Ngày lễ Tổ Nghề
2024-11-06 14:40:54
“Gia Tuyết, em lại đổi lực đánh rồi”.
“Gia Nghĩa, anh chờ tiếp chiêu mới đi”.
Tuyết cười đắc ý, cô nhanh chóng lao lên không để Gia Nghĩa kịp trở người. Ông Hưng điềm tĩnh quan sát trận đấu của hai đứa cháu, trong ánh mắt hiện rõ sự hài lòng và tự hào.
Tuyết chiến thắng trở về từ giải đấu nên trong lòng cảm thấy phấn khích tột độ. Cô không biết làm sao để giải toả sự hào hứng này liền lôi hết tất cả anh em trong nhà ra mà luyện kiếm đấu võ. (T),
Lúc trên sàn thi, cô đã rất muốn nhưng chẳng dám thẳng tay vì không thể vi phạm quy chế của cuộc thi. Vì thế mà khi về tới nhà, Tuyết phải kiếm nơi để mà xoã cho bằng hết. Và người chịu khổ tất nhiên là các anh của cô.
Tuyết ra đòn không nương tay, từng nhát kiếm vung xuống đều là toàn lực. Dù chỉ là kiếm gỗ để luyện tập nhưng lực đánh cũng khiến người ta đau đớn không thôi. Gia Nghĩa bị trúng mấy cái vào tay, vào chân khiến cậu nhăn mặt cầu cứu.
“Gia Tuyết, tiếp chiêu”. Ông Hưng gọi to rồi phất tay áo bay lên, ông bắt lấy thanh kiếm từ tay Gia Nghĩa và vào thay thế cậu.
“Ông ơi, sao ông lại tiếp tay cho anh Nghĩa nữa rồi”. Tuyết hô lớn ấm ức, cô nhanh chóng đổi thế tấn công. (1)
Dù ông Hưng đã vào hàng cao lão nhưng thân thủ vẫn còn rất linh hoạt. Tuyết dù có học thế nào cũng không thể đoán biết được chiêu thức tiếp theo ông sẽ dùng là gì. Ông Hưng đổi chiêu mà như có như không, biến hóa khôn lường, sự di chuyển của ông có khi còn nhanh hơn cả gió.
Tuyết thua tâm phục khẩu phục. Ông Hưng gật gù cười hiền mà vỗ vai cháu
gái, tỏ ý bảo cô còn phải rèn luyện nhiều hơn. Sau đó, ông bảo mọi người vào nghỉ ngơi sớm để chuẩn bị cho lễ hội ngày mai.
Tuyết cất kiếm, cô gỡ nón bảo hộ, hất tung mái tóc đen dài, để mặc cho nó tung bay trong gió. Dáng vẻ xuân sắc của tuổi 18 tỏa sáng trong ánh nắng cuối ngày.
Đại lễ Tổ nghề năm nay được chủ trì bởi Trần gia. Vừa hay Gia Tuyết khải hoàn trở về làm cho khí thế và sự long trọng của buổi lễ tăng lên bội phần. Khách khứa đến dự chắc cũng phải viết thêm vài trang khiến cho ông Đạo không ngừng xoa trán mà sắp xếp bổ sung.
Thiên đứng trên lầu cao mà theo dõi. Lần này không biết là lần thứ bao nhiêu anh đứng từ xa mà quan sát cô. Kỳ đi đến huých tay vào người Thiên trêu chọc. Kỳ cho rằng dù sao thì lần này Thiên cũng nên đến chào hỏi Tuyết một tiếng.
Sáng hôm sau, con cháu nhà Trần gia thức từ 4h30 sáng để chuẩn bị. Bọn họ luyện tập những bài quyền, thế đánh để chuẩn bị biểu diễn trong lễ hội.
Đại hội Tổ Nghề là ngày mà các danh gia vọng tộc trong giới võ học, huyền học và kiếm thuật cùng tề tựu, trước là phô trương những thế võ đẹp mắt, sau là cúng bái bày tỏ lòng thành kính của hậu bối và nguyện cầu vạn sự bình an.
Ông Trần cũng dậy sớm chuẩn bị. Ông bận chiếc áo dài xanh dương có hoa văn thêu màu vàng kim, trên đầu đội khăn vấn, giữa khăn viết một chữ Trần. Trên áo cài một dây ngọc bội cẩm thạch màu trắng. Tay ông cầm Truy Phong Kiếm, oai vệ bước ra. Theo sau là bảy người con trai, lớp sau nữa là các anh lớn của Tuyết, và lớp cuối là các anh nhỏ và cô, trên tay mỗi người đều cầm thanh trường kiếm của riêng mình.
Đúng 8h sáng, hội lễ bắt đầu. Ông Hưng oai phong bước lên lễ đài. Ông kính cẩn thắp hương, đọc văn khấn, và tuyên thệ. Từng hồi trống hiệu triệu lần lượt vang lên, không khí hết sức oanh liệt, khắc hoạ khí thế hào hùng của dân tộc.
Sau đó, ông mở màn cho buổi biểu diễn. Từng đạo kiếm xuất ra đều toả ánh hào quang rực rỡ. Ai nấy đều trầm trồ, tung hô, vỗ tay không ngớt.
Cuối cùng cũng đến lượt Tuyết biểu diễn. Cô mặc bộ võ phục màu đen. Mái tóc dài được buộc cao kiểu đuôi ngựa. Trên tay là Đằng Vân Kiếm lấp lánh ánh bạc. Tuyết bước đi giữa các anh trai như bông hoa tuyết ngạo nghễ giữa hàng ngàn tinh tú. Thật là một bức tranh hào hùng, diễm lệ.
Quan khách đến xem thấy cô bước ra thì hò reo vang trời. Bọn họ đồng loạt đứng lên chào đáp lễ. Gương mặt Tuyết rạng rỡ, tràn đầy khí phách kiêu hùng.
Từng thế di chuyển, tấn công, phòng thủ của cô đều được giới chuyên môn tấm tắc khen ngợi. Sau màn múa võ, Tuyết còn bước vào các buổi thi đấu kiếm liễu, lần lượt hạ gục những ứng viên ưu tú của các nhà đến dự.
Trần gia lần này hoàn toàn chiếm thế thượng phong. Phía khán đài, những cao lão ngồi xem cũng đồng lòng tán thưởng, trầm tư mà kính nể.
Mãi đến hơn 10 sáng thì Tuyết kết thúc. Các màn đấu võ, đấu kiếm cuối cùng cũng đến lúc phải nhường sân cho các đội lân sư rồng thi thố tài năng.
Tuyết bước vào trong thay quần áo chuẩn bị nhập tiệc. Trái ngược với vẻ kiên trung trên sàn đấu, giờ đây Gia Tuyết dịu dàng, nền nã trong bộ áo dài vải gấm màu trắng, nền áo in nổi những đoá mẫu đơn, quần màu xanh biển đậm, cổ áo và tay áo thêu hoa mẫu đơn màu xanh vàng trông rất bắt mắt. (1
Dáng ngọc được tôn lên một cách triệt để. Bình thường luyện võ hoặc thi đấu, Tuyết sẽ bó mình trong lớp đồng phục và quần áo bảo hộ nên ít ai thấy được vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của cô. Tuyết hệt như cô ba tân thời, kiểu con cháu của ông bà hội đồng thời xưa, vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất thời thượng.
Mái tóc đen dài được cô búi một nửa, xoã một nửa. Đầu cài trâm bạc khắc
vân mây, phía cuối khảm một viên ngọc trai to sáng bóng. Cô trang điểm nhẹ, má phớt chút phấn nhũ màu hồng, môi tô đỏ mộng, đúng chuẩn tuyệt sắc giai nhân.
Tuyết bước ra làm xao xuyến biết bao con tim của các quan khách đến dự. Khỏi nói thì cũng biết, các công tử thì thơ thẩn si mê, các tiểu thư thì thừ người đố kị.
Cô đứng ra giữa sân, cúi chào mọi người một cách lễ phép, sau đó thì tiến lại bàn ngồi cùng nữ nhân của Trần gia. Tính chung cả họ tộc thì số cháu gái cũng không nhiều. Các chị họ của Tuyết đều thành gia lập thất, lứa nhỏ hơn Tuyết thì tầm tuổi Gia Ngọc, cũng còn đang học trung học. Chỉ có mình cô vừa hay đang trong độ tuổi cập kê. Người ta kháo nhau rằng hôm nay họ sẽ tận dụng cơ hội để lấy lòng ông Hưng, ông Phú mà kết tình thông gia.
Năm đó, Trần gia mở tiệc, khách quý đến dự vô cùng đông đúc. Người ta bận bịu suy nghĩ phải là chàng trai ưu tú thế nào mới xứng đáng làm rể họ Trần.
“Gia Nghĩa, anh chờ tiếp chiêu mới đi”.
Tuyết cười đắc ý, cô nhanh chóng lao lên không để Gia Nghĩa kịp trở người. Ông Hưng điềm tĩnh quan sát trận đấu của hai đứa cháu, trong ánh mắt hiện rõ sự hài lòng và tự hào.
Tuyết chiến thắng trở về từ giải đấu nên trong lòng cảm thấy phấn khích tột độ. Cô không biết làm sao để giải toả sự hào hứng này liền lôi hết tất cả anh em trong nhà ra mà luyện kiếm đấu võ. (T),
Lúc trên sàn thi, cô đã rất muốn nhưng chẳng dám thẳng tay vì không thể vi phạm quy chế của cuộc thi. Vì thế mà khi về tới nhà, Tuyết phải kiếm nơi để mà xoã cho bằng hết. Và người chịu khổ tất nhiên là các anh của cô.
Tuyết ra đòn không nương tay, từng nhát kiếm vung xuống đều là toàn lực. Dù chỉ là kiếm gỗ để luyện tập nhưng lực đánh cũng khiến người ta đau đớn không thôi. Gia Nghĩa bị trúng mấy cái vào tay, vào chân khiến cậu nhăn mặt cầu cứu.
“Gia Tuyết, tiếp chiêu”. Ông Hưng gọi to rồi phất tay áo bay lên, ông bắt lấy thanh kiếm từ tay Gia Nghĩa và vào thay thế cậu.
“Ông ơi, sao ông lại tiếp tay cho anh Nghĩa nữa rồi”. Tuyết hô lớn ấm ức, cô nhanh chóng đổi thế tấn công. (1)
Dù ông Hưng đã vào hàng cao lão nhưng thân thủ vẫn còn rất linh hoạt. Tuyết dù có học thế nào cũng không thể đoán biết được chiêu thức tiếp theo ông sẽ dùng là gì. Ông Hưng đổi chiêu mà như có như không, biến hóa khôn lường, sự di chuyển của ông có khi còn nhanh hơn cả gió.
Tuyết thua tâm phục khẩu phục. Ông Hưng gật gù cười hiền mà vỗ vai cháu
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
gái, tỏ ý bảo cô còn phải rèn luyện nhiều hơn. Sau đó, ông bảo mọi người vào nghỉ ngơi sớm để chuẩn bị cho lễ hội ngày mai.
Tuyết cất kiếm, cô gỡ nón bảo hộ, hất tung mái tóc đen dài, để mặc cho nó tung bay trong gió. Dáng vẻ xuân sắc của tuổi 18 tỏa sáng trong ánh nắng cuối ngày.
Đại lễ Tổ nghề năm nay được chủ trì bởi Trần gia. Vừa hay Gia Tuyết khải hoàn trở về làm cho khí thế và sự long trọng của buổi lễ tăng lên bội phần. Khách khứa đến dự chắc cũng phải viết thêm vài trang khiến cho ông Đạo không ngừng xoa trán mà sắp xếp bổ sung.
Thiên đứng trên lầu cao mà theo dõi. Lần này không biết là lần thứ bao nhiêu anh đứng từ xa mà quan sát cô. Kỳ đi đến huých tay vào người Thiên trêu chọc. Kỳ cho rằng dù sao thì lần này Thiên cũng nên đến chào hỏi Tuyết một tiếng.
Sáng hôm sau, con cháu nhà Trần gia thức từ 4h30 sáng để chuẩn bị. Bọn họ luyện tập những bài quyền, thế đánh để chuẩn bị biểu diễn trong lễ hội.
Đại hội Tổ Nghề là ngày mà các danh gia vọng tộc trong giới võ học, huyền học và kiếm thuật cùng tề tựu, trước là phô trương những thế võ đẹp mắt, sau là cúng bái bày tỏ lòng thành kính của hậu bối và nguyện cầu vạn sự bình an.
Ông Trần cũng dậy sớm chuẩn bị. Ông bận chiếc áo dài xanh dương có hoa văn thêu màu vàng kim, trên đầu đội khăn vấn, giữa khăn viết một chữ Trần. Trên áo cài một dây ngọc bội cẩm thạch màu trắng. Tay ông cầm Truy Phong Kiếm, oai vệ bước ra. Theo sau là bảy người con trai, lớp sau nữa là các anh lớn của Tuyết, và lớp cuối là các anh nhỏ và cô, trên tay mỗi người đều cầm thanh trường kiếm của riêng mình.
Đúng 8h sáng, hội lễ bắt đầu. Ông Hưng oai phong bước lên lễ đài. Ông kính cẩn thắp hương, đọc văn khấn, và tuyên thệ. Từng hồi trống hiệu triệu lần lượt vang lên, không khí hết sức oanh liệt, khắc hoạ khí thế hào hùng của dân tộc.
Sau đó, ông mở màn cho buổi biểu diễn. Từng đạo kiếm xuất ra đều toả ánh hào quang rực rỡ. Ai nấy đều trầm trồ, tung hô, vỗ tay không ngớt.
Cuối cùng cũng đến lượt Tuyết biểu diễn. Cô mặc bộ võ phục màu đen. Mái tóc dài được buộc cao kiểu đuôi ngựa. Trên tay là Đằng Vân Kiếm lấp lánh ánh bạc. Tuyết bước đi giữa các anh trai như bông hoa tuyết ngạo nghễ giữa hàng ngàn tinh tú. Thật là một bức tranh hào hùng, diễm lệ.
Quan khách đến xem thấy cô bước ra thì hò reo vang trời. Bọn họ đồng loạt đứng lên chào đáp lễ. Gương mặt Tuyết rạng rỡ, tràn đầy khí phách kiêu hùng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Từng thế di chuyển, tấn công, phòng thủ của cô đều được giới chuyên môn tấm tắc khen ngợi. Sau màn múa võ, Tuyết còn bước vào các buổi thi đấu kiếm liễu, lần lượt hạ gục những ứng viên ưu tú của các nhà đến dự.
Trần gia lần này hoàn toàn chiếm thế thượng phong. Phía khán đài, những cao lão ngồi xem cũng đồng lòng tán thưởng, trầm tư mà kính nể.
Mãi đến hơn 10 sáng thì Tuyết kết thúc. Các màn đấu võ, đấu kiếm cuối cùng cũng đến lúc phải nhường sân cho các đội lân sư rồng thi thố tài năng.
Tuyết bước vào trong thay quần áo chuẩn bị nhập tiệc. Trái ngược với vẻ kiên trung trên sàn đấu, giờ đây Gia Tuyết dịu dàng, nền nã trong bộ áo dài vải gấm màu trắng, nền áo in nổi những đoá mẫu đơn, quần màu xanh biển đậm, cổ áo và tay áo thêu hoa mẫu đơn màu xanh vàng trông rất bắt mắt. (1
Dáng ngọc được tôn lên một cách triệt để. Bình thường luyện võ hoặc thi đấu, Tuyết sẽ bó mình trong lớp đồng phục và quần áo bảo hộ nên ít ai thấy được vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của cô. Tuyết hệt như cô ba tân thời, kiểu con cháu của ông bà hội đồng thời xưa, vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất thời thượng.
Mái tóc đen dài được cô búi một nửa, xoã một nửa. Đầu cài trâm bạc khắc
vân mây, phía cuối khảm một viên ngọc trai to sáng bóng. Cô trang điểm nhẹ, má phớt chút phấn nhũ màu hồng, môi tô đỏ mộng, đúng chuẩn tuyệt sắc giai nhân.
Tuyết bước ra làm xao xuyến biết bao con tim của các quan khách đến dự. Khỏi nói thì cũng biết, các công tử thì thơ thẩn si mê, các tiểu thư thì thừ người đố kị.
Cô đứng ra giữa sân, cúi chào mọi người một cách lễ phép, sau đó thì tiến lại bàn ngồi cùng nữ nhân của Trần gia. Tính chung cả họ tộc thì số cháu gái cũng không nhiều. Các chị họ của Tuyết đều thành gia lập thất, lứa nhỏ hơn Tuyết thì tầm tuổi Gia Ngọc, cũng còn đang học trung học. Chỉ có mình cô vừa hay đang trong độ tuổi cập kê. Người ta kháo nhau rằng hôm nay họ sẽ tận dụng cơ hội để lấy lòng ông Hưng, ông Phú mà kết tình thông gia.
Năm đó, Trần gia mở tiệc, khách quý đến dự vô cùng đông đúc. Người ta bận bịu suy nghĩ phải là chàng trai ưu tú thế nào mới xứng đáng làm rể họ Trần.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro