Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Ổ Thỏ Hoang

Nam Phương Lệ Chi

2024-10-19 22:46:54

Lâm Thanh Hoà có sao nói vậy: “Lương tháng của cô không ít, nếu mà nghỉ việc bây giờ thì mỗi tháng trong nhà sẽ thâm hụt mất một khoản 20 đồng. Tuy rằng thu nhập của dương út khá cao, 40 đồng không phải con số nhỏ, nhưng về lâu về dài cũng chưa biết giá cả thị trường sẽ thay đổi ra sao.”

Thời buổi người khôn của khó, kiếm việc còn khó hơn cả lên trời, chỉ cần buông tay một cái là cả đống người nhảy vào tranh giành sứt đầu mẻ trán ngay.

Trước mắt mới là năm 75, còn tận 2, 3 năm nữa mới tới thời kỳ mở cửa, vẫn còn lâu lắm.

Đừng coi thường 20 đồng chỉ là con số nhỏ mà cho rằng Chu Hiểu Mai nghỉ việc sẽ không ảnh hưởng gì. Tất nhiên mọi việc cứ bình yêu trôi qua thì không có gì đáng nói, nhưng nếu lỡ may công việc bên chỗ Đại Lâm gặp trục trặc gì thì 20 đồng này của Chu Hiểu Mai thừa sức gánh vác cả gia đình.

Nhìn chung thì chi tiêu bình quân hàng tháng cho 1 gia đình cũng chỉ từ 20 đồng đổ xuống thôi.

Theo quan điểm của lớp người thế hệ sau, để đảm bảo an toàn một gia đình cần ít nhất từ 3 nguồn thu trở lên.

Nhà Chu Hiểu Mai hiện tại đang có 2 nguồn thu là rất tốt rồi, dại gì lại bỏ mất một?

Ngàn vạn lần không nên xem nhẹ phương diện kinh tế. Nó cực kỳ quan trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình. Vì sao ư? Kinh tế đủ đầy, mọi người không phải sống trong âu lo, sầu khổ vì thiếu tiền, sẽ không cắn đắng nhau để rồi nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có, sẽ có thời gian và tâm trí chăm lo phương diện tinh thần, gia tăng tình cảm gia đình.

Tóm lại, Lâm Thanh Hoà không tán thành nghỉ việc.

“Em cũng không muốn nghỉ.” Chu Hiểu Mai gật đầu, nhưng khi quay lại nhìn con gái bé bỏng đang ngủ say sưa, cô khẽ thở dài: “Nhưng Đại Lâm cưng con gái lắm, lúc nào cũng nâng niu yêu chiều, anh ấy nói để con về quê thì nhớ chết mất.”

Lâm Thanh Hoà suy nghĩ một chút rồi hỏi: “Bà mợ bên kia hình như cũng lớn tuổi rồi nhỉ, không biết đã có ý định nghỉ hưu chưa?”

Ông cậu và bà mợ của Tô Đại Lâm hiện đều có công tác.

Chu Hiểu Mai: “Có ý định rồi, mợ ấy định mẹ về con vào, nhường công tác lại cho con gái út, nhưng mà cụ thể khi nào thì em không rõ.”

Lâm Thanh Hoà: “Nếu đã nghĩ tới thì chắc không lâu nữa đâu. Hai vợ chồng cô thử qua bên đó đặt vấn đề xem sao, nếu bà mợ đồng ý thì cô chuyển tiền từ chỗ mẹ qua cho mợ ấy.”

Chu Hiểu Mai: “Nhỡ mẹ không chịu thì phải làm sao giờ?”

Lâm Thanh Hoà: “Có gì mà không chịu, Thành Thành với Tốn Tốn đều đã lớn cả rồi, có thể tự mình chơi không cần mẹ phải để mắt canh chừng nữa. Còn đứa nhỏ này nhờ ai trông thì cô gửi tiền cho người đó, mẹ sẽ không có ý kiến gì đâu.”

Chu Hiểu Mai gật đầu, nhưng việc này phải đợi Tô Đại Lâm về thương lượng lại đã.

Hai chị em tâm sự một hồi, Lâm Thanh Hoà đứng dậy dắt Đại Oa đi mua đồ dùng học tập, sau đó cho nó 1 đồng tiền tiêu vặt.



Thời buổi này, cho con tiền tiêu vặt lại còn những 1 đồng chắc chỉ có duy nhất một người mẹ là Lâm Thanh Hoà, bói cũng không ra người thứ 2.

Tuy rằng người xưa hay có câu “lấy nghèo nuôi con trai, lấy giàu nuôi con gái”, đồng ý là con trai cần phải mài dũa ý chí, tính cách, bồi dưỡng phẩm chất, rèn luyện sức chịu đựng và tinh thần thông qua sự nghèo khó và gian khổ nhưng suy cho cùng vẫn không thể để con sống kham khổ quá được, ít nhiều gì cũng vẫn phải cho chút tiền tiêu vặt dắt lưng.

Lâm Thanh Hoà hỏi Đại Oa: “Cuối tháng này thu hoạch vụ thu, trường có cho nghỉ học về hỗ trợ gia đình không?”

Đại Oa gật đầu: “Có ạ, nghỉ 7 ngày.”

Lâm Thanh Hoà không nói gì nữa, cô vẫy tay tạm biệt con trai, sau đó đi tới chợ đen bán hết thịt heo rồi mới về nhà.

Đại Oa quay về nhà cô út, cẩn thận cất 1 đồng vào trong hộp, nó muốn tiết kiệm tiền để mua bóng rổ. Giá thành 1 quả bóng rổ rất đắt cho nên nó không dám xin mà định tự mình tích cóp. Đại Oa biết gánh nặng của gia đình mình, để nuôi 3 anh em nó ăn học không phải chuyện dễ dàng, hơn nữa từ ngày nó lên huyện thành học, mỗi ngày vẫn có thể duy trì uống 2 chai sữa bò tươi, tất cả đều từ tiền lương của mẹ.

Lâm Thanh Hoà không hề biết thằng lớn mơ ước quả bóng rổ. Sau khi về tới nhà, cô đem tình hình Đại Oa thông báo cho cha mẹ chồng để ông bà được yên tâm.

Cô còn cẩn thận đánh tiếng trước với bà Chu, khả năng bé gái nhà Chu Hiểu Mai sẽ không đưa về quê cho bà trông mà gửi sang nhà bà mợ Tô Đại Lâm, tới lúc đó sợ là muốn đưa tiền qua bên đó.

Bà Chu nào đâu để ý vấn đề này, bà nói: “Ừ, đưa ai thì đưa. 2 anh em Thành Thành lớn cả rồi không cần trông nom, nhưng nhớ nhắc vợ chồng nó gửi tiền sinh hoạt phí về đây là được.”

Trước đây sở dĩ bà nhận tiền của con gái là vì muốn tiết kiệm lên đặng lo hôn sự cho Đại Oa. Nhưng bây giờ Đại Oa tiền đồ rộng mở, bà không cần lo vấn đề đó nữa thế nên cũng không quan trọng phí trông nom, tuy nhiên sinh hoạt phí của Thành Thành và Tốn Tốn thì vẫn phải gửi về đầy đủ.

Mặc dù là họ hàng thân thích, hai thằng nhóc cũng còn nhỏ nhưng việc nào ra việc đấy, phải rõ ràng, sòng phẳng thì mới mong giữ được tình cảm đôi bên lâu dài.

Bất quá, việc này bà không cần lo lắng quá nhiều, trong lòng Tô Đại Lâm và Chu Hiểu Mai đều hiểu rất rõ.

À, Lâm Thanh Hoà còn kể Chu Hiểu Mai bây giờ béo lên không ít. Bà Chu cười mắng: “Nha đầu thúi, chỉ lo ăn mà không biết tiếc tiền. Ăn mập thây như thế chả biết tiền lương có đủ cho nó ăn không nữa?”

Nói thì nói vậy thôi chứ bà Chu đang mở cờ trong bụng, nhìn xem nhìn xem, thời này có mấy ai được béo, thế mà con gái bà được con rể nuôi béo nha, tốt quá rồi, tất cả là nhờ phước phần của nó.

Tính cả thôn này, có mấy cô nương được gả vào thành? Trong số đó có mấy người được sống đúng nghĩa hay suốt ngày bị người ta dè bỉu trèo cao, bị nhà chồng khinh khi, khó dễ, lúc nào cũng phải cúi thấp đầu ôm hết mọi việc lớn bé trong nhà vào người, rồi vụ hè, vụ thu đều đặn 2 lần trong năm nhà mẹ đẻ phải gửi lương thực lên trợ cấp?

May mắn tìm được tấm chồng như Hiểu Mai nhà bà, chắc nhìn qua nhìn lại cũng chả được mấy người.

Làm sao Lâm Thanh Hoà không biết mẹ chồng ngoài miệng chê nhưng trong lòng chắc chắn đang cười.



Cuối tháng 9, chính thức bước vào thu hoạch vụ thu, mà mợ Tô Đại Lâm cũng đồng ý về hưu nhường lại vị trí công tác cho con gái út đương tuổi tìm chồng.

Đúng là gái thành phố rất có giá, nhưng bàn chuyện kết hôn thì vẫn phải có công tác mới được, nếu không rất khó tìm được đối tượng như ý.

Cho nên trước khi kiếm chồng cứ an bài công việc đàng hoàng đi đã, như thế thì lo gì không có nhiều mối để chọn lựa.

Tô Đại Lâm sang nhà gặp mợ đề đạt chuyện gửi con gái. Quan hệ giữa Tô Đại Lâm và cậu mợ rất thân thiết, thậm chị anh coi mợ như ruột thịt vì cậu mợ đã chăm sóc nuôi nấng anh từ tấm bé.

Mợ cậu đồng ý ngay. Dù sao cũng không vất vả, bà chỉ cần trông em bé giờ hành chính thôi, tan làm Tô Đại Lâm và Chu Hiểu Mai sẽ đến đón con về.

Tô Đại Lâm đòi trả tiền, tuy nhiên mợ sống chết không chịu nhận. Vì thế, thỉnh thoảng anh lại xách một miếng thịt sang, coi như thay cho phí trông nom.

Những việc này đều do Đại Oa nghỉ học về kể lại. Mọi người chỉ cần biết chuyện được sắp xếp ổn thoả là được rồi, không ai rảnh hỏi thăm nhiều vì tất cả đang bận rộn lo cho mùa vụ.

Từng loại hoa màu lần lượt được thu hoạch, phơi khô rồi cất vào trong kho của đại đội.

7 ngày đầu vụ là 7 ngày bận rộn nhất, trường Cao trung có rất nhiều học sinh đến từ vùng nông thôn cho nên nhà trường cho phép nghỉ học để các em có thể về nhà phụ giúp cha mẹ, nhưng không nhiều lắm, tổng cộng chỉ có 7 ngày. Sau 7 ngày, toàn trường buộc phải tập trung.

Hết kỳ nghỉ, Đại Oa vào thành, hôm đi còn xách theo 1 con thỏ.

Con thỏ này là cha nó bắt được. Nhớ vụ hè chờ dài cổ chẳng ăn được miếng thịt thỏ nào, ấy thế mà mới ngày đầu tiên của vụ thu, cha nó đã tóm gọn 1 con rồi mấy ngày sau lại bắt thêm được 1 con nữa.

Tính tới hôm Đại Oa quay về nhập học, Chu Thanh Bách vừa hay bắt được 2 con.

Không biết là ăn vụng bao nhiêu lương thực rồi đây mà cái bụng con nào con nấy béo núc ních.

Đại Oa xách con thỏ lên giao cho Tô Đại Lâm toàn quyền xử lý. Tô Đại Lâm chia 1 nửa cho nhà cậu mợ, 1 nửa kho tàu để nhà mình ăn.

Giữa vụ, Chu Thanh Bách hốt trọn 1 ổ thỏ hoang, rất tiếc làm xổng mất con thỏ lớn, còn mấy con thỏ con thì mang về nhà nuôi.

Trong mắt những người đương thời, thỏ là loại động vật xấu xa không khác gì chuột đồng, chỉ biết phá hoại mùa màng, ăn hoa màu, đào phá đất.

Nhưng mấy con thỏ con lại vô cùng được chào đón. Đặc biệt là Tam Oa, Tô Thành và Tô Tốn thích mê, cả ngày chổng mông ngắm mấy con thỏ bé bé, xinh xinh, trắng muốt, mềm mại, rất dễ thương.

Bởi vì là thỏ, số lượng lại không nhiều, chỉ có mấy con thôi, có thể giữ lại trong nhà nuôi, không sợ bị quy chụp là chủ nghĩa tư bản.

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Số ký tự: 0