoa.
Thần tiên đồng tử Nguyên Gia: thời Nam Bắc triều, lúc còn nhỏ có thể trong cùng một thời gian làm được nhiều việc nên được gọi là “thần tiên đồng tử”. Nguyên Gia đã từng biểu diễn như sau: hai tay cùng cầm bút, tay phải vẽ, miệng thì ngâm nga văn thơ, đồng thời đếm chuẩn xác số lượng đàn dê đang ăn cỏ ở gần đó, đầu thì nghĩ đến thơ ngũ ngôn, chân kẹp bút viết ngay ngắn câu thơ ngũ ngôn lên giấy. Cậu đồng thời làm sáu việc, việc nào cũng hoàn thành rất tốt, nên mọi người vô cùng kinh ngạc.
Dận Nhưng ngừng một lát, lại nói tiếp:
- Quan trọng nhất chính là ta vốn là chủ thể, cho dù là tính cách, sở thích, thói quen ăn uống, đều vẫn vậy. Ta chính là ta, trước nay đều vậy, tuyệt đối không giả. Ai sẽ hoài nghi được?
Hệ thống:….. cũng đúng nha.
- Đặc biệt, ta chỉ có thể hiện ra mình đủ thông minh, đủ thiên tài, thì mới sớm có quyền lên tiếng, sớm đưa các cơ sở dữ liệu khoa học kỹ thuật của ngươi ra ngoài!
Hệ thống còn định nói gì, Dận Nhưng đã trực tiếp đánh gãy:
- Ngươi chỉ cần trợ giúp cho ta hoàn thành nhiệm vụ, phát khen thưởng là được. Loại chuyện bày mưu tính kế không hợp với ngươi. Hãy nhớ kỹ, ngươi chỉ là hệ thống khoa học kỹ thuật giúp đất nước giàu mạnh, chứ không phải là hệ thống quân sư.
Dận Nhưng trợn trắng mắt. Với cái chỉ số thông minh như thế này của hệ thống, nếu thật sự nghe theo nó thì tuyệt đối chết lúc nào không hay.
Hừm!
Dận Nhưng làm lơ hệ thống, lần nữa cầm sách vở lên. Sau mấy ngày, cuối cùng cậu đã hoàn thành nhiệm vụ đọc thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh. Thở phào nhẹ nhõm!
Nhiệm vụ này chẳng thoải mái chút nào cả. Cũng may, hai đời của cậu đều có trí nhớ không tồi, còn học được các cách ghi nhớ trong đầu.
Nhận được tài liệu hướng dẫn, Dận Nhưng từ từ lật xem. Cậu chưa từng tiếp xúc với nông nghiệp, nên có rất nhiều từ chuyên môn, nhiều kiến thức mà đọc không thể hiểu nổi. Tuân theo nguyên tắc “không hiểu liền hỏi”, cậu đặt ra rất nhiều câu hỏi cho hệ thống, hệ thống cũng rất nhiệt tình giải đáp, thậm chí còn bày ra video hướng dẫn cho cậu. Trợ giúp cho ký chủ trưởng thành là trách nhiệm của hệ thống. Ở phương diện này, hệ thống vẫn coi như tận trách nhiệm, đáng tin cậy.
Một người một hệ thống đang học hành hết sức hăng say, Tiểu Trụ Tử ở ngoài cửa bẩm báo:
- Bẩm Thái tử, Hoàng thượng sai người tới đây truyền lời, nói ngài mặc thường phục không có áo ngoài rồi qua đó.
Đi qua thì đi, sao lại phải đổi thường phục? Lại còn đặc biệt cường điệu là không mặc áo ngoài?
Dận Nhưng chợt bừng tỉnh, đôi mắt sáng lên, được hạ nhân hầu hạ thay quần áo rồi chạy về phía Càn Thanh cung.
Ở đó, Khang Hi cũng đang mặc thường phục, chờ cậu.
- Hoàng a mã, có phải chúng ta chuẩn bị xuất cung không ạ?
Khang Hi cười mắng:
- Cũng thông minh đấy!
Dận Nhưng tung ta tung tăng chạy tới, níu cánh tay Khang Hi:
- Vậy thì đi nhanh thôi! Còn chậm nữa là chúng ta không chơi được bao lâu!
Khang Hi cạn lời:
- Con thích được ra cung như thế cơ à?
- Đương nhiên rồi! Ngoài cung chơi vui lắm!
Khang Hi vốn định mắng một câu: mê muội mất cả ý chí, nhưng nghĩ lại, Dận Nhưng tuy “mê muội”, lại chưa bao giờ “mất ý chí”. Tứ thư Ngũ kinh, cưỡi ngựa, bắn tên, bất kể là chuyện gì thì cậu đều học rất tốt.
Các vị tiên sinh và Am Đạt đều khen ngợi Dận Nhưng không ngớt. Ngay cả Nam Hoài Nhân cũng thường xuyên nhắc tới cậu, thường xuyên cảm thán: Đây là thiên tài cỡ nào vậy! Rất nhiều lần, ông kiểm tra lại bài học, Dận Nhưng lại không chút hoang mang, đối đáp trôi chảy.
Kể cả là cái gọi là “mê muội”, Dận Nhưng cũng đều xuất phát từ góc độ ích nước lợi dân, muốn tìm được điểm đột phá trong đó, làm ra một vài thứ để chia sẻ gánh nặng với người Hoàng a mã này.
Trong lòng Khang Hi mềm nhũn, giọng nói ôn hòa:
- Đi thôi!
Trở lại Dục Khánh cung, Dận Nhưng nhìn thấy thời gian còn sớm, bèn đi thư phòng.
Hệ thống rất chi là thắc mắc.
----- Ký chủ! HÔm nay cậu nói như thế với Khang Hi có ổn hay không? Tuy cậu có ký ức hai đời, nhưng người ngoài nhìn vào thì cậu mới chỉ là một đứa bé 6 tuổi. Cậu không sợ họ nghi ngờ sao?
Dận Nhưng cười khẽ:
- Nghi ngờ cái gì? Nghi ngờ ta là yêu nghiệt ấy hả? Mới nói có mấy câu ấy mà đã là yêu nghiệt hay sao? Cho dù là thời đại nào thì đều không thiếu thiên tài. Đời sau có nhiều thiếu niên mới mười mấy tuổi đã học Thanh Hoa, Bắc Đại. Ở cổ đại cũng không ít. Cam La 12 tuổi bái tướng, Văn Cơ 6 tuổi đã giỏi âm luật, Phòng Huyền Linh tuổi nhỏ đã nhận rõ đại cục, còn cả thần tiên đồng tử Nguyên Gia, đếm số như thần, kinh diễm thế nhân. So với bọn họ, ta nào có so nổi?
(*) Cam La 12 tuổi bái tướng: Cam La sống vào thời kỳ Chiến Quốc, là cháu của Cam Mậu, một danh thần nổi tiếng nhà Tần. Cam La được mệnh danh là bậc thần đồng chính trị khi mới 12 tuổi. Cam La tư chất thông minh hơn người, ngay từ khi còn nhỏ đã làm môn hạ dưới trướng Lã Bất Vi, Thừa tướng nước Tần. Chi tiết hơi dài nên mọi người có thể lên bác Google nhé.
Văn Cơ: Sái Văn Cơ (hay còn gọi là Thái Văn Cơ) là con gái của Sái Ung - một danh sĩ trứ danh vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc, từ nhỏ, Sái Văn Cơ đã bộc lộ tài năng về nghệ thuật, đặc biệt là chơi đàn hạc. Năm 6 tuổi, trong một lần chơi đàn cho con gái nghe nhưng do khúc nhạc quá khó, Sái Ung vô tình đánh sai mà không để ý. Sái Văn Cơ ngay lập tức lên tiếng: "Cha, cha đánh sai khúc đầu tiên rồi!". Sái Ung chợt giật mình vì trước đó con gái ông chưa bao giờ được học, thậm chí chậm vào một cây thì làm thế nào có thể biết ông đánh sai. Sái Ung tiếp tục chơi, cố tình đảo lộn thứ tự. Mỗi lần như vậy Sái Văn Cơ liền nói rằng: "Cha, khúc nhạc này không đúng!". Cô bé thật sự có khả năng tự học mà không cần có người hướng dẫn.
Phòng Huyền Linh: là vị Tể Tướng khai quốc nhà Đường, mưu thần kiệt xuất, thông minh uyên bác. Ông nổi tiếng với tài mưu lược, trọng dụng nhân tài, ông góp phần xây dựng lên nhiều chính sách quan trọng, lập lên nhiều công trạng cho nhà Đường. Khi còn nhỏ, ông là người chịu khó, thông minh, cần cù, thông thạo kinh sách. Năm 594, khi mới 11 tuổi, ông đã đỗ Tiến sĩ . Do công lao lớn giúp Đường Thái Tông, ông được liệt vào một trong 24 vị công thần được vẽ trong Lăng Yên các. Ông còn là chủ biên của Tấn thư, là một trong 24 bộ chính sử Trung Hoa.
Thần tiên đồng tử Nguyên Gia: thời Nam Bắc triều, lúc còn nhỏ có thể trong cùng một thời gian làm được nhiều việc nên được gọi là “thần tiên đồng tử”. Nguyên Gia đã từng biểu diễn như sau: hai tay cùng cầm bút, tay phải vẽ, miệng thì ngâm nga văn thơ, đồng thời đếm chuẩn xác số lượng đàn dê đang ăn cỏ ở gần đó, đầu thì nghĩ đến thơ ngũ ngôn, chân kẹp bút viết ngay ngắn câu thơ ngũ ngôn lên giấy. Cậu đồng thời làm sáu việc, việc nào cũng hoàn thành rất tốt, nên mọi người vô cùng kinh ngạc.
Dận Nhưng ngừng một lát, lại nói tiếp:
- Quan trọng nhất chính là ta vốn là chủ thể, cho dù là tính cách, sở thích, thói quen ăn uống, đều vẫn vậy. Ta chính là ta, trước nay đều vậy, tuyệt đối không giả. Ai sẽ hoài nghi được?
Hệ thống:….. cũng đúng nha.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
- Đặc biệt, ta chỉ có thể hiện ra mình đủ thông minh, đủ thiên tài, thì mới sớm có quyền lên tiếng, sớm đưa các cơ sở dữ liệu khoa học kỹ thuật của ngươi ra ngoài!
Hệ thống còn định nói gì, Dận Nhưng đã trực tiếp đánh gãy:
- Ngươi chỉ cần trợ giúp cho ta hoàn thành nhiệm vụ, phát khen thưởng là được. Loại chuyện bày mưu tính kế không hợp với ngươi. Hãy nhớ kỹ, ngươi chỉ là hệ thống khoa học kỹ thuật giúp đất nước giàu mạnh, chứ không phải là hệ thống quân sư.
Dận Nhưng trợn trắng mắt. Với cái chỉ số thông minh như thế này của hệ thống, nếu thật sự nghe theo nó thì tuyệt đối chết lúc nào không hay.
Hừm!
Dận Nhưng làm lơ hệ thống, lần nữa cầm sách vở lên. Sau mấy ngày, cuối cùng cậu đã hoàn thành nhiệm vụ đọc thuộc lòng Tứ thư Ngũ kinh. Thở phào nhẹ nhõm!
Nhiệm vụ này chẳng thoải mái chút nào cả. Cũng may, hai đời của cậu đều có trí nhớ không tồi, còn học được các cách ghi nhớ trong đầu.
Nhận được tài liệu hướng dẫn, Dận Nhưng từ từ lật xem. Cậu chưa từng tiếp xúc với nông nghiệp, nên có rất nhiều từ chuyên môn, nhiều kiến thức mà đọc không thể hiểu nổi. Tuân theo nguyên tắc “không hiểu liền hỏi”, cậu đặt ra rất nhiều câu hỏi cho hệ thống, hệ thống cũng rất nhiệt tình giải đáp, thậm chí còn bày ra video hướng dẫn cho cậu. Trợ giúp cho ký chủ trưởng thành là trách nhiệm của hệ thống. Ở phương diện này, hệ thống vẫn coi như tận trách nhiệm, đáng tin cậy.
Một người một hệ thống đang học hành hết sức hăng say, Tiểu Trụ Tử ở ngoài cửa bẩm báo:
- Bẩm Thái tử, Hoàng thượng sai người tới đây truyền lời, nói ngài mặc thường phục không có áo ngoài rồi qua đó.
Đi qua thì đi, sao lại phải đổi thường phục? Lại còn đặc biệt cường điệu là không mặc áo ngoài?
Dận Nhưng chợt bừng tỉnh, đôi mắt sáng lên, được hạ nhân hầu hạ thay quần áo rồi chạy về phía Càn Thanh cung.
Ở đó, Khang Hi cũng đang mặc thường phục, chờ cậu.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
- Hoàng a mã, có phải chúng ta chuẩn bị xuất cung không ạ?
Khang Hi cười mắng:
- Cũng thông minh đấy!
Dận Nhưng tung ta tung tăng chạy tới, níu cánh tay Khang Hi:
- Vậy thì đi nhanh thôi! Còn chậm nữa là chúng ta không chơi được bao lâu!
Khang Hi cạn lời:
- Con thích được ra cung như thế cơ à?
- Đương nhiên rồi! Ngoài cung chơi vui lắm!
Khang Hi vốn định mắng một câu: mê muội mất cả ý chí, nhưng nghĩ lại, Dận Nhưng tuy “mê muội”, lại chưa bao giờ “mất ý chí”. Tứ thư Ngũ kinh, cưỡi ngựa, bắn tên, bất kể là chuyện gì thì cậu đều học rất tốt.
Các vị tiên sinh và Am Đạt đều khen ngợi Dận Nhưng không ngớt. Ngay cả Nam Hoài Nhân cũng thường xuyên nhắc tới cậu, thường xuyên cảm thán: Đây là thiên tài cỡ nào vậy! Rất nhiều lần, ông kiểm tra lại bài học, Dận Nhưng lại không chút hoang mang, đối đáp trôi chảy.
Kể cả là cái gọi là “mê muội”, Dận Nhưng cũng đều xuất phát từ góc độ ích nước lợi dân, muốn tìm được điểm đột phá trong đó, làm ra một vài thứ để chia sẻ gánh nặng với người Hoàng a mã này.
Trong lòng Khang Hi mềm nhũn, giọng nói ôn hòa:
- Đi thôi!
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro