Thập Niên 60: Trở Về Làm Bạch Phú Mỹ
Thôn Đại Lý Tử
Ninh Tiểu Bạch
2024-11-09 03:08:02
Trans: Y Na
Ngôi mộ của ông nội đã biến mất.
Núi, vẫn là núi Ngô Đồng.
Nước, nhưng không có con suối Phượng Hoàng uốn lượn bất tận từ chân núi.
Điều khiến người ta kinh hãi chính là, núi Ngô Đồng đã không còn nhiều cây cối mà là cỏ khô mọc um tùm, dõi mắt trông về phía xa, bốn phía hoang vu tĩnh mịch, như thể không có bất cứ sinh vật sống nào.
Ưu điểm duy nhất là không khí vô cùng tươi mát trong lành.
Lý Tinh Tinh há hốc mồm, thật sự không thể tin vào mắt mình.
Cô đang ở đâu?
Giống như chuyển đổi thời gian không gian vậy.
Gió rét thổi tới, Lý Tinh Tinh rùng mình một cái, linh cảm xấu thôi thúc cô lập tức xuống núi, đồng thời quấn chặt chiếc áo khoác da dê có hoa văn lớn ông nội đặc biệt đặt riêng cho cô, bảo cô nhất định phải mặc vào ngày sinh nhật của mình.
Kiểu dáng rất cổ, chỉ có các bà già trong thôn mới mặc.
Các cô gái trẻ đương nhiên thích ăn diện, nhưng gu thẩm mỹ của ông cụ vẫn luôn dừng ở những năm 60-70, dẫn đến việc Lý Tinh Tinh chỉ ăn mặc theo sở thích của ông cụ khi ở nhà, ngoại trừ đi học và đi chơi.
Đặc biệt là vào mùa đông.
Áo khoác da dê và quần bông tuy cồng kềnh quê mùa nhưng lại rất ấm áp!
Có lẽ là do lúc bị bỏ rơi tiếp xúc với cái lạnh mùa đông, nên Lý Tinh Tinh vô cùng sợ lạnh.
Hơn nữa, mặc kiểu này cũng không dễ tỏ vẻ giàu có.
Nghĩ tới đây, khuôn mặt nhỏ của Lý Tinh Tinh lập tức xụ xuống.
Ông cụ cả đời đóng cọc ở thị trấn Hoè Hoa, từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ phát triển thành một cửa hàng bán buôn, mua một con đường trước khi bất động sản phát triển, biến nó thành một siêu thị bách hóa bán buôn, càng ngày càng kiếm được nhiều tiền, nhiều đến mức không đếm xuể, có thể nói là giàu nhất thị trấn Hoè Hoa, nhưng bây giờ tất cả tiền đều biến thành từng xe hàng hoá, không biết có thể bán hết trước Tết hay không.
Cũng may trấn Hoè Hoa khá lớn, phía dưới có hơn chục thôn, thôn nào cũng có cửa hàng, hơn nữa trong những ngày lễ tết, mọi người đều thăm người thân, bạn bè mua chút quà bánh, lượng hàng chuyển đi cũng khá nhiều.
Có điều những thứ như bã khoai, bã đậu chỉ bán được cho đám nhà giàu nuôi lợn.
Lý Tinh Tinh thở phào nhẹ nhõm, cô phải điều tra tình hình hiện tại của mình trước đã, cô đang ở đâu? Tại sao xuống núi đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ, cuối cùng lại nhìn thấy những ngôi nhà tranh gạch đất ở khắp nơi thay vì nhà gạch ngói, nhà hai tầng?
Không có đường xi măng, chỉ có đường đất bụi mù mịt.
Những cánh đồng khô cằn nứt nẻ, lúa mì cũng không có màu xanh như vào đông.
Lý Tinh Tinh trợn tròn mắt.
Cô và ông cụ vào thôn núi làm từ thiện còn chưa từng thấy làng xóm nào tồi tàn đến thế!
Đất nước có chính sách xóa đói giảm nghèo, rất quan tâm đến nông thôn nghèo khó, ít nhất là sửa chữa đường xi măng miễn phí, xây nhà miễn phí cho hộ 5 bảo đảm, nhà dột nát về cơ bản đều được phá bỏ.
Không thích hợp!
Có gì đó không đúng!
Lý Tinh Tinh cảm thấy mình phải cẩn thận hơn.
Đầu tiên cô tháo bốn chiếc vòng vàng giấu vào túi quần trong, sau đó nắm chặt con dao găm sắc bén ông cụ để lại cho mình.
Đồng thời, lấy một ít đất bôi lên mặt, làm rối tung bím tóc đen nhánh bóng mượt.
Ông cụ luôn lo lắng cô yếu đuối sẽ bị bắt nạt, nên đã cho cô đi bái sư học nghệ từ khi còn rất nhỏ, tập luyện hơn mười năm, tuy không thể lấy một địch trăm, nhưng có thể lấy một địch mười.
Dọc theo đường cái đi bảy tám phút, đến cửa thôn, nhìn thấy một tấm bia đá.
Bia đá trải qua các thời đại.
Trên đó khắc bốn chữ "Thôn Đại Lý Tử", nét chữ hơi nhoè, nhưng khó có thể che giấu được thiết hoạch ngân câu*.
*Ý nói chữ viết sắc sảo, đẹp đẽ, từng nét vạch như khắc bằng sắt, từng nét móc như được chạm bằng bạc.
Thôn Đại Lý Tử?
Lý Tinh Tinh bỗng dưng rút ra một sợi dây đỏ trên cổ, phía dưới buộc một tấm bảng nhỏ bằng gỗ đào, một mặt khắc bốn chữ lớn "Thiên quan phù hộ", mặt kia khắc hai dòng chữ nhỏ "Lý Tú Hồng, Trần Cẩu Đản. Thôn Đại Lý Tử."
Ngôi mộ của ông nội đã biến mất.
Núi, vẫn là núi Ngô Đồng.
Nước, nhưng không có con suối Phượng Hoàng uốn lượn bất tận từ chân núi.
Điều khiến người ta kinh hãi chính là, núi Ngô Đồng đã không còn nhiều cây cối mà là cỏ khô mọc um tùm, dõi mắt trông về phía xa, bốn phía hoang vu tĩnh mịch, như thể không có bất cứ sinh vật sống nào.
Ưu điểm duy nhất là không khí vô cùng tươi mát trong lành.
Lý Tinh Tinh há hốc mồm, thật sự không thể tin vào mắt mình.
Cô đang ở đâu?
Giống như chuyển đổi thời gian không gian vậy.
Gió rét thổi tới, Lý Tinh Tinh rùng mình một cái, linh cảm xấu thôi thúc cô lập tức xuống núi, đồng thời quấn chặt chiếc áo khoác da dê có hoa văn lớn ông nội đặc biệt đặt riêng cho cô, bảo cô nhất định phải mặc vào ngày sinh nhật của mình.
Kiểu dáng rất cổ, chỉ có các bà già trong thôn mới mặc.
Các cô gái trẻ đương nhiên thích ăn diện, nhưng gu thẩm mỹ của ông cụ vẫn luôn dừng ở những năm 60-70, dẫn đến việc Lý Tinh Tinh chỉ ăn mặc theo sở thích của ông cụ khi ở nhà, ngoại trừ đi học và đi chơi.
Đặc biệt là vào mùa đông.
Áo khoác da dê và quần bông tuy cồng kềnh quê mùa nhưng lại rất ấm áp!
Có lẽ là do lúc bị bỏ rơi tiếp xúc với cái lạnh mùa đông, nên Lý Tinh Tinh vô cùng sợ lạnh.
Hơn nữa, mặc kiểu này cũng không dễ tỏ vẻ giàu có.
Nghĩ tới đây, khuôn mặt nhỏ của Lý Tinh Tinh lập tức xụ xuống.
Ông cụ cả đời đóng cọc ở thị trấn Hoè Hoa, từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ phát triển thành một cửa hàng bán buôn, mua một con đường trước khi bất động sản phát triển, biến nó thành một siêu thị bách hóa bán buôn, càng ngày càng kiếm được nhiều tiền, nhiều đến mức không đếm xuể, có thể nói là giàu nhất thị trấn Hoè Hoa, nhưng bây giờ tất cả tiền đều biến thành từng xe hàng hoá, không biết có thể bán hết trước Tết hay không.
Cũng may trấn Hoè Hoa khá lớn, phía dưới có hơn chục thôn, thôn nào cũng có cửa hàng, hơn nữa trong những ngày lễ tết, mọi người đều thăm người thân, bạn bè mua chút quà bánh, lượng hàng chuyển đi cũng khá nhiều.
Có điều những thứ như bã khoai, bã đậu chỉ bán được cho đám nhà giàu nuôi lợn.
Lý Tinh Tinh thở phào nhẹ nhõm, cô phải điều tra tình hình hiện tại của mình trước đã, cô đang ở đâu? Tại sao xuống núi đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ, cuối cùng lại nhìn thấy những ngôi nhà tranh gạch đất ở khắp nơi thay vì nhà gạch ngói, nhà hai tầng?
Không có đường xi măng, chỉ có đường đất bụi mù mịt.
Những cánh đồng khô cằn nứt nẻ, lúa mì cũng không có màu xanh như vào đông.
Lý Tinh Tinh trợn tròn mắt.
Cô và ông cụ vào thôn núi làm từ thiện còn chưa từng thấy làng xóm nào tồi tàn đến thế!
Đất nước có chính sách xóa đói giảm nghèo, rất quan tâm đến nông thôn nghèo khó, ít nhất là sửa chữa đường xi măng miễn phí, xây nhà miễn phí cho hộ 5 bảo đảm, nhà dột nát về cơ bản đều được phá bỏ.
Không thích hợp!
Có gì đó không đúng!
Lý Tinh Tinh cảm thấy mình phải cẩn thận hơn.
Đầu tiên cô tháo bốn chiếc vòng vàng giấu vào túi quần trong, sau đó nắm chặt con dao găm sắc bén ông cụ để lại cho mình.
Đồng thời, lấy một ít đất bôi lên mặt, làm rối tung bím tóc đen nhánh bóng mượt.
Ông cụ luôn lo lắng cô yếu đuối sẽ bị bắt nạt, nên đã cho cô đi bái sư học nghệ từ khi còn rất nhỏ, tập luyện hơn mười năm, tuy không thể lấy một địch trăm, nhưng có thể lấy một địch mười.
Dọc theo đường cái đi bảy tám phút, đến cửa thôn, nhìn thấy một tấm bia đá.
Bia đá trải qua các thời đại.
Trên đó khắc bốn chữ "Thôn Đại Lý Tử", nét chữ hơi nhoè, nhưng khó có thể che giấu được thiết hoạch ngân câu*.
*Ý nói chữ viết sắc sảo, đẹp đẽ, từng nét vạch như khắc bằng sắt, từng nét móc như được chạm bằng bạc.
Thôn Đại Lý Tử?
Lý Tinh Tinh bỗng dưng rút ra một sợi dây đỏ trên cổ, phía dưới buộc một tấm bảng nhỏ bằng gỗ đào, một mặt khắc bốn chữ lớn "Thiên quan phù hộ", mặt kia khắc hai dòng chữ nhỏ "Lý Tú Hồng, Trần Cẩu Đản. Thôn Đại Lý Tử."
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro