Ngôi nhà ở đầu...
2024-11-07 02:44:42
Chương 3: Ngôi nhà ở đầu thôn
Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều có nhà được xây bằng gạch đất bùn, nhà nào khá một chút thì dùng mái ngói, còn nghèo thì lợp bằng mái tranh.
Tuy rằng nhà Kiều Đại Ni nhẹ gánh hơn một chút, nhưng trong nhà lại không có người lớn tuổi đỡ đòn, hai vợ chồng cần cù chăm chỉ làm việc mấy năm thì năm ngoái mới vét hết tiền bạc để thay mái tranh qua thành mái ngói.
Dù ở nông thôn không có nhà gạch hay nên xi-măng, nhưng lại được cái rộng rãi. Trong nhà Kiều Đại Ni, cửa chính đi thẳng vào là nhà chính, hai bên trái phải nhà chính thì mỗi bên có thêm hai gian phòng. Hai gian phòng bên phải thì dành cho người ở, còn hai phòng bên trái thì một phòng là nhà bếp và một phòng là phòng để đồ.
Trong nhà cũng không có đồ đạc gì nhiều, ở nhà chính chỉ có một chiếc bàn vuông và bốn băng ghế dài. Căn phòng bên phải gần cửa là phòng ngủ của hai vợ chồng Kiều Đại Ni, bên trong cũng chỉ có một chiếc giường và hai chiếc rương gỗ. Phía sau là phòng của hai đứa nhỏ, chỉ đặt một cái giường là hết rồi.
Bếp trong phòng bếp là loại bếp đắp bằng đất kiểu nông thôn, có hai hố bếp trước su thông nhau. Bếp phía trước to hơn, có thể dùng để nấu đồ ăn, còn bếp phía sau nhỏ hơn một chút dùng để nấu cơm nấu nước. Đây cũng là trí tuệ của người dân nông thôn, chỉ cần nổi lửa có một lần, cơm canh đều chín cả.
Trên bệ bếp nhà Kiều Đại Ni có một chiếc chảo sắt lớn và một cái vạc cơm. Ở vùng này, những cái nồi dùng để nấu cơm đều gọi là vạc cả, nó cao hơn nhiều so với chảo sắt, lại còn có cả nắp đậy nữa.
Cạnh bếp có một cái tủ bát, trong đó có để mấy đôi bát đũa, còn có cả những thứ khá đáng giá trong nhà như đường hay dầu ăn nữa, cũng đều cất kỹ hết bên trong tủ. Không chỉ là vì đề phòng con người, mà còn để đề phòng lũ chuột bọ có mặt ở khắp nơi nữa.
Trong phòng chứa đồ thì lại chất đầy khẩu phần lương thực của mấy người trong nhà, một vài loại nông cụ, còn có mấy cái bình, cái vại nữa. Mỗi nhà sống ở đây đều sẽ có vài bình hay vai để làm đồ muối chua.
Mấy ngày trước trời mưa, cuối cùng hôm nay cũng tạnh, Thụ Oa dẫn em gái Điềm Nữu vào trong thôn chơi với mấy đứa nhỏ khác, lúc này vẫn chưa về. Những ngày vừa qua, không khí trong nhà rất nặng nề, hai đứa nhỏ đã biết ba chúng mất rồi, đáng thương vô cùng. Mẹ chúng cũng khác trước, thỉnh thoảng lại khóc vài hồi, cũng không cười với chúng hay là nói chuyện nhiều cùng chúng nữa.
Trẻ con đều rất mẫn cảm, mỗi ngày bọn nhỏ đều ngồi bên để canh chừng mẹ, sợ mẹ cũng sẽ đi mất như ba. Hôm nay cũng là Kiều Đại Ni khuyên nhủ mãi bọn nhỏ mới dám bước ra khỏi nhà đó chứ.
Nghĩ đến hai đứa nhỏ, trời đã trưa, cũng nên nấu ăn rồi. Lương thực mà năm ngoái đại đội chia cho cũng đã ăn hết hơn một nửa, bây giờ ba của bọn nhỏ đã mất nên vẫn còn dư ra lương thực cho một người lớn.
Gạo còn khoảng mười mấy cân. Ở Cao Gia Pha này có ruộng để gieo trồng lúa nước, tuy ruộng nước cũng khá nhiều nhưng sản lượng lại không cao, thế nên mỗi nhà cũng chẳng được chia bao nhiêu thóc cả.
Ở những khoảng ruộng cạn khác thì trồng các loại ngô, đậu nành, lạc, khoai tây, khoai lang, v.v. Số lương thực được chia năm ngoái thì phần nhiều đều là ngô và khoai lang đỏ.
Gạo còn lại không nhiều, lúc này lại còn chưa đến thời điểm gieo trồng lúa nước, cũng phải mấy tháng nữa mới được chia lương thực, thế nên phải ăn tiết kiệm thôi. Buổi trưa cô nấu cơm khoai lang đỏ, cho nhiều khoai lang và rất ít gạo. Sau đó lại xào mấy loại rau rừng mà cô mới đào được là xong. Ở thời đại này, nhà ai cũng nghèo, quanh năm suốt tháng chỉ ăn rau củ quả, rất ít khi được ăn thịt.
Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều có nhà được xây bằng gạch đất bùn, nhà nào khá một chút thì dùng mái ngói, còn nghèo thì lợp bằng mái tranh.
Tuy rằng nhà Kiều Đại Ni nhẹ gánh hơn một chút, nhưng trong nhà lại không có người lớn tuổi đỡ đòn, hai vợ chồng cần cù chăm chỉ làm việc mấy năm thì năm ngoái mới vét hết tiền bạc để thay mái tranh qua thành mái ngói.
Dù ở nông thôn không có nhà gạch hay nên xi-măng, nhưng lại được cái rộng rãi. Trong nhà Kiều Đại Ni, cửa chính đi thẳng vào là nhà chính, hai bên trái phải nhà chính thì mỗi bên có thêm hai gian phòng. Hai gian phòng bên phải thì dành cho người ở, còn hai phòng bên trái thì một phòng là nhà bếp và một phòng là phòng để đồ.
Trong nhà cũng không có đồ đạc gì nhiều, ở nhà chính chỉ có một chiếc bàn vuông và bốn băng ghế dài. Căn phòng bên phải gần cửa là phòng ngủ của hai vợ chồng Kiều Đại Ni, bên trong cũng chỉ có một chiếc giường và hai chiếc rương gỗ. Phía sau là phòng của hai đứa nhỏ, chỉ đặt một cái giường là hết rồi.
Bếp trong phòng bếp là loại bếp đắp bằng đất kiểu nông thôn, có hai hố bếp trước su thông nhau. Bếp phía trước to hơn, có thể dùng để nấu đồ ăn, còn bếp phía sau nhỏ hơn một chút dùng để nấu cơm nấu nước. Đây cũng là trí tuệ của người dân nông thôn, chỉ cần nổi lửa có một lần, cơm canh đều chín cả.
Trên bệ bếp nhà Kiều Đại Ni có một chiếc chảo sắt lớn và một cái vạc cơm. Ở vùng này, những cái nồi dùng để nấu cơm đều gọi là vạc cả, nó cao hơn nhiều so với chảo sắt, lại còn có cả nắp đậy nữa.
Cạnh bếp có một cái tủ bát, trong đó có để mấy đôi bát đũa, còn có cả những thứ khá đáng giá trong nhà như đường hay dầu ăn nữa, cũng đều cất kỹ hết bên trong tủ. Không chỉ là vì đề phòng con người, mà còn để đề phòng lũ chuột bọ có mặt ở khắp nơi nữa.
Trong phòng chứa đồ thì lại chất đầy khẩu phần lương thực của mấy người trong nhà, một vài loại nông cụ, còn có mấy cái bình, cái vại nữa. Mỗi nhà sống ở đây đều sẽ có vài bình hay vai để làm đồ muối chua.
Mấy ngày trước trời mưa, cuối cùng hôm nay cũng tạnh, Thụ Oa dẫn em gái Điềm Nữu vào trong thôn chơi với mấy đứa nhỏ khác, lúc này vẫn chưa về. Những ngày vừa qua, không khí trong nhà rất nặng nề, hai đứa nhỏ đã biết ba chúng mất rồi, đáng thương vô cùng. Mẹ chúng cũng khác trước, thỉnh thoảng lại khóc vài hồi, cũng không cười với chúng hay là nói chuyện nhiều cùng chúng nữa.
Trẻ con đều rất mẫn cảm, mỗi ngày bọn nhỏ đều ngồi bên để canh chừng mẹ, sợ mẹ cũng sẽ đi mất như ba. Hôm nay cũng là Kiều Đại Ni khuyên nhủ mãi bọn nhỏ mới dám bước ra khỏi nhà đó chứ.
Nghĩ đến hai đứa nhỏ, trời đã trưa, cũng nên nấu ăn rồi. Lương thực mà năm ngoái đại đội chia cho cũng đã ăn hết hơn một nửa, bây giờ ba của bọn nhỏ đã mất nên vẫn còn dư ra lương thực cho một người lớn.
Gạo còn khoảng mười mấy cân. Ở Cao Gia Pha này có ruộng để gieo trồng lúa nước, tuy ruộng nước cũng khá nhiều nhưng sản lượng lại không cao, thế nên mỗi nhà cũng chẳng được chia bao nhiêu thóc cả.
Ở những khoảng ruộng cạn khác thì trồng các loại ngô, đậu nành, lạc, khoai tây, khoai lang, v.v. Số lương thực được chia năm ngoái thì phần nhiều đều là ngô và khoai lang đỏ.
Gạo còn lại không nhiều, lúc này lại còn chưa đến thời điểm gieo trồng lúa nước, cũng phải mấy tháng nữa mới được chia lương thực, thế nên phải ăn tiết kiệm thôi. Buổi trưa cô nấu cơm khoai lang đỏ, cho nhiều khoai lang và rất ít gạo. Sau đó lại xào mấy loại rau rừng mà cô mới đào được là xong. Ở thời đại này, nhà ai cũng nghèo, quanh năm suốt tháng chỉ ăn rau củ quả, rất ít khi được ăn thịt.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro