Nương Tựa Lẫn N...
2024-10-11 17:47:48
Hai vị thiếu gia xuống ngựa, đưa roi ngựa trong tay cho nha hoàn, cười nói: "Quản gia mấy năm nay tóc bạc thêm nhiều rồi, chắc là vất vả lo toan cho phủ."
"Nào có nào có, đều là phận sự. Lão gia vốn đang ở đê điều giám sát việc trị thủy, mấy hôm trước nghe tin các ngươi sắp về liền vội vã trở về chờ, mau vào vấn an lão gia đi!"
Giữa lúc ồn ào náo nhiệt, mọi người cùng theo hai vị thiếu gia đi vào phủ, lúc đi ngang qua Trần Tích vậy mà một cái liếc mắt cũng không có.
Không phải cố ý làm ra vẻ, hình như bọn họ thật sự không nhận ra Trần Tích, hoặc nói nhận ra hay không cũng không quan trọng.
Cửa Trần phủ vốn đang náo nhiệt giờ đây đã vắng lặng, Trần Tích đứng ở cửa im lặng không nói, giống như bị cả thế giới lãng quên.
Trần Tích tỉ mỉ suy nghĩ, sư phụ hẳn là biết gia cảnh của mình, nhưng sư phụ dường như chưa từng nhắc đến vì sao nhà hắn nghèo không đóng nổi học phí, cũng chưa nói cha hắn ở trên đê rốt cuộc là làm gì.
Ban đầu, sư phụ tức giận như vậy cũng là bởi vì biết rõ nhà hắn có tiền, vậy mà lại cứ chây ì không muốn đóng học phí.
Đồng tri Lạc Thành, giống như Lưu Minh Hiển, đều là quan ngũ phẩm.
Trần Tích nhìn tấm biển "Trần Phủ" trên cao, cuối cùng vẫn không bước qua cánh cửa son kia, thiếu niên chỉ cúi người đặt chuỗi ba trăm đồng tiền trước cửa, sau đó xách theo những bọc đồ mình mang đến quay người rời đi.
Đại gia ở đầu ngõ nhìn theo bóng lưng của hắn, thở dài nói: "Đích tử có mẹ với thứ tử không mẹ, khác nhau một trời một vực a."
Trần Tích trở lại đường An Tây, đến tiệm lương thực lấy lại tiền đồng, bà chủ có chút kinh ngạc: "Tiểu Trần đại phu, sao lại bê nguyên si đồ về vậy, chỗ chúng ta không cho đổi trả đâu."
Hắn cười cười: "Không đổi, mang về hiếu kính sư phụ."
Đợi hắn quay về y quán, Diêu lão đầu nhìn hắn: "Không phải cho ngươi nghỉ ngơi sao, sao lại quay về nhanh như vậy?"
Trần Tích lấy ra năm trăm sáu mươi đồng: "Sư phụ, đây là tiền nhà con đưa, bù vào học phí và tiền thuốc còn thiếu của người, còn mấy bọc đồ này cũng là nhà con nhờ con mang đến cho người."
Diêu lão đầu bĩu môi: "Nhà ngươi rốt cuộc cũng hiểu chuyện, không ngờ phụ thân ngươi đi giám sát tu sửa đê điều, lại còn có thể thuận tiện sửa luôn đầu óc."
Trần Tích: "...... Người là bởi vì miệng quá độc nên bị giáng chức đến Lạc Thành phải không?"
Đêm khuya, Trần Tích ngồi trong chính đường y quán, lặng lẽ sao chép những điểm chính về bệnh lý thương hàn, lúc quay đầu lại thì Ô Vân đã ngồi chễm chệ trên quầy phía sau, trong miệng còn ngậm một bọc vải nhỏ màu lam.
"Ngươi định bỏ nhà ra đi?"
"Nghĩ gì thế," Ô Vân do dự mấy giây rồi hỏi: "Ngươi có thể dẫn ta đến ngõ Thanh Bình một chuyến không?"
"Đã trễ thế này rồi, ta sợ tối."
"Ngươi đoán xem ta có tin hay không?"
Trần Tích thở dài: "Được rồi, ta dẫn ngươi đi, nhưng ngươi đến ngõ Thanh Bình làm gì?"
"Bây giờ ta không muốn nói!"
Ngõ Thanh Bình ở đâu? Đây là một vấn đề rất nghiêm túc.
Trần Tích suy nghĩ một lúc rồi nói: "Cái đó... Hay là để mai ta dẫn ngươi đi, hôm nay không tiện lắm."
"Hôm nay tại sao không được?!"
"Ta không biết ngõ Thanh Bình ở đâu…" Trần Tích nói: "Ngươi không cần phải nhìn ta như vậy, tuy rằng ta không biết giải thích như thế nào, nhưng ta thật sự không biết ngõ Thanh Bình ở đâu."
Ô Vân suy tư một lúc: "Ta biết."
Bên ngoài có người đánh canh đi qua, vừa gõ mõ, vừa hô: "Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa."
Đã là giờ Dần, 3 giờ sáng.
Lạc Thành cũng không còn náo nhiệt và phồn hoa như ban ngày.
Trần Tích lặng lẽ khép cửa y quán lại, đi theo Ô Vân vào bóng đêm.
Hắn đem bọc vải nhỏ màu lam lúc nãy buộc lên lưng Ô Vân, trông cũng khá đáng yêu, hơn nữa như vậy hắn cũng sẽ không bị mất dấu Ô Vân trong đêm tối……………… Ô Vân quả thực quá đen.
Trên đường đi Ô Vân như đang dựa vào trí nhớ để nhận biết phương hướng, lúc thì ngửi ngửi chỗ này, lúc thì ngửi ngửi chỗ kia.
Một người một mèo cứ đi rồi lại dừng, đi mất gần một canh giờ, giữa đường còn đi nhầm mấy lần.
Trần Tích cũng không hề giục giã, hắn nhìn ra được chuyện đêm nay đi ngõ Thanh Bình đối với Ô Vân nhất định rất quan trọng.
Hắn có đủ kiên nhẫn.
Cuối cùng, Ô Vân dừng chân trong một con hẻm nhỏ, nó ngây người nhìn cánh cửa đóng im ỉm.
"Là chỗ này sao?", Trần Tích hỏi.
"Là đây."
"Ta gõ cửa nhé?"
"Đừng!"
Ô Vân hướng vào trong cửa kêu hai tiếng, dường như đang gọi ai đó.
Nhưng tiếng gọi ấy chỉ thu hút hai con mèo hoang, không có chuyện gì xảy ra.
"Ta muốn nhảy vào xem sao, ngươi ở đây đợi ta." Vừa dứt lời, Ô Vân đã thoăn thoắt nhảy qua bức tường vào trong sân, tốc độ nhanh như tia chớp, vô cùng nhanh nhẹn.
Trần Tích đứng chờ đợi ở con hẻm nhỏ, chẳng bao lâu sau, Ô Vân đã trở lại, vẻ mặt rõ ràng ủ rũ hơn nhiều: "Đi thôi".
"Đã xong việc rồi à?"
"Chuyện gì cơ?"
Ô Vân dừng chân, quay đầu nhìn cánh cửa: "Ta nhớ mẹ rồi."
Trần Tích im lặng, thì ra mèo cũng biết nhớ mẹ.
Ô Vân thẫn thờ: "Có lẽ người không nhớ ta, nhưng ta vẫn muốn quay lại xem một chút.…… Hơn nữa ta sau này phải cùng ngươi xông pha giang hồ, nên muốn dẫn ngươi đến cho người nhìn mặt ngươi".
Trần Tích hỏi: "Mẹ ngươi không có nhà sao?"
Giọng Ô Vân nhỏ dần: "Có lẽ là bị bán đi rồi, lồng và bát cơm của người đều biến mất rồi."
"Muốn ta giúp ngươi tìm mẹ ngươi không?"
"Không cần đâu. Đó chính là số phận của một con mèo".
"Trong cái bọc nhỏ ngươi mang theo là cái gì vậy?"
"Ta lén cất giấu một ít cá khô định mang đến cho mẹ".
Trần Tích lặng yên đứng trong bóng tối của con hẻm nhỏ, cúi người ôm Ô Vân vào lòng, bước về phía y quán.
Ô Vân không hề giãy dụa, nó chỉ cuộn tròn mình, dùng chiếc đuôi mềm mại như bông che đi khuôn mặt.
Tiếng bước chân vang lên đều đều trên phiến đá xanh, bóng dáng thiếu niên tuy gầy gò nhưng thẳng tắp.
"Trần Tích, mẹ của ngươi là người như thế nào?"
"Nàng….. Là một người rất dịu dàng ". Trần Tích không muốn nói thêm lời nào nữa, giống như ký ức là một luồng khí ấm nóng như hơi thở, một khi nói ra khỏi miệng, thì chúng sẽ tan biến.
Ô Vân được Trần Tích ôm, bước trên con phố sầm uất của Lạc Thành. Ô Vân mới được vài tháng tuổi, khi co rúm lại cũng chỉ nhỏ bằng hai bàn tay.
Trần Tích bỗng muốn sống thật tốt.
"Ô Vân?"
"Hả"
"Chúng ta nương tựa lẫn nhau mà sống."
"Nào có nào có, đều là phận sự. Lão gia vốn đang ở đê điều giám sát việc trị thủy, mấy hôm trước nghe tin các ngươi sắp về liền vội vã trở về chờ, mau vào vấn an lão gia đi!"
Giữa lúc ồn ào náo nhiệt, mọi người cùng theo hai vị thiếu gia đi vào phủ, lúc đi ngang qua Trần Tích vậy mà một cái liếc mắt cũng không có.
Không phải cố ý làm ra vẻ, hình như bọn họ thật sự không nhận ra Trần Tích, hoặc nói nhận ra hay không cũng không quan trọng.
Cửa Trần phủ vốn đang náo nhiệt giờ đây đã vắng lặng, Trần Tích đứng ở cửa im lặng không nói, giống như bị cả thế giới lãng quên.
Trần Tích tỉ mỉ suy nghĩ, sư phụ hẳn là biết gia cảnh của mình, nhưng sư phụ dường như chưa từng nhắc đến vì sao nhà hắn nghèo không đóng nổi học phí, cũng chưa nói cha hắn ở trên đê rốt cuộc là làm gì.
Ban đầu, sư phụ tức giận như vậy cũng là bởi vì biết rõ nhà hắn có tiền, vậy mà lại cứ chây ì không muốn đóng học phí.
Đồng tri Lạc Thành, giống như Lưu Minh Hiển, đều là quan ngũ phẩm.
Trần Tích nhìn tấm biển "Trần Phủ" trên cao, cuối cùng vẫn không bước qua cánh cửa son kia, thiếu niên chỉ cúi người đặt chuỗi ba trăm đồng tiền trước cửa, sau đó xách theo những bọc đồ mình mang đến quay người rời đi.
Đại gia ở đầu ngõ nhìn theo bóng lưng của hắn, thở dài nói: "Đích tử có mẹ với thứ tử không mẹ, khác nhau một trời một vực a."
Trần Tích trở lại đường An Tây, đến tiệm lương thực lấy lại tiền đồng, bà chủ có chút kinh ngạc: "Tiểu Trần đại phu, sao lại bê nguyên si đồ về vậy, chỗ chúng ta không cho đổi trả đâu."
Hắn cười cười: "Không đổi, mang về hiếu kính sư phụ."
Đợi hắn quay về y quán, Diêu lão đầu nhìn hắn: "Không phải cho ngươi nghỉ ngơi sao, sao lại quay về nhanh như vậy?"
Trần Tích lấy ra năm trăm sáu mươi đồng: "Sư phụ, đây là tiền nhà con đưa, bù vào học phí và tiền thuốc còn thiếu của người, còn mấy bọc đồ này cũng là nhà con nhờ con mang đến cho người."
Diêu lão đầu bĩu môi: "Nhà ngươi rốt cuộc cũng hiểu chuyện, không ngờ phụ thân ngươi đi giám sát tu sửa đê điều, lại còn có thể thuận tiện sửa luôn đầu óc."
Trần Tích: "...... Người là bởi vì miệng quá độc nên bị giáng chức đến Lạc Thành phải không?"
Đêm khuya, Trần Tích ngồi trong chính đường y quán, lặng lẽ sao chép những điểm chính về bệnh lý thương hàn, lúc quay đầu lại thì Ô Vân đã ngồi chễm chệ trên quầy phía sau, trong miệng còn ngậm một bọc vải nhỏ màu lam.
"Ngươi định bỏ nhà ra đi?"
"Nghĩ gì thế," Ô Vân do dự mấy giây rồi hỏi: "Ngươi có thể dẫn ta đến ngõ Thanh Bình một chuyến không?"
"Đã trễ thế này rồi, ta sợ tối."
"Ngươi đoán xem ta có tin hay không?"
Trần Tích thở dài: "Được rồi, ta dẫn ngươi đi, nhưng ngươi đến ngõ Thanh Bình làm gì?"
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
"Bây giờ ta không muốn nói!"
Ngõ Thanh Bình ở đâu? Đây là một vấn đề rất nghiêm túc.
Trần Tích suy nghĩ một lúc rồi nói: "Cái đó... Hay là để mai ta dẫn ngươi đi, hôm nay không tiện lắm."
"Hôm nay tại sao không được?!"
"Ta không biết ngõ Thanh Bình ở đâu…" Trần Tích nói: "Ngươi không cần phải nhìn ta như vậy, tuy rằng ta không biết giải thích như thế nào, nhưng ta thật sự không biết ngõ Thanh Bình ở đâu."
Ô Vân suy tư một lúc: "Ta biết."
Bên ngoài có người đánh canh đi qua, vừa gõ mõ, vừa hô: "Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa."
Đã là giờ Dần, 3 giờ sáng.
Lạc Thành cũng không còn náo nhiệt và phồn hoa như ban ngày.
Trần Tích lặng lẽ khép cửa y quán lại, đi theo Ô Vân vào bóng đêm.
Hắn đem bọc vải nhỏ màu lam lúc nãy buộc lên lưng Ô Vân, trông cũng khá đáng yêu, hơn nữa như vậy hắn cũng sẽ không bị mất dấu Ô Vân trong đêm tối……………… Ô Vân quả thực quá đen.
Trên đường đi Ô Vân như đang dựa vào trí nhớ để nhận biết phương hướng, lúc thì ngửi ngửi chỗ này, lúc thì ngửi ngửi chỗ kia.
Một người một mèo cứ đi rồi lại dừng, đi mất gần một canh giờ, giữa đường còn đi nhầm mấy lần.
Trần Tích cũng không hề giục giã, hắn nhìn ra được chuyện đêm nay đi ngõ Thanh Bình đối với Ô Vân nhất định rất quan trọng.
Hắn có đủ kiên nhẫn.
Cuối cùng, Ô Vân dừng chân trong một con hẻm nhỏ, nó ngây người nhìn cánh cửa đóng im ỉm.
"Là chỗ này sao?", Trần Tích hỏi.
"Là đây."
"Ta gõ cửa nhé?"
"Đừng!"
Ô Vân hướng vào trong cửa kêu hai tiếng, dường như đang gọi ai đó.
Nhưng tiếng gọi ấy chỉ thu hút hai con mèo hoang, không có chuyện gì xảy ra.
"Ta muốn nhảy vào xem sao, ngươi ở đây đợi ta." Vừa dứt lời, Ô Vân đã thoăn thoắt nhảy qua bức tường vào trong sân, tốc độ nhanh như tia chớp, vô cùng nhanh nhẹn.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Trần Tích đứng chờ đợi ở con hẻm nhỏ, chẳng bao lâu sau, Ô Vân đã trở lại, vẻ mặt rõ ràng ủ rũ hơn nhiều: "Đi thôi".
"Đã xong việc rồi à?"
"Chuyện gì cơ?"
Ô Vân dừng chân, quay đầu nhìn cánh cửa: "Ta nhớ mẹ rồi."
Trần Tích im lặng, thì ra mèo cũng biết nhớ mẹ.
Ô Vân thẫn thờ: "Có lẽ người không nhớ ta, nhưng ta vẫn muốn quay lại xem một chút.…… Hơn nữa ta sau này phải cùng ngươi xông pha giang hồ, nên muốn dẫn ngươi đến cho người nhìn mặt ngươi".
Trần Tích hỏi: "Mẹ ngươi không có nhà sao?"
Giọng Ô Vân nhỏ dần: "Có lẽ là bị bán đi rồi, lồng và bát cơm của người đều biến mất rồi."
"Muốn ta giúp ngươi tìm mẹ ngươi không?"
"Không cần đâu. Đó chính là số phận của một con mèo".
"Trong cái bọc nhỏ ngươi mang theo là cái gì vậy?"
"Ta lén cất giấu một ít cá khô định mang đến cho mẹ".
Trần Tích lặng yên đứng trong bóng tối của con hẻm nhỏ, cúi người ôm Ô Vân vào lòng, bước về phía y quán.
Ô Vân không hề giãy dụa, nó chỉ cuộn tròn mình, dùng chiếc đuôi mềm mại như bông che đi khuôn mặt.
Tiếng bước chân vang lên đều đều trên phiến đá xanh, bóng dáng thiếu niên tuy gầy gò nhưng thẳng tắp.
"Trần Tích, mẹ của ngươi là người như thế nào?"
"Nàng….. Là một người rất dịu dàng ". Trần Tích không muốn nói thêm lời nào nữa, giống như ký ức là một luồng khí ấm nóng như hơi thở, một khi nói ra khỏi miệng, thì chúng sẽ tan biến.
Ô Vân được Trần Tích ôm, bước trên con phố sầm uất của Lạc Thành. Ô Vân mới được vài tháng tuổi, khi co rúm lại cũng chỉ nhỏ bằng hai bàn tay.
Trần Tích bỗng muốn sống thật tốt.
"Ô Vân?"
"Hả"
"Chúng ta nương tựa lẫn nhau mà sống."
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro