Chuyên Viên Trang Điểm Thi Hài
Xả Mục Tư
2024-07-12 02:30:05
– Con đoán xem hồi lễ 1/5 năm nay nhà mình bán được bao nhiêu cái đùi gà hút chân không?
Liêu Đào vừa bấm máy tính vừa hỏi.
– 1000 cái, mẹ kể mấy lần rồi còn gì.
Trang Khiết ngắm người đi lại trên đường, đáp lời mẹ.
– Nếu đợt Quốc khánh này đông khách du lịch thì có khi sẽ bán được hơn 3000 cái không biết chừng, được thế thật là đủ mua cho ba chị em con mỗi đứa một căn hộ, có thế mẹ với chú Hà mới thấy mỹ mãn.
– Đừng tính phần con làm gì, con không về quê đâu.
Nói xong, Trang Khiết chợt cười phá lên, ngoái đầu gọi Liêu Đào ngồi trong:
– Mẹ, mẹ mau nhìn kìa, cái ông kia bị bay mất bộ tóc giả rồi! Ha ha ha ha.
Liêu Đào vội kéo cô vào trong tiệm, càm ràm:
– Con đừng có sống kiểu phổi bò mãi thế, ở Thượng Hải sung sướng lắm chắc? Con cách xa gia đình thế, nhỡ bị bắt nạt cũng phải cắn răng chịu một mình còn gì? Tuy nói ra hơi khó nghe nhưng dân thành phố là chúa thực dụng, bọn họ mà chịu để mắt tới hạng bình dân như nhà mình hay sao? Con sắp 30 tới nơi rồi, đừng để bản thân rơi vào cảnh với cao không tới lựa thấp chẳng ưng.
Trang Khiết đang tính trả treo thì Liêu Đào hất cằm về hướng đông bảo:
– Tháng trước mẹ với chú Hà mày đã đi xem rồi đặt cọc luôn hai căn hộ cùng tòa nhà rồi. Mẹ cứ sắm trước thế, còn ở hay không là chuyện của chị em chúng mày, chứ mẹ hết phận sự rồi. Bao giờ Niễu Niễu lớn, mẹ sẽ mua cho nó một căn. Ba chị em ở chung một toà thế là quá đẹp, sau này tiện bề thăm hỏi nhau.
Trang Khiết ngồi xuống ghế, lột trái chuối nói:
– Thế cũng được ạ, trong thẻ con còn ít tiền, để tối con chuyển cho mẹ.
– Con giữ lại đi, số tiền mấy năm nay con gửi về nhà mẹ đều để dành hết, nhiêu đó gần đủ trả tiền đặt cọc một căn hộ rồi.
– Nhà trong thị trấn có ổn không vậy? Sao con nghe bảo tường bị nứt mà?
Trang Khiết hỏi cho có chuyện.
– Mẹ có mua mấy căn đấy đâu. Khu mẹ xem do một nhà máy dược đầu tư xây dựng và bán giá ưu đãi cho nhân viên. Môi trường sống và cơ sở vật chất ổn lắm, sau này muốn bán đi cũng dễ. Giá rao bán công khai gần 5000 tệ/mét vuông, nhưng mẹ mua được giá nhân viên chỉ còn hơn 3000 tệ thôi. Quê mình nằm kế ga tàu cao tốc nên cả dân thành phố cũng về đây mua đấy.
– Có hâm mới về đây mua nhà, chỉ tổ tốn tiền xe ôm mỗi ngày, thế khác nào hành xác.
Trang Khiết lời ít ý nhiều nói:
– Mua để ở còn đỡ, chứ mua đầu tư thì hỏng hẳn.
Liêu Đào nghe vậy đâm bực, bèn xẵng:
– Tao chỉ mua nổi nhà thị trấn cho chúng mày thôi, không lấy đâu ra sức sắm nhà thành phố.
Thấy Liêu Đào sắp sửa nổi đóa, Trang Khiết choàng vai bà dỗ:
– Vâng ạ, chuyện bé như muỗi ấy mà mẹ, sau này chị em bọn con ở tất một tòa, mẹ với chú Hà thích ở với ai thì ở.
– Ai thèm ở với chúng mày.
Liêu Đào đẩy cô ra, bảo:
– Ra phố lượn một lát đi, để mẹ làm nốt cho xong việc.
Trang Khiết bèn ra đường đi dạo. Nhà cô ở ngay trung tâm, có thể xem là khu sầm uất phồn hoa nhất thị trấn Nam Bình.
Hiện nay, thị trấn Nam Bình đang quản lý 18 làng hành chính và 26 làng tự nhiên với tổng dân số khoảng 190,000 người. Thị trấn đã có nhà máy dược lên sàn chứng khoán thành công và nhà máy điện gia dụng quy mô lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ thị trấn phát triển các ngành du lịch, chăn nuôi và trồng trọt, thật không thể đánh giá thấp lợi ích về việc làm và thu nhập thuế do công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán mang lại được.
Tuy thế, tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong thị trấn vẫn còn rất lớn. Đám người phất lên sớm nhất là nhờ những lợi ích thu được từ nhà máy dược và điện gia dụng hồi trẻ. Ngay từ dạo người ta mới xây nhà máy là những người này đã mua ngay cổ phần. So ra thì trong thị trấn, nhà Trang Khiết không được xem là giàu, chỉ nằm ở mức khá giả.
Ngoài làng du lịch, thị trấn còn mở thêm hai phố ẩm thực và một khu sống ảo thu hút đám người nổi tiếng trên mạng thi nhau tới check-in. Trên mạng khen chê đủ cả, có vỗ tay tán dương, cũng có chê bai bây giờ thị trấn Nam Bình đã bị thương nghiệp hóa quá mức, không còn là thị trấn nhỏ tách biệt khỏi sự ồn ào náo động như xưa nữa.
Trang Khiết lượn một vòng đã thấy phát chán, đúng là sặc mùi thương nghiệp hóa thật. Nhưng “tách biệt khỏi sự ồn ào náo động” cái quái gì chứ, chỉ có bọn quen sống ở nơi ồn ào náo động mới thích nhấn mạnh chuyện “tách biệt khỏi sự ồn ào náo động” thôi.
Đi đến đói cả bụng, đang tính quay về, vừa ngoái đầu thì Trang Khiết chợt nhìn người bán hoành thánh đầu phố. Chị ta đang dở tay nấu hoành thánh cho khách mà đứa bé bên cạnh cứ túm áo chị ta gào khóc đòi mua đồ chơi gì đó. Người nọ quát thằng bé mấy câu, giơ tay kéo nó qua một bên rồi bưng hoành thánh ra cho khách, vừa ngẩng lên đã đối diện với Trang Khiết.
Mới đầu chị ta sửng sốt, sau đó vội dời mắt đi, giả vờ không nhận ra cô.
Trên đường về, cô nhắn tin Wechat cho Vương Tây Hạ kể chuyện mình mới gặp một người bạn cũ ngoài phố nhưng người đó lại làm bộ không nhận ra cô, cảm giác ấy thật khó tả làm sao. Trang Khiết kể hồi lớp Tám, họ từng là bạn thân, đến khi cô vào Đại học vẫn còn giữ liên lạc, chẳng nhớ hai bên cắt đứt từ lúc nào nữa. Họ cũng không có xích mích gì, chỉ đơn giản là không còn tiếng nói chung vì hoàn cảnh sống từ từ khác biệt khiến tình bạn phai nhạt dần.
Vương Tây Hạ nhắn lại: Tao hiểu cảm giác ấy, dù tụi nó không thấy bọn mình sống tốt cỡ nào nhưng trong mắt bọn họ, hễ bọn mình bám trụ được ở thành phố lớn tức là sống tốt lắm.
Lại bảo đợt bọn mình thi Đại học có ít người đậu, nhà nào trong làng mà có sinh viên là mừng quýnh, hồi đó hầu hết đám bạn cấp Ba vừa ra trường là đi làm ngay. Giờ đây sau mười mấy năm, những người bạn cấp Ba của họ vẫn đang vật lộn dưới tầng đáy vì không có bằng cấp để bò lên. Thời nay sóng sau đè sóng trước phát triển thần tốc, nên những người đó về cơ bản đã bị xã hội đào thải.
Trang Khiết thấy đồng cảm sâu sắc, vì đám thực tập sinh mà công ty họ mới tuyển đều có trình độ thạc sĩ trở lên, trong khi đến tận năm ngoái cô mới lấy được tấm bằng thạc sĩ. Cô than lớp trẻ bây giờ giỏi quá, chúng khiến cô có cảm giác mình sắp đua không lại.
Vương Tây Hạ nói nếu trước 35 tuổi mà không có cơ hội thăng tiến thì sự nghiệp xem như kết thúc, năm nay công ty đã sa thải vài nhân viên nữ trên 40 tuổi.
Hai người hiếm khi trò chuyện một cách cảm tính như vậy, bắt đầu bàn về cuộc đời đám bạn không học Đại học. Nói tới nói lui tự dưng nhắc đến Trần Mạch Đông, thế là Trang Khiết kể hôm nay mới gặp anh. Anh thay đổi chóng mặt, mặc com lê đi giày da khiến cô suýt không nhận ra.
Vương Tây Hạ và Trần Mạch Đông có chút dây mơ rễ má nên biết sơ sơ tình hình của anh, bèn kể cô nghe: Hồi thi Đại học, cậu ta đánh người ta bị thương nên phải vào trại giáo dưỡng bóc lịch một năm, sau khi ra trại lại lông bông tầm một năm rồi đến TS thi lại và theo học ngành Tang lễ, giờ đang làm chuyên viên trang điểm thi hài.
Đọc xong tin nhắn, Trang Khiết há hốc mồm, hỏi bạn: Chuyên viên trang điểm thi hài á? Cậu ta còn phải vào trại giáo dưỡng nữa à?
Cô biết Trần Mạch Đông hư nhưng không ngờ lại hư tới mức phải vào trại giáo dưỡng, bởi vốn dĩ cô có ấn tượng không tệ về anh. Hồi lớp Tám, bởi nhà túng quẫn mà cô đành phải chống gậy đi học mỗi ngày. Thầy chủ nhiệm thấy tội bèn kêu gọi bọn con trai trong lớp giúp đỡ cô, thỉnh thoảng vào những hôm mưa bất tiện, Trần Mạch Đông từng cõng cô đi vệ sinh hai lần.
Vương Tây Hạ nhắn lại: Bản chất Trần Mạch Đông không xấu, chẳng qua không có bố mẹ ở cạnh dạy dỗ mà ông bà nội lại không bảo ban nổi nên cậu ta mới giao du với đám bạn xấu rồi lầm đường lạc lối.
Trang Khiết đứng lại gõ chữ trả lời bạn. Cô cực kỳ tò mò sao một gã ma cà bông như Trần Mạch Đông lại trở thành chuyên viên trang điểm thi hài.
Vương Tây Hạ trả lời: Hồi còn sống, ông nội cậu ta có chút quan hệ với nhà tang lễ nên kiếm được suất biên chế ở đó, mà chắc lý do chính là vì cậu ta cũng không biết làm gì khác.
Trang Khiết vỡ lẽ, nhắn lại: Ra thế, tao đã thần thánh hóa cậu ta quá rồi.
Vương Tây Hạ trả lời: Mày bớt xàm giùm, chẳng qua cũng vì kế mưu sinh thôi.
Sau đó lại nhắn tiếp một tin: Nghe nói cậu ta giỏi lắm, có cả chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp luôn rồi đấy. Cậu ta vẫn luôn công tác tại nhà tang lễ Bắc Kinh đến tận lúc ông nội qua đời vào hai năm trước mới về quê vì bà nội cần có người chăm nom.
Trang Khiết tò mò hỏi: Chẳng phải bố cậu ta giàu lắm à?
Vương Tây Hạ giải thích: Bố cậu ta có con rơi mà, con mụ hồ ly tinh kia ngang ngược kinh lên được. Mấy năm trước, ả từng dắt thằng con rơi về quậy một trận khiến ông nội từ mặt bố cậu ta luôn. Đợt ấy ầm ĩ lắm, còn kéo nhau ra đồn luôn mà.
Trang Khiết hỏi: Thế mẹ cậu ta thì sao?
Trong trường ai cũng biết chuyện gia đình Trần Mạch Đông. Hồi trẻ, bố anh ra ngoài làm ăn, đến khi phát tài thì trở chứng đèo bòng gái gú đòi vứt bỏ người vợ tào khang. Thế là hai vợ chồng lôi nhau ra tòa, rồi tống Trần Mạch Đông khi ấy mới 12 tuổi về cho ông bà nội nuôi.
Vương Tây Hạ kể: Bỏ đi từ đời nào rồi. Mẹ cậu ta đã lấy chồng sinh con, bố cậu ta thì cưới ả hồ ly tinh kia, còn Trần Mạch Đông vẫn luôn sống với ông bà nội.
Trang Khiết nhớ có lần Trần Mạch Đông đang cõng cô xuống lầu thì bảo vệ ngoài cổng vào tìm, bảo mẹ anh đang chờ ngoài cổng trường. Trần Mạch Đông đội mưa chạy ra, mới được mấy phút đã quay lại với cặp mắt đỏ hoe. Anh cởi chiếc áo khoác ướt sũng nước mưa ra, tiếp tục cõng cô tới cửa nhà vệ sinh. Chỉ hành động ấy thôi cũng đủ để Trang Khiết biết rằng anh không phải người xấu. Bình thường anh gây sự chẳng qua là muốn nhà trường gọi điện mời phụ huynh, có thế bố mẹ anh mới chịu về quê một chuyến.
Lúc đó Trang Khiết mới mất bố nên cô hoàn toàn thấu hiểu suy nghĩ của Trần Mạch Đông. Về sau, cô thi đậu trường cấp Ba trên thành phố nên tới nhà dì Út ở nhờ, còn Trần Mạch Đông vẫn học cấp Ba trong thị trấn nên hai người không tiếp xúc gì nữa.
Ở đầu kia, Vương Tây Hạ trù trừ mãi mới quyết định báo cho Trang Khiết biết: Quý Đồng sang trụ sở chính rồi, nghe nói là vào phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm.
Trang Khiết trả lời: Tao biết từ hai tháng trước rồi.
Vương Tây Hạ bảo: Để mấy bữa nữa tao về với mày.
Trang Khiết can: Nhảm vừa thôi, tao sắp quên tuốt luốt rồi.
Vương Tây Hạ hỏi cô: Mày buông thật rồi hả?
Trang Khiết đáp: Không buông được cũng phải buông. Thật ra tao đã hỏi thẳng lão, lão cứ chơi trò mập mờ với tao mãi, chẳng chịu trả lời trả vốn ra hồn gì hết.
Vương Tây Hạ ngạc nhiên hỏi: Mày chủ động hỏi thẳng rồi á?
Trang Khiết đứng đầu đường châm điếu thuốc, nhắn lại một chữ: Ừ.
Trang Khiết đã thích một người đàn ông ba năm, người nọ là cấp trên của cô. Rõ ràng anh ta cũng có tình cảm với Trang Khiết nhưng lại chẳng chịu bày tỏ, năm nay Trang Khiết thấy phiền quá bèn hỏi thẳng luôn.
Trang Khiết nhắn kể tiếp: Tao nhắn cho lão số 520 mà lão lơ đẹp luôn. Trước khi ra nước ngoài, tự dưng lão gọi cho tao bảo sẽ sắp xếp cho tao đi theo. Đi cái mả mẹ chứ đi, bố mày nghe vậy điên tiết quá bèn chặn số lão luôn.
Vương Tây Hạ bảo: Thôi thế cũng tốt, dù sao cũng không môn đăng hộ đối, đau ngắn vẫn hơn đau dài.
Trang Khiết lại nhắn: Gia thế không phải là vấn đề, vấn đề là thái độ của lão với tao, từ đầu đến cuối lão chưa từng cho tao một câu trả lời rõ ràng.
Đúng là tao có dã tâm thật, cũng muốn ra nước ngoài thật, nhưng không đời nào tao đi với sự sắp xếp mù mờ của lão. Chỉ cần lão gật khẽ một cái là tao dám bất chấp tất cả đi theo lão, dù lão có bảo nhà lão cấm quen người tàn tật, tao cũng chấp nhận.
Tao có thể cảm nhận được là lão thích tao và nể tao song cái loại thích ấy không đủ để lão lờ đi chuyện tao tàn tật.
Vương Tây Hạ đánh giá: Quý Đồng vốn là người thận trọng, nếu không nắm chắc mười phần thì sẽ không chịu hứa hẹn gì đâu.
Sau đó nhắn thêm: Lão là mẫu người vị kỷ điển hình, luôn chừa vô số đường lui cho mình. Cỡ mày sức mấy mà nắm thóp được lão.
Trang Khiết không trả lời.
Vương Tây Hạ lại nhắn: Lễ Quốc khánh tao sẽ về Nam Bình, anh họ nói muốn giới thiệu bạn trai cho tao.
Trang Khiết thắc mắc: Tao tưởng mày thề không bao giờ về đây nữa mà?
Vương Tây Hạ đáp: Mắc mớ gì tao không về?
Trang Khiết trả lời: Ừ, vậy bao giờ mày về thì bọn mình hẹn gặp.
Trang Khiết vừa cất điện thoại đi, tính về nhà thì bị một bà cụ túm lấy hỏi:
– Cháu có thấy Đông Tử nhà bà đâu không?
– Đông Tử là ai ạ?
Trang Khiết hỏi lại.
Bà cụ kia buông tay cô ra, lại túm một người đi đường khác, hỏi có thấy Đông Tử đâu không? Người nọ là du khách, bèn lắc đầu bảo không quen Đông Tử. Một người hàng xóm biết chuyện đứng gần đó nói:
– Bà Trần lại lên cơn lẫn rồi, Đông Tử đang đi làm, sẽ về ngay thôi.
Nói xong vừa đỡ bà Trần về nhà, vừa lẩm bẩm:
– Bà mau về nấu cơm đi, kẻo Đông Tử về lại đói bụng.
Lúc Trần Mạch Đông về đến nhà đã là 7 giờ tối, chiều nay anh được người làng bên mời tới làm lễ nhập liệm cho ông cụ nhà họ. Đáng lẽ phải làm đám ma ở nhà tang lễ nhưng nhà này đón hỉ tang, ông cụ còn ba tuổi nữa là tròn trăm. Người con trai tin phong thủy, cứ khăng khăng đòi tổ chức tang lễ tại nhà, còn thuê cả đội kèn xô-na và đoàn ca múa tới tổ chức cho hoành tráng.
Thường thì đám tang ở quê đều do người nhà khâm liệm chứ hiếm khi mời chuyên viên trang điểm thi hài. Nhưng Trần Mạch Đông từng công tác tại nhà tang lễ Bắc Kinh mà thị trấn Nam Bình lại lắm kẻ giàu, một khi nhà có người cao tuổi qua đời mà mời được chuyên viên trang điểm thi hài tới làm đám sẽ rất nở mày nở mặt.
Quy mô nhà tang lễ thị trấn không lớn, cũng ít yêu cầu đặc biệt, hơn nữa đa số thi hài họ tiếp nhận đều chết theo cách bình thường nên công việc tương đối nhẹ nhàng. Hồi ở Bắc Kinh, anh chỉ nhận những ca tử vong bất thường như tai nạn giao thông, tự sát, bị giết, chết đuối hoặc chết vì những nguyên do khác do con người hoặc thiên tai gây ra, gặp ca nào nghiêm trọng quá còn phải tỉ mẩn khâu từng tí một, tốn hai ba ngày mới chỉnh trang xong một thi hài là chuyện bình thường.
Còn nếu chết bình thường thì chỉ cần dùng kỹ thuật đặc biệt cố gắng khôi phục dáng vẻ tự nhiên của thi hài càng nhiều càng tốt, sau đó làm sạch và khử trùng, mặc quần áo, sửa sang và trang điểm khuôn mặt.
Hồi mới vào ngành, Trần Mạch Đông phải dành ra một năm cố gắng thích nghi cả về tinh thần lẫn thể chất, qua năm thứ hai anh mới có thể thả lỏng, bình tĩnh đối mặt và chỉnh trang cho các thi hài, trao cho họ thể diện và chút trang trọng cuối cùng.
Lúc Trần Mạch Đông tắm xong đi ra, bà nội anh đã dọn cơm lên bàn, đang lải nhải mãi chuyện lên đơn vị đòi cấp trên phát vợ cho anh. Bà nghĩ rất đơn giản, nếu cháu mình là nhân viên của Cục Dân chính, chuyên phục vụ dân cư thị trấn thì Nhà nước nên vợ cho anh mới hợp nhẽ.
Trần Mạch Đông ngồi xuống ăn cơm. Bà Trần dí đầu anh mắng anh chẳng nên cơm cháo gì. Người khác mới cầm điện thoại lắc mấy cái là lắc ra vợ ngay. Đáng ra anh không nên ngủ, phải cầm điện thoại lắc cả đêm mới đúng.
Liêu Đào vừa bấm máy tính vừa hỏi.
– 1000 cái, mẹ kể mấy lần rồi còn gì.
Trang Khiết ngắm người đi lại trên đường, đáp lời mẹ.
– Nếu đợt Quốc khánh này đông khách du lịch thì có khi sẽ bán được hơn 3000 cái không biết chừng, được thế thật là đủ mua cho ba chị em con mỗi đứa một căn hộ, có thế mẹ với chú Hà mới thấy mỹ mãn.
– Đừng tính phần con làm gì, con không về quê đâu.
Nói xong, Trang Khiết chợt cười phá lên, ngoái đầu gọi Liêu Đào ngồi trong:
– Mẹ, mẹ mau nhìn kìa, cái ông kia bị bay mất bộ tóc giả rồi! Ha ha ha ha.
Liêu Đào vội kéo cô vào trong tiệm, càm ràm:
– Con đừng có sống kiểu phổi bò mãi thế, ở Thượng Hải sung sướng lắm chắc? Con cách xa gia đình thế, nhỡ bị bắt nạt cũng phải cắn răng chịu một mình còn gì? Tuy nói ra hơi khó nghe nhưng dân thành phố là chúa thực dụng, bọn họ mà chịu để mắt tới hạng bình dân như nhà mình hay sao? Con sắp 30 tới nơi rồi, đừng để bản thân rơi vào cảnh với cao không tới lựa thấp chẳng ưng.
Trang Khiết đang tính trả treo thì Liêu Đào hất cằm về hướng đông bảo:
– Tháng trước mẹ với chú Hà mày đã đi xem rồi đặt cọc luôn hai căn hộ cùng tòa nhà rồi. Mẹ cứ sắm trước thế, còn ở hay không là chuyện của chị em chúng mày, chứ mẹ hết phận sự rồi. Bao giờ Niễu Niễu lớn, mẹ sẽ mua cho nó một căn. Ba chị em ở chung một toà thế là quá đẹp, sau này tiện bề thăm hỏi nhau.
Trang Khiết ngồi xuống ghế, lột trái chuối nói:
– Thế cũng được ạ, trong thẻ con còn ít tiền, để tối con chuyển cho mẹ.
– Con giữ lại đi, số tiền mấy năm nay con gửi về nhà mẹ đều để dành hết, nhiêu đó gần đủ trả tiền đặt cọc một căn hộ rồi.
– Nhà trong thị trấn có ổn không vậy? Sao con nghe bảo tường bị nứt mà?
Trang Khiết hỏi cho có chuyện.
– Mẹ có mua mấy căn đấy đâu. Khu mẹ xem do một nhà máy dược đầu tư xây dựng và bán giá ưu đãi cho nhân viên. Môi trường sống và cơ sở vật chất ổn lắm, sau này muốn bán đi cũng dễ. Giá rao bán công khai gần 5000 tệ/mét vuông, nhưng mẹ mua được giá nhân viên chỉ còn hơn 3000 tệ thôi. Quê mình nằm kế ga tàu cao tốc nên cả dân thành phố cũng về đây mua đấy.
– Có hâm mới về đây mua nhà, chỉ tổ tốn tiền xe ôm mỗi ngày, thế khác nào hành xác.
Trang Khiết lời ít ý nhiều nói:
– Mua để ở còn đỡ, chứ mua đầu tư thì hỏng hẳn.
Liêu Đào nghe vậy đâm bực, bèn xẵng:
– Tao chỉ mua nổi nhà thị trấn cho chúng mày thôi, không lấy đâu ra sức sắm nhà thành phố.
Thấy Liêu Đào sắp sửa nổi đóa, Trang Khiết choàng vai bà dỗ:
– Vâng ạ, chuyện bé như muỗi ấy mà mẹ, sau này chị em bọn con ở tất một tòa, mẹ với chú Hà thích ở với ai thì ở.
– Ai thèm ở với chúng mày.
Liêu Đào đẩy cô ra, bảo:
– Ra phố lượn một lát đi, để mẹ làm nốt cho xong việc.
Trang Khiết bèn ra đường đi dạo. Nhà cô ở ngay trung tâm, có thể xem là khu sầm uất phồn hoa nhất thị trấn Nam Bình.
Hiện nay, thị trấn Nam Bình đang quản lý 18 làng hành chính và 26 làng tự nhiên với tổng dân số khoảng 190,000 người. Thị trấn đã có nhà máy dược lên sàn chứng khoán thành công và nhà máy điện gia dụng quy mô lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ thị trấn phát triển các ngành du lịch, chăn nuôi và trồng trọt, thật không thể đánh giá thấp lợi ích về việc làm và thu nhập thuế do công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán mang lại được.
Tuy thế, tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong thị trấn vẫn còn rất lớn. Đám người phất lên sớm nhất là nhờ những lợi ích thu được từ nhà máy dược và điện gia dụng hồi trẻ. Ngay từ dạo người ta mới xây nhà máy là những người này đã mua ngay cổ phần. So ra thì trong thị trấn, nhà Trang Khiết không được xem là giàu, chỉ nằm ở mức khá giả.
Ngoài làng du lịch, thị trấn còn mở thêm hai phố ẩm thực và một khu sống ảo thu hút đám người nổi tiếng trên mạng thi nhau tới check-in. Trên mạng khen chê đủ cả, có vỗ tay tán dương, cũng có chê bai bây giờ thị trấn Nam Bình đã bị thương nghiệp hóa quá mức, không còn là thị trấn nhỏ tách biệt khỏi sự ồn ào náo động như xưa nữa.
Trang Khiết lượn một vòng đã thấy phát chán, đúng là sặc mùi thương nghiệp hóa thật. Nhưng “tách biệt khỏi sự ồn ào náo động” cái quái gì chứ, chỉ có bọn quen sống ở nơi ồn ào náo động mới thích nhấn mạnh chuyện “tách biệt khỏi sự ồn ào náo động” thôi.
Đi đến đói cả bụng, đang tính quay về, vừa ngoái đầu thì Trang Khiết chợt nhìn người bán hoành thánh đầu phố. Chị ta đang dở tay nấu hoành thánh cho khách mà đứa bé bên cạnh cứ túm áo chị ta gào khóc đòi mua đồ chơi gì đó. Người nọ quát thằng bé mấy câu, giơ tay kéo nó qua một bên rồi bưng hoành thánh ra cho khách, vừa ngẩng lên đã đối diện với Trang Khiết.
Mới đầu chị ta sửng sốt, sau đó vội dời mắt đi, giả vờ không nhận ra cô.
Trên đường về, cô nhắn tin Wechat cho Vương Tây Hạ kể chuyện mình mới gặp một người bạn cũ ngoài phố nhưng người đó lại làm bộ không nhận ra cô, cảm giác ấy thật khó tả làm sao. Trang Khiết kể hồi lớp Tám, họ từng là bạn thân, đến khi cô vào Đại học vẫn còn giữ liên lạc, chẳng nhớ hai bên cắt đứt từ lúc nào nữa. Họ cũng không có xích mích gì, chỉ đơn giản là không còn tiếng nói chung vì hoàn cảnh sống từ từ khác biệt khiến tình bạn phai nhạt dần.
Vương Tây Hạ nhắn lại: Tao hiểu cảm giác ấy, dù tụi nó không thấy bọn mình sống tốt cỡ nào nhưng trong mắt bọn họ, hễ bọn mình bám trụ được ở thành phố lớn tức là sống tốt lắm.
Lại bảo đợt bọn mình thi Đại học có ít người đậu, nhà nào trong làng mà có sinh viên là mừng quýnh, hồi đó hầu hết đám bạn cấp Ba vừa ra trường là đi làm ngay. Giờ đây sau mười mấy năm, những người bạn cấp Ba của họ vẫn đang vật lộn dưới tầng đáy vì không có bằng cấp để bò lên. Thời nay sóng sau đè sóng trước phát triển thần tốc, nên những người đó về cơ bản đã bị xã hội đào thải.
Trang Khiết thấy đồng cảm sâu sắc, vì đám thực tập sinh mà công ty họ mới tuyển đều có trình độ thạc sĩ trở lên, trong khi đến tận năm ngoái cô mới lấy được tấm bằng thạc sĩ. Cô than lớp trẻ bây giờ giỏi quá, chúng khiến cô có cảm giác mình sắp đua không lại.
Vương Tây Hạ nói nếu trước 35 tuổi mà không có cơ hội thăng tiến thì sự nghiệp xem như kết thúc, năm nay công ty đã sa thải vài nhân viên nữ trên 40 tuổi.
Hai người hiếm khi trò chuyện một cách cảm tính như vậy, bắt đầu bàn về cuộc đời đám bạn không học Đại học. Nói tới nói lui tự dưng nhắc đến Trần Mạch Đông, thế là Trang Khiết kể hôm nay mới gặp anh. Anh thay đổi chóng mặt, mặc com lê đi giày da khiến cô suýt không nhận ra.
Vương Tây Hạ và Trần Mạch Đông có chút dây mơ rễ má nên biết sơ sơ tình hình của anh, bèn kể cô nghe: Hồi thi Đại học, cậu ta đánh người ta bị thương nên phải vào trại giáo dưỡng bóc lịch một năm, sau khi ra trại lại lông bông tầm một năm rồi đến TS thi lại và theo học ngành Tang lễ, giờ đang làm chuyên viên trang điểm thi hài.
Đọc xong tin nhắn, Trang Khiết há hốc mồm, hỏi bạn: Chuyên viên trang điểm thi hài á? Cậu ta còn phải vào trại giáo dưỡng nữa à?
Cô biết Trần Mạch Đông hư nhưng không ngờ lại hư tới mức phải vào trại giáo dưỡng, bởi vốn dĩ cô có ấn tượng không tệ về anh. Hồi lớp Tám, bởi nhà túng quẫn mà cô đành phải chống gậy đi học mỗi ngày. Thầy chủ nhiệm thấy tội bèn kêu gọi bọn con trai trong lớp giúp đỡ cô, thỉnh thoảng vào những hôm mưa bất tiện, Trần Mạch Đông từng cõng cô đi vệ sinh hai lần.
Vương Tây Hạ nhắn lại: Bản chất Trần Mạch Đông không xấu, chẳng qua không có bố mẹ ở cạnh dạy dỗ mà ông bà nội lại không bảo ban nổi nên cậu ta mới giao du với đám bạn xấu rồi lầm đường lạc lối.
Trang Khiết đứng lại gõ chữ trả lời bạn. Cô cực kỳ tò mò sao một gã ma cà bông như Trần Mạch Đông lại trở thành chuyên viên trang điểm thi hài.
Vương Tây Hạ trả lời: Hồi còn sống, ông nội cậu ta có chút quan hệ với nhà tang lễ nên kiếm được suất biên chế ở đó, mà chắc lý do chính là vì cậu ta cũng không biết làm gì khác.
Trang Khiết vỡ lẽ, nhắn lại: Ra thế, tao đã thần thánh hóa cậu ta quá rồi.
Vương Tây Hạ trả lời: Mày bớt xàm giùm, chẳng qua cũng vì kế mưu sinh thôi.
Sau đó lại nhắn tiếp một tin: Nghe nói cậu ta giỏi lắm, có cả chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp luôn rồi đấy. Cậu ta vẫn luôn công tác tại nhà tang lễ Bắc Kinh đến tận lúc ông nội qua đời vào hai năm trước mới về quê vì bà nội cần có người chăm nom.
Trang Khiết tò mò hỏi: Chẳng phải bố cậu ta giàu lắm à?
Vương Tây Hạ giải thích: Bố cậu ta có con rơi mà, con mụ hồ ly tinh kia ngang ngược kinh lên được. Mấy năm trước, ả từng dắt thằng con rơi về quậy một trận khiến ông nội từ mặt bố cậu ta luôn. Đợt ấy ầm ĩ lắm, còn kéo nhau ra đồn luôn mà.
Trang Khiết hỏi: Thế mẹ cậu ta thì sao?
Trong trường ai cũng biết chuyện gia đình Trần Mạch Đông. Hồi trẻ, bố anh ra ngoài làm ăn, đến khi phát tài thì trở chứng đèo bòng gái gú đòi vứt bỏ người vợ tào khang. Thế là hai vợ chồng lôi nhau ra tòa, rồi tống Trần Mạch Đông khi ấy mới 12 tuổi về cho ông bà nội nuôi.
Vương Tây Hạ kể: Bỏ đi từ đời nào rồi. Mẹ cậu ta đã lấy chồng sinh con, bố cậu ta thì cưới ả hồ ly tinh kia, còn Trần Mạch Đông vẫn luôn sống với ông bà nội.
Trang Khiết nhớ có lần Trần Mạch Đông đang cõng cô xuống lầu thì bảo vệ ngoài cổng vào tìm, bảo mẹ anh đang chờ ngoài cổng trường. Trần Mạch Đông đội mưa chạy ra, mới được mấy phút đã quay lại với cặp mắt đỏ hoe. Anh cởi chiếc áo khoác ướt sũng nước mưa ra, tiếp tục cõng cô tới cửa nhà vệ sinh. Chỉ hành động ấy thôi cũng đủ để Trang Khiết biết rằng anh không phải người xấu. Bình thường anh gây sự chẳng qua là muốn nhà trường gọi điện mời phụ huynh, có thế bố mẹ anh mới chịu về quê một chuyến.
Lúc đó Trang Khiết mới mất bố nên cô hoàn toàn thấu hiểu suy nghĩ của Trần Mạch Đông. Về sau, cô thi đậu trường cấp Ba trên thành phố nên tới nhà dì Út ở nhờ, còn Trần Mạch Đông vẫn học cấp Ba trong thị trấn nên hai người không tiếp xúc gì nữa.
Ở đầu kia, Vương Tây Hạ trù trừ mãi mới quyết định báo cho Trang Khiết biết: Quý Đồng sang trụ sở chính rồi, nghe nói là vào phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm.
Trang Khiết trả lời: Tao biết từ hai tháng trước rồi.
Vương Tây Hạ bảo: Để mấy bữa nữa tao về với mày.
Trang Khiết can: Nhảm vừa thôi, tao sắp quên tuốt luốt rồi.
Vương Tây Hạ hỏi cô: Mày buông thật rồi hả?
Trang Khiết đáp: Không buông được cũng phải buông. Thật ra tao đã hỏi thẳng lão, lão cứ chơi trò mập mờ với tao mãi, chẳng chịu trả lời trả vốn ra hồn gì hết.
Vương Tây Hạ ngạc nhiên hỏi: Mày chủ động hỏi thẳng rồi á?
Trang Khiết đứng đầu đường châm điếu thuốc, nhắn lại một chữ: Ừ.
Trang Khiết đã thích một người đàn ông ba năm, người nọ là cấp trên của cô. Rõ ràng anh ta cũng có tình cảm với Trang Khiết nhưng lại chẳng chịu bày tỏ, năm nay Trang Khiết thấy phiền quá bèn hỏi thẳng luôn.
Trang Khiết nhắn kể tiếp: Tao nhắn cho lão số 520 mà lão lơ đẹp luôn. Trước khi ra nước ngoài, tự dưng lão gọi cho tao bảo sẽ sắp xếp cho tao đi theo. Đi cái mả mẹ chứ đi, bố mày nghe vậy điên tiết quá bèn chặn số lão luôn.
Vương Tây Hạ bảo: Thôi thế cũng tốt, dù sao cũng không môn đăng hộ đối, đau ngắn vẫn hơn đau dài.
Trang Khiết lại nhắn: Gia thế không phải là vấn đề, vấn đề là thái độ của lão với tao, từ đầu đến cuối lão chưa từng cho tao một câu trả lời rõ ràng.
Đúng là tao có dã tâm thật, cũng muốn ra nước ngoài thật, nhưng không đời nào tao đi với sự sắp xếp mù mờ của lão. Chỉ cần lão gật khẽ một cái là tao dám bất chấp tất cả đi theo lão, dù lão có bảo nhà lão cấm quen người tàn tật, tao cũng chấp nhận.
Tao có thể cảm nhận được là lão thích tao và nể tao song cái loại thích ấy không đủ để lão lờ đi chuyện tao tàn tật.
Vương Tây Hạ đánh giá: Quý Đồng vốn là người thận trọng, nếu không nắm chắc mười phần thì sẽ không chịu hứa hẹn gì đâu.
Sau đó nhắn thêm: Lão là mẫu người vị kỷ điển hình, luôn chừa vô số đường lui cho mình. Cỡ mày sức mấy mà nắm thóp được lão.
Trang Khiết không trả lời.
Vương Tây Hạ lại nhắn: Lễ Quốc khánh tao sẽ về Nam Bình, anh họ nói muốn giới thiệu bạn trai cho tao.
Trang Khiết thắc mắc: Tao tưởng mày thề không bao giờ về đây nữa mà?
Vương Tây Hạ đáp: Mắc mớ gì tao không về?
Trang Khiết trả lời: Ừ, vậy bao giờ mày về thì bọn mình hẹn gặp.
Trang Khiết vừa cất điện thoại đi, tính về nhà thì bị một bà cụ túm lấy hỏi:
– Cháu có thấy Đông Tử nhà bà đâu không?
– Đông Tử là ai ạ?
Trang Khiết hỏi lại.
Bà cụ kia buông tay cô ra, lại túm một người đi đường khác, hỏi có thấy Đông Tử đâu không? Người nọ là du khách, bèn lắc đầu bảo không quen Đông Tử. Một người hàng xóm biết chuyện đứng gần đó nói:
– Bà Trần lại lên cơn lẫn rồi, Đông Tử đang đi làm, sẽ về ngay thôi.
Nói xong vừa đỡ bà Trần về nhà, vừa lẩm bẩm:
– Bà mau về nấu cơm đi, kẻo Đông Tử về lại đói bụng.
Lúc Trần Mạch Đông về đến nhà đã là 7 giờ tối, chiều nay anh được người làng bên mời tới làm lễ nhập liệm cho ông cụ nhà họ. Đáng lẽ phải làm đám ma ở nhà tang lễ nhưng nhà này đón hỉ tang, ông cụ còn ba tuổi nữa là tròn trăm. Người con trai tin phong thủy, cứ khăng khăng đòi tổ chức tang lễ tại nhà, còn thuê cả đội kèn xô-na và đoàn ca múa tới tổ chức cho hoành tráng.
Thường thì đám tang ở quê đều do người nhà khâm liệm chứ hiếm khi mời chuyên viên trang điểm thi hài. Nhưng Trần Mạch Đông từng công tác tại nhà tang lễ Bắc Kinh mà thị trấn Nam Bình lại lắm kẻ giàu, một khi nhà có người cao tuổi qua đời mà mời được chuyên viên trang điểm thi hài tới làm đám sẽ rất nở mày nở mặt.
Quy mô nhà tang lễ thị trấn không lớn, cũng ít yêu cầu đặc biệt, hơn nữa đa số thi hài họ tiếp nhận đều chết theo cách bình thường nên công việc tương đối nhẹ nhàng. Hồi ở Bắc Kinh, anh chỉ nhận những ca tử vong bất thường như tai nạn giao thông, tự sát, bị giết, chết đuối hoặc chết vì những nguyên do khác do con người hoặc thiên tai gây ra, gặp ca nào nghiêm trọng quá còn phải tỉ mẩn khâu từng tí một, tốn hai ba ngày mới chỉnh trang xong một thi hài là chuyện bình thường.
Còn nếu chết bình thường thì chỉ cần dùng kỹ thuật đặc biệt cố gắng khôi phục dáng vẻ tự nhiên của thi hài càng nhiều càng tốt, sau đó làm sạch và khử trùng, mặc quần áo, sửa sang và trang điểm khuôn mặt.
Hồi mới vào ngành, Trần Mạch Đông phải dành ra một năm cố gắng thích nghi cả về tinh thần lẫn thể chất, qua năm thứ hai anh mới có thể thả lỏng, bình tĩnh đối mặt và chỉnh trang cho các thi hài, trao cho họ thể diện và chút trang trọng cuối cùng.
Lúc Trần Mạch Đông tắm xong đi ra, bà nội anh đã dọn cơm lên bàn, đang lải nhải mãi chuyện lên đơn vị đòi cấp trên phát vợ cho anh. Bà nghĩ rất đơn giản, nếu cháu mình là nhân viên của Cục Dân chính, chuyên phục vụ dân cư thị trấn thì Nhà nước nên vợ cho anh mới hợp nhẽ.
Trần Mạch Đông ngồi xuống ăn cơm. Bà Trần dí đầu anh mắng anh chẳng nên cơm cháo gì. Người khác mới cầm điện thoại lắc mấy cái là lắc ra vợ ngay. Đáng ra anh không nên ngủ, phải cầm điện thoại lắc cả đêm mới đúng.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro