[Thập Niên 80] Nàng Dâu Dũng Mãnh
Ò ó o (2)
Thư Vu Thả
2024-10-30 10:52:31
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Cuộc sống của gia đình bọn họ cũng coi như là tốt, phía sau nhà có một vườn rau. Kể từ khi sinh con xong, Từ Hương Quyên có tinh lực hơn nhiều, cô thường mang rau đi bán ở trong chợ trên trấn, hiện tại rau dưa rất rẻ, một cân chỉ có mấy xu, nhưng cũng coi là một khoản thu vào. Chồng cô làm giáo viên ở trên trấn, tiền lương một tháng là 37 đồng, cô cũng để tiết kiệm, lúc trước còn tích trữ lương thực và phiếu mua thịt.
Cũng không hiểu tại sao, đời trước cô càng lớn tuổi, lại càng hay mơ về những chuyện hồi còn trẻ, cho dù không mơ thấy, cô cũng nhớ rất rõ ràng tiền lương hàng tháng của chồng mình là bao nhiêu, bao giờ tăng lương, tất cả đều có ấn tượng.
Giờ gặp lại chồng mình hồi còn trẻ, cô lại không có cảm giác đã rất nhiều năm bọn họ không gặp nhau, chỉ giống như buổi sáng mới đưa anh hộp cơm để anh mang đến trường ăn, buổi chiều anh đi làm về, cả gia đình cùng quây quần bên bàn cơm.
Nói đến tiền, hiện tại phiếu ăn đã dần không còn thông dụng nữa, vẫn là cầm tiền thực tế hơn, mà lúc có phiếu ăn, cô cũng phải cầm chắc phiếu ở trong tay.
Chồng cô rất thật thà, không giấu tiền riêng, tiền lương hàng tháng đều đưa cho cô cầm, trên người không giấu một đồng tiền nào, lúc giặt quần áo cô móc túi cũng thấy túi rất sạch sẽ.
Không giống với Qua Qua, tuy bé không có tiền để giấu trong túi, nhưng cả ngày không biết nhặt được hòn đá nhỏ, chuồn chuồn, châu chấu… mấy thứ linh tinh ở đâu, cứ nhét hết vào trong túi. Cô đã nhắc con gái không biết bao nhiêu lần, phải đến khi con gái học tiểu học, loại chuyện này mới chấm dứt.
Thời điểm này của đời trước, cô kiếm tiền tiết kiệm tiền đều vì hai đứa con, nhưng về sau tiền tiết kiệm cho con đều dùng để chi tiền thuốc men nằm viện cho chồng, cuối cùng chồng cô vẫn ra đi vào năm Ngưu Ngưu 13 tuổi.
Chưa nói đến chuyện tiền bạc, sau khi chồng cô ra đi, nhà cô hoàn toàn là hai bàn tay trắng, may là cô còn có nhà mẹ tiếp tế, chờ đến khi cuộc sống tốt hơn, cô tiếp tục tích cóp chăn bông chậu rửa mặt.
Hồi còn trẻ cô đã dùng hết một phần của hồi môn của mình, nên lúc đó cô chỉ nghĩ, phải tích cóp dần làm của hồi môn cho con gái đi về nhà chồng.
Lúc chồng cô bị bệnh, trong nhà có gì bán được đều đã bán hết, chờ đến khi chồng cô ra đi, trong nhà chẳng cần dùng đến nhiều tiền nữa, cô lại có thói quen tích cóp của hồi môn cho con gái, nhưng lùi về phía sau mấy năm, con gái trẻ tuổi không hiếm lạ gì những món đồ mẹ để dành, suốt ngày nói có thể mua mới, không cần phải mang từ nhà đi, quá phiền toái.
Nếu con gái đã không cần, vậy không cần để dành nữa.
Một lớn một nhỏ mỹ mãn ăn xong bữa tối, sau đó lớn dẫn nhỏ đi xuống phòng bếp rửa bát đũa.
Chồng cô múc nước nóng từ trong thùng ra rửa mặt ngâm chân, Qua Qua đạp chân ở trong chậu nói, "Cha ơi, ò ó o ăn ngon, sau này đều ăn ò ó o nhé."
Sợ con gái ăn bữa gà hầm này xong, sau này sẽ lại nhớ thương món gà, làm ầm ĩ cả nhà lên, Chu Trình Ninh nói với con gái, "Sau này con đừng đòi mẹ ăn ò ó o nữa biết không? Mẹ cho con ăn thì con ăn, mẹ không cho ăn thì không thể ăn, không được đòi mẹ nhiều, giờ mẹ đang chăm em trai rất mệt mỏi, ò ó o trong nhà còn phải đẻ trứng cho con và em trai con ăn."
Qua Qua nói: "Trứng của ò ó o ăn không ngon, ò ó o ăn ngon hơn, Qua Qua và Ngưu Ngưu không ăn trứng, ăn ò ó o."
Chu Trình Ninh đã dạy con gái gọi là gà, không gọi ò ó o, nhưng con gái chỉ thích gọi là ò ó o, anh cũng không ép con sửa lại, cứ để tùy ý con.
Từ Hương Quyên vừa bước vào phòng bếp đã nghe được đoạn đối thoại giữa hai cha con, cô nói, "Ngày mai mẹ sẽ làm món ngon khác cho con ăn, con sớm đi ngủ đi, ngày mai cha còn phải đi làm."
Chồng cô thường đi làm vào bảy giờ sáng, đi bộ hơn nửa tiếng đến trường học trên trấn trên.
Tuy có xe khách, nhưng xe không xuất phát từ trong thôn, bọn họ phải ra khỏi thôn đi đến bến xe đặc biệt ở trong trấn, một ngày còn chỉ có một chuyến lượt đi lượt về, xuất phát từ tám giờ sáng đi lên huyện, bốn giờ chiều trở lại trấn trên, không cho dừng lại giữa đường.
Nói là có xe khách nhưng cũng như không, trong nhà lại không có xe đạp, vì vậy chồng cô phải tự đi bộ.
Trước kia cô không cảm thấy gì, sau này giao thông thuận tiện, Từ Hương Quyên muốn đi chợ mua đồ ăn thức uống đều phải bắt xe buýt lúc ngồi lúc đứng, giờ cảm thấy ngày ngày đi đi về về gần hai tiếng là quá vất vả, chẳng trách chồng cô gầy, là do vất vả quá dẫn đến gầy đi.
Cuộc sống của gia đình bọn họ cũng coi như là tốt, phía sau nhà có một vườn rau. Kể từ khi sinh con xong, Từ Hương Quyên có tinh lực hơn nhiều, cô thường mang rau đi bán ở trong chợ trên trấn, hiện tại rau dưa rất rẻ, một cân chỉ có mấy xu, nhưng cũng coi là một khoản thu vào. Chồng cô làm giáo viên ở trên trấn, tiền lương một tháng là 37 đồng, cô cũng để tiết kiệm, lúc trước còn tích trữ lương thực và phiếu mua thịt.
Cũng không hiểu tại sao, đời trước cô càng lớn tuổi, lại càng hay mơ về những chuyện hồi còn trẻ, cho dù không mơ thấy, cô cũng nhớ rất rõ ràng tiền lương hàng tháng của chồng mình là bao nhiêu, bao giờ tăng lương, tất cả đều có ấn tượng.
Giờ gặp lại chồng mình hồi còn trẻ, cô lại không có cảm giác đã rất nhiều năm bọn họ không gặp nhau, chỉ giống như buổi sáng mới đưa anh hộp cơm để anh mang đến trường ăn, buổi chiều anh đi làm về, cả gia đình cùng quây quần bên bàn cơm.
Nói đến tiền, hiện tại phiếu ăn đã dần không còn thông dụng nữa, vẫn là cầm tiền thực tế hơn, mà lúc có phiếu ăn, cô cũng phải cầm chắc phiếu ở trong tay.
Chồng cô rất thật thà, không giấu tiền riêng, tiền lương hàng tháng đều đưa cho cô cầm, trên người không giấu một đồng tiền nào, lúc giặt quần áo cô móc túi cũng thấy túi rất sạch sẽ.
Không giống với Qua Qua, tuy bé không có tiền để giấu trong túi, nhưng cả ngày không biết nhặt được hòn đá nhỏ, chuồn chuồn, châu chấu… mấy thứ linh tinh ở đâu, cứ nhét hết vào trong túi. Cô đã nhắc con gái không biết bao nhiêu lần, phải đến khi con gái học tiểu học, loại chuyện này mới chấm dứt.
Thời điểm này của đời trước, cô kiếm tiền tiết kiệm tiền đều vì hai đứa con, nhưng về sau tiền tiết kiệm cho con đều dùng để chi tiền thuốc men nằm viện cho chồng, cuối cùng chồng cô vẫn ra đi vào năm Ngưu Ngưu 13 tuổi.
Chưa nói đến chuyện tiền bạc, sau khi chồng cô ra đi, nhà cô hoàn toàn là hai bàn tay trắng, may là cô còn có nhà mẹ tiếp tế, chờ đến khi cuộc sống tốt hơn, cô tiếp tục tích cóp chăn bông chậu rửa mặt.
Hồi còn trẻ cô đã dùng hết một phần của hồi môn của mình, nên lúc đó cô chỉ nghĩ, phải tích cóp dần làm của hồi môn cho con gái đi về nhà chồng.
Lúc chồng cô bị bệnh, trong nhà có gì bán được đều đã bán hết, chờ đến khi chồng cô ra đi, trong nhà chẳng cần dùng đến nhiều tiền nữa, cô lại có thói quen tích cóp của hồi môn cho con gái, nhưng lùi về phía sau mấy năm, con gái trẻ tuổi không hiếm lạ gì những món đồ mẹ để dành, suốt ngày nói có thể mua mới, không cần phải mang từ nhà đi, quá phiền toái.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nếu con gái đã không cần, vậy không cần để dành nữa.
Một lớn một nhỏ mỹ mãn ăn xong bữa tối, sau đó lớn dẫn nhỏ đi xuống phòng bếp rửa bát đũa.
Chồng cô múc nước nóng từ trong thùng ra rửa mặt ngâm chân, Qua Qua đạp chân ở trong chậu nói, "Cha ơi, ò ó o ăn ngon, sau này đều ăn ò ó o nhé."
Sợ con gái ăn bữa gà hầm này xong, sau này sẽ lại nhớ thương món gà, làm ầm ĩ cả nhà lên, Chu Trình Ninh nói với con gái, "Sau này con đừng đòi mẹ ăn ò ó o nữa biết không? Mẹ cho con ăn thì con ăn, mẹ không cho ăn thì không thể ăn, không được đòi mẹ nhiều, giờ mẹ đang chăm em trai rất mệt mỏi, ò ó o trong nhà còn phải đẻ trứng cho con và em trai con ăn."
Qua Qua nói: "Trứng của ò ó o ăn không ngon, ò ó o ăn ngon hơn, Qua Qua và Ngưu Ngưu không ăn trứng, ăn ò ó o."
Chu Trình Ninh đã dạy con gái gọi là gà, không gọi ò ó o, nhưng con gái chỉ thích gọi là ò ó o, anh cũng không ép con sửa lại, cứ để tùy ý con.
Từ Hương Quyên vừa bước vào phòng bếp đã nghe được đoạn đối thoại giữa hai cha con, cô nói, "Ngày mai mẹ sẽ làm món ngon khác cho con ăn, con sớm đi ngủ đi, ngày mai cha còn phải đi làm."
Chồng cô thường đi làm vào bảy giờ sáng, đi bộ hơn nửa tiếng đến trường học trên trấn trên.
Tuy có xe khách, nhưng xe không xuất phát từ trong thôn, bọn họ phải ra khỏi thôn đi đến bến xe đặc biệt ở trong trấn, một ngày còn chỉ có một chuyến lượt đi lượt về, xuất phát từ tám giờ sáng đi lên huyện, bốn giờ chiều trở lại trấn trên, không cho dừng lại giữa đường.
Nói là có xe khách nhưng cũng như không, trong nhà lại không có xe đạp, vì vậy chồng cô phải tự đi bộ.
Trước kia cô không cảm thấy gì, sau này giao thông thuận tiện, Từ Hương Quyên muốn đi chợ mua đồ ăn thức uống đều phải bắt xe buýt lúc ngồi lúc đứng, giờ cảm thấy ngày ngày đi đi về về gần hai tiếng là quá vất vả, chẳng trách chồng cô gầy, là do vất vả quá dẫn đến gầy đi.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro