Mùa Hè Khắc Nghiệt
Khuê Gia
2024-07-21 22:02:33
Khi Minh xuống nhà trong bộ pyjama, mái tóc rối như tổ quạ và miệng đắng mùi kem đánh răng. Thì An đang ngồi ngay ngắn trên sofa, tay cầm chiếc bánh ngọt mà cô giúp việc hớn hở đưa cho.
An mặc áo sơ mi cộc tay màu trắng, quần âu cài đai quần chữ Y, thắt một chiếc nơ nhỏ trên cổ. Trông An chẳng khác nào cậu thiếu gia nhỏ trong nhà.
Ba cô giúp việc của nhà Minh chỉ cần thấy An đến, liền quên sạch nhiệm vụ của mình, bâu xâu vào bắt chuyện.
Đi xuống cầu thang. Minh thấy An đang lễ phép nói chuyện với các người làm trong nhà cậu.
Một cô cười tít mắt, hỏi An:
“Năm nay cháu lên lớp năm phải không? Cháu có học cùng lớp với cậu Minh không?”
Đối với Minh, các cô giúp việc phải xưng hô “cậu Minh” vô cùng lễ độ. Dù là cư xử với bất cứ thành viên nào trong gia đình Minh hay khách của nhà cậu, họ đều phải giữ kẽ, hành vi chuẩn quy tắc đã đề ra.
Riêng An là ngoại lệ đặc biệt.
Trong mắt đám người này, An nào phải cậu quý tử nhà đối tác, hay con cháu của ông chủ.
Với họ, An là một cậu bé ngoan, lịch sự và cự kỳ thông minh. An chẳng có điểm nào tương đồng với mấy kẻ kênh kiệu thường xuyên hếch mặt sai khiến họ. Dù họ chỉ là người làm – và tất cả mọi người sống tại căn biệt thự này đều đối xử với họ theo vai vế ấy. Thì An cư xử với họ với vai vế giữa một đứa trẻ đối với người lớn.
An luôn lễ phép ngoan ngoãn. Cậu chẳng bao giờ lên mặt ra vẻ bề tôi. An dễ dàng khiến mọi khác biệt giai tầng trong chốc lát hoàn toàn tan biến.
Trước An, họ không phải người giúp việc được trả lương hàng tháng để phục dịch nhà chủ. Họ là một người chị, người cô thân thiết được cậu tôn trọng.
Trước sự hào hứng của các cô giúp việc, An đáp.
“Vâng ạ, năm nay cháu lên lớp năm. Năm nay cháu chuyển sang trường mới nên sẽ không học với Minh ạ.”
An hỏi thêm.
“Cô đã tìm được nhà trẻ cho em Bông chưa ạ?”
Cô giúp việc ngạc nhiên.
“Cháu vẫn nhớ em Bông nhà cô à?”
Phải nói là quá bất ngờ! Để chủ thuê biết đến việc nhà của người làm đã khó. An lại quan tâm tới phiền muộn của cô ấy. Trong khi cô giúp việc còn chẳng làm thuê cho nhà cậu. Thậm chí cô ấy chỉ than thở một câu với đồng nghiệp trong nhà bếp một lần. Cậu vô tình nghe thấy và ghi nhớ tới tận bây giờ. Nhận được sự quan tâm của một cậu bé tiểu học khiến cô giúp việc vô cùng kinh ngạc. Đặc biệt là khi cô chẳng được chính ông chủ của mình để ý tới bao giờ.
Cô giúp việc vui vẻ đáp.
“Em Bông đi nhà trẻ rồi. An thật biết quan tâm mọi người!”
An trả lời.
“Dạ, hôm nay cháu mang theo hộp bút màu. Cháu tặng em Bông. Cô mang về cho em nhé!”
An lấy ra từ balo một hộp màu sáp mới toanh. Cô giúp việc chẳng biết định giá, nhưng chỉ nhìn vỏ hộp đã xịn hơn hẳn đống màu bán trong nhà sách. Hộp màu này khẳng định không rẻ đâu.
Có thể An không dùng đến hộp màu nên đem tặng. Có thể hộp màu cao cấp này chẳng đáng là bao so với túi tiền của cậu.
Nhưng riêng việc An lập tức lôi ra một hộp màu mới chưa bóc mác, đã nói lên rõ ràng hôm nay cậu chủ động mang theo để đem tặng con gái cô giúp việc. Nghĩa là An đã có dự định từ trước, và cậu thực sự quan tâm. Mà chỉ tính đến chuyện An nhớ vấn đề của cô giúp việc đã khiến cô ấy quá đỗi cảm động rồi.
Cô giúp việc ôm ngực, chỉ muốn khuỵu ngã ngay lập tức trong sự đáng yêu này. Phải tích bao nhiêu đức mới sinh ra đứa trẻ ngoan thế này cơ chứ!
Vừa hay Minh đi xuống nhà và thấy hết cảnh này trong mắt. Cậu bĩu môi.
Đương nhiên từ năm học mới Minh và An không còn học cùng nhau. Bởi cuối học kỳ vừa rồi, An với thành tích xuất sắc đã thành công giúp cậu nhận được lời mời của trường tiểu học thực nghiệm nổi danh. Đó là lý do từ năm sau hai người họ không học chung lớp nữa.
An – với sự hiểu chuyện thường thấy, không hề nhắc tới lực học chênh lệch giữa hai người và lý do chuyển trường của cậu.
Một giáo viên từng cảm thán trước mặt cả lớp, khen rằng An có một trái tim nhân hậu. Cậu luôn đối đãi với tất cả mọi người bằng cả lòng nhiệt thành. Và bất kỳ kẻ nào được tiếp xúc với An đều muốn bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Nghe như thể An là thánh vậy.
Suốt mấy năm học cùng An, Minh chẳng tìm ra nổi kẻ nào nói xấu An.
Một cuộc vui không có An góp mặt thì mất vui. Trận bóng đá mà thiếu An thì đám con gái tới cổ vũ cũng ít hẳn.
Thật vớ vẩn.
Ba cô giúp việc vây quanh An, hỏi hết Đông sang Tây, hoàn toàn không cho cậu có cơ hội ăn miếng bánh trong tay. Toàn bộ sự chú ý của người giúp việc dồn cả vào An, trong khi cậu chủ thực sự của họ đang dò dẫm xuống nhà mà chẳng ai mảy may phát giác.
Minh chau mày không vừa lòng. Cậu dậm chân thình thịch xuống cầu thang để thể hiện sự cáu gắt của mình.
Tiếng động lớn bất ngờ đánh thức ba người giúp việc đang chểnh mảng.
Họ giật mình nhìn về phía phát ra âm thanh. Nhận ra cậu chủ cau có đã thức dậy, đang chống hông nhìn họ.
Minh lớn tiếng, hơi pha giọng điệu ra lệnh.
“Cháu đói rồi. Cô chuẩn bị đồ ăn sáng cho cháu đi!”
Sau vài giây lúng búng, cô giúp việc lấy lại tinh thần.
“Hôm nay nhà nấu phở bò và cháo. Cậu Minh muốn ăn gì?”
Minh liếc qua đĩa bánh trong tay An. Đặc biệt là trái dâu tay chín mọng mà mỗi chiếc bánh to chỉ có một quả duy nhất. Vậy mà cô giúp việc đặc biệt cắt miếng có dâu tây dành cho An. Minh ngửa đầu nhìn thẳng cô giúp việc.
“Cháu muốn ăn bánh ngọt. Trời nóng thế này, ăn phở với cháo làm sao vào được!”
Bà chủ không cho phép cậu ăn vặt thay bữa sáng. Người giúp việc khá lúng túng. Bình thường cậu chủ tương đối khó chiều, nhưng hiếm khi cứng đầu thế này.
An nhìn cậu bạn thân đang chống hông, ưỡn ngực gây khó dễ cho người giúp việc. An nhảy xuống ghế sofa, đi tới cạnh Minh, lên tiếng.
“Lúc ở nhà tớ ăn chưa no. Tớ với cậu cùng ăn sáng nhé.”
Minh liếc mắt nhìn An. Cậu ta chẳng hiểu tại sao người lớn hết mực yêu quý cái tên giả tạo này. An muốn giải vây cho mấy cô giúp việc. Minh biết thừa.
Minh hừ một tiếng, tỏ vẻ miễn cưỡng.
“Tùy cậu.”
Minh và An ngồi đối diện nhau ở hai đầu bàn. Gắp một miếng thịt bò, Minh lén quan sát An đang ngồi thẳng lưng dùng bữa. Minh nghĩ bụng:
“Cậu ta ăn rõ chậm. Chắc chắn đã ăn sáng ở nhà rồi!”
Cô Thái Hương nổi tiếng chỉn chu. Làm gì có chuyện đưa con sang nhà bạn với cái bụng rỗng.
Minh tự lờ đi mục đích cậu ta đồng ý ăn phở cùng An là để ép cậu no bụng tới khó chịu. Thói quen ăn uống của nhà chú Hoàng Nguyên rất chặt chẽ. Không bao giờ được phép bỏ mứa đồ ăn. Với sự yêu quý của các cô giúp việc dành cho An, kiểu gì cũng múc cho cậu một bát đầy ú thịt với bánh phở.
“Cho cậu ta no vỡ bụng luôn”, Minh xấu tính nhủ thầm.
An mặc áo sơ mi cộc tay màu trắng, quần âu cài đai quần chữ Y, thắt một chiếc nơ nhỏ trên cổ. Trông An chẳng khác nào cậu thiếu gia nhỏ trong nhà.
Ba cô giúp việc của nhà Minh chỉ cần thấy An đến, liền quên sạch nhiệm vụ của mình, bâu xâu vào bắt chuyện.
Đi xuống cầu thang. Minh thấy An đang lễ phép nói chuyện với các người làm trong nhà cậu.
Một cô cười tít mắt, hỏi An:
“Năm nay cháu lên lớp năm phải không? Cháu có học cùng lớp với cậu Minh không?”
Đối với Minh, các cô giúp việc phải xưng hô “cậu Minh” vô cùng lễ độ. Dù là cư xử với bất cứ thành viên nào trong gia đình Minh hay khách của nhà cậu, họ đều phải giữ kẽ, hành vi chuẩn quy tắc đã đề ra.
Riêng An là ngoại lệ đặc biệt.
Trong mắt đám người này, An nào phải cậu quý tử nhà đối tác, hay con cháu của ông chủ.
Với họ, An là một cậu bé ngoan, lịch sự và cự kỳ thông minh. An chẳng có điểm nào tương đồng với mấy kẻ kênh kiệu thường xuyên hếch mặt sai khiến họ. Dù họ chỉ là người làm – và tất cả mọi người sống tại căn biệt thự này đều đối xử với họ theo vai vế ấy. Thì An cư xử với họ với vai vế giữa một đứa trẻ đối với người lớn.
An luôn lễ phép ngoan ngoãn. Cậu chẳng bao giờ lên mặt ra vẻ bề tôi. An dễ dàng khiến mọi khác biệt giai tầng trong chốc lát hoàn toàn tan biến.
Trước An, họ không phải người giúp việc được trả lương hàng tháng để phục dịch nhà chủ. Họ là một người chị, người cô thân thiết được cậu tôn trọng.
Trước sự hào hứng của các cô giúp việc, An đáp.
“Vâng ạ, năm nay cháu lên lớp năm. Năm nay cháu chuyển sang trường mới nên sẽ không học với Minh ạ.”
An hỏi thêm.
“Cô đã tìm được nhà trẻ cho em Bông chưa ạ?”
Cô giúp việc ngạc nhiên.
“Cháu vẫn nhớ em Bông nhà cô à?”
Phải nói là quá bất ngờ! Để chủ thuê biết đến việc nhà của người làm đã khó. An lại quan tâm tới phiền muộn của cô ấy. Trong khi cô giúp việc còn chẳng làm thuê cho nhà cậu. Thậm chí cô ấy chỉ than thở một câu với đồng nghiệp trong nhà bếp một lần. Cậu vô tình nghe thấy và ghi nhớ tới tận bây giờ. Nhận được sự quan tâm của một cậu bé tiểu học khiến cô giúp việc vô cùng kinh ngạc. Đặc biệt là khi cô chẳng được chính ông chủ của mình để ý tới bao giờ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cô giúp việc vui vẻ đáp.
“Em Bông đi nhà trẻ rồi. An thật biết quan tâm mọi người!”
An trả lời.
“Dạ, hôm nay cháu mang theo hộp bút màu. Cháu tặng em Bông. Cô mang về cho em nhé!”
An lấy ra từ balo một hộp màu sáp mới toanh. Cô giúp việc chẳng biết định giá, nhưng chỉ nhìn vỏ hộp đã xịn hơn hẳn đống màu bán trong nhà sách. Hộp màu này khẳng định không rẻ đâu.
Có thể An không dùng đến hộp màu nên đem tặng. Có thể hộp màu cao cấp này chẳng đáng là bao so với túi tiền của cậu.
Nhưng riêng việc An lập tức lôi ra một hộp màu mới chưa bóc mác, đã nói lên rõ ràng hôm nay cậu chủ động mang theo để đem tặng con gái cô giúp việc. Nghĩa là An đã có dự định từ trước, và cậu thực sự quan tâm. Mà chỉ tính đến chuyện An nhớ vấn đề của cô giúp việc đã khiến cô ấy quá đỗi cảm động rồi.
Cô giúp việc ôm ngực, chỉ muốn khuỵu ngã ngay lập tức trong sự đáng yêu này. Phải tích bao nhiêu đức mới sinh ra đứa trẻ ngoan thế này cơ chứ!
Vừa hay Minh đi xuống nhà và thấy hết cảnh này trong mắt. Cậu bĩu môi.
Đương nhiên từ năm học mới Minh và An không còn học cùng nhau. Bởi cuối học kỳ vừa rồi, An với thành tích xuất sắc đã thành công giúp cậu nhận được lời mời của trường tiểu học thực nghiệm nổi danh. Đó là lý do từ năm sau hai người họ không học chung lớp nữa.
An – với sự hiểu chuyện thường thấy, không hề nhắc tới lực học chênh lệch giữa hai người và lý do chuyển trường của cậu.
Một giáo viên từng cảm thán trước mặt cả lớp, khen rằng An có một trái tim nhân hậu. Cậu luôn đối đãi với tất cả mọi người bằng cả lòng nhiệt thành. Và bất kỳ kẻ nào được tiếp xúc với An đều muốn bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Nghe như thể An là thánh vậy.
Suốt mấy năm học cùng An, Minh chẳng tìm ra nổi kẻ nào nói xấu An.
Một cuộc vui không có An góp mặt thì mất vui. Trận bóng đá mà thiếu An thì đám con gái tới cổ vũ cũng ít hẳn.
Thật vớ vẩn.
Ba cô giúp việc vây quanh An, hỏi hết Đông sang Tây, hoàn toàn không cho cậu có cơ hội ăn miếng bánh trong tay. Toàn bộ sự chú ý của người giúp việc dồn cả vào An, trong khi cậu chủ thực sự của họ đang dò dẫm xuống nhà mà chẳng ai mảy may phát giác.
Minh chau mày không vừa lòng. Cậu dậm chân thình thịch xuống cầu thang để thể hiện sự cáu gắt của mình.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tiếng động lớn bất ngờ đánh thức ba người giúp việc đang chểnh mảng.
Họ giật mình nhìn về phía phát ra âm thanh. Nhận ra cậu chủ cau có đã thức dậy, đang chống hông nhìn họ.
Minh lớn tiếng, hơi pha giọng điệu ra lệnh.
“Cháu đói rồi. Cô chuẩn bị đồ ăn sáng cho cháu đi!”
Sau vài giây lúng búng, cô giúp việc lấy lại tinh thần.
“Hôm nay nhà nấu phở bò và cháo. Cậu Minh muốn ăn gì?”
Minh liếc qua đĩa bánh trong tay An. Đặc biệt là trái dâu tay chín mọng mà mỗi chiếc bánh to chỉ có một quả duy nhất. Vậy mà cô giúp việc đặc biệt cắt miếng có dâu tây dành cho An. Minh ngửa đầu nhìn thẳng cô giúp việc.
“Cháu muốn ăn bánh ngọt. Trời nóng thế này, ăn phở với cháo làm sao vào được!”
Bà chủ không cho phép cậu ăn vặt thay bữa sáng. Người giúp việc khá lúng túng. Bình thường cậu chủ tương đối khó chiều, nhưng hiếm khi cứng đầu thế này.
An nhìn cậu bạn thân đang chống hông, ưỡn ngực gây khó dễ cho người giúp việc. An nhảy xuống ghế sofa, đi tới cạnh Minh, lên tiếng.
“Lúc ở nhà tớ ăn chưa no. Tớ với cậu cùng ăn sáng nhé.”
Minh liếc mắt nhìn An. Cậu ta chẳng hiểu tại sao người lớn hết mực yêu quý cái tên giả tạo này. An muốn giải vây cho mấy cô giúp việc. Minh biết thừa.
Minh hừ một tiếng, tỏ vẻ miễn cưỡng.
“Tùy cậu.”
Minh và An ngồi đối diện nhau ở hai đầu bàn. Gắp một miếng thịt bò, Minh lén quan sát An đang ngồi thẳng lưng dùng bữa. Minh nghĩ bụng:
“Cậu ta ăn rõ chậm. Chắc chắn đã ăn sáng ở nhà rồi!”
Cô Thái Hương nổi tiếng chỉn chu. Làm gì có chuyện đưa con sang nhà bạn với cái bụng rỗng.
Minh tự lờ đi mục đích cậu ta đồng ý ăn phở cùng An là để ép cậu no bụng tới khó chịu. Thói quen ăn uống của nhà chú Hoàng Nguyên rất chặt chẽ. Không bao giờ được phép bỏ mứa đồ ăn. Với sự yêu quý của các cô giúp việc dành cho An, kiểu gì cũng múc cho cậu một bát đầy ú thịt với bánh phở.
“Cho cậu ta no vỡ bụng luôn”, Minh xấu tính nhủ thầm.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro