Thái Tử Tàn Nhẫn Sủng Thê Như Mạng
Chương 23
Mộ Như Sơ
2024-08-18 17:22:01
Hắn đi tới ngồi xuống bên mép giường.
Chiếc chăn mềm bỗng lõm xuống một miếng, A Lê lập tức dừng lại.
Nàng chậm rãi quay đầu, nhìn thấy Dung Từ mặc cẩm bào màu xanh đậm ngồi ở đó.
“Tại sao A Lê lại khóc?” Hắn dịu dàng hỏi.
A Lê bẹp miệng, nước mắt tràn ngập trong hốc mắt muốn rơi lại không, trông vô cùng ủy khuất.
“A Lê đừng khóc.” Dung Từ kéo tiểu cô nương lên sau đó giúp nàng lau nước mắt.
“Dung Từ ca ca, sau này mẫu thân của ta không trở về nữa sao?” A Lê hỏi.
Dung Từ im lặng.
Hai đời trước, Tống Ôn Bạch và Thích Uyển Nguyệt đã hòa ly từ lâu rồi, nhưng sau khi hai người hòa ly thì tiễn bất đoạn lý hoàn loạn*, vẫn dây dưa hết lần này đến lần khác.
*Tiễn bất đoạn lý hoàn loạn: Tuy rằng chúng ta có thể tách rời được một số thứ nhưng chúng ta thường không thể thực sự sắp xếp được các mối quan hệ và kết nối bên trong chúng. (Giống như câu chặt không đứt, bứt không rời)
Đời này chắc là cũng sẽ giống như vậy.
“A Lê đừng sợ, sau này Dung Từ ca ca sẽ ở bên cạnh muội có được không?”
A Lê gật đầu, sau đó lại lắc đầu.
Nàng nói: “Ta muốn Dung Từ ca ca ở bên cạnh ta, cũng muốn mẫu thân ở bên cạnh ta, nhưng mà khi nào mẫu thân mới quay trở về vậy?”
Im lặng một hồi thì Dung Từ mới an ủi nói: “Ta cũng không biết, có lẽ không lâu nữa sẽ quay về thôi.”
“A Lê” Hắn nói: “Ngày mai, ta dẫn muội đến Thư viện Tĩnh Hương chơi được không?”
“Dưới chân núi của Thư viện Tĩnh Hương có trồng rất nhiều cây vải, ta dẫn muội đi hái trái cây.”
Dung Từ chuyển chủ đề, khơi gợi sự hứng thú của A Lê.
Quả nhiên nàng đã ngừng bi thương, ánh mắt dần dần sáng lên, nói: “Ta muốn hái thật nhiều cây vải.”
“Ừ.”
“Tổ mẫu thích ăn trái vải, ta hái một giỏ tặng cho tổ mẫu.”
“Được.”
“Còn có mẫu thân, còn có phụ thân, còn có cữu cữu, còn có Tam tỷ tỷ...” Nàng đếm đầu ngón tay.
“Đều nghe theo muội.” Dung Từ nói: “Nhưng đêm nay A Lê phải đi ngủ sớm một chút, nghỉ ngơi đủ sức. Ngày mai mới có thể hái thật nhiều trái vải.”
“Ừ.” A Lê gật đầu lần nữa.
Ngay sau đó lông mày mảnh khảnh của nàng lại nâng lên, nàng nói: “Nhưng mà… Bây giờ ta không ngủ được.”
“Dung Từ ca ca có thể kể cho ta nghe một câu chuyện được không?”
“...A Lê muốn nghe câu chuyện gì?”
“Dung Từ ca ca kể cái gì thì A Lê nghe cái đó.”
Dung Từ cả hai đời đều chưa từng kể chuyện cho trẻ nhỏ nghe, có chút làm khó hắn. Hắn suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ta kể cho A Lê nghe câu chuyện ‘Tinh Vệ lấp biển’ có được không?”
“Được nha.”
“Lục địa thời xa xưa có một ngọn núi Phát Cưu, trên núi có rất nhiều loại chim kỳ lạ. Trong đó có một loài chim hình dáng giống như con quạ, mỏ trắng vuốt đỏ, tên là Tinh Vệ...”
Giọng nói của Dung Từ trong trẻo, lúc kể chuyện rủ rỉ êm tai, có sức mạnh vỗ về lòng người một cách kỳ lạ.
A Lê dựa vào cánh tay rắn chắc của hắn, lúc ban đầu còn mở to mắt nghiêm túc nhìn chằm chằm Dung Từ. Nhưng dần dần mí mắt của nàng rủ xuống rồi bắt đầu ngáp.
Sau cùng câu chuyện của Dung Từ còn chưa kể hết thì A Lê đã ngủ quên mất.
Tiểu cô nương năm tuổi, gương mặt tròn trịa nhiều thịt, nửa bên mặt của nàng đè lên cánh tay của Dung Từ, vô cùng mềm mại.
Lông mi của tiểu cô nương không dày đậm nhưng lại dài và cong lên, đắp trên mí mắt, dáng vẻ ngoan ngoãn vượt ngoài sức tưởng tượng.
Nhưng mà trong ký ức của Dung Từ thì dáng vẻ khi ngủ của A Lê từ trước đến nay đều ngoan.
Trí nhớ kiếp trước, hắn bận rộn tranh quyền đoạt thế luôn luôn rất khuya mới về tới nhà. Có nhiều lần hắn bước đi trong màn đêm quay trở về trong viện, trong phòng vẫn còn cháy ánh nến tĩnh mịch.
Còn A Lê của hắn thì nằm ở cạnh bàn hoặc là ngủ ở trên sạp mềm. Nhìn thấy hắn quay về thì nàng nhã nhặn trầm tĩnh, ngoan ngoãn gọi phu quân, hỏi rằng hắn đã ăn cơm tối hay chưa rồi căn dặn tỳ nữ chuẩn bị nước cho hắn tắm.
Dù cho hắn có về muộn như thế nào thì nàng vẫn luôn hầu hạ hắn rất chu đáo.
Hắn từng hỏi nàng: “Buồn ngủ rồi sao lại không lên giường ngủ đi?”
A Lê nhẹ nhàng nói: “Ta đọc sách vô tình ngủ quên mất, cũng không chú ý đến.”
Lúc đó, hắn cho rằng nàng thật sự thích đọc sách. Sau này khi nàng bệnh nặng qua đời thì mỗi buổi tối khi hắn quay về phủ, khi trong phòng không còn ngọn nến tĩnh mịch ấy và một tiếng gọi “phu quân” dịu dàng của nàng nữa. Hắn mới hiểu rằng nàng không phải thích đọc sách mà là vẫn luôn chờ hắn quay về.
Thoát khỏi dòng suy nghĩ, tầm mắt của Dung Từ rơi xuống gương mặt điềm tĩnh của tiểu cô nương.
Cũng không biết nàng đang mơ thấy chuyện gì mà chiếc miệng nhỏ lẩm bẩm một lúc, lông mày nhíu lên.
Hắn nhấc tay lên, nhẹ nhàng vuốt ve giúp nàng, sau đó lại vén sợi tóc rối ở trên trán ra tận sau tai.
Lúc Ngưng Sương đi vào trong phòng kẹp tim đèn thì nhìn thấy một màn như vậy.
Nàng ấy kẹp xong tim đèn thì vội vã đi qua thấp giọng nói: “Dung Thế tử để nô tỳ làm cho.”
Dung Từ khẽ lắc đầu một cái rồi nói: “Nàng mới ngủ thôi, ngươi ra ngoài đi.”
“Vâng.”
Từ trước đến nay Dung Từ làm việc đều không cho phép đám hạ nhân làm trái lời, đặc biệt là chuyện của A Lê, Ngưng Sương hầu hạ khá lâu rồi thì cũng hiểu rõ được tính tình của hắn.
Nàng ấy bưng đèn cầy thừa ra ngoài, để lại một ngọn đèn yếu ớt âm thầm chiếu sáng.
Đi đến cửa thì nàng ấy nhịn không được mà quay đầu lại nhìn một cái. Trên bình phong hiện lên một bóng dáng cao lớn, bóng dáng đó khẽ cúi đầu xuống giống như đang nhìn người ngủ say ở bên cạnh.
Trong lòng của Ngưng Sương lại lần nữa cảm khái, Dung Thế tử quả thực quá cưng chìu cô nương của bọn họ rồi.
-
Đợi khi A Lê hoàn toàn ngủ say thì Dung Từ nhẹ nhàng đặt nàng ở trên sạp, đắp chiếc chăn mỏng cho nàng rồi mới ra khỏi cửa.
Sau khi ra khỏi cửa thì đã đến giờ Hợi.
Nhìn thị vệ đang đợi ở trong đình viện, hắn hỏi: “Có chuyện gì?”
Thị vệ tiến lên bẩm báo: “Thế tử, vụ án thuyền ở huyện Thái đã điều tra xong rồi.”
“Thuyền chìm không phải do sự cố ngoài ý muốn mà là do có người cố ý. Thuộc hạ kiểm tra cánh buồm và đáy thuyền, có dấu vết có người động đến. Ngoài ra thuộc hạ phái người truy đuổi mấy ngày, đã bắt được tên thuyền phu kia ở huyện Trường, thuyền phu đã khai ra một người.”
“Ai?”
“Lý Tú Lan.”
Dung Từ im lặng.
“Thế tử, chuyện này phải xử lý như thế nào?”
Xử lý như thế nào?
Lý Tú Lan là nghĩa muội của Tống Ôn Bạch, hơn nữa có liên quan đến chuyện bất hòa giữa Tống Ôn Bạch và Thích Uyển Nguyệt, hắn không tiện nhúng tay vào.
Suy ngẫm một lúc thì hắn căn dặn: “Đem chứng cứ và người giao cho Tống Ôn Bạch, muốn xử lý như thế nào thì cho hắn tự mình quyết định.”
“Vâng.”
-
Ngày hôm sau, A Lê ăn xong đồ ăn sáng thì đi theo Dung Từ đến Thư viện Tĩnh Hương.
Thư viện Tĩnh Hương nằm trên một ngọn núi cách Kinh thành năm mươi dặm. Chỗ này vắng vẻ, xung quanh toàn là mây mù trên núi, con đường từ chân núi đi lên quanh co gập ghềnh, đi xe ngựa không thuận tiện, thích hợp cưỡi ngựa đi hơn.
A Lê không biết cưỡi ngựa, Dung Từ ôm nàng ở phía trước, đưa nàng lên núi.
Thư viện Tĩnh Hương nổi tiếng gần xa, thư viện không hề xa hoa nhưng so với các trạch viện khác thì kiến trúc của nơi này lại có phong cách cổ xưa.
Nhìn từ đằng xa tới thì giống như một tòa tháp cổ. Cửa vào là một cột đá cửa trời, trên cửa có một đôi liễn trải qua năm tháng: “Thế nhân tranh nhập thị, ngô đạo hỉ khai sơn*.”
*Thế nhân tranh nhập thị, ngô đạo hỉ khai sơn: Người đời tranh giành để vào thành thị, ta lại thích phá núi.
Sau khi vào cửa trời thì có thể cảm nhận được sự khác nhau của không khí thư hương ở Thư viện Tĩnh Hương và nơi khác.
Dung Từ dẫn A Lê đi trên con đường mòn, cách một bức tường nghe thấy có vài người đang ngâm thơ đối địch, còn có ông lão bình phẩm.
Đi không bao lâu thì nghe thấy tiên nhạc lượn lờ truyền ra từ trong Vân các, say động lòng người.
Đợi đến khi đi vào trong giảng đường trung tâm của Thư viện Tĩnh Hương thì lại nhìn thấy có rất nhiều học trò đang ngồi vây quanh tranh luận từ phú*. Bọn họ dõng dạc hùng hồn, mỗi người phát biểu ý kiến của mình, trên gương mặt trẻ tuổi tràn ngập sự tự tin đối với học thuật.
*Từ phú: một thể loại văn học.
Dung Từ đứng ở bên ngoài giảng đường nghe một lúc.
A Lê hỏi: “Dung Từ ca ca, bọn họ đang nói gì vậy?”
Dung Từ nói qua loa: “Đang bàn về phú, A Lê vẫn còn nhỏ nghe không hiểu, đợi khi A Lê lớn rồi thì sẽ hiểu thôi.”
“Sau này ta sẽ tới đây học sao?”
“A Lê thích nơi này không?”
“Thích.” A Lê nói: “Ban nãy ta nhìn thấy có cây đào ở cửa, nếu như kết quả thì quả đào rất ngọt đó.”
Dung Từ mỉm cười, dắt nàng tiếp tục đi.
Thư viện Tĩnh Hương không lớn, tiền viện, hậu viện, chỉ cần một khắc thì có thể đi dạo hết.
Sau khi Dung Từ dẫn A Lê đi quan sát hoàn cảnh xung quanh xong thì hắn lại đưa nàng đến vườn trái cây dưới núi hái cây vải.
Như ước nguyện của A Lê, Dung Từ bảo hạ nhân chuẩn bị vài cái giỏ. Dung Từ và A Lê hái một giỏ, những giỏ còn lại thì để cho hạ nhân hái đầy sau đó dặn dò đem tặng Quốc Công phủ cùng Tương Dương Hầu phủ, Duệ Vương phủ cũng được một giỏ.
Sắp tới giờ Thân, Dung Từ đưa A Lê lên xe ngựa.
A Lê nhìn một giỏ trái vải đang đặt ở ngoài xe ngựa, nàng tò mò hỏi: “Dung Từ ca ca, giỏ này chúng ta giữ lại ăn sao?”
“Tặng cho người ta.”
“Tặng cho ai?”
“Bây giờ ta dẫn A Lê đến viếng thăm người này, một lát nữa thì muội sẽ biết thôi.”
Ước chừng cỡ nửa canh giờ sau thì xe ngựa đã dừng lại ở trước một tiểu viện nhà nông.
Tiểu viện rất nhỏ, xung quanh rào một hàng rào tre, Dung Từ dắt theo A Lê đứng ở bên ngoài hàng rào tre.
Một tiểu đồng bước qua, tuổi tác không lớn hơn A Lê là bao, đầu cạo tóc, chỉ chừa lại một nhúm tóc kết thành búi tóc nhỏ.
Thằng bé ắt nhận ra Dung Từ, đôi mắt cong cong, giòn giả hỏi: “Thế tử lại đến tìm sư phụ của con à?”
“Tề Tu, làm phiền báo cho sư phụ của ngươi, có bạn cũ đến thăm.”
“Thế tử xin chờ một lát.” Tiểu đồng lập tức chạy vào phòng.
Qua một lúc thì có một người ước chừng năm mươi tuổi bước ra, nhìn thấy Dung Từ, trên gương mặt của ông ấy có chút ghét bỏ.
“Thế tử Duệ Vương phủ xuất thân kim quý, sao cứ dăm ba hôm lại chạy đến chỗ của ta rồi? Chẳng lẽ đã hiểu được hái trà hai ngày trước của ta rồi sao?”
Dung Từ mỉm cười rồi nói: “Sao Giới Bạch tiên sinh lại biết rõ ý đồ của ta như vậy?”
Giới Bạch cũng mỉm cười, dặn dò tiểu đồng: “Chúng ta có khách đến, mau đi nấu trà.”
“Vâng ạ!”
Giới Bạch chú ý đến A Lê ở bên cạnh của Dung Từ, ông ấy nghi ngờ hỏi: “Vị này là?”
“Tống Cẩn Ninh, tứ cô nương của Tương Dương Hầu phủ.” Dung Từ nói.
“Ồ.” Giới Bạch vuốt râu một cái, càng ghét bỏ hơn nói: “Một mình ngươi đến thì cũng thôi đi, giờ cả nàng dâu nhỏ kia cũng đưa đến rồi. Ta có thể nói được gì chứ, ta không có bánh ngọt dỗ tiểu cô nương đâu.”
Dung Từ ngồi xuống ghế đẩu ở trong viện, nói với A Lê: “A Lê, vị này là Giới Bạch tiên sinh, mau hành lễ.”
A Lê nhìn thấy diện mạo của người này ngăm đen, quần áo giặt đến nhạt màu và sờn cũ. Tuy rằng biểu cảm trên gương mặt của ông ấy ghét bỏ nhưng mà vẫn nhìn ra được là một người dễ gần.
Nàng nghiêm chỉnh chắp tay rồi nói: “Vãn bối Tống Cẩn Ninh, ra mắt Giới Bạch tiên sinh.”
Dáng vẻ của tiểu cô nương ngây thơ trắng nõn, học theo cách hành lễ của người lớn vẫn ra hình ra dạng khiến Giới Bạch không khỏi tức cười.
“Ngồi đi.” Ông ấy nói: “Chỗ này của ta tuy không có bánh ngọt nhưng mà tiểu cô nương các ngươi thích những món đồ chơi thì cũng có khá nhiều.”
Nói rồi, ông ấy đi đến hàng rào tre thuận tay bứt cọng cỏ, sau đó lẹ tay bện ra một con dế.
A Lê nhìn thấy vô cùng thần kỳ, nàng vui mừng nhận lấy rồi nói: “Đa tạ Giới Bạch tiên sinh.”
Sau khi tiểu đồng dâng trà thì Giới Bạch hỏi: “Sao Dung Thế tử có thời gian ghé qua căn nhà tranh ba tấc của ta vậy?”
“Tới đưa quà.”
Dung Từ căn dặn thị vệ đưa giỏ trái vải kia vào rồi nói: “Đây là chiều hôm nay mới hái được.”
“Chỉ là đơn giản đưa quà?”
“Chỉ đơn giản tặng quà.”
“Ta không tin.” Giới Bạch nói.
Hai người rõ ràng một người là một ông già năm mươi tuổi, một người là thiếu niên mười ba tuổi, nhưng khi ở chung lại giống như người bạn già lâu năm vậy, không có chút xa cách nào.
“Dĩ nhiên là còn một việc.” Dung Từ cong môi, không nhanh không chậm móc ra một cây quạt xếp gỗ đàn hương đặt lên bàn rồi nói: “Cái này, vật về với nguyên chủ.”
“Không ngờ rằng nó lại nằm trong tay của ngươi.” Giới Bạch khẽ lúng túng rồi nói: “Mấy ngày gần đây trong tay túng thiếu, dứt khoát bán nó đi.”
“Giới Bạch tiên sinh bán tháo mặc bảo như vậy, há không phải đáng tiếc hay sao?”
“Mặc bảo cái gì, cũng chỉ là mấy con chữ mà thôi, có thể đổi lấy bữa cơm thì là tạo hóa của mấy con chữ này.”
“Nếu đã như vậy, ban đầu Linh Xuyên hầu dùng ngàn vàng cầu chữ, vì sao Giới Bạch tiên sinh lại không bán?”
Giới Bạch không để bụng: “Tại sao ta phải bán? Tên Linh Xuyên hầu đó là một kẻ dốt nát tầm thường, mua tự họa chỉ đơn thuần là giả dạng văn nhã khoe khoang. Nếu như tự họa của ta bán cho hắn, đúng là ngưu tước mẫu đơn*.
*Ngưu tước mẫu đơn (牛嚼牡丹) : ngưu nhai mẫu đơn, chỉ những người sử dụng thứ gì đó rất quý giá mà lại không hề hay biết, coi nó như thứ bình thường.
A Lê lặng lẽ hỏi: “Cái gì là ngưu tước mẫu đơn?”
“Chính là kiểu không biết thưởng thức, uổng công lãng phí đồ vật tốt đẹp.” Dung Từ thấp giọng giải thích cho nàng.
Hắn lại nói: “Thực sự không dám giấu giếm, cây quạt này không phải do ta nhìn trúng.”
“Ồ? Là người nào?” Giới Bạch hỏi.
Tầm mắt của Dung Từ rơi sang hướng của tiểu cô nương bên cạnh.
A Lê mở to mắt, không biết hắn đang đánh đố cái gì.
Giới Bạch hiểu rồi lại cảm thấy hứng thú nói: “Không ngờ cây quạt của lão phu lại được bạn nhỏ này nhìn trúng, dám hỏi ban đầu tại sao bạn nhỏ lại thích nó?”
A Lê liếc quạt xếp của trên bàn rồi nói: “Ta cũng không biết, trên sạp có rất nhiều quạt xếp nhưng ta cảm thấy cây quạt này đặc biệt nhất.”
“Tại sao đặc biệt?”
“Ừm...” A Lê nghiêng đầu suy nghĩ một chút, nói: “Nhìn quạt rất lợi hại.”
Nàng vừa dứt lời thì Giới Bạch cười to ha ha.
Dung Từ cũng mỉm cười bất đắc dĩ.
“Bạn nhỏ có mắt nhìn cực tốt.” Giới Bạch nói: “Cây quạt này do chính tay ta làm ra, khung quạt ngay ngắn tròn trịa, mặt quạt dùng nhiều tầng giấy tuyên mỏng dán lại mà thành, quả thật quạt gió khá lợi hại. Nếu như không phải do trong tay túng thiếu thì ta cũng không nỡ bán nó đi.”
Giới Bạch vuốt râu rồi nhìn về phía của Dung Từ, không khách khí vạch trần nói: “Con người của ngươi, già dặn gian trá, hôm nay đến tặng quà là giả, đưa tiểu cô nương đến bái sư mới là thật đúng chứ?”
Chiếc chăn mềm bỗng lõm xuống một miếng, A Lê lập tức dừng lại.
Nàng chậm rãi quay đầu, nhìn thấy Dung Từ mặc cẩm bào màu xanh đậm ngồi ở đó.
“Tại sao A Lê lại khóc?” Hắn dịu dàng hỏi.
A Lê bẹp miệng, nước mắt tràn ngập trong hốc mắt muốn rơi lại không, trông vô cùng ủy khuất.
“A Lê đừng khóc.” Dung Từ kéo tiểu cô nương lên sau đó giúp nàng lau nước mắt.
“Dung Từ ca ca, sau này mẫu thân của ta không trở về nữa sao?” A Lê hỏi.
Dung Từ im lặng.
Hai đời trước, Tống Ôn Bạch và Thích Uyển Nguyệt đã hòa ly từ lâu rồi, nhưng sau khi hai người hòa ly thì tiễn bất đoạn lý hoàn loạn*, vẫn dây dưa hết lần này đến lần khác.
*Tiễn bất đoạn lý hoàn loạn: Tuy rằng chúng ta có thể tách rời được một số thứ nhưng chúng ta thường không thể thực sự sắp xếp được các mối quan hệ và kết nối bên trong chúng. (Giống như câu chặt không đứt, bứt không rời)
Đời này chắc là cũng sẽ giống như vậy.
“A Lê đừng sợ, sau này Dung Từ ca ca sẽ ở bên cạnh muội có được không?”
A Lê gật đầu, sau đó lại lắc đầu.
Nàng nói: “Ta muốn Dung Từ ca ca ở bên cạnh ta, cũng muốn mẫu thân ở bên cạnh ta, nhưng mà khi nào mẫu thân mới quay trở về vậy?”
Im lặng một hồi thì Dung Từ mới an ủi nói: “Ta cũng không biết, có lẽ không lâu nữa sẽ quay về thôi.”
“A Lê” Hắn nói: “Ngày mai, ta dẫn muội đến Thư viện Tĩnh Hương chơi được không?”
“Dưới chân núi của Thư viện Tĩnh Hương có trồng rất nhiều cây vải, ta dẫn muội đi hái trái cây.”
Dung Từ chuyển chủ đề, khơi gợi sự hứng thú của A Lê.
Quả nhiên nàng đã ngừng bi thương, ánh mắt dần dần sáng lên, nói: “Ta muốn hái thật nhiều cây vải.”
“Ừ.”
“Tổ mẫu thích ăn trái vải, ta hái một giỏ tặng cho tổ mẫu.”
“Được.”
“Còn có mẫu thân, còn có phụ thân, còn có cữu cữu, còn có Tam tỷ tỷ...” Nàng đếm đầu ngón tay.
“Đều nghe theo muội.” Dung Từ nói: “Nhưng đêm nay A Lê phải đi ngủ sớm một chút, nghỉ ngơi đủ sức. Ngày mai mới có thể hái thật nhiều trái vải.”
“Ừ.” A Lê gật đầu lần nữa.
Ngay sau đó lông mày mảnh khảnh của nàng lại nâng lên, nàng nói: “Nhưng mà… Bây giờ ta không ngủ được.”
“Dung Từ ca ca có thể kể cho ta nghe một câu chuyện được không?”
“...A Lê muốn nghe câu chuyện gì?”
“Dung Từ ca ca kể cái gì thì A Lê nghe cái đó.”
Dung Từ cả hai đời đều chưa từng kể chuyện cho trẻ nhỏ nghe, có chút làm khó hắn. Hắn suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ta kể cho A Lê nghe câu chuyện ‘Tinh Vệ lấp biển’ có được không?”
“Được nha.”
“Lục địa thời xa xưa có một ngọn núi Phát Cưu, trên núi có rất nhiều loại chim kỳ lạ. Trong đó có một loài chim hình dáng giống như con quạ, mỏ trắng vuốt đỏ, tên là Tinh Vệ...”
Giọng nói của Dung Từ trong trẻo, lúc kể chuyện rủ rỉ êm tai, có sức mạnh vỗ về lòng người một cách kỳ lạ.
A Lê dựa vào cánh tay rắn chắc của hắn, lúc ban đầu còn mở to mắt nghiêm túc nhìn chằm chằm Dung Từ. Nhưng dần dần mí mắt của nàng rủ xuống rồi bắt đầu ngáp.
Sau cùng câu chuyện của Dung Từ còn chưa kể hết thì A Lê đã ngủ quên mất.
Tiểu cô nương năm tuổi, gương mặt tròn trịa nhiều thịt, nửa bên mặt của nàng đè lên cánh tay của Dung Từ, vô cùng mềm mại.
Lông mi của tiểu cô nương không dày đậm nhưng lại dài và cong lên, đắp trên mí mắt, dáng vẻ ngoan ngoãn vượt ngoài sức tưởng tượng.
Nhưng mà trong ký ức của Dung Từ thì dáng vẻ khi ngủ của A Lê từ trước đến nay đều ngoan.
Trí nhớ kiếp trước, hắn bận rộn tranh quyền đoạt thế luôn luôn rất khuya mới về tới nhà. Có nhiều lần hắn bước đi trong màn đêm quay trở về trong viện, trong phòng vẫn còn cháy ánh nến tĩnh mịch.
Còn A Lê của hắn thì nằm ở cạnh bàn hoặc là ngủ ở trên sạp mềm. Nhìn thấy hắn quay về thì nàng nhã nhặn trầm tĩnh, ngoan ngoãn gọi phu quân, hỏi rằng hắn đã ăn cơm tối hay chưa rồi căn dặn tỳ nữ chuẩn bị nước cho hắn tắm.
Dù cho hắn có về muộn như thế nào thì nàng vẫn luôn hầu hạ hắn rất chu đáo.
Hắn từng hỏi nàng: “Buồn ngủ rồi sao lại không lên giường ngủ đi?”
A Lê nhẹ nhàng nói: “Ta đọc sách vô tình ngủ quên mất, cũng không chú ý đến.”
Lúc đó, hắn cho rằng nàng thật sự thích đọc sách. Sau này khi nàng bệnh nặng qua đời thì mỗi buổi tối khi hắn quay về phủ, khi trong phòng không còn ngọn nến tĩnh mịch ấy và một tiếng gọi “phu quân” dịu dàng của nàng nữa. Hắn mới hiểu rằng nàng không phải thích đọc sách mà là vẫn luôn chờ hắn quay về.
Thoát khỏi dòng suy nghĩ, tầm mắt của Dung Từ rơi xuống gương mặt điềm tĩnh của tiểu cô nương.
Cũng không biết nàng đang mơ thấy chuyện gì mà chiếc miệng nhỏ lẩm bẩm một lúc, lông mày nhíu lên.
Hắn nhấc tay lên, nhẹ nhàng vuốt ve giúp nàng, sau đó lại vén sợi tóc rối ở trên trán ra tận sau tai.
Lúc Ngưng Sương đi vào trong phòng kẹp tim đèn thì nhìn thấy một màn như vậy.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nàng ấy kẹp xong tim đèn thì vội vã đi qua thấp giọng nói: “Dung Thế tử để nô tỳ làm cho.”
Dung Từ khẽ lắc đầu một cái rồi nói: “Nàng mới ngủ thôi, ngươi ra ngoài đi.”
“Vâng.”
Từ trước đến nay Dung Từ làm việc đều không cho phép đám hạ nhân làm trái lời, đặc biệt là chuyện của A Lê, Ngưng Sương hầu hạ khá lâu rồi thì cũng hiểu rõ được tính tình của hắn.
Nàng ấy bưng đèn cầy thừa ra ngoài, để lại một ngọn đèn yếu ớt âm thầm chiếu sáng.
Đi đến cửa thì nàng ấy nhịn không được mà quay đầu lại nhìn một cái. Trên bình phong hiện lên một bóng dáng cao lớn, bóng dáng đó khẽ cúi đầu xuống giống như đang nhìn người ngủ say ở bên cạnh.
Trong lòng của Ngưng Sương lại lần nữa cảm khái, Dung Thế tử quả thực quá cưng chìu cô nương của bọn họ rồi.
-
Đợi khi A Lê hoàn toàn ngủ say thì Dung Từ nhẹ nhàng đặt nàng ở trên sạp, đắp chiếc chăn mỏng cho nàng rồi mới ra khỏi cửa.
Sau khi ra khỏi cửa thì đã đến giờ Hợi.
Nhìn thị vệ đang đợi ở trong đình viện, hắn hỏi: “Có chuyện gì?”
Thị vệ tiến lên bẩm báo: “Thế tử, vụ án thuyền ở huyện Thái đã điều tra xong rồi.”
“Thuyền chìm không phải do sự cố ngoài ý muốn mà là do có người cố ý. Thuộc hạ kiểm tra cánh buồm và đáy thuyền, có dấu vết có người động đến. Ngoài ra thuộc hạ phái người truy đuổi mấy ngày, đã bắt được tên thuyền phu kia ở huyện Trường, thuyền phu đã khai ra một người.”
“Ai?”
“Lý Tú Lan.”
Dung Từ im lặng.
“Thế tử, chuyện này phải xử lý như thế nào?”
Xử lý như thế nào?
Lý Tú Lan là nghĩa muội của Tống Ôn Bạch, hơn nữa có liên quan đến chuyện bất hòa giữa Tống Ôn Bạch và Thích Uyển Nguyệt, hắn không tiện nhúng tay vào.
Suy ngẫm một lúc thì hắn căn dặn: “Đem chứng cứ và người giao cho Tống Ôn Bạch, muốn xử lý như thế nào thì cho hắn tự mình quyết định.”
“Vâng.”
-
Ngày hôm sau, A Lê ăn xong đồ ăn sáng thì đi theo Dung Từ đến Thư viện Tĩnh Hương.
Thư viện Tĩnh Hương nằm trên một ngọn núi cách Kinh thành năm mươi dặm. Chỗ này vắng vẻ, xung quanh toàn là mây mù trên núi, con đường từ chân núi đi lên quanh co gập ghềnh, đi xe ngựa không thuận tiện, thích hợp cưỡi ngựa đi hơn.
A Lê không biết cưỡi ngựa, Dung Từ ôm nàng ở phía trước, đưa nàng lên núi.
Thư viện Tĩnh Hương nổi tiếng gần xa, thư viện không hề xa hoa nhưng so với các trạch viện khác thì kiến trúc của nơi này lại có phong cách cổ xưa.
Nhìn từ đằng xa tới thì giống như một tòa tháp cổ. Cửa vào là một cột đá cửa trời, trên cửa có một đôi liễn trải qua năm tháng: “Thế nhân tranh nhập thị, ngô đạo hỉ khai sơn*.”
*Thế nhân tranh nhập thị, ngô đạo hỉ khai sơn: Người đời tranh giành để vào thành thị, ta lại thích phá núi.
Sau khi vào cửa trời thì có thể cảm nhận được sự khác nhau của không khí thư hương ở Thư viện Tĩnh Hương và nơi khác.
Dung Từ dẫn A Lê đi trên con đường mòn, cách một bức tường nghe thấy có vài người đang ngâm thơ đối địch, còn có ông lão bình phẩm.
Đi không bao lâu thì nghe thấy tiên nhạc lượn lờ truyền ra từ trong Vân các, say động lòng người.
Đợi đến khi đi vào trong giảng đường trung tâm của Thư viện Tĩnh Hương thì lại nhìn thấy có rất nhiều học trò đang ngồi vây quanh tranh luận từ phú*. Bọn họ dõng dạc hùng hồn, mỗi người phát biểu ý kiến của mình, trên gương mặt trẻ tuổi tràn ngập sự tự tin đối với học thuật.
*Từ phú: một thể loại văn học.
Dung Từ đứng ở bên ngoài giảng đường nghe một lúc.
A Lê hỏi: “Dung Từ ca ca, bọn họ đang nói gì vậy?”
Dung Từ nói qua loa: “Đang bàn về phú, A Lê vẫn còn nhỏ nghe không hiểu, đợi khi A Lê lớn rồi thì sẽ hiểu thôi.”
“Sau này ta sẽ tới đây học sao?”
“A Lê thích nơi này không?”
“Thích.” A Lê nói: “Ban nãy ta nhìn thấy có cây đào ở cửa, nếu như kết quả thì quả đào rất ngọt đó.”
Dung Từ mỉm cười, dắt nàng tiếp tục đi.
Thư viện Tĩnh Hương không lớn, tiền viện, hậu viện, chỉ cần một khắc thì có thể đi dạo hết.
Sau khi Dung Từ dẫn A Lê đi quan sát hoàn cảnh xung quanh xong thì hắn lại đưa nàng đến vườn trái cây dưới núi hái cây vải.
Như ước nguyện của A Lê, Dung Từ bảo hạ nhân chuẩn bị vài cái giỏ. Dung Từ và A Lê hái một giỏ, những giỏ còn lại thì để cho hạ nhân hái đầy sau đó dặn dò đem tặng Quốc Công phủ cùng Tương Dương Hầu phủ, Duệ Vương phủ cũng được một giỏ.
Sắp tới giờ Thân, Dung Từ đưa A Lê lên xe ngựa.
A Lê nhìn một giỏ trái vải đang đặt ở ngoài xe ngựa, nàng tò mò hỏi: “Dung Từ ca ca, giỏ này chúng ta giữ lại ăn sao?”
“Tặng cho người ta.”
“Tặng cho ai?”
“Bây giờ ta dẫn A Lê đến viếng thăm người này, một lát nữa thì muội sẽ biết thôi.”
Ước chừng cỡ nửa canh giờ sau thì xe ngựa đã dừng lại ở trước một tiểu viện nhà nông.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tiểu viện rất nhỏ, xung quanh rào một hàng rào tre, Dung Từ dắt theo A Lê đứng ở bên ngoài hàng rào tre.
Một tiểu đồng bước qua, tuổi tác không lớn hơn A Lê là bao, đầu cạo tóc, chỉ chừa lại một nhúm tóc kết thành búi tóc nhỏ.
Thằng bé ắt nhận ra Dung Từ, đôi mắt cong cong, giòn giả hỏi: “Thế tử lại đến tìm sư phụ của con à?”
“Tề Tu, làm phiền báo cho sư phụ của ngươi, có bạn cũ đến thăm.”
“Thế tử xin chờ một lát.” Tiểu đồng lập tức chạy vào phòng.
Qua một lúc thì có một người ước chừng năm mươi tuổi bước ra, nhìn thấy Dung Từ, trên gương mặt của ông ấy có chút ghét bỏ.
“Thế tử Duệ Vương phủ xuất thân kim quý, sao cứ dăm ba hôm lại chạy đến chỗ của ta rồi? Chẳng lẽ đã hiểu được hái trà hai ngày trước của ta rồi sao?”
Dung Từ mỉm cười rồi nói: “Sao Giới Bạch tiên sinh lại biết rõ ý đồ của ta như vậy?”
Giới Bạch cũng mỉm cười, dặn dò tiểu đồng: “Chúng ta có khách đến, mau đi nấu trà.”
“Vâng ạ!”
Giới Bạch chú ý đến A Lê ở bên cạnh của Dung Từ, ông ấy nghi ngờ hỏi: “Vị này là?”
“Tống Cẩn Ninh, tứ cô nương của Tương Dương Hầu phủ.” Dung Từ nói.
“Ồ.” Giới Bạch vuốt râu một cái, càng ghét bỏ hơn nói: “Một mình ngươi đến thì cũng thôi đi, giờ cả nàng dâu nhỏ kia cũng đưa đến rồi. Ta có thể nói được gì chứ, ta không có bánh ngọt dỗ tiểu cô nương đâu.”
Dung Từ ngồi xuống ghế đẩu ở trong viện, nói với A Lê: “A Lê, vị này là Giới Bạch tiên sinh, mau hành lễ.”
A Lê nhìn thấy diện mạo của người này ngăm đen, quần áo giặt đến nhạt màu và sờn cũ. Tuy rằng biểu cảm trên gương mặt của ông ấy ghét bỏ nhưng mà vẫn nhìn ra được là một người dễ gần.
Nàng nghiêm chỉnh chắp tay rồi nói: “Vãn bối Tống Cẩn Ninh, ra mắt Giới Bạch tiên sinh.”
Dáng vẻ của tiểu cô nương ngây thơ trắng nõn, học theo cách hành lễ của người lớn vẫn ra hình ra dạng khiến Giới Bạch không khỏi tức cười.
“Ngồi đi.” Ông ấy nói: “Chỗ này của ta tuy không có bánh ngọt nhưng mà tiểu cô nương các ngươi thích những món đồ chơi thì cũng có khá nhiều.”
Nói rồi, ông ấy đi đến hàng rào tre thuận tay bứt cọng cỏ, sau đó lẹ tay bện ra một con dế.
A Lê nhìn thấy vô cùng thần kỳ, nàng vui mừng nhận lấy rồi nói: “Đa tạ Giới Bạch tiên sinh.”
Sau khi tiểu đồng dâng trà thì Giới Bạch hỏi: “Sao Dung Thế tử có thời gian ghé qua căn nhà tranh ba tấc của ta vậy?”
“Tới đưa quà.”
Dung Từ căn dặn thị vệ đưa giỏ trái vải kia vào rồi nói: “Đây là chiều hôm nay mới hái được.”
“Chỉ là đơn giản đưa quà?”
“Chỉ đơn giản tặng quà.”
“Ta không tin.” Giới Bạch nói.
Hai người rõ ràng một người là một ông già năm mươi tuổi, một người là thiếu niên mười ba tuổi, nhưng khi ở chung lại giống như người bạn già lâu năm vậy, không có chút xa cách nào.
“Dĩ nhiên là còn một việc.” Dung Từ cong môi, không nhanh không chậm móc ra một cây quạt xếp gỗ đàn hương đặt lên bàn rồi nói: “Cái này, vật về với nguyên chủ.”
“Không ngờ rằng nó lại nằm trong tay của ngươi.” Giới Bạch khẽ lúng túng rồi nói: “Mấy ngày gần đây trong tay túng thiếu, dứt khoát bán nó đi.”
“Giới Bạch tiên sinh bán tháo mặc bảo như vậy, há không phải đáng tiếc hay sao?”
“Mặc bảo cái gì, cũng chỉ là mấy con chữ mà thôi, có thể đổi lấy bữa cơm thì là tạo hóa của mấy con chữ này.”
“Nếu đã như vậy, ban đầu Linh Xuyên hầu dùng ngàn vàng cầu chữ, vì sao Giới Bạch tiên sinh lại không bán?”
Giới Bạch không để bụng: “Tại sao ta phải bán? Tên Linh Xuyên hầu đó là một kẻ dốt nát tầm thường, mua tự họa chỉ đơn thuần là giả dạng văn nhã khoe khoang. Nếu như tự họa của ta bán cho hắn, đúng là ngưu tước mẫu đơn*.
*Ngưu tước mẫu đơn (牛嚼牡丹) : ngưu nhai mẫu đơn, chỉ những người sử dụng thứ gì đó rất quý giá mà lại không hề hay biết, coi nó như thứ bình thường.
A Lê lặng lẽ hỏi: “Cái gì là ngưu tước mẫu đơn?”
“Chính là kiểu không biết thưởng thức, uổng công lãng phí đồ vật tốt đẹp.” Dung Từ thấp giọng giải thích cho nàng.
Hắn lại nói: “Thực sự không dám giấu giếm, cây quạt này không phải do ta nhìn trúng.”
“Ồ? Là người nào?” Giới Bạch hỏi.
Tầm mắt của Dung Từ rơi sang hướng của tiểu cô nương bên cạnh.
A Lê mở to mắt, không biết hắn đang đánh đố cái gì.
Giới Bạch hiểu rồi lại cảm thấy hứng thú nói: “Không ngờ cây quạt của lão phu lại được bạn nhỏ này nhìn trúng, dám hỏi ban đầu tại sao bạn nhỏ lại thích nó?”
A Lê liếc quạt xếp của trên bàn rồi nói: “Ta cũng không biết, trên sạp có rất nhiều quạt xếp nhưng ta cảm thấy cây quạt này đặc biệt nhất.”
“Tại sao đặc biệt?”
“Ừm...” A Lê nghiêng đầu suy nghĩ một chút, nói: “Nhìn quạt rất lợi hại.”
Nàng vừa dứt lời thì Giới Bạch cười to ha ha.
Dung Từ cũng mỉm cười bất đắc dĩ.
“Bạn nhỏ có mắt nhìn cực tốt.” Giới Bạch nói: “Cây quạt này do chính tay ta làm ra, khung quạt ngay ngắn tròn trịa, mặt quạt dùng nhiều tầng giấy tuyên mỏng dán lại mà thành, quả thật quạt gió khá lợi hại. Nếu như không phải do trong tay túng thiếu thì ta cũng không nỡ bán nó đi.”
Giới Bạch vuốt râu rồi nhìn về phía của Dung Từ, không khách khí vạch trần nói: “Con người của ngươi, già dặn gian trá, hôm nay đến tặng quà là giả, đưa tiểu cô nương đến bái sư mới là thật đúng chứ?”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro