Tình nguyện viê...
2025-01-10 15:10:12
Sáng sớm mở mắt, Tô Dương đã vội tới trường học. Ở trường, các thầy cô giáo phát động phong trào sinh viên tình nguyện lên các địa điểm ở vùng cao để khám chữa bệnh cho người dân và tuyên truyền cho người dân về phòng và chống một số loại bệnh lây nhiễm. Tô Dương là người đầu tiên trong lớp đăng kí. Đây là chương trình thường niên mà trường đại học y Hà Nội phát động. Năm nay, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình “tình nguyện mùa hè xanh” khám, tặng quà và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân 02 xã Giáo Hiệu, Công Bằng, thuộc vùng sâu và xa xôi nhất của tỉnh Cao Bằng.
Tiếng điện thoại rung lên tin nhắn. Một cái vẫy tay tạm biệt từ Dgon. Anh phải về Mỹ gấp vì có công vụ từ nhà trắng. Bông hoa hồng đỏ chót xuất hiện trên màn hình. Bất giác, Tô Dương nở một nụ cười, cô vuốt qua màn hình điện thoại, suy tư một chút xa xôi.
Tô Dương xin phép bố mẹ cho đi làm tình nguyện. Bố cô gật đầu đồng ý. Mẹ cô dù có một chút lo lắng, nhưng vẫn cười hiền lành.
- Con gái đã lớn, có thể tự lo cho bản thân. Mẹ rất vui. Con có thể đi làm những điều mình muốn.
Ngày đầu tiên của nghỉ hè, những chiếc xe 16 chỗ chở các y bác sĩ và sinh viên đại học y, cùng với những chiếc xe tải nhỏ chở máy móc thiết bị, thuốc phát miễn phí và một số đầu sách cùng xuất phát đến địa điểm đầu tiên. Những con người mang trong mình tâm thế giúp người, giúp đời tiến lên vùng cao và xa xôi nhất của đất nước. Con đường đi ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp. Khung cảnh thiên nhiên núi rừng thanh bình yên ả, trái ngược với sự sầm uất của thành thị. Những đứa nhỏ đeo gùi hoa sau lưng dọc hai bên đường đang chân trần bước đất. Một số bà mẹ đang địu con nhỏ ở gùi sau lưng. Cuộc sống núi rừng khác xa hoàn toàn với những gì Tô Dương tưởng tượng.
Chiếc xe chòng chành dọc theo triền núi hẹp. Đường đất nhỏ bụi mù mịt bị khuất dần sau lưng. Một số người say xe nôn thốc nôn tháo vào túi nilon. Tô Dương giúp cô bạn Lê Na ngồi thẳng dậy, tiếng ọe của cô ấy cũng khiến Tô Dương phải quay mặt đi.
Cuối cùng cũng đến được địa điểm trú chân đã liên hệ sẵn. Tất cả mọi người đều cảm thấy mệt mỏi với chuyến đi này. Ai nấy lao xuống xe, nằm sõng xoài ra nền đất. Thực tế mà nói, đối với những sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, việc đi đến một địa điểm xa xôi như vậy đây là lần đầu tiên. Tô Dương đã quen với những chuyến đi dài, cũng cảm thấy khó chịu trong người vì đường núi xa xôi. Cô ngồi lên một hàng gạch cũ, uống nước mang theo bên mình. Một lát sau, thôn trưởng và trạm trưởng ở đây có dẫn theo một vài thanh niên trong bản tới. Đại diện hội thanh niên tình nguyện đứng dậy bắt tay và giới thiệu về đoàn. Mọi người trong bản giúp họ vận chuyển hành lý vào bên trong. Bên trong là nhà tập thể dành cho những dịp lễ hội của bản. Những chiếc giường bằng tre được xếp theo dọc dài. Nam theo khu nam, nữ theo khu nữ. Tất cả được phân phó và sắp xếp hơn lý. Tô Dương được xếp cùng giường với Lê Na. Hành lý nhỏ gọn của cả hai đặt ngay ngắn ở đầu giường.
Tối nay, ở bản có tổ chức tiệc rượu chào mừng đoàn tình nguyện. Trạm trưởng và thôn trưởng rất vui mừng vì những người trẻ đã lên đến tận vùng cao và xa xôi này. Người dân trong bản cũng kéo đến để xem. Họ đã được thôn trưởng tuyên truyền trước. Ngày mai, họ sẽ được khám và chữa bệnh, phát thuốc miễn phí. Người trong bản ai cũng háo hức, mong chờ.
Buổi tối, một đống lửa lớn được đốt sẵn giữa sân tập thể. Hai vòng người nắm tay nhau nhảy múa, hát vang bài nối vòng tay lớn. Mọi người cùng thử hương vị cay nồng của rượu cần. Trăng thanh gió mát, không có điện thoại di động, không có máy tính. Nhưng ai nấy đều thấy vui vẻ hoà nhập với thiên nhiên.
Tô Dương cùng cô bạn Lê Na nhảy múa và uống rượu cần. Hương vị của rượu cần khác xa với các loại đồ uống khác. Nó rất nhẹ, không đủ say nhưng làm cho con người cảm thấy lâng lâng. Tô Dương loạng choạng đạp phải cục đá. Một vòng tay đủ ôm lấy cô. Anh khóa trên dẫn đoàn lo lắng.
- Em không sao chứ.
Tô Dương đứng dậy khỏi vòng tay anh ta. Cô lùi lại và nói lời cảm ơn. Một chai nước suối được đưa tới trước mặt cô.
- Uống đi cho tỉnh táo lại.
Tô Dương chưa kịp cầm thì Lê Na chạy lại kéo cô hòa vào vòng người. Cánh tay hờ hững trên không của Minh hạ xuống. Anh nhủ thầm.
- Cô ấy thật nổi bật.
Một buổi tối vui vẻ cho tất cả mọi người.
Sáng sớm, đội ngũ bác sĩ và thực tập sinh đã tập trung ở trạm y tế để chuẩn bị khám cho dân. Lác đác người dân cũng lần lượt vào ghi danh lấy số thứ tự và nhận sổ. Các máy móc đã được kết nối sẵn. Tại đây người dân được khám Nội tổng quát như: tai – mũi – họng, mắt… Đây là cơ hội, là điều kiện để đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với các trang thiết bị y tế, kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại như: điện tim, siêu âm… Cùng với cấp phát thuốc tại chỗ miễn phí, các y, bác sĩ đoàn thanh niên trường Đại học y Hà Nội đã tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách thức dùng thuốc điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà, phổ biến một số kiến thức phòng tránh, xử trí một số bệnh thường gặp cho người dân. Tổ chức chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học.
Một chị gái đang mang bầu ngồi vào ghế chỗ của Tô Dương đang cấp phát số và sổ . Tô Dương nhìn chiếc bụng bầu lớn của chị , mà còn phải địu thêm một em nhỏ đằng sau lưng, Tô Dương nhỏ nhẹ.
- Chị ơi, chị tên gì, bao nhiêu tuổi chị muốn khám gì ạ.
Chị ấy bẽn lẽn.
- Tôi 20 tuổi, bị đau bụng, rất đau. Chỗ kia cũng rất hôi.
Tô Dương suýt nữa rơi chiếc bút đang cầm trên tay. 20 tuổi, chỉ bằng tuổi cô. Tô Dương chuyển chị sang bên khám phụ khoa. Đứa trẻ đằng sau lưng mở mắt. Đôi mắt tròn xoe nhìn những người xa lạ xung quanh. Đứa bé không khóc, nhưng Tô Dương lại chú ý đến những nốt đỏ xung quanh miệng của bé. Có nốt đã khô miệng, nhưng có nốt đang chảy nước. Nó khoảng hai tuổi nhưng rất gầy, nằm lọt tỏm trong chiếc gùi của mẹ. Tô Dương vẫy tay với một nam sinh viên khác, nói nhỏ vào tai cậu ta. Cậu ta nhìn lại đứa trẻ, rồi chạy đi lấy hộp vệ sinh khử trùng. Tô Dương nói lại với mẹ của bé rằng có thể bé đã bị chân tay miệng. Mẹ của bé cứ yên tâm đi kiểm tra, ở đây sẽ có người làm công tác vệ sinh khử trùng cho bé và trông bé an toàn. Chần trừ một lúc, cô ấy cũng đồng ý. Tiếng bác sĩ khám bên khoa sản làm cho Tô Dương sững người.
- Ba đứa. Đang mang bầu đứa thứ 4.
Cô cũng biết tình trạng tảo hôn ở một số tỉnh vùng cao. Tuy nhiên, thực tế càng khiến cô sợ hãi. Một người con gái còn đang tuổi ăn tuổi chơi và thực hiện ước mơ thì đã bị vùi dập trong chuyện chồng con. Không chỉ vậy, sự thiếu hiểu biết về sinh sản và giới tính càng làm cho phụ nữ thêm thiệt thòi. Cô nhìn lại đứa con nhỏ còn đang chảy nước mũi lòng thấy xót xa.
Người đến khám còn mang tâm lý e ngại, rụt rè trước bác y bác sĩ. Người đến vẫn còn rất thưa thớt, theo tư duy của họ thì thầy mo vẫn là thần thánh, có thể chữa được bách bệnh. Dần dần, Tô Dương phát hiện ra một vấn đề, những đứa trẻ theo mẹ hoặc bà đến đây đều bị những nốt quanh miệng, tay và chân. Một số người lớn cũng bị. Tô Dương đã báo chuyện này với bác sĩ trưởng đoàn, ông ấy cũng thấy được vấn đề đó. Ông yêu cầu những người đến đây khám về kiểm tra lại cho con cái mình ở nhà, nếu có triệu chứng như vậy thì nhanh chóng mang đến để kiểm tra. Một số phụ nữ trong bản có nói. Năm nào chả bị. Đắp thuốc lá một thời gian sẽ khỏi. Chân tay miệng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển vốn có của trẻ, tạo cảm giác khó chịu, bứt dứt. Một số trẻ bị bội nhiễm sẽ có thể bị suy gan và suy thận mãn.
Những đứa trẻ đến đây được vệ sinh vùng nhiễm và bôi thuốc. Một số loại thuốc được cấp phát và hướng dẫn cho người thân cho bé uống đúng giờ. Đa phần người dân ở đây đều trong tình trạng thiếu máu và thiếu sắt, dẫn đến tình trạng vàng da cơ địa. Các hộp thuốc miễn phí được giao tận tay người dân bản vùng cao.
Sau ba ngày khám và chữa bệnh, thì không còn ai đến để thăm khám nữa. Trưởng đoàn đã thông báo với mọi người chia nhóm để vào tận nhà động viên mọi người đến khám và lấy thuốc. Tuy một số người tỏ vẻ không ưng ý lắm, vì tình hình ở trên đây không điện thoại, không wifi, cộng thêm ăn ở bất tiện khiến tâm lí của họ bị hoảng loạn. Tuy nhiên cuối cùng, họ vẫn đồng ý đi sâu vào bản. Nhóm lớn được chia làm 3 nhóm nhỏ. Tô Dương là người dẫn đoàn theo sau nhất một người dẫn đường vào bản. Cô giắt theo mình một con dao găm, và hai mũi kim châm. Lê Na thắc mắc.
- Cậu mang theo mấy thứ đó làm gì thế?
- Phòng thân thôi. Đi rừng nhiều thứ không lường trước được.
Thế là cả đội chia nhau vào bản. Cô đi mới biết, đường núi nhấp nhô khó đi như thế nào. Những người trẻ ở đây đều một đoạn khá dài mà chưa vào được bản.
- Chúng ta đi qua mô đất này sẽ vào được bản.
Người dẫn đoàn kêu to với mọi người. Mọi người tiếp tục bước chân. Tô Dương thấy qua kẽ lá ,một đàn cua đá đang kéo nhau dẫn lên núi. Một chút linh tính chẳng lành thoáng qua. Dù trời đang nắng nóng, nhưng vị nồng nồng của hơi đất phà vào mũi rất rõ rệt. Học trưởng khóa trên đến bên cạnh cô.
- Em có cần giúp gì không?
Tô Dương lắc đầu bước tiếp. Đi qua cánh đồng lúa vàng ươm đã đến mùa gục bông, mùi vị của thiên nhiên cùng màu vàng của nắng tạo nên một cảnh đẹp vô cùng. Cuối cùng cũng đến nơi, nhưng trong nhà chỉ còn trẻ em và người già. Người lớn trong làng đều đã đi ra đồng hoặc lên núi. Tô Dương nhìn thấy tình hình trẻ em ở đây đều có các nốt mẩn đỏ. Những bàn chân trần lem luốc. Trạm trưởng có nói qua, những người ở đây đều rất vất vả, phương tiện đi lại cùng sinh hoạt sống rất khó khăn, do đó họ sẽ không thể bỏ công việc vì bất cứ chuyện gì. Con cái của họ cũng vậy, đường núi gập ghềnh, việc học tập cũng dang dở. Giáo viên phải đến tận nơi để động viên cho trẻ tới trường.
Tiếng điện thoại rung lên tin nhắn. Một cái vẫy tay tạm biệt từ Dgon. Anh phải về Mỹ gấp vì có công vụ từ nhà trắng. Bông hoa hồng đỏ chót xuất hiện trên màn hình. Bất giác, Tô Dương nở một nụ cười, cô vuốt qua màn hình điện thoại, suy tư một chút xa xôi.
Tô Dương xin phép bố mẹ cho đi làm tình nguyện. Bố cô gật đầu đồng ý. Mẹ cô dù có một chút lo lắng, nhưng vẫn cười hiền lành.
- Con gái đã lớn, có thể tự lo cho bản thân. Mẹ rất vui. Con có thể đi làm những điều mình muốn.
Ngày đầu tiên của nghỉ hè, những chiếc xe 16 chỗ chở các y bác sĩ và sinh viên đại học y, cùng với những chiếc xe tải nhỏ chở máy móc thiết bị, thuốc phát miễn phí và một số đầu sách cùng xuất phát đến địa điểm đầu tiên. Những con người mang trong mình tâm thế giúp người, giúp đời tiến lên vùng cao và xa xôi nhất của đất nước. Con đường đi ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp. Khung cảnh thiên nhiên núi rừng thanh bình yên ả, trái ngược với sự sầm uất của thành thị. Những đứa nhỏ đeo gùi hoa sau lưng dọc hai bên đường đang chân trần bước đất. Một số bà mẹ đang địu con nhỏ ở gùi sau lưng. Cuộc sống núi rừng khác xa hoàn toàn với những gì Tô Dương tưởng tượng.
Chiếc xe chòng chành dọc theo triền núi hẹp. Đường đất nhỏ bụi mù mịt bị khuất dần sau lưng. Một số người say xe nôn thốc nôn tháo vào túi nilon. Tô Dương giúp cô bạn Lê Na ngồi thẳng dậy, tiếng ọe của cô ấy cũng khiến Tô Dương phải quay mặt đi.
Cuối cùng cũng đến được địa điểm trú chân đã liên hệ sẵn. Tất cả mọi người đều cảm thấy mệt mỏi với chuyến đi này. Ai nấy lao xuống xe, nằm sõng xoài ra nền đất. Thực tế mà nói, đối với những sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, việc đi đến một địa điểm xa xôi như vậy đây là lần đầu tiên. Tô Dương đã quen với những chuyến đi dài, cũng cảm thấy khó chịu trong người vì đường núi xa xôi. Cô ngồi lên một hàng gạch cũ, uống nước mang theo bên mình. Một lát sau, thôn trưởng và trạm trưởng ở đây có dẫn theo một vài thanh niên trong bản tới. Đại diện hội thanh niên tình nguyện đứng dậy bắt tay và giới thiệu về đoàn. Mọi người trong bản giúp họ vận chuyển hành lý vào bên trong. Bên trong là nhà tập thể dành cho những dịp lễ hội của bản. Những chiếc giường bằng tre được xếp theo dọc dài. Nam theo khu nam, nữ theo khu nữ. Tất cả được phân phó và sắp xếp hơn lý. Tô Dương được xếp cùng giường với Lê Na. Hành lý nhỏ gọn của cả hai đặt ngay ngắn ở đầu giường.
Tối nay, ở bản có tổ chức tiệc rượu chào mừng đoàn tình nguyện. Trạm trưởng và thôn trưởng rất vui mừng vì những người trẻ đã lên đến tận vùng cao và xa xôi này. Người dân trong bản cũng kéo đến để xem. Họ đã được thôn trưởng tuyên truyền trước. Ngày mai, họ sẽ được khám và chữa bệnh, phát thuốc miễn phí. Người trong bản ai cũng háo hức, mong chờ.
Buổi tối, một đống lửa lớn được đốt sẵn giữa sân tập thể. Hai vòng người nắm tay nhau nhảy múa, hát vang bài nối vòng tay lớn. Mọi người cùng thử hương vị cay nồng của rượu cần. Trăng thanh gió mát, không có điện thoại di động, không có máy tính. Nhưng ai nấy đều thấy vui vẻ hoà nhập với thiên nhiên.
Tô Dương cùng cô bạn Lê Na nhảy múa và uống rượu cần. Hương vị của rượu cần khác xa với các loại đồ uống khác. Nó rất nhẹ, không đủ say nhưng làm cho con người cảm thấy lâng lâng. Tô Dương loạng choạng đạp phải cục đá. Một vòng tay đủ ôm lấy cô. Anh khóa trên dẫn đoàn lo lắng.
- Em không sao chứ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tô Dương đứng dậy khỏi vòng tay anh ta. Cô lùi lại và nói lời cảm ơn. Một chai nước suối được đưa tới trước mặt cô.
- Uống đi cho tỉnh táo lại.
Tô Dương chưa kịp cầm thì Lê Na chạy lại kéo cô hòa vào vòng người. Cánh tay hờ hững trên không của Minh hạ xuống. Anh nhủ thầm.
- Cô ấy thật nổi bật.
Một buổi tối vui vẻ cho tất cả mọi người.
Sáng sớm, đội ngũ bác sĩ và thực tập sinh đã tập trung ở trạm y tế để chuẩn bị khám cho dân. Lác đác người dân cũng lần lượt vào ghi danh lấy số thứ tự và nhận sổ. Các máy móc đã được kết nối sẵn. Tại đây người dân được khám Nội tổng quát như: tai – mũi – họng, mắt… Đây là cơ hội, là điều kiện để đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với các trang thiết bị y tế, kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại như: điện tim, siêu âm… Cùng với cấp phát thuốc tại chỗ miễn phí, các y, bác sĩ đoàn thanh niên trường Đại học y Hà Nội đã tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách thức dùng thuốc điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà, phổ biến một số kiến thức phòng tránh, xử trí một số bệnh thường gặp cho người dân. Tổ chức chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe, chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học.
Một chị gái đang mang bầu ngồi vào ghế chỗ của Tô Dương đang cấp phát số và sổ . Tô Dương nhìn chiếc bụng bầu lớn của chị , mà còn phải địu thêm một em nhỏ đằng sau lưng, Tô Dương nhỏ nhẹ.
- Chị ơi, chị tên gì, bao nhiêu tuổi chị muốn khám gì ạ.
Chị ấy bẽn lẽn.
- Tôi 20 tuổi, bị đau bụng, rất đau. Chỗ kia cũng rất hôi.
Tô Dương suýt nữa rơi chiếc bút đang cầm trên tay. 20 tuổi, chỉ bằng tuổi cô. Tô Dương chuyển chị sang bên khám phụ khoa. Đứa trẻ đằng sau lưng mở mắt. Đôi mắt tròn xoe nhìn những người xa lạ xung quanh. Đứa bé không khóc, nhưng Tô Dương lại chú ý đến những nốt đỏ xung quanh miệng của bé. Có nốt đã khô miệng, nhưng có nốt đang chảy nước. Nó khoảng hai tuổi nhưng rất gầy, nằm lọt tỏm trong chiếc gùi của mẹ. Tô Dương vẫy tay với một nam sinh viên khác, nói nhỏ vào tai cậu ta. Cậu ta nhìn lại đứa trẻ, rồi chạy đi lấy hộp vệ sinh khử trùng. Tô Dương nói lại với mẹ của bé rằng có thể bé đã bị chân tay miệng. Mẹ của bé cứ yên tâm đi kiểm tra, ở đây sẽ có người làm công tác vệ sinh khử trùng cho bé và trông bé an toàn. Chần trừ một lúc, cô ấy cũng đồng ý. Tiếng bác sĩ khám bên khoa sản làm cho Tô Dương sững người.
- Ba đứa. Đang mang bầu đứa thứ 4.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cô cũng biết tình trạng tảo hôn ở một số tỉnh vùng cao. Tuy nhiên, thực tế càng khiến cô sợ hãi. Một người con gái còn đang tuổi ăn tuổi chơi và thực hiện ước mơ thì đã bị vùi dập trong chuyện chồng con. Không chỉ vậy, sự thiếu hiểu biết về sinh sản và giới tính càng làm cho phụ nữ thêm thiệt thòi. Cô nhìn lại đứa con nhỏ còn đang chảy nước mũi lòng thấy xót xa.
Người đến khám còn mang tâm lý e ngại, rụt rè trước bác y bác sĩ. Người đến vẫn còn rất thưa thớt, theo tư duy của họ thì thầy mo vẫn là thần thánh, có thể chữa được bách bệnh. Dần dần, Tô Dương phát hiện ra một vấn đề, những đứa trẻ theo mẹ hoặc bà đến đây đều bị những nốt quanh miệng, tay và chân. Một số người lớn cũng bị. Tô Dương đã báo chuyện này với bác sĩ trưởng đoàn, ông ấy cũng thấy được vấn đề đó. Ông yêu cầu những người đến đây khám về kiểm tra lại cho con cái mình ở nhà, nếu có triệu chứng như vậy thì nhanh chóng mang đến để kiểm tra. Một số phụ nữ trong bản có nói. Năm nào chả bị. Đắp thuốc lá một thời gian sẽ khỏi. Chân tay miệng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển vốn có của trẻ, tạo cảm giác khó chịu, bứt dứt. Một số trẻ bị bội nhiễm sẽ có thể bị suy gan và suy thận mãn.
Những đứa trẻ đến đây được vệ sinh vùng nhiễm và bôi thuốc. Một số loại thuốc được cấp phát và hướng dẫn cho người thân cho bé uống đúng giờ. Đa phần người dân ở đây đều trong tình trạng thiếu máu và thiếu sắt, dẫn đến tình trạng vàng da cơ địa. Các hộp thuốc miễn phí được giao tận tay người dân bản vùng cao.
Sau ba ngày khám và chữa bệnh, thì không còn ai đến để thăm khám nữa. Trưởng đoàn đã thông báo với mọi người chia nhóm để vào tận nhà động viên mọi người đến khám và lấy thuốc. Tuy một số người tỏ vẻ không ưng ý lắm, vì tình hình ở trên đây không điện thoại, không wifi, cộng thêm ăn ở bất tiện khiến tâm lí của họ bị hoảng loạn. Tuy nhiên cuối cùng, họ vẫn đồng ý đi sâu vào bản. Nhóm lớn được chia làm 3 nhóm nhỏ. Tô Dương là người dẫn đoàn theo sau nhất một người dẫn đường vào bản. Cô giắt theo mình một con dao găm, và hai mũi kim châm. Lê Na thắc mắc.
- Cậu mang theo mấy thứ đó làm gì thế?
- Phòng thân thôi. Đi rừng nhiều thứ không lường trước được.
Thế là cả đội chia nhau vào bản. Cô đi mới biết, đường núi nhấp nhô khó đi như thế nào. Những người trẻ ở đây đều một đoạn khá dài mà chưa vào được bản.
- Chúng ta đi qua mô đất này sẽ vào được bản.
Người dẫn đoàn kêu to với mọi người. Mọi người tiếp tục bước chân. Tô Dương thấy qua kẽ lá ,một đàn cua đá đang kéo nhau dẫn lên núi. Một chút linh tính chẳng lành thoáng qua. Dù trời đang nắng nóng, nhưng vị nồng nồng của hơi đất phà vào mũi rất rõ rệt. Học trưởng khóa trên đến bên cạnh cô.
- Em có cần giúp gì không?
Tô Dương lắc đầu bước tiếp. Đi qua cánh đồng lúa vàng ươm đã đến mùa gục bông, mùi vị của thiên nhiên cùng màu vàng của nắng tạo nên một cảnh đẹp vô cùng. Cuối cùng cũng đến nơi, nhưng trong nhà chỉ còn trẻ em và người già. Người lớn trong làng đều đã đi ra đồng hoặc lên núi. Tô Dương nhìn thấy tình hình trẻ em ở đây đều có các nốt mẩn đỏ. Những bàn chân trần lem luốc. Trạm trưởng có nói qua, những người ở đây đều rất vất vả, phương tiện đi lại cùng sinh hoạt sống rất khó khăn, do đó họ sẽ không thể bỏ công việc vì bất cứ chuyện gì. Con cái của họ cũng vậy, đường núi gập ghềnh, việc học tập cũng dang dở. Giáo viên phải đến tận nơi để động viên cho trẻ tới trường.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro