Đẹp Quá
2024-08-16 06:41:20
Nơi này vốn dĩ chỉ là một làng đánh cá nho nhỏ, nhờ việc đánh bắt cá phát triển mạnh mà về sau này làng chài cũng trở thành một huyện, diện tích trong huyện không lớn lắm, một dọc sáu ngang, cơ quan chính phủ, cung tiêu xã và hai nhà hàng quốc doanh đều nằm trên tuyến đường lớn dọc từ bắc xuống nam.
Dưới ánh mặt trời nóng rực, các khẩu hiệu phơi dưới nắng đã bạc màu, người đi lại trên đường cũng ỉu xìu, ủ rũ vì nắng nóng, trên đường chỉ có hai màu chủ đạo là đen và trắng, không có bất kỳ ai mặc quần áo với màu sắc rực rỡ khác, thỉnh thoảng mới xuất hiện một vài thanh niên trẻ tuổi có tinh thần phấn chấn.
Tăng Yến Ni nhìn ngó bốn phía, cô cảm thấy giống như những bức ảnh trắng đen cũ kỹ đã hóa thành hiện thực, đây đúng là bầu không khí đặc trưng ở những năm cuối thập niên sáu mươi rồi.
Ra khỏi huyện và đi thêm vài dặm, khung cảnh trước mắt có sự thay đổi rất lớn, trước mắt Tăng Yến Ni chính là biển lớn, nếu không phải cô giỏi khống chế bản thân thì suýt nữa đã thốt lên: “Quá đẹp!”
Dọc theo bờ biển An Khang có rất nhiều đồi núi, xe đạp cũng lao nhanh về phía biển, thời đại này còn chưa có những tòa nhà cao tầng ngăn cản tầm nhìn nên mắt thường cũng có thể nhìn thấy mặt biển xanh thẳm, rộng lớn bao la, khung cảnh này khiến người ta rung động mà không có từ ngữ nào có thể miêu tả hết.
Biển lớn bao la khiến Tăng Yến Ni vô cùng phấn khích, cô giống như một vị khách đến tham quan, trong lòng cực kỳ yêu thích nơi này.
Trong lòng người nào đó bỗng nhiên hứng chí bừng bừng. Các loại hải sản, tôi đến rồi đây!
Đúng vậy! Đó chính là suy nghĩ của cô.
Trên đường đi, gió biển thổi vào mặt, cho dù đường xá lắc lư thì Tăng Yến Ni vẫn có thể chịu đựng được, cô đã cố ý ghi nhớ đạp xe chạy từ huyện ra đây, đại đội trưởng đã đi mất bốn mươi phút mới về đến đại đội Hướng Dương.
Quê hương của nguyên chủ là một làng chài rất mộc mạc, ba mặt có núi vây quanh, một mặt giáp biển, những ngôi nhà được dựng trên sườn dốc thoai thoải, mặt quay về phía đón nắng.
Ngoài bãi biển bây giờ cũng không có thuyền cá nào thả neo, vào thời gian thu hoạch lương thực thì thuyền cá sẽ bị kéo đến bến tàu của công xã để sửa chữa, nhờ vậy mà vừa rồi đã tránh được cơn bão lớn.
Điều khiến Tăng Yến Ni không thể tưởng tượng được chính là không giống với huyện thành có rất nhiều ngôi nhà ngói bị gió bão thổi bay mất mái nhà, mà nhà cửa trong đại đội Hướng Dương lại không bị hư hao nhiều.
Nhà cửa nơi này đều là nhà rong biển, người ta dùng một loại rong biển có lá rất lớn ở gần vùng biển có chất kết dính rất chắc, chỉ cần phơi khô, sau đó lợp lên mái nhà, kiểu nhà này rất tiện lợi, không chỉ có tác dụng đông ấm hè mát mà cũng rất khó bị hủy hoại.
Ở thời đại sau này, những kiểu kiến trúc nhà ở giàu tính văn hóa như ở vùng này càng ngày càng ít đi vì nghề làm nhà tranh thủ công đã thất truyền. Đại đội Hướng Dương đúng là một ngôi làng với rất nhiều ngôi nhà rong biển, Tăng Yến Ni là người học nấu ăn, tất nhiên cô cũng rất yêu thích văn hóa dân gian nên nhìn thấy cảnh này thì cô rất bất ngờ và thích thú.
Dưới ánh mặt trời nóng rực, các khẩu hiệu phơi dưới nắng đã bạc màu, người đi lại trên đường cũng ỉu xìu, ủ rũ vì nắng nóng, trên đường chỉ có hai màu chủ đạo là đen và trắng, không có bất kỳ ai mặc quần áo với màu sắc rực rỡ khác, thỉnh thoảng mới xuất hiện một vài thanh niên trẻ tuổi có tinh thần phấn chấn.
Tăng Yến Ni nhìn ngó bốn phía, cô cảm thấy giống như những bức ảnh trắng đen cũ kỹ đã hóa thành hiện thực, đây đúng là bầu không khí đặc trưng ở những năm cuối thập niên sáu mươi rồi.
Ra khỏi huyện và đi thêm vài dặm, khung cảnh trước mắt có sự thay đổi rất lớn, trước mắt Tăng Yến Ni chính là biển lớn, nếu không phải cô giỏi khống chế bản thân thì suýt nữa đã thốt lên: “Quá đẹp!”
Dọc theo bờ biển An Khang có rất nhiều đồi núi, xe đạp cũng lao nhanh về phía biển, thời đại này còn chưa có những tòa nhà cao tầng ngăn cản tầm nhìn nên mắt thường cũng có thể nhìn thấy mặt biển xanh thẳm, rộng lớn bao la, khung cảnh này khiến người ta rung động mà không có từ ngữ nào có thể miêu tả hết.
Biển lớn bao la khiến Tăng Yến Ni vô cùng phấn khích, cô giống như một vị khách đến tham quan, trong lòng cực kỳ yêu thích nơi này.
Trong lòng người nào đó bỗng nhiên hứng chí bừng bừng. Các loại hải sản, tôi đến rồi đây!
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Đúng vậy! Đó chính là suy nghĩ của cô.
Trên đường đi, gió biển thổi vào mặt, cho dù đường xá lắc lư thì Tăng Yến Ni vẫn có thể chịu đựng được, cô đã cố ý ghi nhớ đạp xe chạy từ huyện ra đây, đại đội trưởng đã đi mất bốn mươi phút mới về đến đại đội Hướng Dương.
Quê hương của nguyên chủ là một làng chài rất mộc mạc, ba mặt có núi vây quanh, một mặt giáp biển, những ngôi nhà được dựng trên sườn dốc thoai thoải, mặt quay về phía đón nắng.
Ngoài bãi biển bây giờ cũng không có thuyền cá nào thả neo, vào thời gian thu hoạch lương thực thì thuyền cá sẽ bị kéo đến bến tàu của công xã để sửa chữa, nhờ vậy mà vừa rồi đã tránh được cơn bão lớn.
Điều khiến Tăng Yến Ni không thể tưởng tượng được chính là không giống với huyện thành có rất nhiều ngôi nhà ngói bị gió bão thổi bay mất mái nhà, mà nhà cửa trong đại đội Hướng Dương lại không bị hư hao nhiều.
Nhà cửa nơi này đều là nhà rong biển, người ta dùng một loại rong biển có lá rất lớn ở gần vùng biển có chất kết dính rất chắc, chỉ cần phơi khô, sau đó lợp lên mái nhà, kiểu nhà này rất tiện lợi, không chỉ có tác dụng đông ấm hè mát mà cũng rất khó bị hủy hoại.
Ở thời đại sau này, những kiểu kiến trúc nhà ở giàu tính văn hóa như ở vùng này càng ngày càng ít đi vì nghề làm nhà tranh thủ công đã thất truyền. Đại đội Hướng Dương đúng là một ngôi làng với rất nhiều ngôi nhà rong biển, Tăng Yến Ni là người học nấu ăn, tất nhiên cô cũng rất yêu thích văn hóa dân gian nên nhìn thấy cảnh này thì cô rất bất ngờ và thích thú.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro