Võ Khúc 1
2024-12-16 10:52:41
Người đời cho rằng Phật Lão dị đoan, lại chẳng hay hễ trái lẽ thường thì đều là dị đoan cả; người đời cho rằng Dương Mặc tà thuyết, lại chẳng hay hễ đạo lý xằng xiêng thì đều là tà thuyết cả. (*)
(*) Phật Lão chỉ đạo Phật và đạo Lão; Dương Mặc chỉ Dương Chu và Mặc Tử; câu này lấy Nho giáo làm chuẩn mực, coi là lẽ thường và phê bình những gì “đi ngược lại với lẽ thường”, tức ngược lại với Nho giáo.
** **
Mùa thu là thời điểm náo nhiệt nhất của trấn Thái Ất dưới chân núi Chung Nam Sơn.
Bởi vì còn bảy ngày nữa sẽ là “Chung Nam Luận Kiếm”.
Năm đó, Tông chủ Tuyết Bang Giang Dư Mang ẩn cư tại Chung Nam đã luận bàn ba trăm hiệp với Dư chân nhân ở Lâu Quan Đài, giữa lúc lâm li vui sướng không nhịn được cảm khái: “Từ xưa đến nay mấy vạn vạn năm, vạn người vạn sự đều như mây tan nước cạn, thiên biến vạn hóa, chưa từng bắt kịp. Đến nỗi ngày này giờ này tạm thời có ta, lại chưa hẳn đã không mây tan sương tản... vạn hóa thiên biến, chớp mắt là qua. Như tiên gia ông từng nói: Trời đất là lò, tạo hóa là thợ, âm dương là than, vạn vật là đồng. Nếu chúng ta thật sự vô dục vô cầu thì tại sao không làm mây tan sương tản, làm con thuyền không bị trói buộc xuôi dòng mà trôi? (*)
(*) Viết phỏng theo lời bình “Tây Sương” của Kim Thánh Thán. (chú thích của tác giả.
Nói rồi lại chỉ vào một hõm núi: “Nếu như một ngày nào đó giang hồ đệ tử vẫn có thể dùng võ tương hội như ta với ông hôm nay, cũng có thể âm thầm kết bạn tài tuấn, riêng tư giao hảo anh hào; nếu nhàn cư mà vẫn mang tấm lòng trung trinh thì mới không hoang phí sở học cả đời, cũng không cô phụ một nơi cảnh đẹp non xanh nước biếc như thế này.”
Chưa được mấy năm, Giang Dư Mang được tiên đế đích thân tới Chung Nam mời xuống núi, được ngự tứ cái danh “Phục Hổ tiên sinh” tiếng tăm lẫy lừng. Sau này, bởi vì tác phong hành sự của ông ta quả quyết tàn nhẫn nên được tặng thêm nhã hiệu “Kiếm Lão Hổ”, nhưng đó là chuyện của sau này.
Năm thứ hai sau khi xuống núi, ông ta không lỡ hẹn với Dư chân nhân, thực sự mở một Luận Kiếm Đài trong hõm núi đó.
Trên một bức hoành phi bên cạnh Luận Kiếm Đài có đề câu nói của Thư thánh (*): “Y vui với mọi điều sở ngộ, tạm thấy thỏa thuê, khoái chí an lòng, không biết lão suy sắp đến.”
(*)Thư thánh là Vương Hi Chi, Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng về thư pháp tuyệt kỹ.
Chung Nam Luận Kiếm bắt đầu từ buổi thái bình thịnh thế năm Chính Đức thứ nhất.
Nay đã là năm Chính Đức thứ mười ba. Vốn dĩ trấn Thái Ất dưới chân núi Chung Nam Sơn là nơi hiếm người đặt chân đến, sau khi danh tiếng của Luận Kiếm Đài vang xa, chuyện trọng đại mỗi năm tổ chức một lần, quán ăn và nhà trọ dần nhiều lên, trở thành một thị trấn với quy mô khá lớn với địa thế dựa núi gần sông.
Mười ba năm trở lại đây, như trong dự liệu, hiệp sĩ giang hồ mới tò te vào đời chen nhau vỡ đầu, chỉ tiếc “ngàn vàng khó cầu, Chung Nam khó lên”. Trong vòng một năm, ba trăm anh tài trong số các đệ tử danh môn chính phái chưa xuất sư sẽ nhận được Chung Nam anh hùng thiếp, mời tới Chung Nam Luận Kiếm Đài... Điều này càng khiến cho đông đảo vãn bối giang hồ một lòng mơ ước được “lên Chung Nam”.
Thật ra Chung Nam Luận Kiếm không chỉ giới hạn trong ba trăm đệ tử chưa xuất sư.
Kiếp Phục Các xây dựng khách sạn Yên Vân ở trấn Thái Ất, người chưa nhận được Chung Nam thiếp có thể đến khách sạn Yên Vân mời “Long đầu”, tức là mời người dẫn vào giang hồ. Giá của Long đầu có cao có thấp, hiệp sĩ chọn “Long đầu”, “Long đầu” cũng chọn hiệp sĩ. Nếu như sau cùng hiệp sĩ không vào được danh sách ba trăm người, Long đầu với thân phận là người dẫn đường không chỉ không lấy được cắc bạc nào mà còn vĩnh viễn không được đi theo nghề này nữa.
Trong vòng mười hai năm, có vô số người không biết tự lượng sức mình bị cấm “lên Chung Nam” vĩnh viễn, cũng có vô số người từ vô danh tiểu tốt bỗng chốc một trận thành danh. Tiềm lực của con người không dễ phỏng đoán, ai sẽ bị phường lai lịch bất minh chặn giết nửa đường, dẫu có thắng trên danh tiếng cũng rất khó nói ai có thể là người chiến thắng sau cùng... Nhưng tóm lại đây vẫn là một sân chơi công bằng.
Mười ba năm nay, chuyện duy nhất khiến rất nhiều thiếu niên hiệp khách phải kêu gào bất bình là chuyện phân chia khách sạn.
Trấn Thái Ất rộng lớn, chỉ riêng khách sạn đã có gần năm trăm, nhưng Luận Kiếm Đài chỉ có một. Lúc này, vị trí địa lý của khách sạn cũng trở thành vấn đề.
Bỏ ra số tiền lớn mời Long đầu tự nhiên là khách quý, xứng được ở khách sạn Yên Vân.
Khách sạn Yên Vân cách Luận Kiếm Đài gần nhất. Khách sạn tọa lạc kề núi, một mặt khách phòng nhìn ra sông nước có thể quan sát Luận Kiếm Đài. Chỉ cách một con sông Thái Ất, dõi mắt sang là thấy Luận Kiếm Đài... cho nên khách phòng phía nam của khách sạn Yên Vân được gọi là “Tọa Sơn Quan”.
Hai khách sạn Phong- Tuyết Châu ở hai bên đông tây Luận Kiếm Đài kém hơn chút, khách phòng của hai khách sạn này được giữ cho những danh môn chính tông nhiều đệ tử nhất.
Tuyết Bang có Giang Dư Mang là Tông chủ, lại có Trưởng Tôn Mậu là rể trong tông môn; kiêm thêm chuyện đã tìm được tàn quyển của Kinh Hồng Kiếm, hiện tại như mặt trời giữa ban trưa. Trong tông môn nhân tài đông đúc, cao thủ xuất hiện lớp lớp. Năm gần đây chỉ tính riêng đệ tử chưa xuất sư đã có hơn ba mươi người nhận được Chung Nam anh hùng thiếp, đứng đầu trong các tông môn, tự nhiên được vào ở khách sạn Phong Châu.
.
Trong chuyến xuất hành lần này của các đệ tử Tuyết Bang, ngoài đại đệ tử Giang Trung Nguyệt và Giang Trung Quang, cũng chỉ có Khổng bà bà phụ trách quản giáo đệ tử đi cùng.
Không có sư trưởng đi theo kèm cặp, nhưng đám đệ tử lại không dám lười biếng chút nào.
Sáng nay đến trấn Thái Ất, vừa qua buổi trưa đã tề tụ đông đủ trong sân tỷ võ.
Khách sạn Phong Châu nằm bên bờ sông Thái Ất, bờ đối diện chính là khách sạn Tuyết Châu.
Bên kia sông bố trí mười mấy cọc hoa mai bằng gỗ, gần như trên mỗi cọc đều có một tiểu sa môn (*) đang đứng tấn.
(*) sa môn (沙门): những tín đồ Phật giáo xuất gia tu hành.
Bên này sông có một thiếu niên bận đoản đả (*) đỏ thẫm.
(*) đoản đả (短打): là một loại Hán phục vạt ngắn mà người lao động hay mặc.
Dọc theo bờ sông trồng đầy cây nguyệt quế, hoa vàng điểm xuyết, tỏa hương khắp trấn.
Lòng sông cuồn cuộn sóng bạc, trộn lẫn tiếng cười của thiếu niên.
Bỗng một tiếng “keng” vang lên bất chợt, hai kiếm giao nhau tạo nên một loạt tiếng keng keng keng, tiếp đó lại thấy một người đã cạn kiệt sức lực, liên tục lùi lại mấy bước trên bờ sông, sau khi thở hồng hộc mấy hơi mới chậm rãi nói: “Làm phiền Tạ sư đệ chỉ giáo rồi.”
Không đợi Tạ thiếu hiệp trả lời đã nghe thấy một thiếu nữ ngang ngược cất giọng đắc ý: “Năm ngoái Trung Quang sư huynh xếp hạng mười ba trên bảng Chung Nam, còn xếp trên Chi Văn ca ca. Muội đã nói rồi, năm nay huynh không địch nổi huynh ấy đâu, huynh còn không tin.”
Vị Trung Quang sư huynh đó có chút thở không ra hơi: “Đúng... bái phục nhận thua, không thể không phục.”
Tạ Chi Văn nói: “Nhường rồi, nhường rồi.”
Xoay người ôm kiếm vái, nho nhã lễ độ.
Lại nghe thấy vị Trung Quang sư huynh đã lùi lại trong đám người cạnh khóe một câu: “Hay là Đồng Nhi sư muội tỷ thí với Chi Văn ca ca của muội đi?”
Giang Đồng cuống quýt xua tay: “Muội chỉ sợ mình đỡ không nổi ba chiêu lại khiến mọi người cười lăn ra đất mất thôi.”
Giang Trung Quang cười nhạo, nhỏ giọng lẩm bẩm: “Chỉ giỏi mấy chuyện lông gà vỏ tỏi, công phu lại chẳng tiến bộ chút nào, còn không lấy đó làm hổ thẹn.”
Giang Đồng nghe vậy cũng chẳng tức giận, cười hì hì, cao giọng nói: “Năm nay công phu của Trung Nguyệt sư tỷ tiến bộ không ít, gần đây thậm chí còn ở trên Trung Quang sư huynh, hay là bảo Chi Văn ca ca so chiêu với tỷ nhé?”
Tạ Chi Văn đang muốn từ chối, một nữ tử xinh đẹp dáng người thon thả chậm rãi bước ra từ đám đông, chính là Trung Nguyệt sư tỷ.
Mấy nam đệ tử trong đám người vây xem lập tức hai mắt sáng bừng.
Giang Trung Nguyệt nhẹ giọng nói: “Sư đệ, làm phiền rồi.”
Tạ Chi Văn thấy ánh kiếm của Giang Trung Nguyệt chợt lóe lên, kiếm chiêu xẹt tới như cá lội, chỉ đành than nhẹ một tiếng, nhường nàng một chiêu nửa thức, nhưng vẫn không rút kiếm, chỉ chặn ngang bao kiếm đón đỡ.
Hai người cũng có phần không phân cao thấp, lúc bắt đầu trời hãy còn xanh trong, qua lại hơn trăm chiêu thì mặt trời đã ngã về tây.
Tạ Chi Văn một mạch phá giải hơn một trăm năm mươi kiếm chiêu của Trung Nguyệt, kiếm chiêu nhìn thì dày đặc, song từ đầu tới cuối đều rơi vào thế hạ phong. Lúc này mọi người đã sớm bụng đói cồn cào, một số đệ tử sức khỏe kém mặt mũi đã bắt đầu trắng tái, hai mắt lờ đờ. Đúng lúc các đệ tử mặt ủ mày chau, chỉ mong sao trận tỷ võ này sớm kết thúc thì Tạ Chi Văn nhất thời sơ sẩy bị một chiêu của Trung Nguyệt ép lùi về sau, may có cây quế đằng sau cản lại mới không bị đâm đầu xuống sông.
Trung Nguyệt thấy thời cơ vừa đúng, hai mắt sáng lên, vung mạnh một kiếm về phía thân cây.
Nào biết thân pháp của Tạ Chi Văn cực tốt, tay y bám vào cành quế, dùng hờ nửa thức Bích Hổ Du Long đã nhảy ra ngoài năm bước.
Một kiếm của Trung Nguyệt vồ hụt, trực tiếp bổ vào thân quế, nàng hét lên một tiếng kinh hãi, nhưng lúc này đã muộn, mũi kiếm đã chọc ra một cái lỗ rộng chừng nửa tấc trên thân quế.
Nàng vội vã rút kiếm, nhưng rút không ra, đành phải dùng cả hai tay để rút. Trong lúc hoảng loạn, kiếm của Tạ Chi Văn đã chỉa vào cùi chỏ của nàng.
Khổng bà bà tinh mắt, thấy đại sự không ổn, nghiêm nghị hét lên: “Coi chừng!”
Trung Nguyệt dứt khoát bỏ kiếm, lùi lại hai bước, bao kiếm Tuyết Nguyên đã chỉa thẳng vào mặt, nàng lập tức ưỡn eo ngực lên, nửa thân trên cong ra sau, một tay chống đất, tư thế cực đẹp; chân phải lại không chút nể nang tung ra một cước, vạt áo tung bay, giống như một con khổng tước lông tím đang xòe nửa cái đuôi, khiến đám nam tử không thể rời mắt.
Mắt thất mũi chân của nàng sắp đá rơi kiếm của mình, Tạ Chi Văn giống như đã dự liệu từ trước, đột ngột xoay tròn, một bước tránh đi, tay xách trường kiếm thong dong mà đứng, đã là tư thế tất thắng, miệng nói: “Nhường rồi.”
Lúc này mọi người mới nhìn sang Trung Nguyệt.
Chân nàng vận lực quá mạnh, mười hai phần lực đạo lại chẳng mảy may động tới Tạ Chi Văn, vốn dĩ tư thái binh đi nước hiểm đã là cực hiểm, lúc này hét lên một tiếng yêu kiều, như sắp ngã nhào ra sau.
Đúng lúc này có nam đệ tử duỗi tay đỡ lấy eo nàng, Giang Trung Nguyệt mới có thể xoay hông, lồng ngực phập phồng mấy đợt, sắc mặt tái nhợt mỉm cười: “Đa tạ sư đệ chỉ giáo, công phu của sư đệ quả thực rất giỏi.”
Nam đệ tử phía sau nhỏ giọng lẩm bẩm: “Sao lại không cảm ơn đệ?”
Không đợi Tạ Chi Văn đáp lời, lập tức có người cất tiếng khen ngợi: “Tư thái của sư tỷ đẹp quá.”
Mọi người cười ha ha. Tạ Chi Văn cũng cười, cảm thấy lúc này vô thanh thắng hữu thanh, không nhiều lời thêm nữa.
Khổng bà bà nói: “Chơi đủ rồi thì đi ăn cơm hết đi.”
Đám thiếu niên lập tức hưởng ứng.
Trong lòng Tạ Chi Văn vẫn đang vấn vương chỗ khác, nhân lúc nhiều người nên định chuồn êm.
Cặp mắt lợi hại của Khổng bà bà ghim chặt y, thấy y đi ra bờ sông bèn gọi lại: “Tạ Tấn, đứng lại.”
Y bị hai chữ Tạ Tấn làm cho giật mình, vội giấu thanh kiếm bị mẻ lưỡi ra sau lưng, cười hỏi: “Khổng bà bà có chuyện gì vậy?”
Đám thiếu niên xem náo nhiệt không ngại chuyện lớn, thấy dáng vẻ Khổng bà bà muốn giáo huấn Tạ Tấn thì nhịn không được tươi cười hí hửng, dừng chân lại hóng hớt.
Khổng bà bà: “Kiếm của ngươi làm sao đấy?”
Tạ Tấn: “Sao là sao ạ?”
Khổng bà bà: “Kiếm còn không ra khỏi vỏ, thật sự khinh thường sư tỷ của ngươi hả?”
Tạ Tấn: “Sư tỷ xinh đẹp như vậy, ngộ nhỡ đao kiếm không có mắt làm bị thương sư tỷ thì ta biết đền bù thế nào?”
Mọi người bắt đầu ồn ào, không ngừng phát ra mấy tiếng xí xí xem thường.
“Đừng có khua môi múa mép với ta.” Khổng bà bà quát mọi người im lặng, sau đó nói tiếp: “Cùng là kiếm giống nhau, Tông chủ dùng ba mươi mấy năm chẳng thấy sứt mẻ miếng nào. Bảo kiếm rời khỏi vỏ, lưỡi kiếm thô bằng ngón chân cái mà cũng làm mẻ cho được, ngươi cũng lợi hại thật đấy.”
Sư đệ đứng bên cạnh vội xen miệng: “Đó là vì Tông chủ chưa động đến Kim Cang Đạt Ma Trượng mà.”
Tạ Tấn: “...”
Khổng bà bà: “Kim Cang Đạt Ma Trượng là pháp bảo của Hoằng Pháp đại sư, trên đời này ai có thể có được y bát của đại sư?”
Sư đệ: “Khổng bà bà không biết đấy thôi, khách sạn Yên Vân mới tới một Long đầu, là một tiểu cô nương rất xinh xắn, tự xưng là Võ Khúc Diệp Ngọc Đường chuyển thế, cầm trong tay cũng chính là Kim Cang Đạt Ma Trượng. Sau hơn trăm thức gọn gàng lưu loát, đánh ngang tay với võ quan nhất phẩm đến so chiêu nên danh tiếng đã truyền ra khắp trấn. Mà mọi người đều biết Tạ Tấn là người như thế nào rồi đấy, trời sinh si mê Võ Khúc. Người kia tự xưng Diệp Ngọc Đường, còn cầm Kim Cang Đạt Ma Trượng trong tay, mười phần thì hết tám chín phần không phải là giả, tất nhiên là huynh ấy muốn đi gặp rồi.”
(*) Phật Lão chỉ đạo Phật và đạo Lão; Dương Mặc chỉ Dương Chu và Mặc Tử; câu này lấy Nho giáo làm chuẩn mực, coi là lẽ thường và phê bình những gì “đi ngược lại với lẽ thường”, tức ngược lại với Nho giáo.
** **
Mùa thu là thời điểm náo nhiệt nhất của trấn Thái Ất dưới chân núi Chung Nam Sơn.
Bởi vì còn bảy ngày nữa sẽ là “Chung Nam Luận Kiếm”.
Năm đó, Tông chủ Tuyết Bang Giang Dư Mang ẩn cư tại Chung Nam đã luận bàn ba trăm hiệp với Dư chân nhân ở Lâu Quan Đài, giữa lúc lâm li vui sướng không nhịn được cảm khái: “Từ xưa đến nay mấy vạn vạn năm, vạn người vạn sự đều như mây tan nước cạn, thiên biến vạn hóa, chưa từng bắt kịp. Đến nỗi ngày này giờ này tạm thời có ta, lại chưa hẳn đã không mây tan sương tản... vạn hóa thiên biến, chớp mắt là qua. Như tiên gia ông từng nói: Trời đất là lò, tạo hóa là thợ, âm dương là than, vạn vật là đồng. Nếu chúng ta thật sự vô dục vô cầu thì tại sao không làm mây tan sương tản, làm con thuyền không bị trói buộc xuôi dòng mà trôi? (*)
(*) Viết phỏng theo lời bình “Tây Sương” của Kim Thánh Thán. (chú thích của tác giả.
Nói rồi lại chỉ vào một hõm núi: “Nếu như một ngày nào đó giang hồ đệ tử vẫn có thể dùng võ tương hội như ta với ông hôm nay, cũng có thể âm thầm kết bạn tài tuấn, riêng tư giao hảo anh hào; nếu nhàn cư mà vẫn mang tấm lòng trung trinh thì mới không hoang phí sở học cả đời, cũng không cô phụ một nơi cảnh đẹp non xanh nước biếc như thế này.”
Chưa được mấy năm, Giang Dư Mang được tiên đế đích thân tới Chung Nam mời xuống núi, được ngự tứ cái danh “Phục Hổ tiên sinh” tiếng tăm lẫy lừng. Sau này, bởi vì tác phong hành sự của ông ta quả quyết tàn nhẫn nên được tặng thêm nhã hiệu “Kiếm Lão Hổ”, nhưng đó là chuyện của sau này.
Năm thứ hai sau khi xuống núi, ông ta không lỡ hẹn với Dư chân nhân, thực sự mở một Luận Kiếm Đài trong hõm núi đó.
Trên một bức hoành phi bên cạnh Luận Kiếm Đài có đề câu nói của Thư thánh (*): “Y vui với mọi điều sở ngộ, tạm thấy thỏa thuê, khoái chí an lòng, không biết lão suy sắp đến.”
(*)Thư thánh là Vương Hi Chi, Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng về thư pháp tuyệt kỹ.
Chung Nam Luận Kiếm bắt đầu từ buổi thái bình thịnh thế năm Chính Đức thứ nhất.
Nay đã là năm Chính Đức thứ mười ba. Vốn dĩ trấn Thái Ất dưới chân núi Chung Nam Sơn là nơi hiếm người đặt chân đến, sau khi danh tiếng của Luận Kiếm Đài vang xa, chuyện trọng đại mỗi năm tổ chức một lần, quán ăn và nhà trọ dần nhiều lên, trở thành một thị trấn với quy mô khá lớn với địa thế dựa núi gần sông.
Mười ba năm trở lại đây, như trong dự liệu, hiệp sĩ giang hồ mới tò te vào đời chen nhau vỡ đầu, chỉ tiếc “ngàn vàng khó cầu, Chung Nam khó lên”. Trong vòng một năm, ba trăm anh tài trong số các đệ tử danh môn chính phái chưa xuất sư sẽ nhận được Chung Nam anh hùng thiếp, mời tới Chung Nam Luận Kiếm Đài... Điều này càng khiến cho đông đảo vãn bối giang hồ một lòng mơ ước được “lên Chung Nam”.
Thật ra Chung Nam Luận Kiếm không chỉ giới hạn trong ba trăm đệ tử chưa xuất sư.
Kiếp Phục Các xây dựng khách sạn Yên Vân ở trấn Thái Ất, người chưa nhận được Chung Nam thiếp có thể đến khách sạn Yên Vân mời “Long đầu”, tức là mời người dẫn vào giang hồ. Giá của Long đầu có cao có thấp, hiệp sĩ chọn “Long đầu”, “Long đầu” cũng chọn hiệp sĩ. Nếu như sau cùng hiệp sĩ không vào được danh sách ba trăm người, Long đầu với thân phận là người dẫn đường không chỉ không lấy được cắc bạc nào mà còn vĩnh viễn không được đi theo nghề này nữa.
Trong vòng mười hai năm, có vô số người không biết tự lượng sức mình bị cấm “lên Chung Nam” vĩnh viễn, cũng có vô số người từ vô danh tiểu tốt bỗng chốc một trận thành danh. Tiềm lực của con người không dễ phỏng đoán, ai sẽ bị phường lai lịch bất minh chặn giết nửa đường, dẫu có thắng trên danh tiếng cũng rất khó nói ai có thể là người chiến thắng sau cùng... Nhưng tóm lại đây vẫn là một sân chơi công bằng.
Mười ba năm nay, chuyện duy nhất khiến rất nhiều thiếu niên hiệp khách phải kêu gào bất bình là chuyện phân chia khách sạn.
Trấn Thái Ất rộng lớn, chỉ riêng khách sạn đã có gần năm trăm, nhưng Luận Kiếm Đài chỉ có một. Lúc này, vị trí địa lý của khách sạn cũng trở thành vấn đề.
Bỏ ra số tiền lớn mời Long đầu tự nhiên là khách quý, xứng được ở khách sạn Yên Vân.
Khách sạn Yên Vân cách Luận Kiếm Đài gần nhất. Khách sạn tọa lạc kề núi, một mặt khách phòng nhìn ra sông nước có thể quan sát Luận Kiếm Đài. Chỉ cách một con sông Thái Ất, dõi mắt sang là thấy Luận Kiếm Đài... cho nên khách phòng phía nam của khách sạn Yên Vân được gọi là “Tọa Sơn Quan”.
Hai khách sạn Phong- Tuyết Châu ở hai bên đông tây Luận Kiếm Đài kém hơn chút, khách phòng của hai khách sạn này được giữ cho những danh môn chính tông nhiều đệ tử nhất.
Tuyết Bang có Giang Dư Mang là Tông chủ, lại có Trưởng Tôn Mậu là rể trong tông môn; kiêm thêm chuyện đã tìm được tàn quyển của Kinh Hồng Kiếm, hiện tại như mặt trời giữa ban trưa. Trong tông môn nhân tài đông đúc, cao thủ xuất hiện lớp lớp. Năm gần đây chỉ tính riêng đệ tử chưa xuất sư đã có hơn ba mươi người nhận được Chung Nam anh hùng thiếp, đứng đầu trong các tông môn, tự nhiên được vào ở khách sạn Phong Châu.
.
Trong chuyến xuất hành lần này của các đệ tử Tuyết Bang, ngoài đại đệ tử Giang Trung Nguyệt và Giang Trung Quang, cũng chỉ có Khổng bà bà phụ trách quản giáo đệ tử đi cùng.
Không có sư trưởng đi theo kèm cặp, nhưng đám đệ tử lại không dám lười biếng chút nào.
Sáng nay đến trấn Thái Ất, vừa qua buổi trưa đã tề tụ đông đủ trong sân tỷ võ.
Khách sạn Phong Châu nằm bên bờ sông Thái Ất, bờ đối diện chính là khách sạn Tuyết Châu.
Bên kia sông bố trí mười mấy cọc hoa mai bằng gỗ, gần như trên mỗi cọc đều có một tiểu sa môn (*) đang đứng tấn.
(*) sa môn (沙门): những tín đồ Phật giáo xuất gia tu hành.
Bên này sông có một thiếu niên bận đoản đả (*) đỏ thẫm.
(*) đoản đả (短打): là một loại Hán phục vạt ngắn mà người lao động hay mặc.
Dọc theo bờ sông trồng đầy cây nguyệt quế, hoa vàng điểm xuyết, tỏa hương khắp trấn.
Lòng sông cuồn cuộn sóng bạc, trộn lẫn tiếng cười của thiếu niên.
Bỗng một tiếng “keng” vang lên bất chợt, hai kiếm giao nhau tạo nên một loạt tiếng keng keng keng, tiếp đó lại thấy một người đã cạn kiệt sức lực, liên tục lùi lại mấy bước trên bờ sông, sau khi thở hồng hộc mấy hơi mới chậm rãi nói: “Làm phiền Tạ sư đệ chỉ giáo rồi.”
Không đợi Tạ thiếu hiệp trả lời đã nghe thấy một thiếu nữ ngang ngược cất giọng đắc ý: “Năm ngoái Trung Quang sư huynh xếp hạng mười ba trên bảng Chung Nam, còn xếp trên Chi Văn ca ca. Muội đã nói rồi, năm nay huynh không địch nổi huynh ấy đâu, huynh còn không tin.”
Vị Trung Quang sư huynh đó có chút thở không ra hơi: “Đúng... bái phục nhận thua, không thể không phục.”
Tạ Chi Văn nói: “Nhường rồi, nhường rồi.”
Xoay người ôm kiếm vái, nho nhã lễ độ.
Lại nghe thấy vị Trung Quang sư huynh đã lùi lại trong đám người cạnh khóe một câu: “Hay là Đồng Nhi sư muội tỷ thí với Chi Văn ca ca của muội đi?”
Giang Đồng cuống quýt xua tay: “Muội chỉ sợ mình đỡ không nổi ba chiêu lại khiến mọi người cười lăn ra đất mất thôi.”
Giang Trung Quang cười nhạo, nhỏ giọng lẩm bẩm: “Chỉ giỏi mấy chuyện lông gà vỏ tỏi, công phu lại chẳng tiến bộ chút nào, còn không lấy đó làm hổ thẹn.”
Giang Đồng nghe vậy cũng chẳng tức giận, cười hì hì, cao giọng nói: “Năm nay công phu của Trung Nguyệt sư tỷ tiến bộ không ít, gần đây thậm chí còn ở trên Trung Quang sư huynh, hay là bảo Chi Văn ca ca so chiêu với tỷ nhé?”
Tạ Chi Văn đang muốn từ chối, một nữ tử xinh đẹp dáng người thon thả chậm rãi bước ra từ đám đông, chính là Trung Nguyệt sư tỷ.
Mấy nam đệ tử trong đám người vây xem lập tức hai mắt sáng bừng.
Giang Trung Nguyệt nhẹ giọng nói: “Sư đệ, làm phiền rồi.”
Tạ Chi Văn thấy ánh kiếm của Giang Trung Nguyệt chợt lóe lên, kiếm chiêu xẹt tới như cá lội, chỉ đành than nhẹ một tiếng, nhường nàng một chiêu nửa thức, nhưng vẫn không rút kiếm, chỉ chặn ngang bao kiếm đón đỡ.
Hai người cũng có phần không phân cao thấp, lúc bắt đầu trời hãy còn xanh trong, qua lại hơn trăm chiêu thì mặt trời đã ngã về tây.
Tạ Chi Văn một mạch phá giải hơn một trăm năm mươi kiếm chiêu của Trung Nguyệt, kiếm chiêu nhìn thì dày đặc, song từ đầu tới cuối đều rơi vào thế hạ phong. Lúc này mọi người đã sớm bụng đói cồn cào, một số đệ tử sức khỏe kém mặt mũi đã bắt đầu trắng tái, hai mắt lờ đờ. Đúng lúc các đệ tử mặt ủ mày chau, chỉ mong sao trận tỷ võ này sớm kết thúc thì Tạ Chi Văn nhất thời sơ sẩy bị một chiêu của Trung Nguyệt ép lùi về sau, may có cây quế đằng sau cản lại mới không bị đâm đầu xuống sông.
Trung Nguyệt thấy thời cơ vừa đúng, hai mắt sáng lên, vung mạnh một kiếm về phía thân cây.
Nào biết thân pháp của Tạ Chi Văn cực tốt, tay y bám vào cành quế, dùng hờ nửa thức Bích Hổ Du Long đã nhảy ra ngoài năm bước.
Một kiếm của Trung Nguyệt vồ hụt, trực tiếp bổ vào thân quế, nàng hét lên một tiếng kinh hãi, nhưng lúc này đã muộn, mũi kiếm đã chọc ra một cái lỗ rộng chừng nửa tấc trên thân quế.
Nàng vội vã rút kiếm, nhưng rút không ra, đành phải dùng cả hai tay để rút. Trong lúc hoảng loạn, kiếm của Tạ Chi Văn đã chỉa vào cùi chỏ của nàng.
Khổng bà bà tinh mắt, thấy đại sự không ổn, nghiêm nghị hét lên: “Coi chừng!”
Trung Nguyệt dứt khoát bỏ kiếm, lùi lại hai bước, bao kiếm Tuyết Nguyên đã chỉa thẳng vào mặt, nàng lập tức ưỡn eo ngực lên, nửa thân trên cong ra sau, một tay chống đất, tư thế cực đẹp; chân phải lại không chút nể nang tung ra một cước, vạt áo tung bay, giống như một con khổng tước lông tím đang xòe nửa cái đuôi, khiến đám nam tử không thể rời mắt.
Mắt thất mũi chân của nàng sắp đá rơi kiếm của mình, Tạ Chi Văn giống như đã dự liệu từ trước, đột ngột xoay tròn, một bước tránh đi, tay xách trường kiếm thong dong mà đứng, đã là tư thế tất thắng, miệng nói: “Nhường rồi.”
Lúc này mọi người mới nhìn sang Trung Nguyệt.
Chân nàng vận lực quá mạnh, mười hai phần lực đạo lại chẳng mảy may động tới Tạ Chi Văn, vốn dĩ tư thái binh đi nước hiểm đã là cực hiểm, lúc này hét lên một tiếng yêu kiều, như sắp ngã nhào ra sau.
Đúng lúc này có nam đệ tử duỗi tay đỡ lấy eo nàng, Giang Trung Nguyệt mới có thể xoay hông, lồng ngực phập phồng mấy đợt, sắc mặt tái nhợt mỉm cười: “Đa tạ sư đệ chỉ giáo, công phu của sư đệ quả thực rất giỏi.”
Nam đệ tử phía sau nhỏ giọng lẩm bẩm: “Sao lại không cảm ơn đệ?”
Không đợi Tạ Chi Văn đáp lời, lập tức có người cất tiếng khen ngợi: “Tư thái của sư tỷ đẹp quá.”
Mọi người cười ha ha. Tạ Chi Văn cũng cười, cảm thấy lúc này vô thanh thắng hữu thanh, không nhiều lời thêm nữa.
Khổng bà bà nói: “Chơi đủ rồi thì đi ăn cơm hết đi.”
Đám thiếu niên lập tức hưởng ứng.
Trong lòng Tạ Chi Văn vẫn đang vấn vương chỗ khác, nhân lúc nhiều người nên định chuồn êm.
Cặp mắt lợi hại của Khổng bà bà ghim chặt y, thấy y đi ra bờ sông bèn gọi lại: “Tạ Tấn, đứng lại.”
Y bị hai chữ Tạ Tấn làm cho giật mình, vội giấu thanh kiếm bị mẻ lưỡi ra sau lưng, cười hỏi: “Khổng bà bà có chuyện gì vậy?”
Đám thiếu niên xem náo nhiệt không ngại chuyện lớn, thấy dáng vẻ Khổng bà bà muốn giáo huấn Tạ Tấn thì nhịn không được tươi cười hí hửng, dừng chân lại hóng hớt.
Khổng bà bà: “Kiếm của ngươi làm sao đấy?”
Tạ Tấn: “Sao là sao ạ?”
Khổng bà bà: “Kiếm còn không ra khỏi vỏ, thật sự khinh thường sư tỷ của ngươi hả?”
Tạ Tấn: “Sư tỷ xinh đẹp như vậy, ngộ nhỡ đao kiếm không có mắt làm bị thương sư tỷ thì ta biết đền bù thế nào?”
Mọi người bắt đầu ồn ào, không ngừng phát ra mấy tiếng xí xí xem thường.
“Đừng có khua môi múa mép với ta.” Khổng bà bà quát mọi người im lặng, sau đó nói tiếp: “Cùng là kiếm giống nhau, Tông chủ dùng ba mươi mấy năm chẳng thấy sứt mẻ miếng nào. Bảo kiếm rời khỏi vỏ, lưỡi kiếm thô bằng ngón chân cái mà cũng làm mẻ cho được, ngươi cũng lợi hại thật đấy.”
Sư đệ đứng bên cạnh vội xen miệng: “Đó là vì Tông chủ chưa động đến Kim Cang Đạt Ma Trượng mà.”
Tạ Tấn: “...”
Khổng bà bà: “Kim Cang Đạt Ma Trượng là pháp bảo của Hoằng Pháp đại sư, trên đời này ai có thể có được y bát của đại sư?”
Sư đệ: “Khổng bà bà không biết đấy thôi, khách sạn Yên Vân mới tới một Long đầu, là một tiểu cô nương rất xinh xắn, tự xưng là Võ Khúc Diệp Ngọc Đường chuyển thế, cầm trong tay cũng chính là Kim Cang Đạt Ma Trượng. Sau hơn trăm thức gọn gàng lưu loát, đánh ngang tay với võ quan nhất phẩm đến so chiêu nên danh tiếng đã truyền ra khắp trấn. Mà mọi người đều biết Tạ Tấn là người như thế nào rồi đấy, trời sinh si mê Võ Khúc. Người kia tự xưng Diệp Ngọc Đường, còn cầm Kim Cang Đạt Ma Trượng trong tay, mười phần thì hết tám chín phần không phải là giả, tất nhiên là huynh ấy muốn đi gặp rồi.”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro