Lớp Phó, Cậu Không Được Chạy!

Lần Đầu

2024-08-17 19:16:05

Có lẽ Long sợ tôi hiểu lầm nên anh vội sửa lời ngay: "À, ý anh là sao lúc nãy trán em nóng thế. Em cũng cảm nhận được mà đúng chứ?", Long ngồi thẳng lưng hơn khi nãy một chút, mặt anh hơi cúi xuống nhìn tôi với vẻ bối rối cứ như anh sợ tôi lại tiếp tục hiểu lầm anh thêm lần nữa. Ở góc độ đó tôi có thể thấy được bản thân nằm trong đôi mắt của Long, dù khuôn mặt tôi hiện lên với vẻ không dễ thương lắm.

Sự đột ngột xuất phát từ câu hỏi bất ngờ ấy khiến tôi khựng lại vài giây, không nhịn cười được trước dáng vẻ bối rối của anh, tôi khẽ cong môi đáp: "Chắc hồi nãy tay anh nóng, nên sờ trán em mới thấy nóng", cuối câu tôi còn hihi thêm cái nữa để xua bớt đi không khí căng thẳng giữa hai bên.

Dương Hoàng Long: "Em dễ hạ nhiệt thật đấy". Dứt lời, anh ung dung đứng bật dậy.

"Ngồi yên đấy, anh đi mua gì đó cho em với Đan ăn tạm", Long ngoảnh đầu lại nhắc nhở tôi rồi mới mở cửa đi ra khỏi phòng.

Tôi nhận ra con người này rất thích chăm sóc người khác, nghe Đan nói tương lai sau này anh muốn trở thành một bác sĩ giỏi nên mới chăm chỉ rèn tính từ nhỏ để sau cho đỡ bỡ ngỡ. Nghĩ lại thì công nhận lý tưởng đó giống mẹ tôi thật.

Tôi chính là kiểu người "chỉ được nghe kể" chứ không được tận mắt chiêm nghiệm. Kể cả những câu chuyện về mẹ tôi, những đức tính tốt đẹp của bà ấy, tất thảy đều là những mảnh ký ức mà tôi chỉ có thể tưởng tượng dựa trên lời kể của bố.

Hồi trẻ, mẹ tôi là một bác sĩ vừa xinh đẹp lại còn tận tụy hết sức với nghề nên được mọi người quý lắm. Bố thường bảo "con giống mẹ hơn bố", nên hồi nhỏ tôi hay lén lút đứng trước gương rồi nhìn chằm chằm bản thân trong đó để cố mường tượng ra được khuôn mặt của mẹ. Sở dĩ tôi có thói quen đó là vì tôi khao khát muốn thấy mẹ mình dù chỉ một phút ngắn ngủi, càng nhìn tôi càng muốn biết thêm về mẹ hơn, tôi muốn biết mẹ tôi tuyệt đến mức nào.

Có lẽ cuộc đời sau này của mẹ không được đẹp như mộng nên dù tôi nài nỉ cỡ nào bố cũng nhất quyết không kể, bố hứa khi nào tôi trưởng thành rồi sẽ kể tường tận cho nghe. Chỉ tiếc là lời hứa năm đó rời đi vội vã quá, năm tôi sáu tuổi thì bố mất vì tai nạn giao thông.

"Cậu ta nhớ Đinh Giao quá rồi nhỉ? Rời xa một chút liền không chịu được. Nói đi nói lại cũng là cô ấy chịu thiệt", "Phải, cứu được trăm mạng người nhưng lại không cứu nổi chính mình. Đinh Giao của tôi chịu thiệt rồi". Đó là những lời tôi nghe thoáng qua từ những vị khách lạ trong lễ tang năm đó, tuy hồi ấy tôi không hiểu nhưng từng câu từng chữ đều vô thức thấm nhuần trong trí nhớ của tôi. Mãi đến sau này khi lớn lên thì tôi mới biết được hàm ý trong câu nói của họ, quả thật mẹ mất là do tôi. Giây phút đó tôi cũng nhận ra rằng, thì ra từ lúc bước chân vào thế giới tôi đã được mẹ trao cho điều tuyệt vời nhất trên đời, đó chính là sinh mạng.

Còn bố - cầu nối duy nhất giữa tôi và mẹ cũng chầm chậm rời khỏi thế giới của tôi. Người đời rủa tôi là đồ sao chổi, người nhà coi tôi là đồ bỏ đi từ nhỏ tới lớn nên tôi càng quý trọng cuộc sống hơn. Mẹ cho tôi sinh mạng, tôi thề không bao giờ phụ lòng mẹ, bố cho tôi niềm tin vào cuộc sống, tôi quyết sau này phải trở thành giáo viên để tiếp bước bố với lý tưởng trồng người, trồng nhân cách tốt.

Bởi vậy khi nhận ra người con trai ấy có đôi phần lý tưởng giống bố, mẹ. Tôi không những ngưỡng mộ mà còn khâm phục đến tận đáy lòng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});


Dương Mẫn Đan: "Nam ới ời"

Tiếng ngân dài bên tai của Đan làm tôi giật mình quay mặt lại nhìn cậu ấy, mới thả hồn trên mây có tí mà Đan đã bàn bạc với anh Đức xong rồi.

Để hoàn lại tâm trạng có chút nặng nề của bản thân, tôi tươi cười hỏi Đan về kế hoạch đi chơi mà cậu ấy bày ra: "Sao nào?", tôi đẩy nhẹ bên vai Đan. "Anh Đức trúng chiêu của cậu chưa?".

Đan cười híp mắt đáp: "Chắc chắn", dứt lời, sắc mặt cậu ấy lập tức sụ xuống sau nụ cười niềm nở khi nãy. "Là không rồi", Đan ủ rũ tựa đầu lên vai tôi.

Rồi hiểu luôn, biết Đan bị từ chối. Tôi khẽ an ủi cổ nhưng cũng hỏi nốt lý do cho đỡ tò mò: "Sao lại bị từ chối?"

"Nhà anh bao việc em ạ, hôm khác nhé". Nói xong, Đan lén lườm Đức một cái rồi nhanh chóng phơi bày sự dối trá đến từ vị trí của anh cho tôi nghe: "Giỏi toán mà chém văn ghê gớm, bữa tớ rủ ảnh đi uống nước để cảm ơn vụ chỉ bài mà anh bảo anh bận. Thế mà đúng hôm đấy nhá...", Đan ôm ngực diễn nét đau đớn, đôi lông mày khẽ nhíu lại. "Tớ rủ đỡ anh Long đi mà ai ngờ gặp Đức ở ngay quán tớ định hẹn". Cuối lời, Đan sụm nụ ngồi tựa lưng vào ghế.

Trái Đất này tròn thật, người hẹn người hủy mà vẫn ngồi cùng một quán mới tài.

Thấy tình hình không ổn, tôi vội an ủi Đan mấy câu rồi nhanh chóng rẽ hướng sang câu chuyện khác: "Mà sao anh chị không hát nữa ta?", tôi quét mắt sang ghế sofa dài bên cạnh, nhìn ai cũng đang nằm lướt điện thoại nên tôi nghĩ cuộc chơi đã tàn. Tuy nhiên, đây có lẽ là vấn đề duy nhất mà ông trời trao cho tôi để cứu vãn tình thế nên tôi đành buộc miệng hỏi.

Đan thoáng nhìn tôi rồi nhẹ giọng đáp: "Nãy anh Đạt bảo đợi anh tớ vô rồi kéo anh tớ lên hát á".

"Nhỡ anh Long không hát thì sao đây?", tôi bật cười hỏi lại.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});


Đan nhanh chóng lấy lại tinh thần, ban đầu tôi còn thắc mắc sao cậu ấy đột nhiên cười tươi như hoa. Ai ngờ lý do gốc cũng nhờ anh Đạt chứ đâu. "Xời dễ, nó không hát thì anh sẽ bắt nó nhảy điệu con thằn lằn rồi mới cho nó đi. Anh Đạt bảo vậy đó", Đan hí hửng kể.

Anh này chấp niệm với thằn lằn ghê.

...

"Khụ", "khụ...khụ".

"Cậu sao vậy? Cậu không khỏe ở đâu nữa hả?", Đan chớp đôi mắt nhìn tôi.

Chẳng hiểu sao tự nhiên trong người đột nhiên tồn tại cảm giác quặn thắt như thể sắp có thứ gì đó trào lên cổ họng khiến tôi thấy hơi buồn nôn. Từ nãy tới giờ tôi không đụng tới miếng trái cây nào mà vẫn có cảm giác kỳ lạ này, sắp rồi, sắp rồi, tôi không chịu nổi nữa.

"Tớ ra ngoài một chút, không cần theo tớ", tôi gấp gáp thông báo với Đan rồi chạy một mạch ra khỏi phòng.

Nhà vệ sinh, nhà vệ sinh ở đâu? Tôi loay hoay tìm kiếm khắp nơi nhưng không biết phải đi lối nào, may mắn thay lúc đó có một nhân viên quán đi ngang qua chỗ này. Tôi nhanh chóng ôm bụng, tay che kín miệng đi từng bước nặng nề tới chỗ người đó.

"Cho...cho em hỏi nhà vệ sinh nằm ở đâu ạ?", tôi cúi gằm mặt xuống, mắt bắt đầu thấy lờ đờ không nhìn rõ nữa.

Nhân viên đó im lặng một lúc rồi mới tiếp lời tôi: "Đằng sau, đi thẳng, rẽ phải, phòng cuối".

Hơi lâu nhưng mà ngắn gọn, xúc tích. "Em cảm ơn", tôi cúi đầu cảm ơn rồi gấp rút đi theo chỉ dẫn của anh nhân viên.

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Lớp Phó, Cậu Không Được Chạy!

Số ký tự: 0