Đẹp trai
Cảnh Phong
2024-07-19 18:06:24
Hứa Nam Hành lang thang trong huyện, đây là một huyện nhỏ, dân số chưa đến hai vạn người.
May mắn là từ đây đến thành phố Sơn Nam không xa, một chuyến xe khách cả đi cả về mất khoảng ba giờ. Ba giờ cũng không tính là lâu, rất dễ giết thời gian. Xe của Hứa Nam Hành đỗ ở cổng chợ, anh đi dạo quanh đó.
Huyện nhỏ ở miền Nam Tây Tạng này có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, có nhà nghỉ, có quán trà sữa. Anh đeo cặp kính râm, nhìn là biết người từ nơi khác đến.
Khách du lịch ở huyện không nhiều, vì gần biên giới nên vào huyện cần có giấy thông hành biên giới. Mặc dù không nhiều nhưng không phải là không có, trên đường đi có bốn người ngược chiều với Hứa Nam Hành.
Một thanh niên trong bốn người tiến lên hỏi: “Anh đẹp trai, có thể giúp chúng tôi chụp một tấm ảnh nhóm được không?”
“Không thành vấn đề.” Hứa Nam Hành nhận lấy điện thoại của đối phương. Bốn người trẻ tuổi đứng thành hàng bên ngoài bức tường trên phố, khoác vai nhau, cười tươi chụp một tấm ảnh.
Khi Hứa Nam Hành trả điện thoại lại cho họ, một người trong nhóm hỏi: “Anh đẹp trai, anh đi một mình à? Có muốn đi cùng chúng tôi không? Chúng tôi sắp lên chùa trên núi kia.”
“Đi cùng đi!” Một người khác nói theo.
Những người trẻ tuổi rất nhiệt tình, còn Hứa Nam Hành thì trông có vẻ đang một mình. Hứa Nam Hành cười xua tay từ chối, nói: “Không phải đi một mình, tôi có bạn, đang chờ anh ấy về.”
“Ồ, là vậy à!”
Hứa Nam Hành gật đầu, vẫy tay chào tạm biệt họ, bỗng chuông điện thoại reo, người gọi là thầy Đạt Ngoã Giang Thố. Anh nghe máy: “Chào thầy.”
Anh không chắc nên gọi Đạt Ngoã Giang Thố là “thầy Đạt Ngoã” hay gì khác, nên gọi thẳng là thầy.
Giọng của Đạt Ngoã Giang Thố trong điện thoại có vẻ gấp gáp: “Thầy Hứa, anh đi đâu rồi? Tôi đến trường tìm anh, không thấy người cũng không thấy xe.”
“À, tôi đến huyện, để mua một ít...” Hứa Nam Hành ngập ngừng, “đồ dùng sinh hoạt.”
Anh ngại không dám nói là đi mua chăn ga gối đệm, sợ làm người khác nghĩ là mình không được đón tiếp chu đáo. Nhưng Đạt Ngoã Giang Thố không nghĩ nhiều, nghe anh nói vậy thì thở phào nhẹ nhõm: “Ơ, anh đến huyện rồi à, vậy thì tốt quá. Hiệu trưởng nói tối nay sẽ tổ chức tiệc chào đón cho anh ở huyện, hay là anh ở lại huyện chờ chúng tôi nhé!”
Đạt Ngoã Giang Thố thở phào nhẹ nhõm, tiếng thở đó quá rõ và dài, Hứa Nam Hành khẽ nheo mắt, cảm thấy một cách tinh tế rằng có lẽ Đạt Ngoã Giang Thố nghĩ anh đã bỏ chạy, làm lính đào ngũ.
Anh cười nhẹ, nói: “Không cần đâu, tôi đến đây để dạy học, không phải để giao lưu kết bạn. Hay là anh đi nói với mọi người, hủy bỏ đi.”
Dù giá cả ở đây không cao, nhưng Hứa Nam Hành cũng không muốn họ phải tiêu tốn thêm vì mình.
“Ôi chao, anh từ Bắc Kinh xa xôi đến đây...” Đạt Ngoã Giang Thố mới nói được một nửa thì bị Hứa Nam Hành cắt lời.
“Tôi hiểu lòng tốt của mọi người, thật đấy.” Hứa Nam Hành nói, “Không cần khách sáo đâu thầy. Tôi cần vài ngày để thích nghi với độ cao, sau đó sẽ bắt đầu chuẩn bị bài giảng. Thật sự không cần tiệc chào đón, lớp 9 rất quan trọng, chúng ta đều là những người làm giáo dục, tôi phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Như thầy đã nói, tôi đến từ rất xa, càng không thể lãng phí thời gian.”
Lời anh nói không có chỗ nào sai, cũng rất thấu đáo. Đạt Ngoã Giang Thố ngập ngừng một lúc, thấy anh nói cũng đúng, thực sự là vậy, nên bảo sẽ nói lại với hiệu trưởng.
Đúng lúc Hứa Nam Hành vừa đi vừa gọi điện, giờ trước mặt anh là một nhà hàng Tây Tạng. Anh vén rèm bước vào, bên trong bàn ghế và thảm mang đậm nét đặc trưng của Tây Tạng, tấm thảm có hơi cũ, sờn viền. Chủ quán niềm nở chào đón, mời anh ngồi tự nhiên.
Lần đầu tiên đến đây, cũng không biết ăn gì. Chủ quán đã tiếp nhiều người từ nơi khác đến, khi Hứa Nam Hành nhìn vào món trà bơ* trên thực đơn, chủ quán đề nghị anh nên uống trà ngọt* thì hơn.
(*) Trà bơ, trà ngọt:
Không cần nhiều lời, Hứa Nam Hành từ nhỏ đã nghe lời, nên gọi một ly trà ngọt và một phần nhỏ thịt cừu khoai tây.
Trong khi ăn, bác sĩ Phương nhắn tin qua WeChat, báo rằng hắn đã lấy được xe và đang trên đường trở về. Hứa Nam Hành tiện hỏi hắn đã ăn chưa, Phương Thức Du gửi lại một đoạn tin nhắn thoại:
“Anh không cần lo cho tôi, tự mình ăn no vào. Trên núi ở huyện có một ngôi chùa, anh ăn xong có thể đi dạo một vòng, nhớ đi chậm thôi, nếu cảm thấy khó chịu thì dừng lại nghỉ.”
Giọng của bác sĩ Phương không trầm, nhưng đầy ấm áp, giọng điệu cũng rất thân thiện. Hứa Nam Hành tạm thời không thể xác định sự thân thiện này là xuất phát từ bản thân Phương Thức Du, hay vì hắn là người bạn duy nhất ở đây cũng như là là đồng hương của anh.
Hứa Nam Hành nhấn giữ nút tắt, nói: “Tôi biết rồi, bác sĩ Phương.”
Dù Đạt Ngoã Giang Thố lẫn chủ quán ăn này đều có thể nói tiếng Hán, nhưng giọng nói mang theo một chút âm điệu Bắc Kinh của Phương Thức Du thực sự đem lại cảm giác thân thuộc cho một người xa quê như anh.
Lúc ăn xong và thanh toán, Hứa Nam Hành hỏi chủ quán, ông nói chùa không xa, có thể đi bằng xe ba bánh, đi bộ cũng được, tuy nhiên sẽ mất thời gian hơn một chút.
Hứa Nam Hành cảm ơn chủ quán, đeo kính râm và bước ra khỏi quán.
Thành phố ở độ cao này, tia UV thật sự rất mạnh, nắng rất gắt. Đây là Nam Tạng, khí hậu gió mùa bán khô hạn ở cao nguyên, hiện tại là tháng Tám, vừa trải qua mùa mưa tập trung nhất trong năm, độ ẩm vẫn còn khá ổn.
Hứa Nam Hành ra ngoài vươn vai một cái, con người là như vậy, khi no bụng thì tâm trạng sẽ tốt lên.
Ánh mặt trời chiếu vào kính râm của anh tạo thành một vệt sáng, anh kiểm tra vị trí của ngôi chùa, trên đường có taxi và cả xe xích lô, Hứa Nam Hành vẫy một chiếc. Bác tài xích lô cười tươi, có lẽ vì Hứa Nam Hành trông như một du khách, nụ cười rạng rỡ ấy như thấy một xấp tiền sáng lóa dưới ánh mặt trời.
Thực ra từ đây đi bộ về chợ để lấy xe cũng không xa, nhưng đã đến tận đây rồi, anh quyết định làm du khách một lần, bèn leo lên xích lô.
Chùa nằm ở sườn núi, nhìn không cao lắm, đường cũng khá dễ đi. Hứa Nam Hành nhìn quanh, thấy khách du lịch khá đông, dưới chân núi có rất nhiều xe biển số từ khắp nơi trong cả nước. Anh thậm chí còn thấy biển số của Hắc Long Giang, khiến anh thầm kính nể.
Chùa này không thu vé, dưới chân núi có một biển cảnh báo, ghi độ cao của chùa là 4500 mét, ý nhắc nhở mọi người hãy tự lượng sức mình. Thực sự, ở cao nguyên, leo cầu thang cũng là một sự tăng độ cao.
Hứa Nam Hành giống như các du khách khác, đầu tiên đứng dưới chân núi chụp ảnh ngôi chùa. Bên cạnh anh có một nhóm người không biết có phải dẫn theo hướng dẫn viên hay không, Hứa Nam Hành nghe thấy tiếng thuyết minh vang dội.
“Ở đây thờ Tam Bảo, Văn Thù Bồ Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát thuộc Bát bộ Kim Cương và Liên Hoa Bộ Quan Âm.”
“Đi lên trên này có thể hơi mệt, mọi người đều mang bình oxy trong ba lô đúng không~”
Bình oxy của Hứa Nam Hành ở trong ba lô, và ba lô ở trong xe. Anh do dự một chút, rồi ngước nhìn ngôi chùa, kính râm chặn lại một phần màu sắc. Anh tháo kính râm ra, ánh mặt trời chói chang, khiến anh phải nheo mắt lại.
Ngôi chùa cổ kính nằm yên trên sườn núi, những sợi dây treo đầy cờ Lungta* phấp phới trong gió. Có người đưa cho những người khác một xấp cờ Lungta nhiều màu, họ cầm một góc của xấp cờ, vẫy mạnh để tách ra rồi thả tay theo gió, reo hò gì đó.
(*) Cờ Lungta:
Hứa Nam Hành chậm rãi đi lên, vừa đi vừa chụp ảnh.
Gia cảnh của anh rất tốt, từ nhỏ đã là con nhà giàu có, được sống trong nhung lụa. Đi tới đâu anh cũng toát ra vẻ thư thái, nhẹ nhàng. Anh cũng hay mặc kệ bản thân, chẳng hạn như lúc này đây, cảm thấy hơi khó thở.
Con đường lên núi này đã rất thoải rồi, nhưng vẫn có nhiều người giống anh, đi đến đây đã cảm thấy không chịu nổi, bèn tìm một chỗ trống ngồi xuống ngay bên đường. Thực ra Hứa Nam Hành cố một chút vẫn có thể đi thêm một đoạn nữa, nhưng anh cũng chọn một chỗ trống, ngồi xuống.
Bên cạnh là một chị đeo kính râm, tay cầm khăn mặt lau mồ hôi. Chị trông khá mệt nhưng vẫn cười, cố gắng nói chuyện với Hứa Nam Hành bằng chất giọng pha lẫn phương ngữ Giang Tô - Chiết Giang: “Cậu em đi du lịch một mình à?”
Hứa Nam Hành gãi đầu, đáp: “Còn một người bạn nữa, lát nữa anh ấy sẽ đến tìm tôi.”
“À~” Chị gái gật đầu, nhiệt tình nói, “Này! Đi một mình chụp ảnh không tiện nhỉ. Kia kìa, có tảng đá lớn, cậu đứng lên đó đi, chị giúp cậu chụp chung với ngôi chùa trên kia nhé!”
“Hả?” Hứa Nam Hành quay đầu nhìn, đúng thật, đứng lên đó là thêm một mét độ cao nữa, anh không biết nên khóc hay cười, nhưng thấy chị ấy nhiệt tình như vậy, anh không nỡ từ chối. Hơn nữa, từ khi đến Tây Tạng, ngoài bức ảnh chụp chung trong buổi họp, anh chưa có thêm bức ảnh nào.
Anh tháo kính râm, mở máy ảnh trên điện thoại và đưa cho chị, giọng ngọt như mía lùi: “Cảm ơn chị, phiền chị nhé!”
“Ôi trời!” Chị gái vẫy tay, “Gọi là chị thì không đúng rồi, gọi là dì đi, có khi tôi còn lớn hơn mẹ cậu mấy tuổi ấy chứ!”
Hứa Nam Hành chống tay đứng dậy, phủi bụi đất. Tảng đá đó cũng không lớn, chỉ là một tảng đá bình thường, anh leo lên, chị gái cười tươi giơ điện thoại của anh lên chụp.
Không đeo kính râm quả thật rất chói mắt, Hứa Nam Hành nheo mắt lại. Nhưng chụp ảnh thì phải cười, giữa hai lông mày hơi nhíu lại vì ánh sáng mạnh, nhưng anh vẫn cười thoải mái.
Thực ra Hứa Nam Hành không thích chụp ảnh lắm, anh không biết tạo dáng như nào cả, đành một tay để tự nhiên, tay kia đút vào túi quần. Gió trên sườn núi thổi mạnh, làm vạt áo khoác và tóc anh bay phấp phới.
Anh có gương mặt đẹp trai, chị lớn tuổi đã nghỉ hưu, đi du lịch khắp nơi, kỹ năng chụp ảnh cũng rất tốt, không chỉ có bố cục đẹp mà còn chụp được cả núi, chùa và cờ Lungta vào ảnh.
Chụp xong, Hứa Nam Hành nhanh chóng đeo lại kính râm, nếu không thì chắc chắn sẽ chảy nước mắt vì chói. Chị vẫy tay gọi anh lại xem: “Tôi chụp ba tấm, cậu xem tấm nào đẹp!”
Hứa Nam Hành ngoan ngoãn đáp: “Đẹp, tất cả đều đẹp, cảm ơn chị!”
Chị gái và bạn nghỉ ngơi xong, vẫy tay chào tạm biệt rồi tiếp tục đi lên chùa. Hứa Nam Hành vẫn muốn ngồi thêm chút nữa, anh không vội, cũng không cần gấp, chờ bác sĩ Phương về còn lâu.
Anh ngồi xếp bằng bên đường, chọn một tấm ảnh đăng lên trang cá nhân.
Bầu trời Tây Tạng trong xanh, Hứa Nam Hành ngẩng đầu lên, kéo kính râm xuống một chút, đến giữa sống mũi, nhìn lên trời bằng mắt thường.
Tuy là Bắc Kinh những năm gần đây đã cải thiện môi trường khá tốt, thậm chí vào mùa thu đông cũng có bầu trời xanh và mây trắng, nhưng ông ngoại anh vẫn thường than thở những năm trước sương mù dày đặc, đầu ngõ không thấy cuối ngõ. Hứa Nam Hành nhớ vài lần trời mù sương dày đặc như hỗn hợp của hổ phách và chất nhờn phủ kín thành phố.
Hứa Nam Hành đẩy kính râm lên lại, trang cá nhân của anh nhận được rất nhiều lượt thích và bình luận. Bình thường anh không hay đăng bài, ông ngoại anh nhấn thích và bình luận một câu thơ:
“Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn.”
(Bầy chim bay đi hết, đám mây lẻ một mình lững lờ.)
- Độc toạ Kính Đình sơn | Lý Bạch (Nguồn: thivien.net)
Hứa Nam Hành nhìn câu thơ của Lý Bạch, nhìn một lúc rồi đột nhiên cười.
Anh thân thiết với ông ngoại, với lại Hứa Nam Hành cũng không phải kiểu người giỏi che giấu không cho mọi chuyện hiện lên nét mặt. Ngày anh lật bàn ở trường, ông ngoại về nhà đã hỏi có chuyện gì xảy ra, anh kể hết mọi chuyện.
Ông ngoại “À” một tiếng, đọc một câu trong bài “Thương tiến tửu” của Lý Bạch: “Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu, dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!” (Kêu đứa nhỏ ra đem đổi lấy rượu, cùng bạn tiêu mối sầu vạn cổ.)
Rồi hai ông cháu cùng uống một ly.
Ông ngoại anh thực sự rất thích Lý Bạch, câu tiếp theo của “Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn” là “Tương khán lưỡng bất yếm, duy hữu Kính Đình sơn.” (Nhìn nhau mãi không chán, chỉ có núi Kính Đình.) Thực ra những lời đồn đại ở trường chỉ là chuyện nhỏ, không đáng để tâm.
Nhưng con người là vậy, khi đang ở trong sự việc thì cảm thấy rất tức tối, muốn khóa cửa lại và đốt hết mọi thứ cho yên tĩnh. Bây giờ thoát ra khỏi tình huống đó, nhìn lại, đúng thật chỉ là chuyện cỏn con.
Nghĩ đến đây, Hứa Nam Hành tự cười, không biết là cười chính mình hay cười ông ngoại thực sự coi anh là chuyện quan trọng, lấy cả câu thơ của Lý Bạch để ví mình. Anh nhanh chóng trả lời bình luận của ông: “Không đến mức đó đâu, ông nâng cháu cao quá rồi.”
Trên sườn núi có các nhà sư qua lại, cũng có cả những con vật nhỏ. Hứa Nam Hành gối hai tay sau đầu, nằm xuống thư giãn. Một chú mèo con bước đến bên đầu anh, cúi xuống nhìn. Nó nhấc cái chân nho nhỏ lên, như thể đang do dự không biết có nên đạp vào mặt Hứa Nam Hành hay không.
Hứa Nam Hành nhìn nó qua kính râm, nghiêm giọng: “Không được giẫm lên anh nhé.”
Con mèo đi mất.
Hứa Nam Hành cảm thấy bác sĩ Phương nói không hoàn toàn đúng, sự yên tĩnh của Tây Tạng không chỉ vì thiếu oxy khiến người ta không thể cử động. Lúc này anh đã qua cơn thiếu oxy nhưng vẫn thấy bình yên.
Gió núi, mèo con, nhà sư, du khách.
Những lá cờ Lungta bay phấp phới như vẫy cánh, còn có mùi hương nhàn nhạt, thoang thoảng mà anh không thể diễn tả được, có lẽ là mùi của đá và đồng cỏ.
Hứa Nam Hành nhắm mắt một lúc, không biết qua bao lâu, sau đó mới từ từ ngồi dậy, lấy điện thoại ra xem. Các bình luận trên bài đăng của anh phần lớn là khen Tây Tạng đẹp, hỏi về ngôi chùa trên núi và bầu trời xanh, cho đến khi thấy một bình luận với ảnh đại diện là linh dương Tây Tạng.
Bác sĩ Phương bình luận: “Đẹp trai.”
Hứa Nam Hành có hơi xấu hổ, sáng nay anh đeo kính râm mà bác sĩ cũng khen đẹp.
Hứa Nam Hành trả lời: “Hôm nay khen hai lần rồi đấy, đủ rồi nhé.”
Phương Thức Du trả lời: “Được, mai khen tiếp.”
May mắn là từ đây đến thành phố Sơn Nam không xa, một chuyến xe khách cả đi cả về mất khoảng ba giờ. Ba giờ cũng không tính là lâu, rất dễ giết thời gian. Xe của Hứa Nam Hành đỗ ở cổng chợ, anh đi dạo quanh đó.
Huyện nhỏ ở miền Nam Tây Tạng này có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, có nhà nghỉ, có quán trà sữa. Anh đeo cặp kính râm, nhìn là biết người từ nơi khác đến.
Khách du lịch ở huyện không nhiều, vì gần biên giới nên vào huyện cần có giấy thông hành biên giới. Mặc dù không nhiều nhưng không phải là không có, trên đường đi có bốn người ngược chiều với Hứa Nam Hành.
Một thanh niên trong bốn người tiến lên hỏi: “Anh đẹp trai, có thể giúp chúng tôi chụp một tấm ảnh nhóm được không?”
“Không thành vấn đề.” Hứa Nam Hành nhận lấy điện thoại của đối phương. Bốn người trẻ tuổi đứng thành hàng bên ngoài bức tường trên phố, khoác vai nhau, cười tươi chụp một tấm ảnh.
Khi Hứa Nam Hành trả điện thoại lại cho họ, một người trong nhóm hỏi: “Anh đẹp trai, anh đi một mình à? Có muốn đi cùng chúng tôi không? Chúng tôi sắp lên chùa trên núi kia.”
“Đi cùng đi!” Một người khác nói theo.
Những người trẻ tuổi rất nhiệt tình, còn Hứa Nam Hành thì trông có vẻ đang một mình. Hứa Nam Hành cười xua tay từ chối, nói: “Không phải đi một mình, tôi có bạn, đang chờ anh ấy về.”
“Ồ, là vậy à!”
Hứa Nam Hành gật đầu, vẫy tay chào tạm biệt họ, bỗng chuông điện thoại reo, người gọi là thầy Đạt Ngoã Giang Thố. Anh nghe máy: “Chào thầy.”
Anh không chắc nên gọi Đạt Ngoã Giang Thố là “thầy Đạt Ngoã” hay gì khác, nên gọi thẳng là thầy.
Giọng của Đạt Ngoã Giang Thố trong điện thoại có vẻ gấp gáp: “Thầy Hứa, anh đi đâu rồi? Tôi đến trường tìm anh, không thấy người cũng không thấy xe.”
“À, tôi đến huyện, để mua một ít...” Hứa Nam Hành ngập ngừng, “đồ dùng sinh hoạt.”
Anh ngại không dám nói là đi mua chăn ga gối đệm, sợ làm người khác nghĩ là mình không được đón tiếp chu đáo. Nhưng Đạt Ngoã Giang Thố không nghĩ nhiều, nghe anh nói vậy thì thở phào nhẹ nhõm: “Ơ, anh đến huyện rồi à, vậy thì tốt quá. Hiệu trưởng nói tối nay sẽ tổ chức tiệc chào đón cho anh ở huyện, hay là anh ở lại huyện chờ chúng tôi nhé!”
Đạt Ngoã Giang Thố thở phào nhẹ nhõm, tiếng thở đó quá rõ và dài, Hứa Nam Hành khẽ nheo mắt, cảm thấy một cách tinh tế rằng có lẽ Đạt Ngoã Giang Thố nghĩ anh đã bỏ chạy, làm lính đào ngũ.
Anh cười nhẹ, nói: “Không cần đâu, tôi đến đây để dạy học, không phải để giao lưu kết bạn. Hay là anh đi nói với mọi người, hủy bỏ đi.”
Dù giá cả ở đây không cao, nhưng Hứa Nam Hành cũng không muốn họ phải tiêu tốn thêm vì mình.
“Ôi chao, anh từ Bắc Kinh xa xôi đến đây...” Đạt Ngoã Giang Thố mới nói được một nửa thì bị Hứa Nam Hành cắt lời.
“Tôi hiểu lòng tốt của mọi người, thật đấy.” Hứa Nam Hành nói, “Không cần khách sáo đâu thầy. Tôi cần vài ngày để thích nghi với độ cao, sau đó sẽ bắt đầu chuẩn bị bài giảng. Thật sự không cần tiệc chào đón, lớp 9 rất quan trọng, chúng ta đều là những người làm giáo dục, tôi phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Như thầy đã nói, tôi đến từ rất xa, càng không thể lãng phí thời gian.”
Lời anh nói không có chỗ nào sai, cũng rất thấu đáo. Đạt Ngoã Giang Thố ngập ngừng một lúc, thấy anh nói cũng đúng, thực sự là vậy, nên bảo sẽ nói lại với hiệu trưởng.
Đúng lúc Hứa Nam Hành vừa đi vừa gọi điện, giờ trước mặt anh là một nhà hàng Tây Tạng. Anh vén rèm bước vào, bên trong bàn ghế và thảm mang đậm nét đặc trưng của Tây Tạng, tấm thảm có hơi cũ, sờn viền. Chủ quán niềm nở chào đón, mời anh ngồi tự nhiên.
Lần đầu tiên đến đây, cũng không biết ăn gì. Chủ quán đã tiếp nhiều người từ nơi khác đến, khi Hứa Nam Hành nhìn vào món trà bơ* trên thực đơn, chủ quán đề nghị anh nên uống trà ngọt* thì hơn.
(*) Trà bơ, trà ngọt:
Không cần nhiều lời, Hứa Nam Hành từ nhỏ đã nghe lời, nên gọi một ly trà ngọt và một phần nhỏ thịt cừu khoai tây.
Trong khi ăn, bác sĩ Phương nhắn tin qua WeChat, báo rằng hắn đã lấy được xe và đang trên đường trở về. Hứa Nam Hành tiện hỏi hắn đã ăn chưa, Phương Thức Du gửi lại một đoạn tin nhắn thoại:
“Anh không cần lo cho tôi, tự mình ăn no vào. Trên núi ở huyện có một ngôi chùa, anh ăn xong có thể đi dạo một vòng, nhớ đi chậm thôi, nếu cảm thấy khó chịu thì dừng lại nghỉ.”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Giọng của bác sĩ Phương không trầm, nhưng đầy ấm áp, giọng điệu cũng rất thân thiện. Hứa Nam Hành tạm thời không thể xác định sự thân thiện này là xuất phát từ bản thân Phương Thức Du, hay vì hắn là người bạn duy nhất ở đây cũng như là là đồng hương của anh.
Hứa Nam Hành nhấn giữ nút tắt, nói: “Tôi biết rồi, bác sĩ Phương.”
Dù Đạt Ngoã Giang Thố lẫn chủ quán ăn này đều có thể nói tiếng Hán, nhưng giọng nói mang theo một chút âm điệu Bắc Kinh của Phương Thức Du thực sự đem lại cảm giác thân thuộc cho một người xa quê như anh.
Lúc ăn xong và thanh toán, Hứa Nam Hành hỏi chủ quán, ông nói chùa không xa, có thể đi bằng xe ba bánh, đi bộ cũng được, tuy nhiên sẽ mất thời gian hơn một chút.
Hứa Nam Hành cảm ơn chủ quán, đeo kính râm và bước ra khỏi quán.
Thành phố ở độ cao này, tia UV thật sự rất mạnh, nắng rất gắt. Đây là Nam Tạng, khí hậu gió mùa bán khô hạn ở cao nguyên, hiện tại là tháng Tám, vừa trải qua mùa mưa tập trung nhất trong năm, độ ẩm vẫn còn khá ổn.
Hứa Nam Hành ra ngoài vươn vai một cái, con người là như vậy, khi no bụng thì tâm trạng sẽ tốt lên.
Ánh mặt trời chiếu vào kính râm của anh tạo thành một vệt sáng, anh kiểm tra vị trí của ngôi chùa, trên đường có taxi và cả xe xích lô, Hứa Nam Hành vẫy một chiếc. Bác tài xích lô cười tươi, có lẽ vì Hứa Nam Hành trông như một du khách, nụ cười rạng rỡ ấy như thấy một xấp tiền sáng lóa dưới ánh mặt trời.
Thực ra từ đây đi bộ về chợ để lấy xe cũng không xa, nhưng đã đến tận đây rồi, anh quyết định làm du khách một lần, bèn leo lên xích lô.
Chùa nằm ở sườn núi, nhìn không cao lắm, đường cũng khá dễ đi. Hứa Nam Hành nhìn quanh, thấy khách du lịch khá đông, dưới chân núi có rất nhiều xe biển số từ khắp nơi trong cả nước. Anh thậm chí còn thấy biển số của Hắc Long Giang, khiến anh thầm kính nể.
Chùa này không thu vé, dưới chân núi có một biển cảnh báo, ghi độ cao của chùa là 4500 mét, ý nhắc nhở mọi người hãy tự lượng sức mình. Thực sự, ở cao nguyên, leo cầu thang cũng là một sự tăng độ cao.
Hứa Nam Hành giống như các du khách khác, đầu tiên đứng dưới chân núi chụp ảnh ngôi chùa. Bên cạnh anh có một nhóm người không biết có phải dẫn theo hướng dẫn viên hay không, Hứa Nam Hành nghe thấy tiếng thuyết minh vang dội.
“Ở đây thờ Tam Bảo, Văn Thù Bồ Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát thuộc Bát bộ Kim Cương và Liên Hoa Bộ Quan Âm.”
“Đi lên trên này có thể hơi mệt, mọi người đều mang bình oxy trong ba lô đúng không~”
Bình oxy của Hứa Nam Hành ở trong ba lô, và ba lô ở trong xe. Anh do dự một chút, rồi ngước nhìn ngôi chùa, kính râm chặn lại một phần màu sắc. Anh tháo kính râm ra, ánh mặt trời chói chang, khiến anh phải nheo mắt lại.
Ngôi chùa cổ kính nằm yên trên sườn núi, những sợi dây treo đầy cờ Lungta* phấp phới trong gió. Có người đưa cho những người khác một xấp cờ Lungta nhiều màu, họ cầm một góc của xấp cờ, vẫy mạnh để tách ra rồi thả tay theo gió, reo hò gì đó.
(*) Cờ Lungta:
Hứa Nam Hành chậm rãi đi lên, vừa đi vừa chụp ảnh.
Gia cảnh của anh rất tốt, từ nhỏ đã là con nhà giàu có, được sống trong nhung lụa. Đi tới đâu anh cũng toát ra vẻ thư thái, nhẹ nhàng. Anh cũng hay mặc kệ bản thân, chẳng hạn như lúc này đây, cảm thấy hơi khó thở.
Con đường lên núi này đã rất thoải rồi, nhưng vẫn có nhiều người giống anh, đi đến đây đã cảm thấy không chịu nổi, bèn tìm một chỗ trống ngồi xuống ngay bên đường. Thực ra Hứa Nam Hành cố một chút vẫn có thể đi thêm một đoạn nữa, nhưng anh cũng chọn một chỗ trống, ngồi xuống.
Bên cạnh là một chị đeo kính râm, tay cầm khăn mặt lau mồ hôi. Chị trông khá mệt nhưng vẫn cười, cố gắng nói chuyện với Hứa Nam Hành bằng chất giọng pha lẫn phương ngữ Giang Tô - Chiết Giang: “Cậu em đi du lịch một mình à?”
Hứa Nam Hành gãi đầu, đáp: “Còn một người bạn nữa, lát nữa anh ấy sẽ đến tìm tôi.”
“À~” Chị gái gật đầu, nhiệt tình nói, “Này! Đi một mình chụp ảnh không tiện nhỉ. Kia kìa, có tảng đá lớn, cậu đứng lên đó đi, chị giúp cậu chụp chung với ngôi chùa trên kia nhé!”
“Hả?” Hứa Nam Hành quay đầu nhìn, đúng thật, đứng lên đó là thêm một mét độ cao nữa, anh không biết nên khóc hay cười, nhưng thấy chị ấy nhiệt tình như vậy, anh không nỡ từ chối. Hơn nữa, từ khi đến Tây Tạng, ngoài bức ảnh chụp chung trong buổi họp, anh chưa có thêm bức ảnh nào.
Anh tháo kính râm, mở máy ảnh trên điện thoại và đưa cho chị, giọng ngọt như mía lùi: “Cảm ơn chị, phiền chị nhé!”
“Ôi trời!” Chị gái vẫy tay, “Gọi là chị thì không đúng rồi, gọi là dì đi, có khi tôi còn lớn hơn mẹ cậu mấy tuổi ấy chứ!”
Hứa Nam Hành chống tay đứng dậy, phủi bụi đất. Tảng đá đó cũng không lớn, chỉ là một tảng đá bình thường, anh leo lên, chị gái cười tươi giơ điện thoại của anh lên chụp.
Không đeo kính râm quả thật rất chói mắt, Hứa Nam Hành nheo mắt lại. Nhưng chụp ảnh thì phải cười, giữa hai lông mày hơi nhíu lại vì ánh sáng mạnh, nhưng anh vẫn cười thoải mái.
Thực ra Hứa Nam Hành không thích chụp ảnh lắm, anh không biết tạo dáng như nào cả, đành một tay để tự nhiên, tay kia đút vào túi quần. Gió trên sườn núi thổi mạnh, làm vạt áo khoác và tóc anh bay phấp phới.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Anh có gương mặt đẹp trai, chị lớn tuổi đã nghỉ hưu, đi du lịch khắp nơi, kỹ năng chụp ảnh cũng rất tốt, không chỉ có bố cục đẹp mà còn chụp được cả núi, chùa và cờ Lungta vào ảnh.
Chụp xong, Hứa Nam Hành nhanh chóng đeo lại kính râm, nếu không thì chắc chắn sẽ chảy nước mắt vì chói. Chị vẫy tay gọi anh lại xem: “Tôi chụp ba tấm, cậu xem tấm nào đẹp!”
Hứa Nam Hành ngoan ngoãn đáp: “Đẹp, tất cả đều đẹp, cảm ơn chị!”
Chị gái và bạn nghỉ ngơi xong, vẫy tay chào tạm biệt rồi tiếp tục đi lên chùa. Hứa Nam Hành vẫn muốn ngồi thêm chút nữa, anh không vội, cũng không cần gấp, chờ bác sĩ Phương về còn lâu.
Anh ngồi xếp bằng bên đường, chọn một tấm ảnh đăng lên trang cá nhân.
Bầu trời Tây Tạng trong xanh, Hứa Nam Hành ngẩng đầu lên, kéo kính râm xuống một chút, đến giữa sống mũi, nhìn lên trời bằng mắt thường.
Tuy là Bắc Kinh những năm gần đây đã cải thiện môi trường khá tốt, thậm chí vào mùa thu đông cũng có bầu trời xanh và mây trắng, nhưng ông ngoại anh vẫn thường than thở những năm trước sương mù dày đặc, đầu ngõ không thấy cuối ngõ. Hứa Nam Hành nhớ vài lần trời mù sương dày đặc như hỗn hợp của hổ phách và chất nhờn phủ kín thành phố.
Hứa Nam Hành đẩy kính râm lên lại, trang cá nhân của anh nhận được rất nhiều lượt thích và bình luận. Bình thường anh không hay đăng bài, ông ngoại anh nhấn thích và bình luận một câu thơ:
“Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn.”
(Bầy chim bay đi hết, đám mây lẻ một mình lững lờ.)
- Độc toạ Kính Đình sơn | Lý Bạch (Nguồn: thivien.net)
Hứa Nam Hành nhìn câu thơ của Lý Bạch, nhìn một lúc rồi đột nhiên cười.
Anh thân thiết với ông ngoại, với lại Hứa Nam Hành cũng không phải kiểu người giỏi che giấu không cho mọi chuyện hiện lên nét mặt. Ngày anh lật bàn ở trường, ông ngoại về nhà đã hỏi có chuyện gì xảy ra, anh kể hết mọi chuyện.
Ông ngoại “À” một tiếng, đọc một câu trong bài “Thương tiến tửu” của Lý Bạch: “Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu, dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!” (Kêu đứa nhỏ ra đem đổi lấy rượu, cùng bạn tiêu mối sầu vạn cổ.)
Rồi hai ông cháu cùng uống một ly.
Ông ngoại anh thực sự rất thích Lý Bạch, câu tiếp theo của “Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn” là “Tương khán lưỡng bất yếm, duy hữu Kính Đình sơn.” (Nhìn nhau mãi không chán, chỉ có núi Kính Đình.) Thực ra những lời đồn đại ở trường chỉ là chuyện nhỏ, không đáng để tâm.
Nhưng con người là vậy, khi đang ở trong sự việc thì cảm thấy rất tức tối, muốn khóa cửa lại và đốt hết mọi thứ cho yên tĩnh. Bây giờ thoát ra khỏi tình huống đó, nhìn lại, đúng thật chỉ là chuyện cỏn con.
Nghĩ đến đây, Hứa Nam Hành tự cười, không biết là cười chính mình hay cười ông ngoại thực sự coi anh là chuyện quan trọng, lấy cả câu thơ của Lý Bạch để ví mình. Anh nhanh chóng trả lời bình luận của ông: “Không đến mức đó đâu, ông nâng cháu cao quá rồi.”
Trên sườn núi có các nhà sư qua lại, cũng có cả những con vật nhỏ. Hứa Nam Hành gối hai tay sau đầu, nằm xuống thư giãn. Một chú mèo con bước đến bên đầu anh, cúi xuống nhìn. Nó nhấc cái chân nho nhỏ lên, như thể đang do dự không biết có nên đạp vào mặt Hứa Nam Hành hay không.
Hứa Nam Hành nhìn nó qua kính râm, nghiêm giọng: “Không được giẫm lên anh nhé.”
Con mèo đi mất.
Hứa Nam Hành cảm thấy bác sĩ Phương nói không hoàn toàn đúng, sự yên tĩnh của Tây Tạng không chỉ vì thiếu oxy khiến người ta không thể cử động. Lúc này anh đã qua cơn thiếu oxy nhưng vẫn thấy bình yên.
Gió núi, mèo con, nhà sư, du khách.
Những lá cờ Lungta bay phấp phới như vẫy cánh, còn có mùi hương nhàn nhạt, thoang thoảng mà anh không thể diễn tả được, có lẽ là mùi của đá và đồng cỏ.
Hứa Nam Hành nhắm mắt một lúc, không biết qua bao lâu, sau đó mới từ từ ngồi dậy, lấy điện thoại ra xem. Các bình luận trên bài đăng của anh phần lớn là khen Tây Tạng đẹp, hỏi về ngôi chùa trên núi và bầu trời xanh, cho đến khi thấy một bình luận với ảnh đại diện là linh dương Tây Tạng.
Bác sĩ Phương bình luận: “Đẹp trai.”
Hứa Nam Hành có hơi xấu hổ, sáng nay anh đeo kính râm mà bác sĩ cũng khen đẹp.
Hứa Nam Hành trả lời: “Hôm nay khen hai lần rồi đấy, đủ rồi nhé.”
Phương Thức Du trả lời: “Được, mai khen tiếp.”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro