Tất cả dựa vào duyên phận
Ân Tầm
2024-07-23 14:54:01
Khi nói chuyện với họ, ông ấy ngồi trên một chạc hồ dương đã khô. Chạc
cây ấy bị phong hóa, chuyển màu giống với đất sa mạc, trơ trọi không còn vỏ cây, tạo hình cực kỳ đặc biệt. Ông ấy châm một điếu thuốc, thuốc lá
vẫn còn hút bằng tẩu, lá được nhét vào đầu tẩu, khói phả ra cực kỳ sặc.
Sau khi nghe được câu nói của Nhiêu Tôn, ông già lại rít thêm hai hơi nữa, giọng nói trầm buồn bay ra từ làn khói thuốc dày đặc: “Đâu phải là đi ngắm cảnh, vào trong sa mạc một khi gặp nguy hiểm ngược lại sẽ trở thành phiền toái.”
Ông già nói tiếng Hán tiêu chuẩn, không có âm địa phương, xem ra thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với những vị khách người Hán nên luyện thành. Cách nghĩ của ông ấy giống hệt Tưởng Ly, thế nên Tưởng Ly đã tìm ra cơ hội thương lượng. Ai dè, ông già không hề nể tình.
“Tôi chưa từng nhìn thấy Huyền thạch, hơn nữa tôi cũng không biết đến Huyền thạch gì đó, thế nên tôi không thể dẫn các người vào sa mạc được.”
Một câu nói từ chối cả ba người nhóm Tưởng Ly.
Không còn cách nào khác, Nhiêu Tôn phải giở tuyệt chiêu quen dùng trên thương trường ra: “Ông lão, ông cứ nói giá ra đi, chỉ cần đưa được chúng tôi đi tìm Huyền thạch.”
Ông già nhìn Nhiêu Tôn qua làn khói, hỏi anh: “Nghe ngữ khí và quan sát cách cậu phô trương, chắc cậu có nhiều tiền lắm?”
Nhiêu Tôn hắng giọng: “À thì… cũng tạm ạ.”
“Trước kia chưa từng đi qua sa mạc phải không?”
“Chưa từng đi.”
Ông già gật đầu, rồi tung ra câu hỏi thứ ba: “Vậy cậu có thể thử tưởng tượng, cả đoàn người các cậu một khi bị mắc kẹt trong sa mạc, cậu nghĩ mọi người sẽ đòi tiền của cậu hay đòi thức ăn và nước uống của cậu?”
Một câu nói khiến Nhiêu Tôn á khẩu.
Ông già thở dài: “Cậu thanh niên này, trên đời này không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng tiền đâu.” Dứt lời, ông ấy đứng lên đi vào nhà.
Kết quả là họ đã chờ chực trước nhà ông già bốn ngày.
Ông già không đuổi ai đi, để lại căn phòng trống cho hai cô gái, còn những người khác thì dựng lều nghỉ ở gần sa mạc.
Ở đây có những trận bão cát không nhỏ, thế nên lều mà Nhiêu Tôn chọn đều là loại quân dụng, chống bão cát, cực kỳ chắc chắn và bền, thống nhất dùng hai màu đen và xanh lục, từng căn lều nhấp nhô, từ xa nhìn lại trông rất hoành tráng.
Ông già nhìn thấy cảnh ấy cũng vẫn im lặng, mặc họ muốn làm gì thì làm. Thái độ của ông ấy đối với họ không thể là quá chống đối, chỉ là ông ấy không tỏ thái độ gì, bất luận thế nào cũng không đưa họ vào trong sa mạc.Nguyễn Kỳ thậm chí đã bày ra bản lĩnh nhà nghề, đứng trên lập trường cùng làm nhà cung cấp nguyên liệu, vừa nói lý lẽ vừa dùng tình cảm, nhưng ông già vẫn không suy suyển, một mực khăng khăng chưa nghe thấy cũng chưa từng nhìn thấy Huyền thạch.
Thái độ kiên quyết này khiến Nguyễn Kỳ tuyệt vọng. Nhiêu Tôn cũng có một thời gian nghi ngờ có nên đặt hết hy vọng lên ông già này hay không, nhưng phóng tầm mắt nhìn ra sa mạc mênh mông diệu vợi, thật sự định “mò kim đáy bể” là chuyện không thể nào.
Chỉ có Tưởng Ly là quyết không “dời núi”, không chút do dự đưa ra quyết định tạm thời đóng quân ở đây.
Ban đầu Nhiêu Tôn và Nguyễn Kỳ không hiểu. Tưởng Ly cũng không giải thích nhiều, chỉ bảo họ vào trong nhà kho mà nhìn. Họ vào trong đó khoảng nửa tiếng, khi ra nét mặt Nguyễn Kỳ phấn khích vô cùng, nói với Tưởng Ly: “Ông trời ơi, đâu phải là nhà kho, rõ ràng là một kho báu. Bên trong toàn là các nguyên liệu vô cùng quý hiếm, có những loại gần như không còn tồn tại ngoài thị trường, vậy mà chỗ ông ấy vẫn có!”
Nhiêu Tôn giống hệt như Lục Đông Thâm, nói về nguyên liệu là hoàn toàn không theo kịp tiết tấu. Nhưng cũng may anh có một khả năng phán đoán đầy lý trí: “Nhìn thế này, ông già kia nói chưa từng nhìn thấy Huyền thạch rõ ràng là bốc phét. Theo như lời các em miêu tả về mấy món đồ trong nhà ông ta thì hình như ông ta là người ngày ngày uống rượu champaigne nhưng lại bảo là chưa nhìn thấy nước lọc vậy, làm gì có chuyện đó?”
Đây cũng là mục đích Tưởng Ly muốn họ vào nhà kho tham quan.
Kho của ông già cô đã nhìn qua từ lâu. Cô tự cho rằng kho nguyên liệu mình có ở Thương Lăng đã cực kỳ hệ thống và khổng lồ rồi. Không ngờ, so sánh với nơi đây quả thực chỉ là muối bỏ bể.
Nguyên liệu trong kho của ông già không nhiều nhưng rất hiếm. Quả thực đúng như Nguyễn Kỳ nói, bên trong đa phần là các loại nguyên liệu đã tuyệt tích. Hơn nữa từ đặc trưng của nguyên liệu có thể thấy, quả thực về cơ bản chúng đều tới từ sa mạc, có lẽ ông già đã đi qua vô số các ngóc ngách của sa mạc rất nhiều lần.
Nguyễn Kỳ là nhà cung cấp nguyên liệu, những nguyên liệu từng qua tay cô ấy chắc chắn nhiều hơn bình thường cô tiếp xúc, vì vậy Tưởng Ly đã xác nhận lại một lượt với Nguyễn Kỳ mấy loại nguyên liệu trong kho của ông già. Nguyễn Kỳ đáp chắc chắn: Không sai, mấy nguyên liệu mà cô nói chỉ sinh ra ở sa mạc, hơn nữa một khi mang ra ngoài bán là giá trên trời, hầu như là vô giá.
Trong lúc họ đang nghiên cứu kho nguyên liệu của ông già, đúng lúc ông ấy đi vận chuyển nước. Nhiêu Tôn tinh mắt, cử mấy vệ sỹ đi cùng giúp sức.
Họ định tác chiến lâu dài ở đây, nhưng cũng không thể không có hạn định. Tưởng Ly tính toán sơ qua thời gian, mười ngày.
Chỉ mười ngày.
Cô không có nhiều thời gian cho ông già, cho dù mọi chuyện thuận lợi, thời gian quay về nghiên cứu và công bố cũng phải được tính vào. Thời hạn bốn tháng chẳng còn nhiều, cô chuẩn bị tinh thần cho kết quả tệ nhất: Phải tự mò mẫm.
Vả lại, nếu mười ngày mà vẫn không xoay chuyển được suy nghĩ của đối phương thì có lẽ thật sự hết cách.
Trước nhà ông già trở nên nhộn nhịp.
Nhất là tới buổi tối. Đèn trong các lều sáng lên, nồi niêu bếp núc vào vị trí, mùi thơm nức mũi. Ông già không để ý tới chuyện này, Nhiêu Tôn cũng không keo kiệt, phàm có đồ gì ngon đều bưng cho ông già một phần.Ban đầu ông già sống chết không nhận, ý tứ đại khái là không có công không hưởng lộc. Nhưng lý do Nhiêu Tôn đưa ra là: Chúng tôi chiếm dụng địa bàn của ông thì bỏ ra chút đồ ăn thức uống cũng là chuyện đương nhiên thôi.
Không chỉ vậy, ba người này còn đảm nhận mọi công việc bình thường trong nhà ông già, nào là phơi nguyên liệu, vận chuyển đồ ăn nước uống, quét dọn nhà cửa…
Những công việc chân tay giao hết cho Nhiêu Tôn. Anh cũng rất gắng sức, chuyện gì cũng tận tâm tận lực, có thể không cần nhờ vệ sỹ thì đều tự làm. Nói theo lời của anh thì: Không thể lấy thế bức người, chân thành ắt sẽ được cảm động.
Thế là, một mình chạy đi lấy nước đã trở thành việc hằng ngày của Nhiêu Tôn.
Nguồn nước nằm kế bên giếng cấp nước.
Giếng cấp nước như người bảo vệ của sa mạc, cũng là cột mốc của sa mạc, nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nước tưới tiêu cho những loài cây phòng hộ cho sa mạc, quanh năm có người làm việc ở đó.
Mỗi lần vận chuyển nước ngang qua giếng cấp nước, Nhiêu Tôn lại dừng chân rửa mặt, sau đó trò chuyện đôi ba câu với vợ chồng trông giữ giếng cấp nước.
Hai người này ở sa mạc đã hơn chục năm, vô cùng nhiệt tình, cũng có nghe và biết về ông già cung cấp nguyên liệu. Họ nói rằng từ năm họ được phái về đây trông giếng cấp nước đã biết có một ông già sống ở đó, một mình, không ai biết rõ ông ấy sống bao lâu rồi.
Nhưng có điểm này thì vợ chồng họ khẳng định. Ông già ấy chính là bản đồ sống của sa mạc, thậm chí là cuốn bách khoa toàn thư của sa mạc, không có nơi nào ông ấy không tới được, cũng không có chuyện gì ông ấy không biết.
“Chỉ là tính tình có hơi lập dị, làm việc chỉ coi xem có hợp duyên hay không.” Vợ chồng họ nói vậy.
Tất cả dựa vào duyên phận?
Chuyện này nói dễ thì dễ, nói không dễ… quả thật nan giải.
Mỗi lần vận chuyển nước về, dọc đường, Nhiêu Tôn lại suy nghĩ vấn đề này. Thế nào mới gọi là có duyên nhỉ? Anh cảm thấy ông già quanh năm sống côi cút một mình, chắc chắn là cô độc rồi, chẳng thể nào bắt anh đường sá xa xôi gọi một bà lão tới đây bày chiêu mỹ nhân kế.
Khi hỏi hai vợ chồng người kia xem có cách gì để kết duyên với ông già không, họ cũng không đưa ra được ý kiến, chỉ nói ông già là người hành động theo cảm tính, ai mà biết được ông ấy thích gì và ghét gì chứ.
Ngược lại là Nhiêu Tôn…
Hai vợ chồng họ có ý với anh, còn bóng gió hỏi xem anh đã có bạn gái chưa, mong được giới thiệu cô gái tốt cho anh. Nhiêu Tôn đáp rất sảng khoái: “Bạn gái thì không có, chỉ có một cô vợ thôi.”
Họ đều bày ra nét mặt tiếc nuối, nhìn mãi theo bóng Nhiêu Tôn biến mất như đánh mất thịt Đường Tăng vậy…
Sau khi nghe được câu nói của Nhiêu Tôn, ông già lại rít thêm hai hơi nữa, giọng nói trầm buồn bay ra từ làn khói thuốc dày đặc: “Đâu phải là đi ngắm cảnh, vào trong sa mạc một khi gặp nguy hiểm ngược lại sẽ trở thành phiền toái.”
Ông già nói tiếng Hán tiêu chuẩn, không có âm địa phương, xem ra thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với những vị khách người Hán nên luyện thành. Cách nghĩ của ông ấy giống hệt Tưởng Ly, thế nên Tưởng Ly đã tìm ra cơ hội thương lượng. Ai dè, ông già không hề nể tình.
“Tôi chưa từng nhìn thấy Huyền thạch, hơn nữa tôi cũng không biết đến Huyền thạch gì đó, thế nên tôi không thể dẫn các người vào sa mạc được.”
Một câu nói từ chối cả ba người nhóm Tưởng Ly.
Không còn cách nào khác, Nhiêu Tôn phải giở tuyệt chiêu quen dùng trên thương trường ra: “Ông lão, ông cứ nói giá ra đi, chỉ cần đưa được chúng tôi đi tìm Huyền thạch.”
Ông già nhìn Nhiêu Tôn qua làn khói, hỏi anh: “Nghe ngữ khí và quan sát cách cậu phô trương, chắc cậu có nhiều tiền lắm?”
Nhiêu Tôn hắng giọng: “À thì… cũng tạm ạ.”
“Trước kia chưa từng đi qua sa mạc phải không?”
“Chưa từng đi.”
Ông già gật đầu, rồi tung ra câu hỏi thứ ba: “Vậy cậu có thể thử tưởng tượng, cả đoàn người các cậu một khi bị mắc kẹt trong sa mạc, cậu nghĩ mọi người sẽ đòi tiền của cậu hay đòi thức ăn và nước uống của cậu?”
Một câu nói khiến Nhiêu Tôn á khẩu.
Ông già thở dài: “Cậu thanh niên này, trên đời này không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng tiền đâu.” Dứt lời, ông ấy đứng lên đi vào nhà.
Kết quả là họ đã chờ chực trước nhà ông già bốn ngày.
Ông già không đuổi ai đi, để lại căn phòng trống cho hai cô gái, còn những người khác thì dựng lều nghỉ ở gần sa mạc.
Ở đây có những trận bão cát không nhỏ, thế nên lều mà Nhiêu Tôn chọn đều là loại quân dụng, chống bão cát, cực kỳ chắc chắn và bền, thống nhất dùng hai màu đen và xanh lục, từng căn lều nhấp nhô, từ xa nhìn lại trông rất hoành tráng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Ông già nhìn thấy cảnh ấy cũng vẫn im lặng, mặc họ muốn làm gì thì làm. Thái độ của ông ấy đối với họ không thể là quá chống đối, chỉ là ông ấy không tỏ thái độ gì, bất luận thế nào cũng không đưa họ vào trong sa mạc.Nguyễn Kỳ thậm chí đã bày ra bản lĩnh nhà nghề, đứng trên lập trường cùng làm nhà cung cấp nguyên liệu, vừa nói lý lẽ vừa dùng tình cảm, nhưng ông già vẫn không suy suyển, một mực khăng khăng chưa nghe thấy cũng chưa từng nhìn thấy Huyền thạch.
Thái độ kiên quyết này khiến Nguyễn Kỳ tuyệt vọng. Nhiêu Tôn cũng có một thời gian nghi ngờ có nên đặt hết hy vọng lên ông già này hay không, nhưng phóng tầm mắt nhìn ra sa mạc mênh mông diệu vợi, thật sự định “mò kim đáy bể” là chuyện không thể nào.
Chỉ có Tưởng Ly là quyết không “dời núi”, không chút do dự đưa ra quyết định tạm thời đóng quân ở đây.
Ban đầu Nhiêu Tôn và Nguyễn Kỳ không hiểu. Tưởng Ly cũng không giải thích nhiều, chỉ bảo họ vào trong nhà kho mà nhìn. Họ vào trong đó khoảng nửa tiếng, khi ra nét mặt Nguyễn Kỳ phấn khích vô cùng, nói với Tưởng Ly: “Ông trời ơi, đâu phải là nhà kho, rõ ràng là một kho báu. Bên trong toàn là các nguyên liệu vô cùng quý hiếm, có những loại gần như không còn tồn tại ngoài thị trường, vậy mà chỗ ông ấy vẫn có!”
Nhiêu Tôn giống hệt như Lục Đông Thâm, nói về nguyên liệu là hoàn toàn không theo kịp tiết tấu. Nhưng cũng may anh có một khả năng phán đoán đầy lý trí: “Nhìn thế này, ông già kia nói chưa từng nhìn thấy Huyền thạch rõ ràng là bốc phét. Theo như lời các em miêu tả về mấy món đồ trong nhà ông ta thì hình như ông ta là người ngày ngày uống rượu champaigne nhưng lại bảo là chưa nhìn thấy nước lọc vậy, làm gì có chuyện đó?”
Đây cũng là mục đích Tưởng Ly muốn họ vào nhà kho tham quan.
Kho của ông già cô đã nhìn qua từ lâu. Cô tự cho rằng kho nguyên liệu mình có ở Thương Lăng đã cực kỳ hệ thống và khổng lồ rồi. Không ngờ, so sánh với nơi đây quả thực chỉ là muối bỏ bể.
Nguyên liệu trong kho của ông già không nhiều nhưng rất hiếm. Quả thực đúng như Nguyễn Kỳ nói, bên trong đa phần là các loại nguyên liệu đã tuyệt tích. Hơn nữa từ đặc trưng của nguyên liệu có thể thấy, quả thực về cơ bản chúng đều tới từ sa mạc, có lẽ ông già đã đi qua vô số các ngóc ngách của sa mạc rất nhiều lần.
Nguyễn Kỳ là nhà cung cấp nguyên liệu, những nguyên liệu từng qua tay cô ấy chắc chắn nhiều hơn bình thường cô tiếp xúc, vì vậy Tưởng Ly đã xác nhận lại một lượt với Nguyễn Kỳ mấy loại nguyên liệu trong kho của ông già. Nguyễn Kỳ đáp chắc chắn: Không sai, mấy nguyên liệu mà cô nói chỉ sinh ra ở sa mạc, hơn nữa một khi mang ra ngoài bán là giá trên trời, hầu như là vô giá.
Trong lúc họ đang nghiên cứu kho nguyên liệu của ông già, đúng lúc ông ấy đi vận chuyển nước. Nhiêu Tôn tinh mắt, cử mấy vệ sỹ đi cùng giúp sức.
Họ định tác chiến lâu dài ở đây, nhưng cũng không thể không có hạn định. Tưởng Ly tính toán sơ qua thời gian, mười ngày.
Chỉ mười ngày.
Cô không có nhiều thời gian cho ông già, cho dù mọi chuyện thuận lợi, thời gian quay về nghiên cứu và công bố cũng phải được tính vào. Thời hạn bốn tháng chẳng còn nhiều, cô chuẩn bị tinh thần cho kết quả tệ nhất: Phải tự mò mẫm.
Vả lại, nếu mười ngày mà vẫn không xoay chuyển được suy nghĩ của đối phương thì có lẽ thật sự hết cách.
Trước nhà ông già trở nên nhộn nhịp.
Nhất là tới buổi tối. Đèn trong các lều sáng lên, nồi niêu bếp núc vào vị trí, mùi thơm nức mũi. Ông già không để ý tới chuyện này, Nhiêu Tôn cũng không keo kiệt, phàm có đồ gì ngon đều bưng cho ông già một phần.Ban đầu ông già sống chết không nhận, ý tứ đại khái là không có công không hưởng lộc. Nhưng lý do Nhiêu Tôn đưa ra là: Chúng tôi chiếm dụng địa bàn của ông thì bỏ ra chút đồ ăn thức uống cũng là chuyện đương nhiên thôi.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Không chỉ vậy, ba người này còn đảm nhận mọi công việc bình thường trong nhà ông già, nào là phơi nguyên liệu, vận chuyển đồ ăn nước uống, quét dọn nhà cửa…
Những công việc chân tay giao hết cho Nhiêu Tôn. Anh cũng rất gắng sức, chuyện gì cũng tận tâm tận lực, có thể không cần nhờ vệ sỹ thì đều tự làm. Nói theo lời của anh thì: Không thể lấy thế bức người, chân thành ắt sẽ được cảm động.
Thế là, một mình chạy đi lấy nước đã trở thành việc hằng ngày của Nhiêu Tôn.
Nguồn nước nằm kế bên giếng cấp nước.
Giếng cấp nước như người bảo vệ của sa mạc, cũng là cột mốc của sa mạc, nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nước tưới tiêu cho những loài cây phòng hộ cho sa mạc, quanh năm có người làm việc ở đó.
Mỗi lần vận chuyển nước ngang qua giếng cấp nước, Nhiêu Tôn lại dừng chân rửa mặt, sau đó trò chuyện đôi ba câu với vợ chồng trông giữ giếng cấp nước.
Hai người này ở sa mạc đã hơn chục năm, vô cùng nhiệt tình, cũng có nghe và biết về ông già cung cấp nguyên liệu. Họ nói rằng từ năm họ được phái về đây trông giếng cấp nước đã biết có một ông già sống ở đó, một mình, không ai biết rõ ông ấy sống bao lâu rồi.
Nhưng có điểm này thì vợ chồng họ khẳng định. Ông già ấy chính là bản đồ sống của sa mạc, thậm chí là cuốn bách khoa toàn thư của sa mạc, không có nơi nào ông ấy không tới được, cũng không có chuyện gì ông ấy không biết.
“Chỉ là tính tình có hơi lập dị, làm việc chỉ coi xem có hợp duyên hay không.” Vợ chồng họ nói vậy.
Tất cả dựa vào duyên phận?
Chuyện này nói dễ thì dễ, nói không dễ… quả thật nan giải.
Mỗi lần vận chuyển nước về, dọc đường, Nhiêu Tôn lại suy nghĩ vấn đề này. Thế nào mới gọi là có duyên nhỉ? Anh cảm thấy ông già quanh năm sống côi cút một mình, chắc chắn là cô độc rồi, chẳng thể nào bắt anh đường sá xa xôi gọi một bà lão tới đây bày chiêu mỹ nhân kế.
Khi hỏi hai vợ chồng người kia xem có cách gì để kết duyên với ông già không, họ cũng không đưa ra được ý kiến, chỉ nói ông già là người hành động theo cảm tính, ai mà biết được ông ấy thích gì và ghét gì chứ.
Ngược lại là Nhiêu Tôn…
Hai vợ chồng họ có ý với anh, còn bóng gió hỏi xem anh đã có bạn gái chưa, mong được giới thiệu cô gái tốt cho anh. Nhiêu Tôn đáp rất sảng khoái: “Bạn gái thì không có, chỉ có một cô vợ thôi.”
Họ đều bày ra nét mặt tiếc nuối, nhìn mãi theo bóng Nhiêu Tôn biến mất như đánh mất thịt Đường Tăng vậy…
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro