ÔNG MADELELNE (1)
Victor Hugo
2024-07-24 22:37:25
Vài năm sau thành phố nhỏ M... bầu vị thị trưởng của mình là một trong những nhà chế biến hạt huyền và pha lê giả ngọc giàu nhất địa phương. Và " lão Madeleine " mà có người còn nhớ đã trông thấy khi ông bước vào thành phố vào buổi chiều tháng chạp, túi trên lưng và cây gậy co quắp trong tay, đã trở thành ông thị trưởng.
Người ta không biết gì về nguồn gốc của ông; ông là người lạ trong tỉnh. Người ta chỉ kể rằng ngày ông tới M..., bấy giờ một trận hỏa hoạn vừa bùng lên trong tòa nhà thị sảnh, người đàn ông đó đã xông vào lửa và liều cả tính mệnh mình để cứu hai đứa con của viên đại úy sở sen đầm. Nhờ thành tích đó mà người ta đã không nghĩ tới việc hỏi giấy thông hành của ông.
Đó là một người đàn ông năm mươi tuổi, có vẻ ưu tư và tốt bụng. Cách ăn mặc của ông, ngôn ngữ của ông là của một người thợ giản dị, và tài sản của ông chỉ độ vài trăm quan. Nhưng ngay khi ông tới M..., ông đã sử dụng vốn liếng mỏng manh đó để phục vụ một ý tưởng khôn khéo. Trong chế biến, ông đã thay thế gôm cánh kiến bằng nhựa thông và ông đã nghĩ tới việc thay thế những vòng gài dính liền nhau của những cái xuyến hạt huyền bằng những vòng gài nối nhau một cách đơn giản.
Sự thay đổi nhỏ đó đã làm giảm thiểu giá nguyên liệu một cách đáng kể và là một cuộc cách mạng. Mới không đầy năm năm, tác giả của phương thức đó đã trở nên giàu có và đã làm giàu cho địa phương. Thành phố M... biến thành một trung tâm doanh nghiệp quan trọng. Ngoài một triệu ông chi cho thành phố và cho những người nghèo bằng cách lập một bịnh viện, một ngôi trường, một viện dưỡng nhi, những quỹ cứu trợ, ông còn gửi tại Laffite một món tiền là sáu trăm ba mươi nghìn frăng.
Dù có tài sản và địa vị cao sang, ông vẫn giản dị như ngày đầu. Ông hoàn tất chức trách thị trưởng của mình, nhưng ngoài công việc, ông vẫn sống cô đơn, nói ít, xa lánh những lễ nghi thường tình. Trong những phòng khách cầu kỳ của thành phố M..., người ta bảo: Đó là một con người quê mùa, không thích giao du". Nhưng quần chúng lại ngưỡng mộ ông.
Đầu năm 1821, các tờ báo ngày loan tin về cái chết của ông giám mục địa phận D..., một cái chết lành thánh ở tuổi tám mươi hai. Hôm sau, ông Madeleine xuất hiện trong y phục màu đen, với một băng tang trên mũ. Điều đó tức thì khiến ông được ngưỡng mộ trong vùng ngoại Ô nhỏ xíu Saint-germany thuộc thành phố D..., và một vị nữ tu cao tuổi trong thế giới bé bỏng đầy trang nghiêm đó một buổi chiều đã đánh liều hỏi ông:
- Ông thị trưởng chắc là em họ của đức ông quá cố?
- Không, thưa bà, ông Madeleine ôn tồn đáp, nhưng trong thời trẻ của mình, tôi là đầy tớ trong gia đình của ông ấy.
Bất kể câu trả lời đó, sự chống đối ngấm ngầm trong các phòng khách cũng giảm sút và tàn lụi hẳn; lòng tôn kính đối với ông Madeleine đã trở thành nhất trí. Từ các vùng lân cận cách hàng chục dặm, người ta đến thỉnh ý ông thị trưởng. Mỗi người xem ông là một quan tòa đúng nghĩa. Sự tôn kính lan khắp vùng như một sự lây nhiễm.
Chỉ có một người tránh được sự lây nhiễm đó. Đó là một viên thanh tra cảnh sát tên Javert, và ông ta chỉ đến thành phố M... khi tài sản của người chủ xí nghiệp đã hình thành và khi "lão Madeleine" đã trở thành ông Madeleine.
Thời trẻ ông đã từng là nhân viên trong các nhà tù miền Nam. Nhờ tính thật thà, lương tâm, chức nghiệp, lòng dũng cảm, ông đã lần lượt leo lên các bậc thang nghề nghiệp. Dáng vẻ ông ta vừa vững vàng vừa khủng khiếp vừa khắc khổ vừa kiêu căng. Bất hạnh cho kẻ nào rơi vào tay ông ta; ông ta sẵn sàng bắt giữ cha mình với sự thỏa mãn trong lòng do đức hạnh mang lại. Trọn cuộc đời ông ta bám chặt vào hai từ này: canh chừng và theo dõi. Cặp lông mày ông nhô lên trên đôi mắt âm u; những chòm râu rậm rạp phủ đầy đôi má của ông ta, tạo cho ông một bộ mặt chó gộc. Quả thật Javert nghiêm nghị trông giống một con chó gộc, nhưng khi cười, ông ta trở thành một con cọp.
Con người ghê gớm đó giống như một con mắt lúc nào cũng nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, một con mắt nghi ngờ và ức đoán, ông Madeleine cuối cùng cũng nhận ra điều đó, nhưng ông không tìm cách lẩn tránh cái nhìn đó và ông cư xử với Javert một cách thỏa mái và tốt đẹp. Tuy nhiên một ngày nọ, thái độ lạ lùng của viên cảnh sát chừng như gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông Madeleine.
Đó là hôm sau một ngày mưa, mặt đất còn sũng ướt, và trên một con đường hẹp lầy lội của thành phố M..., một người nông dân già, lão Fauchelevent, vừa ngã dưới chiếc xe mà con ngựa đã quị xuống. Cái ngã của người đàn ông khốn khổ đến nỗi chiếc xe chở nặng đè lên ngực lão. Người ta đã thử kéo lão ra nhưng vô ích, lão buông những tiếng rên thảm hại. Javert xuất hiện đúng lúc xảy ra tai nạn, và ông ta cho người đi tìm một con đội. Ông Madeleine tới. Mọi người kính cẩn dãn ra.
- Trong bao lâu mới có con đội? - Ông thị trưởng hỏi.
- Một khắc đồng hồ.
- Không thể đợi một khắc đồng hồ được. Chiếc xe càng lún xuống trong từng phút một. Cần một người thiện chí luồn dưới xe và dùng lưng đỡ nó lên. Tôi xin biếu hai mươi đồng tiền vàng cho ai có sức khỏe và tấm lòng.
- Phải một con người khủng khiếp mới dùng lưng nâng nổi một chiếc xe như thế - Javert nói. Rồi nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, ông ta tiếp lời: - Tôi biết chỉ có một người làm được điều ông vừa yêu cầu. Đó là một người tù khổ sai của nhà tù Toulon.
- À! Ông Madeleine buột miệng, và mặt ông biến sắc. - Cứu tôi với! - lão Fauchelevent rên rỉ - Cứu tôi!
Ông Madeleine ngẩng đầu nhìn những người nông dân đang bất động, và ông mỉm cười buồn bã. Thế rồi, không nói lời nào, ông sụp quì gối và trước khi đám đông kịp buông ra một tiếng kêu, ông đã ở dưới chiếc xe.
Một phút yên lặng và đợi chờ đáng sợ. Bỗng đâu người ta trông thấy chiếc xe nhúc nhích, từ từ nhấc lên, bánh xe ra khỏi chỗ lún được phân nữa. Ông Madeleine kêu lên, giọng tắc nghẽn: "Nhanh lên! Giúp một tay!".
Bấy giờ mọi người nhào tới. Chiếc xe được đưa lên bằng hai mươi cánh tay. Lão Fauchelevent đã được thoát nạn.
Ông Madeleine đứng dậy. Ông đầm đìa mồ hôi và dính đầy bùn. Mọi người đều khóc; ông lão vừa hôn lên hai đầu gối của ông vừa khóc nức nở.
Còn ông, ông có vẻ mặt đau đớn và đầy thánh thiện; và ông nhìn thẳng vào Javert bằng con mắt bình thản.
Ông lão Fauchelevent đã đỡ nhiều nhưng một trong hai đầu gối của ông bị chứng cứng liền khớp. Ông Madeleine cho con người chất phác đó vào nữ tu viện thuộc khu St-antoine tại Paris với tư cách người làm vườn.
Còn Javert, sau nhiều ngày nghiền ngẫm những suy nghĩ đen tối, ông ta viết một lá thư tới Paris. Với địa chỉ đề ngoài bì thư: " Kính gởi ông Chabouillet, thư ký ông cảnh sát trưởng".
Một tháng đã trôi qua. Một buổi chiều nọ, ông Madeleine đang trong phòng làm việc của mình, lo giải quyết một vài công việc cấp bách của tòa thị chính thì Javert yêu cầu được nói chuyện với ông.
- Ông cần gì hở ông thanh tra? - Ông Madeleine ôn tồn hỏi.
Javert im lặng một hồi, rồi với một vẻ trịnh trọng buồn bã, cuối cùng ông ta nói:
- Một hành vi phạm tội của một viên chức đối với một quan chức lãnh đạo địa phương. Tôi đến, bởi đây là bổn phận của tôi, để tường trình sự việc lên ông. Viên chức có tội chính là tôi. Quan chức lãnh đạo địa phương chính là ông, ông thị trưởng ạ. Tôi đến thỉnh cầu ông bãi chức tôi.
Ông Madeleine nhổm dậy trên chiếc ghế bành của mình, sửng sốt.
- Tôi không hiểu gì cả. - Ông nói.
- Ông sẽ hiểu, ông thị trưởng ạ. Ông còn nhớ tai nạn của ông lão Fauchelevent chứ? Tôi đã tố giác với sở Cảnh sát Paris rằng ông là một cựu tù khổ sai.
Mặt ông Madeleine tái đi, nhưng ông vẫn bật cười.
- Tôi nghĩ, - Javert nói, mắt nhìn xuống một cách nhẫn nhục - tôi nghĩ tôi đã nhận ra ông là một người tù khổ sai mà tôi đã trông thấy cách đây hai mươi năm khi tôi là thượng sĩ cai tù ở Toulon, một người tên Jean Valjean khi ra khỏi tù đã ăn trộm tại nhà một ông giám mục. Từ tám năm nay ông ta đã biến mất... Tôi cứ ngỡ cuối cùng tôi đã tố giác ông.
- Và người ta đã trả lời ông thế nào? - Ông Madeleine hỏi giọng hoàn toàn dửng dưng.
- Rằng tôi điên. Jean Valjean đích thực đã được tìm ra. Đúng thế. Mùa thu năm nay tại Ailly-le-haut-clocher người ta đã bắt được một con người quê mùa tên Champmathieu. Ông ta đã trèo tường bẻ một cành táo với nhiều trái táo. Đó chỉ là một vụ thuộc tòa tiểu hình thôi. Nhưng khi chuyển con người buồn cười đó đến nhà tù Arras. Một cựu tù khổ sai tên Brevet được giữ tại đó đã kêu lên khi trông thấy người trộm táo đi qua: "Ê! Tôi biết người đó, đó là một cựu tù khổ sai, đó là Jean Valjean! Tụi này cùng ở chung với nhau tại Toulon mà!
Tên Champmathieu chối. Tất nhiên rồi! Người ta điều tra sâu về ông ta. Người ta biết được rằng khoảng ba mươi năm trước ông ta làm thợ tỉa cành cây tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Faverolles. Tại đây, người ta mất dấu ông ta. Lâu lắm sau đó, người ta gặp lại ông ta tại Auvergne, rồi tại Paris nơi ông ta bảo mình làm thợ đóng xe bò và có một con gái làm thợ giặt ủi. Thế mà trước khi vào tù vì tội danh đánh cắp, Jean Valjean là thợ tỉa cành cây tại Faverolles. Còn sự kiện khác. Valjean có tên thánh là Jean và mẹ ông ta có tên họ là Mathieu.
Không gì tự nhiên hơn khi ra khỏi nhà tù, ông ta muốn lẩn trốn bằng cách lấy tên của mẹ. Ông ta sẽ lấy tên Jean Mathieu. Ông ta đến Auvergne và cách phát âm của địa phương biến ông thành Chan Mathieu từ đó có tên Champmathieu. Người ta điều tra tại Faverrolles. Gia đình Jean Valjean không còn ở đó nữa. Những giai tầng khốn khổ đó như bùn sình hoặc bụi bặm, chúng biến mất mà không để lại dấu vết. Người ta điều tra tại Toulon.
Cùng với Brevet, chỉ còn có hai người tù khổ sai từng biết Jean Valjean: Cochepaille và Chenildieu. Người ta đưa họ ra khỏi nhà tù, người ta dẫn họ đến, và cả hai không chút ngần ngại đã nhận ra Jean Valjean ngay.
Chính vào lúc đó tôi đã gửi thư tố giác. Người ta gọi tôi tới Arras. Người ta đưa Champmathieu đến gặp tôi... Tôi cũng đã nhận ra ông ta.
- Ông có chắc không? - Ông Madeleine hỏi.
- Dạ chắc. - Javert nói với nụ cười đau khổ.
- Và người đàn ông đó nói sao?
- Ông ta chối bai bải. Ông ta dở trò cục súc nhưng chẳng có hiệu quả gì với ai. Vụ việc được xét xử vào ngày mai. Lão già vô lại sẽ bị kết án. Leo tường, bẻ nhánh cây, trộm táo, đối với một đứa trẻ đó là một trò nghịch ngợm, đối với một người tù khổ sai đó là một trọng tội. Không phải mấy ngày tù nữa, mà là chung thân khổ sai. Tối ngày mai sẽ có bản án.
-Tốt, ông Madeleine nói. Và ông khoát tay ra lệnh cho Javert lui ra.
- Xin lỗi ông thị trưởng, - Javert nhỏ nhẹ tiếp lời - nhưng tôi xin nhắc ông nhớ tôi phải bị bãi chức.
- Để xem, - Ông Madeleine chậm rãi nói - Đó là một sự xúc phạm mà chỉ có tôi là người phán xét. Bây giờ thì ông hãy tiếp tục công việc của ông. Tôi ra lịnh cho ông đấy. Javert rời bước, vẻ cương quyết. Ông Madeleine tựa vào bàn viết của mình, đưa tay bóp trán và ngẫm nghĩ rất lâu.
Người ta không biết gì về nguồn gốc của ông; ông là người lạ trong tỉnh. Người ta chỉ kể rằng ngày ông tới M..., bấy giờ một trận hỏa hoạn vừa bùng lên trong tòa nhà thị sảnh, người đàn ông đó đã xông vào lửa và liều cả tính mệnh mình để cứu hai đứa con của viên đại úy sở sen đầm. Nhờ thành tích đó mà người ta đã không nghĩ tới việc hỏi giấy thông hành của ông.
Đó là một người đàn ông năm mươi tuổi, có vẻ ưu tư và tốt bụng. Cách ăn mặc của ông, ngôn ngữ của ông là của một người thợ giản dị, và tài sản của ông chỉ độ vài trăm quan. Nhưng ngay khi ông tới M..., ông đã sử dụng vốn liếng mỏng manh đó để phục vụ một ý tưởng khôn khéo. Trong chế biến, ông đã thay thế gôm cánh kiến bằng nhựa thông và ông đã nghĩ tới việc thay thế những vòng gài dính liền nhau của những cái xuyến hạt huyền bằng những vòng gài nối nhau một cách đơn giản.
Sự thay đổi nhỏ đó đã làm giảm thiểu giá nguyên liệu một cách đáng kể và là một cuộc cách mạng. Mới không đầy năm năm, tác giả của phương thức đó đã trở nên giàu có và đã làm giàu cho địa phương. Thành phố M... biến thành một trung tâm doanh nghiệp quan trọng. Ngoài một triệu ông chi cho thành phố và cho những người nghèo bằng cách lập một bịnh viện, một ngôi trường, một viện dưỡng nhi, những quỹ cứu trợ, ông còn gửi tại Laffite một món tiền là sáu trăm ba mươi nghìn frăng.
Dù có tài sản và địa vị cao sang, ông vẫn giản dị như ngày đầu. Ông hoàn tất chức trách thị trưởng của mình, nhưng ngoài công việc, ông vẫn sống cô đơn, nói ít, xa lánh những lễ nghi thường tình. Trong những phòng khách cầu kỳ của thành phố M..., người ta bảo: Đó là một con người quê mùa, không thích giao du". Nhưng quần chúng lại ngưỡng mộ ông.
Đầu năm 1821, các tờ báo ngày loan tin về cái chết của ông giám mục địa phận D..., một cái chết lành thánh ở tuổi tám mươi hai. Hôm sau, ông Madeleine xuất hiện trong y phục màu đen, với một băng tang trên mũ. Điều đó tức thì khiến ông được ngưỡng mộ trong vùng ngoại Ô nhỏ xíu Saint-germany thuộc thành phố D..., và một vị nữ tu cao tuổi trong thế giới bé bỏng đầy trang nghiêm đó một buổi chiều đã đánh liều hỏi ông:
- Ông thị trưởng chắc là em họ của đức ông quá cố?
- Không, thưa bà, ông Madeleine ôn tồn đáp, nhưng trong thời trẻ của mình, tôi là đầy tớ trong gia đình của ông ấy.
Bất kể câu trả lời đó, sự chống đối ngấm ngầm trong các phòng khách cũng giảm sút và tàn lụi hẳn; lòng tôn kính đối với ông Madeleine đã trở thành nhất trí. Từ các vùng lân cận cách hàng chục dặm, người ta đến thỉnh ý ông thị trưởng. Mỗi người xem ông là một quan tòa đúng nghĩa. Sự tôn kính lan khắp vùng như một sự lây nhiễm.
Chỉ có một người tránh được sự lây nhiễm đó. Đó là một viên thanh tra cảnh sát tên Javert, và ông ta chỉ đến thành phố M... khi tài sản của người chủ xí nghiệp đã hình thành và khi "lão Madeleine" đã trở thành ông Madeleine.
Thời trẻ ông đã từng là nhân viên trong các nhà tù miền Nam. Nhờ tính thật thà, lương tâm, chức nghiệp, lòng dũng cảm, ông đã lần lượt leo lên các bậc thang nghề nghiệp. Dáng vẻ ông ta vừa vững vàng vừa khủng khiếp vừa khắc khổ vừa kiêu căng. Bất hạnh cho kẻ nào rơi vào tay ông ta; ông ta sẵn sàng bắt giữ cha mình với sự thỏa mãn trong lòng do đức hạnh mang lại. Trọn cuộc đời ông ta bám chặt vào hai từ này: canh chừng và theo dõi. Cặp lông mày ông nhô lên trên đôi mắt âm u; những chòm râu rậm rạp phủ đầy đôi má của ông ta, tạo cho ông một bộ mặt chó gộc. Quả thật Javert nghiêm nghị trông giống một con chó gộc, nhưng khi cười, ông ta trở thành một con cọp.
Con người ghê gớm đó giống như một con mắt lúc nào cũng nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, một con mắt nghi ngờ và ức đoán, ông Madeleine cuối cùng cũng nhận ra điều đó, nhưng ông không tìm cách lẩn tránh cái nhìn đó và ông cư xử với Javert một cách thỏa mái và tốt đẹp. Tuy nhiên một ngày nọ, thái độ lạ lùng của viên cảnh sát chừng như gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông Madeleine.
Đó là hôm sau một ngày mưa, mặt đất còn sũng ướt, và trên một con đường hẹp lầy lội của thành phố M..., một người nông dân già, lão Fauchelevent, vừa ngã dưới chiếc xe mà con ngựa đã quị xuống. Cái ngã của người đàn ông khốn khổ đến nỗi chiếc xe chở nặng đè lên ngực lão. Người ta đã thử kéo lão ra nhưng vô ích, lão buông những tiếng rên thảm hại. Javert xuất hiện đúng lúc xảy ra tai nạn, và ông ta cho người đi tìm một con đội. Ông Madeleine tới. Mọi người kính cẩn dãn ra.
- Trong bao lâu mới có con đội? - Ông thị trưởng hỏi.
- Một khắc đồng hồ.
- Không thể đợi một khắc đồng hồ được. Chiếc xe càng lún xuống trong từng phút một. Cần một người thiện chí luồn dưới xe và dùng lưng đỡ nó lên. Tôi xin biếu hai mươi đồng tiền vàng cho ai có sức khỏe và tấm lòng.
- Phải một con người khủng khiếp mới dùng lưng nâng nổi một chiếc xe như thế - Javert nói. Rồi nhìn đăm đăm vào ông Madeleine, ông ta tiếp lời: - Tôi biết chỉ có một người làm được điều ông vừa yêu cầu. Đó là một người tù khổ sai của nhà tù Toulon.
- À! Ông Madeleine buột miệng, và mặt ông biến sắc. - Cứu tôi với! - lão Fauchelevent rên rỉ - Cứu tôi!
Ông Madeleine ngẩng đầu nhìn những người nông dân đang bất động, và ông mỉm cười buồn bã. Thế rồi, không nói lời nào, ông sụp quì gối và trước khi đám đông kịp buông ra một tiếng kêu, ông đã ở dưới chiếc xe.
Một phút yên lặng và đợi chờ đáng sợ. Bỗng đâu người ta trông thấy chiếc xe nhúc nhích, từ từ nhấc lên, bánh xe ra khỏi chỗ lún được phân nữa. Ông Madeleine kêu lên, giọng tắc nghẽn: "Nhanh lên! Giúp một tay!".
Bấy giờ mọi người nhào tới. Chiếc xe được đưa lên bằng hai mươi cánh tay. Lão Fauchelevent đã được thoát nạn.
Ông Madeleine đứng dậy. Ông đầm đìa mồ hôi và dính đầy bùn. Mọi người đều khóc; ông lão vừa hôn lên hai đầu gối của ông vừa khóc nức nở.
Còn ông, ông có vẻ mặt đau đớn và đầy thánh thiện; và ông nhìn thẳng vào Javert bằng con mắt bình thản.
Ông lão Fauchelevent đã đỡ nhiều nhưng một trong hai đầu gối của ông bị chứng cứng liền khớp. Ông Madeleine cho con người chất phác đó vào nữ tu viện thuộc khu St-antoine tại Paris với tư cách người làm vườn.
Còn Javert, sau nhiều ngày nghiền ngẫm những suy nghĩ đen tối, ông ta viết một lá thư tới Paris. Với địa chỉ đề ngoài bì thư: " Kính gởi ông Chabouillet, thư ký ông cảnh sát trưởng".
Một tháng đã trôi qua. Một buổi chiều nọ, ông Madeleine đang trong phòng làm việc của mình, lo giải quyết một vài công việc cấp bách của tòa thị chính thì Javert yêu cầu được nói chuyện với ông.
- Ông cần gì hở ông thanh tra? - Ông Madeleine ôn tồn hỏi.
Javert im lặng một hồi, rồi với một vẻ trịnh trọng buồn bã, cuối cùng ông ta nói:
- Một hành vi phạm tội của một viên chức đối với một quan chức lãnh đạo địa phương. Tôi đến, bởi đây là bổn phận của tôi, để tường trình sự việc lên ông. Viên chức có tội chính là tôi. Quan chức lãnh đạo địa phương chính là ông, ông thị trưởng ạ. Tôi đến thỉnh cầu ông bãi chức tôi.
Ông Madeleine nhổm dậy trên chiếc ghế bành của mình, sửng sốt.
- Tôi không hiểu gì cả. - Ông nói.
- Ông sẽ hiểu, ông thị trưởng ạ. Ông còn nhớ tai nạn của ông lão Fauchelevent chứ? Tôi đã tố giác với sở Cảnh sát Paris rằng ông là một cựu tù khổ sai.
Mặt ông Madeleine tái đi, nhưng ông vẫn bật cười.
- Tôi nghĩ, - Javert nói, mắt nhìn xuống một cách nhẫn nhục - tôi nghĩ tôi đã nhận ra ông là một người tù khổ sai mà tôi đã trông thấy cách đây hai mươi năm khi tôi là thượng sĩ cai tù ở Toulon, một người tên Jean Valjean khi ra khỏi tù đã ăn trộm tại nhà một ông giám mục. Từ tám năm nay ông ta đã biến mất... Tôi cứ ngỡ cuối cùng tôi đã tố giác ông.
- Và người ta đã trả lời ông thế nào? - Ông Madeleine hỏi giọng hoàn toàn dửng dưng.
- Rằng tôi điên. Jean Valjean đích thực đã được tìm ra. Đúng thế. Mùa thu năm nay tại Ailly-le-haut-clocher người ta đã bắt được một con người quê mùa tên Champmathieu. Ông ta đã trèo tường bẻ một cành táo với nhiều trái táo. Đó chỉ là một vụ thuộc tòa tiểu hình thôi. Nhưng khi chuyển con người buồn cười đó đến nhà tù Arras. Một cựu tù khổ sai tên Brevet được giữ tại đó đã kêu lên khi trông thấy người trộm táo đi qua: "Ê! Tôi biết người đó, đó là một cựu tù khổ sai, đó là Jean Valjean! Tụi này cùng ở chung với nhau tại Toulon mà!
Tên Champmathieu chối. Tất nhiên rồi! Người ta điều tra sâu về ông ta. Người ta biết được rằng khoảng ba mươi năm trước ông ta làm thợ tỉa cành cây tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Faverolles. Tại đây, người ta mất dấu ông ta. Lâu lắm sau đó, người ta gặp lại ông ta tại Auvergne, rồi tại Paris nơi ông ta bảo mình làm thợ đóng xe bò và có một con gái làm thợ giặt ủi. Thế mà trước khi vào tù vì tội danh đánh cắp, Jean Valjean là thợ tỉa cành cây tại Faverolles. Còn sự kiện khác. Valjean có tên thánh là Jean và mẹ ông ta có tên họ là Mathieu.
Không gì tự nhiên hơn khi ra khỏi nhà tù, ông ta muốn lẩn trốn bằng cách lấy tên của mẹ. Ông ta sẽ lấy tên Jean Mathieu. Ông ta đến Auvergne và cách phát âm của địa phương biến ông thành Chan Mathieu từ đó có tên Champmathieu. Người ta điều tra tại Faverrolles. Gia đình Jean Valjean không còn ở đó nữa. Những giai tầng khốn khổ đó như bùn sình hoặc bụi bặm, chúng biến mất mà không để lại dấu vết. Người ta điều tra tại Toulon.
Cùng với Brevet, chỉ còn có hai người tù khổ sai từng biết Jean Valjean: Cochepaille và Chenildieu. Người ta đưa họ ra khỏi nhà tù, người ta dẫn họ đến, và cả hai không chút ngần ngại đã nhận ra Jean Valjean ngay.
Chính vào lúc đó tôi đã gửi thư tố giác. Người ta gọi tôi tới Arras. Người ta đưa Champmathieu đến gặp tôi... Tôi cũng đã nhận ra ông ta.
- Ông có chắc không? - Ông Madeleine hỏi.
- Dạ chắc. - Javert nói với nụ cười đau khổ.
- Và người đàn ông đó nói sao?
- Ông ta chối bai bải. Ông ta dở trò cục súc nhưng chẳng có hiệu quả gì với ai. Vụ việc được xét xử vào ngày mai. Lão già vô lại sẽ bị kết án. Leo tường, bẻ nhánh cây, trộm táo, đối với một đứa trẻ đó là một trò nghịch ngợm, đối với một người tù khổ sai đó là một trọng tội. Không phải mấy ngày tù nữa, mà là chung thân khổ sai. Tối ngày mai sẽ có bản án.
-Tốt, ông Madeleine nói. Và ông khoát tay ra lệnh cho Javert lui ra.
- Xin lỗi ông thị trưởng, - Javert nhỏ nhẹ tiếp lời - nhưng tôi xin nhắc ông nhớ tôi phải bị bãi chức.
- Để xem, - Ông Madeleine chậm rãi nói - Đó là một sự xúc phạm mà chỉ có tôi là người phán xét. Bây giờ thì ông hãy tiếp tục công việc của ông. Tôi ra lịnh cho ông đấy. Javert rời bước, vẻ cương quyết. Ông Madeleine tựa vào bàn viết của mình, đưa tay bóp trán và ngẫm nghĩ rất lâu.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro