Ăn Cướp La Làng
2024-10-17 14:09:51
Trắc phi Thanh Huyền, con gái của ngự sử đại phu, anh trai là nhất đẳng thị vệ trong cung, có thể xem là có số có má trong triều. Song mẹ nàng ta, là thứ nữ của một nhánh Tô gia, luận vai vế trong gia đình, Tạ Thanh Huyền sẽ gọi Tô Hoàng Hậu là dì.
Về tình tiết Tô thị là vợ của Tạ ngự sử, phải đến mãi sau này, Tuân mới phát hiện ra.
Tô gia là một gia tộc lớn, quyền khuynh triều dã, đương nhiên sẽ tìm mọi cách để một kẻ ngáng chân tới còn dường thăng tiến của họ không thể nhận ra bản thân bị ám toán từ đầu.
Tuân lại là con của kẻ từ thân bao y lên đến Tần vị, đâm ra hắn hoàn toàn tự thân đối chọi, không có gia thế đằng sau bợ đỡ chống lưng.
Song “anh hùng không hỏi xuất thân”, Tuân vẫn là vật cản lớn nhất nếu Tô gia có ý đưa Tứ hoàng tử lên làm trữ quân.
Lại nói về trắc phi Thanh Huyền, khi đọc “Đại Việt hoa sữa nở”, Khanh biết nàng ta có yêu Tuân, từng yêu, vì chẳng có kẻ nào lại đi toan tính, tranh sủng, hạ bệ một chính phi hòng giành giật tình cảm của vương gia mà không đem lòng yêu hắn cả. Chẳng có người phụ nữ nào cãi mẹ cãi cha để đỏi đi làm vợ lẽ của kẻ ả không yêu.
Nhưng tình yêu của cô ta là loại đáng khinh thường vì nó nằm sau lòng ham mê vật chất, hư vinh, xếp sau lòng trắc ẩn giữa người với người. Cô ta được nuông chiều thành thói, thành thử ra nghĩ rằng bản thân đã trao đi tình cảm thì phải nhận được điều tương xứng.
Đến cuối cùng tình yêu ấy đã biến chất thành tình yêu thành tựu và tình yêu của cải...
Và rồi khi không nhận được, tình yêu đó sẽ biến chất dần. Hoặc khi hắn chẳng đáp ứng được nhu cầu vật chất của nàng ta nữa, hay có một kẻ khác hứa hẹn đem đến món hời lớn hơn, cô ta sẵn sàng quay lại mà cắn giả.
Cô ta trao cho Tuân sự tin tưởng hắn muốn, trao cho Tuân cảm giác một tình yêu vượt lên rào cản của mẹ cha, rồi cũng thẳng thừng dội cho hắn gáo nước lạnh.
Khanh không biết sau khi Tuân chết trắc phi Thanh Huyền có phản ứng thế nào vì truyện kết thúc chừng hửng, nhiều thứ còn bỏ ngỏ. Song trên tất thảy, nàng ghét con người này.
Khanh vuốt nhẹ tóc mai, nàng mỉa mai:
“Mang tiếng là tiểu thư con nhà gia giáo, Tạ ngự sử không dạy cô cách hành lễ khi thấy Vương phi à?”
Cô ả Vân không biết vì sao lại xuất hiện ở đây, chêm vào:
“U đã nói mày là con là cái trong nhà, đã về Trịnh gia thì cũng chỉ bằng phận con hầu như tao mà thôi.”
Khanh cười khuẩy:
“Ôi chao xem ai nói kìa.”- Nàng hất cằm về phía Thanh Huyền- “Cô ta họ Tạ chứ không họ Trịnh.”
Nàng bước đến gần cả hai:
“Với cả không nhìn xem bản thân đang đứng ở đâu à? Đây là đất ven sông của triều đình, không phải nhận vơ là sẽ thành của riêng đâu.”
Thanh Huyền mặt nhăn lại như mặt khỉ:
“Mới làm Vương phi được bao lâu mà đã đắc ý rồi?”
“Một ngày làm Vương phi thì cũng vẫn là Vương phi. Cô chỉ là một quyến nữ của nhà ngự sử, chẳng có tên có tuổi trong gia phả hoàng thất, cô đang dùng cái tư cách gì để nói ngang hàng với ta vậy?”
“Hừ, một ngày trèo cao thì cũng đừng quên xuất thân của mình.”- Thanh Huyền mặt vênh lên, nói với Khanh.
“Đúng thế, đừng có quên xuất thân của mình. Ta sao quên được cô ba đã đẩy ta vào hàm chó dữ thế nào. Mười năm nuôi được ta bằng mấy hạt gạo rồi phủi tay, nghĩa bạc hơn vôi thì đừng có bày như mình thân lắm với ta.”
Con Vân tức sôi máu:
“Mày! Đến cùng vẫn là con của gia nô...”
“Bốp!”- Một cái bạt tai giòn tan giáng xuống bản mặt vênh váo của ả Vân.
Nàng chấp nhận đấu khẩu cùng một kẻ đầu chợ đuôi búa như ả nhưng sẽ không chấp nhận có đứa nào léng phéng hạ thấp thầy nàng. Ả ta chết lặng ôm bên má đỏ ứng, in hằn cả một bàn tay, không dám tin nhìn nàng.
“Ngươi nên nhớ bản thân còn được thở là do xương máu của bao người đã ngã xuống, trong đó có cả mồ hôi và máu thịt của thầy ta. Mới hầu được Hoàng Hậu chưa bao lâu thì cũng đừng quên cơm ngươi ăn, hòa bình ngươi đang hưởng là có phần công của ai đem lại. Bớt đem điệu luận gia nô ra để hạ bệ ta đi, bà chị. Thầy ta hiện đã là thống đốc kị binh, là chức vị ngươi leo cả đời cũng chẳng xứng bì.”
Nàng lườm Thanh Huyền:
“Tưởng gia quyến của Tạ ngự sử sẽ gia giáo cỡ nào, hóa ra cũng chỉ bầu bạn được với kẻ ăn lông ở lỗ, qua cầu rút ván như vậy.”
Thẹn quá hóa giận, nàng tiểu thư đỏng đảnh ngang ngược bèn giở trò đểu, nhân khi Khanh quay đi thì chạy tới, định đẩy nàng xuống sông Kim. Chẳng nào ngờ, khóe mắt Đào nhìn thấy nên kịp kéo Khanh lại, để rồi người rơi xuống dòng nước lạnh là chính ả.
Thanh Huyền không biết bơi, vẫy vùng như con cá mắc cạn. Khanh nheo mắt, quả báo tới ngay không cần đợi là đây đó. Khanh bảo Đào đi tìm đồ vớt nàng ta lên thì ả Vân la làng:
“Bớ người ta! Có kẻ đẩy Tạ tiểu thư xuống nước! Bớ người ta.”
Gì vậy, ả hâm sao? Cứu người tính sau nhưng “ăn cướp la làng” thì phải làm trước. Khanh nhìn nàng ta bằng nửa con mắt đầy khinh bỉ. Bên tai nàng nghe tiếng gia nhân lục đục, rồi chẳng nói chẳng rằng, Khanh tự mình nhảy xuống dòng nước lạnh, đạp cô ả Huyền về sát gần bờ.
Kẻ toan tính người chơi liều.
Một nước đi lật ván cờ hoàn toàn táo bạo.
Để xem khi một vương phi và một tiểu thư con nhà ngự sử cùng bị đuổi nước, người ta sẽ trọng sẽ khinh bên nào.
Về tình tiết Tô thị là vợ của Tạ ngự sử, phải đến mãi sau này, Tuân mới phát hiện ra.
Tô gia là một gia tộc lớn, quyền khuynh triều dã, đương nhiên sẽ tìm mọi cách để một kẻ ngáng chân tới còn dường thăng tiến của họ không thể nhận ra bản thân bị ám toán từ đầu.
Tuân lại là con của kẻ từ thân bao y lên đến Tần vị, đâm ra hắn hoàn toàn tự thân đối chọi, không có gia thế đằng sau bợ đỡ chống lưng.
Song “anh hùng không hỏi xuất thân”, Tuân vẫn là vật cản lớn nhất nếu Tô gia có ý đưa Tứ hoàng tử lên làm trữ quân.
Lại nói về trắc phi Thanh Huyền, khi đọc “Đại Việt hoa sữa nở”, Khanh biết nàng ta có yêu Tuân, từng yêu, vì chẳng có kẻ nào lại đi toan tính, tranh sủng, hạ bệ một chính phi hòng giành giật tình cảm của vương gia mà không đem lòng yêu hắn cả. Chẳng có người phụ nữ nào cãi mẹ cãi cha để đỏi đi làm vợ lẽ của kẻ ả không yêu.
Nhưng tình yêu của cô ta là loại đáng khinh thường vì nó nằm sau lòng ham mê vật chất, hư vinh, xếp sau lòng trắc ẩn giữa người với người. Cô ta được nuông chiều thành thói, thành thử ra nghĩ rằng bản thân đã trao đi tình cảm thì phải nhận được điều tương xứng.
Đến cuối cùng tình yêu ấy đã biến chất thành tình yêu thành tựu và tình yêu của cải...
Và rồi khi không nhận được, tình yêu đó sẽ biến chất dần. Hoặc khi hắn chẳng đáp ứng được nhu cầu vật chất của nàng ta nữa, hay có một kẻ khác hứa hẹn đem đến món hời lớn hơn, cô ta sẵn sàng quay lại mà cắn giả.
Cô ta trao cho Tuân sự tin tưởng hắn muốn, trao cho Tuân cảm giác một tình yêu vượt lên rào cản của mẹ cha, rồi cũng thẳng thừng dội cho hắn gáo nước lạnh.
Khanh không biết sau khi Tuân chết trắc phi Thanh Huyền có phản ứng thế nào vì truyện kết thúc chừng hửng, nhiều thứ còn bỏ ngỏ. Song trên tất thảy, nàng ghét con người này.
Khanh vuốt nhẹ tóc mai, nàng mỉa mai:
“Mang tiếng là tiểu thư con nhà gia giáo, Tạ ngự sử không dạy cô cách hành lễ khi thấy Vương phi à?”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cô ả Vân không biết vì sao lại xuất hiện ở đây, chêm vào:
“U đã nói mày là con là cái trong nhà, đã về Trịnh gia thì cũng chỉ bằng phận con hầu như tao mà thôi.”
Khanh cười khuẩy:
“Ôi chao xem ai nói kìa.”- Nàng hất cằm về phía Thanh Huyền- “Cô ta họ Tạ chứ không họ Trịnh.”
Nàng bước đến gần cả hai:
“Với cả không nhìn xem bản thân đang đứng ở đâu à? Đây là đất ven sông của triều đình, không phải nhận vơ là sẽ thành của riêng đâu.”
Thanh Huyền mặt nhăn lại như mặt khỉ:
“Mới làm Vương phi được bao lâu mà đã đắc ý rồi?”
“Một ngày làm Vương phi thì cũng vẫn là Vương phi. Cô chỉ là một quyến nữ của nhà ngự sử, chẳng có tên có tuổi trong gia phả hoàng thất, cô đang dùng cái tư cách gì để nói ngang hàng với ta vậy?”
“Hừ, một ngày trèo cao thì cũng đừng quên xuất thân của mình.”- Thanh Huyền mặt vênh lên, nói với Khanh.
“Đúng thế, đừng có quên xuất thân của mình. Ta sao quên được cô ba đã đẩy ta vào hàm chó dữ thế nào. Mười năm nuôi được ta bằng mấy hạt gạo rồi phủi tay, nghĩa bạc hơn vôi thì đừng có bày như mình thân lắm với ta.”
Con Vân tức sôi máu:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Mày! Đến cùng vẫn là con của gia nô...”
“Bốp!”- Một cái bạt tai giòn tan giáng xuống bản mặt vênh váo của ả Vân.
Nàng chấp nhận đấu khẩu cùng một kẻ đầu chợ đuôi búa như ả nhưng sẽ không chấp nhận có đứa nào léng phéng hạ thấp thầy nàng. Ả ta chết lặng ôm bên má đỏ ứng, in hằn cả một bàn tay, không dám tin nhìn nàng.
“Ngươi nên nhớ bản thân còn được thở là do xương máu của bao người đã ngã xuống, trong đó có cả mồ hôi và máu thịt của thầy ta. Mới hầu được Hoàng Hậu chưa bao lâu thì cũng đừng quên cơm ngươi ăn, hòa bình ngươi đang hưởng là có phần công của ai đem lại. Bớt đem điệu luận gia nô ra để hạ bệ ta đi, bà chị. Thầy ta hiện đã là thống đốc kị binh, là chức vị ngươi leo cả đời cũng chẳng xứng bì.”
Nàng lườm Thanh Huyền:
“Tưởng gia quyến của Tạ ngự sử sẽ gia giáo cỡ nào, hóa ra cũng chỉ bầu bạn được với kẻ ăn lông ở lỗ, qua cầu rút ván như vậy.”
Thẹn quá hóa giận, nàng tiểu thư đỏng đảnh ngang ngược bèn giở trò đểu, nhân khi Khanh quay đi thì chạy tới, định đẩy nàng xuống sông Kim. Chẳng nào ngờ, khóe mắt Đào nhìn thấy nên kịp kéo Khanh lại, để rồi người rơi xuống dòng nước lạnh là chính ả.
Thanh Huyền không biết bơi, vẫy vùng như con cá mắc cạn. Khanh nheo mắt, quả báo tới ngay không cần đợi là đây đó. Khanh bảo Đào đi tìm đồ vớt nàng ta lên thì ả Vân la làng:
“Bớ người ta! Có kẻ đẩy Tạ tiểu thư xuống nước! Bớ người ta.”
Gì vậy, ả hâm sao? Cứu người tính sau nhưng “ăn cướp la làng” thì phải làm trước. Khanh nhìn nàng ta bằng nửa con mắt đầy khinh bỉ. Bên tai nàng nghe tiếng gia nhân lục đục, rồi chẳng nói chẳng rằng, Khanh tự mình nhảy xuống dòng nước lạnh, đạp cô ả Huyền về sát gần bờ.
Kẻ toan tính người chơi liều.
Một nước đi lật ván cờ hoàn toàn táo bạo.
Để xem khi một vương phi và một tiểu thư con nhà ngự sử cùng bị đuổi nước, người ta sẽ trọng sẽ khinh bên nào.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro