Thập Niên 80: Bắt Đầu Từ Bày Sạp Bán Hàng
Có Được Ăn No K...
Quyết Tuyệt
2024-08-05 23:58:26
Thời điểm ấy nhà cô còn nghèo lắm, lúc nào bụng cũng đói meo, Phùng Dịch thì càng khỏi cần nhắc đến, có thể ăn được miếng cơm thừa đã là tốt lắm rồi.
Hai người đói bụng đi khắp nơi tìm đồ ăn.
Mùa xuân, bọn họ sẽ đi đào rau dại.
Mùa hè, bọn họ sẽ đi bắt cá ngoài suối.
Mùa thu, bọn họ sẽ ra đồng nhạt bông lúa và đậu nành.
Mùa đông, bọn họ sẽ ra ruộng bắt cá chạch…
Bọn họ sẽ ném hạt lúa vào lửa để nó nổ bung thành bỏng, đậu nành thì bỏ thẳng vào chảo rang chín là có thể ăn. Còn mấy thứ như tôm cá, cá chạch, cô sẽ đem giết, lúc nhà mình nấu cơm sẽ nấu chín rồi mang đi chia cho Phùng Dịch.
Tuy rằng Khương Què và Ngô Tiểu Xuân không có tiền nhưng rất chiều con cái, sẽ không để giành thức ăn của cô.
Khương Lợi Hải cũng không tiện giành đồ ăn với em, còn về phần Khương Lệ Bình… Ngược lại thì cô ta cũng từng giành đồ ăn với cô, nhưng sau này cô cứ gặp được người nào là kể chuyện Khương Lệ Bình cướp đồ ăn của mình với người đó, đi khắp nơi cáo trạng khiến cô ta cũng không giành với cô nữa.
Thi thoảng, Khương Lệ Bình cũng sẽ bắt được ít tôm cá rồi cùng cô hấp chín lên ăn.
Khương Lệ Vân nhớ lại thời thơ ấu mới phát hiện ra, những chuyện mà mình nhớ được đều là chuyện mình và Phùng Dịch cùng nhau đi kiếm cái ăn.
Lúc bọn họ đi cắt cỏ đói bụng gần chết sẽ lén lút đi đào khoai lang, măng tây của đội sản xuất rồi gặm sống…
Một lần vui vẻ nhất là bọn họ cùng nhau ra bờ sông nhặt được bốn quả trứng vịt, sau khi cô mang về nhà luộc chín, hai người rúc trong đống rơm chia nhau ăn hết sạch.
Chẳng qua sau này Khương Lệ Vũ chào đời rồi, cô phải lo việc trong nhà nên không thể cùng Phùng Dịch ra ngoài chơi nữa.
Sau đấy cô lại vào xưởng sản xuất sô pha, còn Phùng Dịch thì vào lò gạch, có đến mấy tháng liền bọn họ không gặp nhau lấy nổi một lần, mà có thấy cũng chỉ chào hỏi một tiếng.
“Chị Lệ Vân…” Phùng Dịch lại gọi một tiếng.
Khương Lệ Vân hỏi anh: “Em ở lò gạch bình thường ăn những gì? Có được ăn no không?”
Phùng Địch đáp: “Lương thực mang ở nhà đi, cũng đủ ăn, còn thức ăn thường là canh đậu hũ hoặc là canh tiết heo.”
Thời buổi này mọi người đều không có tiền gì cả, công nhân trong xưởng lại toàn là nông dân không thích ăn rau cho nên đồ ăn mà nhà ăn của lò gạch cung cấp chủ yếu là canh đậu hũ và canh tiết heo, hai hào một bát.
Về phần cơm trắng, công nhân của lò gạch toàn là mang gạo từ nhà đến xưởng đổi lấy vé cơm, rồi lại cầm vé cơm đến nhà ăn gọi cơm.
Mỗi lần Khương Lợi Hải về nhà đều sẽ vác gạo đến lò gạch.
Mỗi tháng Phùng Dịch đều giao tiền lương lên, tuy rằng ông Phùng chỉ cho phép anh giữ lại mười đồng tiền nhưng vẫn cho đủ lương thực.
Đợi đã, mua thức ăn mỗi bữa đã hết hai hào rồi, một ngày tốn sáu hào, vậy một tháng tiêu tận mười tám đồng lận…
Khương Lợi Hải giữ lại cho mình tận bốn mươi, năm mươi đồng nên có thể sinh hoạt rất xông xênh, còn mỗi tháng Phùng Dịch chỉ có thể giữ lại mười đồng… vậy có phải là anh không thể ăn thức ăn thường xuyên không?
Thường thì mấy người phải làm việc ở lò gạch mà không về nhà ăn cơm kia có thể giữ lại trong tay ít nhất hai mươi đồng, có rất nhiều người còn giống Khương Lợi Hại, chỉ giao lên một nửa tiền lương, còn nhà họ Phùng đúng là quá đáng thật.
Nhưng nhà họ Phùng vẫn luôn là như thế, Khương Lệ Vân nén tiếng thở dài rồi đưa cái cốc tráng men trong tay vào tay anh: “Cho em đó, em ăn đi.”
Phùng Dịch sững sờ, anh cầm cái cốc tráng men lại bối rối nhìn về phía cô.
Hai người đói bụng đi khắp nơi tìm đồ ăn.
Mùa xuân, bọn họ sẽ đi đào rau dại.
Mùa hè, bọn họ sẽ đi bắt cá ngoài suối.
Mùa thu, bọn họ sẽ ra đồng nhạt bông lúa và đậu nành.
Mùa đông, bọn họ sẽ ra ruộng bắt cá chạch…
Bọn họ sẽ ném hạt lúa vào lửa để nó nổ bung thành bỏng, đậu nành thì bỏ thẳng vào chảo rang chín là có thể ăn. Còn mấy thứ như tôm cá, cá chạch, cô sẽ đem giết, lúc nhà mình nấu cơm sẽ nấu chín rồi mang đi chia cho Phùng Dịch.
Tuy rằng Khương Què và Ngô Tiểu Xuân không có tiền nhưng rất chiều con cái, sẽ không để giành thức ăn của cô.
Khương Lợi Hải cũng không tiện giành đồ ăn với em, còn về phần Khương Lệ Bình… Ngược lại thì cô ta cũng từng giành đồ ăn với cô, nhưng sau này cô cứ gặp được người nào là kể chuyện Khương Lệ Bình cướp đồ ăn của mình với người đó, đi khắp nơi cáo trạng khiến cô ta cũng không giành với cô nữa.
Thi thoảng, Khương Lệ Bình cũng sẽ bắt được ít tôm cá rồi cùng cô hấp chín lên ăn.
Khương Lệ Vân nhớ lại thời thơ ấu mới phát hiện ra, những chuyện mà mình nhớ được đều là chuyện mình và Phùng Dịch cùng nhau đi kiếm cái ăn.
Lúc bọn họ đi cắt cỏ đói bụng gần chết sẽ lén lút đi đào khoai lang, măng tây của đội sản xuất rồi gặm sống…
Một lần vui vẻ nhất là bọn họ cùng nhau ra bờ sông nhặt được bốn quả trứng vịt, sau khi cô mang về nhà luộc chín, hai người rúc trong đống rơm chia nhau ăn hết sạch.
Chẳng qua sau này Khương Lệ Vũ chào đời rồi, cô phải lo việc trong nhà nên không thể cùng Phùng Dịch ra ngoài chơi nữa.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Sau đấy cô lại vào xưởng sản xuất sô pha, còn Phùng Dịch thì vào lò gạch, có đến mấy tháng liền bọn họ không gặp nhau lấy nổi một lần, mà có thấy cũng chỉ chào hỏi một tiếng.
“Chị Lệ Vân…” Phùng Dịch lại gọi một tiếng.
Khương Lệ Vân hỏi anh: “Em ở lò gạch bình thường ăn những gì? Có được ăn no không?”
Phùng Địch đáp: “Lương thực mang ở nhà đi, cũng đủ ăn, còn thức ăn thường là canh đậu hũ hoặc là canh tiết heo.”
Thời buổi này mọi người đều không có tiền gì cả, công nhân trong xưởng lại toàn là nông dân không thích ăn rau cho nên đồ ăn mà nhà ăn của lò gạch cung cấp chủ yếu là canh đậu hũ và canh tiết heo, hai hào một bát.
Về phần cơm trắng, công nhân của lò gạch toàn là mang gạo từ nhà đến xưởng đổi lấy vé cơm, rồi lại cầm vé cơm đến nhà ăn gọi cơm.
Mỗi lần Khương Lợi Hải về nhà đều sẽ vác gạo đến lò gạch.
Mỗi tháng Phùng Dịch đều giao tiền lương lên, tuy rằng ông Phùng chỉ cho phép anh giữ lại mười đồng tiền nhưng vẫn cho đủ lương thực.
Đợi đã, mua thức ăn mỗi bữa đã hết hai hào rồi, một ngày tốn sáu hào, vậy một tháng tiêu tận mười tám đồng lận…
Khương Lợi Hải giữ lại cho mình tận bốn mươi, năm mươi đồng nên có thể sinh hoạt rất xông xênh, còn mỗi tháng Phùng Dịch chỉ có thể giữ lại mười đồng… vậy có phải là anh không thể ăn thức ăn thường xuyên không?
Thường thì mấy người phải làm việc ở lò gạch mà không về nhà ăn cơm kia có thể giữ lại trong tay ít nhất hai mươi đồng, có rất nhiều người còn giống Khương Lợi Hại, chỉ giao lên một nửa tiền lương, còn nhà họ Phùng đúng là quá đáng thật.
Nhưng nhà họ Phùng vẫn luôn là như thế, Khương Lệ Vân nén tiếng thở dài rồi đưa cái cốc tráng men trong tay vào tay anh: “Cho em đó, em ăn đi.”
Phùng Dịch sững sờ, anh cầm cái cốc tráng men lại bối rối nhìn về phía cô.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro