Tiến Về Phía Sự Thật
Khuê Gia
2024-07-21 22:02:33
Ngồi ghế phó lái trong chiếc ô tô con của Tuệ, Phượng ong đầu nghe bạn thân càm ràm.
“Năm giờ sáng, năm giờ sáng đó Phượng! Bà gọi cho tôi và bảo tới đón bà tại khoa nội trú bệnh viện CCorp!
Thứ nhất, bà nằm viện từ lúc nào? Bà bị làm sao mà phải nằm viện?
Thứ hai, sao bây giờ bà mới bảo tôi?
Thứ ba, nằm viện nào không nằm mà nằm viện của CCorp? Bà mới trúng chứng khoán à?”
Sáng nay Phượng vừa phải trả một cọc tiền dày cộp, Tuệ ca thán như tụng kinh bên cô càng sốt ruột.
“Thôi, bà đừng nói nữa. Bà thấy tôi chưa đủ khổ à?”
Phượng thở dài:
“Chú Lưu Quang Vũ nói đúng, “bệnh sĩ chết trước bệnh tim”. Đóng xong viện phí, giờ tôi sẽ nằm chết đói đến cuối tháng. À không, có thể chết đói cả tháng sau nữa.”
*Lưu Quang Vũ là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch tài ba. “Bệnh sĩ chết trước bệnh tim” là một câu thoại nổi tiếng trong vở kịch “Bệnh sĩ” năm 1988.
Tuệ nhíu mày:
“Bệnh sĩ thì liên quan gì đến viện phí của bà? Nói rõ tôi nghe coi.”
Phượng vò tóc.
“Tôi bị tai nạn, có một người cứu tôi. Sau khi lấy lời khai ở đồn cảnh sát, anh ấy đưa tôi tới bệnh viện…”
Tuệ ngắt lời:
“Hả hả hả? Cái gì cơ? Bà làm sao mà phải lên đồn lấy lời khai.”
Càng nói càng cuốn theo nhiều vấn đề.
Phượng ôm mặt, nghĩ có nên giải trình vấn đề phức tạp này cho Tuệ không.
Xét cho cùng, Tuệ là một nữ phóng viên điều tra có năng lực của một tòa soạn báo uy tín. Tuệ hẳn sẽ cho cô nhiều lời khuyên giá trị. Sau thất bại vừa rồi, Phượng cảm thấy chất xám của một mình cô là không đủ để xoay sở.
Phượng cân nhắc những chuyện nên kể và nên giấu. Cô chỉ kể lại xung đột giữa mình và Hoàng Anh, vụ tấn công sau đó và sự hỗ trợ bất ngờ của một người đàn ông đẹp trai giàu có.
Trên đường, dòng xe cộ qua lại như mắc cửi. Đột nhiên, một chiếc ô tô tạt chéo sang lề đường, phanh gấp khiến vô số người đi bộ hoảng sợ. Kéo theo đám đông đi xe máy la ó và các ô tô trên đường bấm còi inh ỏi.
Bên trong xe, Phượng ôm ngực hú hồn. Nhưng thứ đáng sợ hơn pha tạt đầu bàn thờ ấy là đôi mắt trợn tròn của Tuệ.
Tuệ gần như rống lên:
“Bà làm thế nào mà đụng phải mụ hot girl đanh đá kia vậy? Tôi không làm mảng giải trí, nhưng thỉnh thoảng nghe các chị bên đó kể về Hoàng Anh. Bố cô ta làm to lắm. Nghe đâu là ông trùm khai khoáng tên là cái gì Phước…”
Phượng nhắc:
“Phước “Mỏ”.”
“Đúng rồi. Phước “Mỏ”. Bởi mấy quặng sắt lớn nhất đều thuộc công ty nhà cô ta. Mà khoan đã, sao bà biết?”
Phượng khoát tay, không muốn trả lời câu hỏi này. Tay cô chợt khựng lại, cô bỗng nghĩ đến một chuyện.
Phượng cúi thấp đầu, ghé lại gần Tuệ, hỏi nhỏ:
“Bà làm trong tòa soạn, từng có nghe ai nhắc gì đến người tên là “Anh Ba” không?”
“Khiếp. Dân xã hội đen nào à? Không đúng, nếu là biệt danh của tên trùm nào thì tôi phải biết rồi. “Anh Ba” là ai vậy?”
Phượng đáp:
“Người đã cứu tôi. Hình như anh ấy là doanh nhân. Tôi không biết gì về người này hết, vì vậy mới hỏi bà.”
Cô trầm ngâm:
“Đám người thượng lưu đó dường như không dám bàn tán chuyện về anh. Chỉ thấy bọn họ cung kính gọi anh là “anh Ba”.”
Tuệ cảm thán:
“Nghe như đại danh của một thiếu gia trong một dòng họ quyền quý nhỉ. Như kiểu “Tam thiếu gia” thời phong kiến.”
Bằng sự cảnh giác của một phóng viên, Tuệ cảnh báo cô:
“Qua lời cậu nói, “anh Ba” này không phải người xấu. Nhưng Phượng này, vòng tròn giới thượng lưu rất phức tạp, lợi ích nhóm giữa bọn họ lớn tới mức có thể gạt đi công lý và tình người. Có thể đứng ở vị trí đó, chắc chắn không phải người đơn giản. Tôi nghĩ, bà không nên quá thân cận với người này.”
Phượng nhìn Tuệ, đương nhiên cô hiểu chứ. Cô hiểu hơn ai hết. Vì lợi ích, vì tiền, người đứng đầu tập đoàn CCorp lớn mạnh có thể đàn áp truyền thông, ém nhẹm đi oan án của cô. Khiến cô chết trong oan khuất. Cả đám bọn họ, chẳng ai lương thiện.
Phượng quay sang nói với Tuệ:
“Cảm ơn bà đã nhắc nhở…Tôi vẫn luôn chú ý khoảng cách với người này.”
Mỗi khi vô tình chạm mặt, cô luôn chú ý cách xa anh, qua cả lời nói lẫn hành động. Không chạm mắt, không ở riêng, không nợ nần tiền bạc, tránh nợ ân huệ.
Hơn nữa, với người có địa vị cao như anh, cô hẳn sẽ chẳng có cơ hội gặp lại lần nữa. Như vậy, chắc là đủ rồi.
Tuệ nói:
“Nếu bà đã nói người này là doanh nhân, hơn nữa còn đứng vị trí đỉnh kim tự tháp trong dòng thế gia danh môn…vậy thì đồng nghiệp ban doanh nghiệp trong tòa soạn của tôi chắc chắn biết danh. Tên anh ấy là “Ba” đúng không?
Phượng ngơ ngẩn vài giây rồi gật đầu.
“Tuy tôi không nghĩ sẽ có cơ hội gặp lại người này. Nhưng nếu bà hỏi được, thì báo cho tôi nhé.”
Tuệ gật đầu đáp ứng.
—
Tính chất nghề nghiệp của Phượng khá tự do, nên việc cô biến mất 7 ngày chẳng ai phát giác hết. Không ai biết việc cô bị bắt cóc và nằm viện một tuần.
Nhìn thấy cô, Ánh lo lắng tới hỏi han. Qua lời kể của Ánh, cô nắm được tình hình sau khi bị bắt cóc. Tay sai của Hoàng Anh – là Tuấn tới huyên náo bữa tiệc, kêu mọi người tới xem cảnh nóng.
Khoảng chục người theo Tuấn tới xưởng gỗ bỏ hoang thì hiện trường trống hoác, nồng nặc mùi hóa chất gây mũi. Tuấn bị xỉ vả cho to đầu. Mọi người nhất trí rằng đây là một trò chơi khăm ngu xuẩn của anh ta.
Nếu cô không phản kháng như một mụ điên thì không thể tưởng tượng nổi tình cảnh lúc này của cô thảm hại như thế nào rồi.
Hoàng Anh, cô đã bất nhân. Đừng trách tôi bất nghĩa.
Trở lại với công việc thường nhật tại nhà hát. Khi cô, chị biên kịch và đạo diễn đang họp thì một nhân viên CCorp bất ngờ viếng thăm.
Anh ta mang tới bản hợp đồng hợp tác hời như biếu không.
Thứ nhất, CCorp muốn mua bản quyền vở diễn Hàn Mặc Tử để phát sóng trên ứng dụng và trang phim của CCorp.
Thứ hai, mở bán vé nhạc kịch trên ứng dụng mua hàng của CCorp.
Thứ ba, mua bản quyền các bài hát để stream trên ứng dụng nghe nhạc do CCorp phát triển. Tác giả và ca sĩ được trả thêm tiền bản quyền theo lượt nghe.
Tất nhiên, CCorp sẽ có trách nhiệm PR cho vở kịch để đảm bảo việc hợp tác thu lại lợi nhuận.
Nếu lần hợp tác đầu tiên suôn sẻ, những vở nhạc kịch sau của đoàn sẽ được cân nhắc hợp đồng tương tự.
Đạo diễn và chị biên kịch vô cùng ngạc nhiên. CCorp đầu tư nhiều mảng nhưng không quan tâm tới lĩnh vực giải trí.
Quả thực ứng dụng mua hàng của CCorp có mục mua vé nhạc hội online. Nhưng được đề nghị với mức chiết khấu gần như tặng không này là chưa từng thấy.
Hơn nữa CCorp còn chịu bỏ tiền túi ra hỗ trợ truyền thông. Có kẻ ngốc mới từ chối.
Tuy CCorp là cái gai mắc trong lòng Phượng, nhưng cô phải đồng ý rằng đây là một cơ hội hiếm có. Chẳng phải cô khao khát trở thành một nhà soạn nhạc lừng lẫy sao? Đây có thể chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của cô.
Thêm vào đó, vở kịch là thành quả của cả đoàn. Kể cả Phượng nói “không” thì cũng chẳng được.
Vì thế, trợ lý Toàn đã phải tiến hành soạn bản hợp đồng bất công nhất trong sự nghiệp của anh ta. Kỳ lạ ở chỗ từng chi tiết trong hợp đồng đều do chính sếp yêu cầu. Toàn tự nhủ, nếu sếp quyết định vậy, hẳn là có nguyên do.
Bởi phần thứ ba có liên quan tới quyền tác giả của Phượng, nên cô là người đi cùng đạo diễn tới trụ sở của tập đoàn CCorp để ký kết trực tiếp.
Nhìn bản hợp đồng với các điều khoản cực có lợi cho đoàn kịch, hai mắt đạo diễn sáng ngời.
Ngay trước khi ông đặt bút ký, anh nhân viên xuất hiện tại Nhà hát hôm qua bày tỏ ý định hợp tác riêng với Phượng, Anh ta nói rằng hai tháng nữa CCorp sẽ chạy chiến dịch truyền thông cho chuỗi bán lẻ. Mong muốn Phượng tham gia phụ trách làm nhạc cho chương trình quảng cáo này.
Tự nhiên được ném cành oliu, cô nhạc sĩ nghiệp dư chưa-ai-từng-nghe-danh Nguyễn Thị Mỹ Phượng vội vàng đón lấy.
Trước mặt đạo diễn và nhân viên đại diện CCorp, Phượng niềm nở nói rằng đây là vinh dự lớn của cô, cảm ơn tập đoàn đã cho cơ hội và hứa sẽ làm tốt.
Còn trong lòng, Phượng nghĩ biết đâu cô sẽ có cơ hội để tìm hiểu về người thừa kế bí ẩn của tập đoàn CCorp, tiến một bước gần hơn tới sự nhật.
“Năm giờ sáng, năm giờ sáng đó Phượng! Bà gọi cho tôi và bảo tới đón bà tại khoa nội trú bệnh viện CCorp!
Thứ nhất, bà nằm viện từ lúc nào? Bà bị làm sao mà phải nằm viện?
Thứ hai, sao bây giờ bà mới bảo tôi?
Thứ ba, nằm viện nào không nằm mà nằm viện của CCorp? Bà mới trúng chứng khoán à?”
Sáng nay Phượng vừa phải trả một cọc tiền dày cộp, Tuệ ca thán như tụng kinh bên cô càng sốt ruột.
“Thôi, bà đừng nói nữa. Bà thấy tôi chưa đủ khổ à?”
Phượng thở dài:
“Chú Lưu Quang Vũ nói đúng, “bệnh sĩ chết trước bệnh tim”. Đóng xong viện phí, giờ tôi sẽ nằm chết đói đến cuối tháng. À không, có thể chết đói cả tháng sau nữa.”
*Lưu Quang Vũ là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch tài ba. “Bệnh sĩ chết trước bệnh tim” là một câu thoại nổi tiếng trong vở kịch “Bệnh sĩ” năm 1988.
Tuệ nhíu mày:
“Bệnh sĩ thì liên quan gì đến viện phí của bà? Nói rõ tôi nghe coi.”
Phượng vò tóc.
“Tôi bị tai nạn, có một người cứu tôi. Sau khi lấy lời khai ở đồn cảnh sát, anh ấy đưa tôi tới bệnh viện…”
Tuệ ngắt lời:
“Hả hả hả? Cái gì cơ? Bà làm sao mà phải lên đồn lấy lời khai.”
Càng nói càng cuốn theo nhiều vấn đề.
Phượng ôm mặt, nghĩ có nên giải trình vấn đề phức tạp này cho Tuệ không.
Xét cho cùng, Tuệ là một nữ phóng viên điều tra có năng lực của một tòa soạn báo uy tín. Tuệ hẳn sẽ cho cô nhiều lời khuyên giá trị. Sau thất bại vừa rồi, Phượng cảm thấy chất xám của một mình cô là không đủ để xoay sở.
Phượng cân nhắc những chuyện nên kể và nên giấu. Cô chỉ kể lại xung đột giữa mình và Hoàng Anh, vụ tấn công sau đó và sự hỗ trợ bất ngờ của một người đàn ông đẹp trai giàu có.
Trên đường, dòng xe cộ qua lại như mắc cửi. Đột nhiên, một chiếc ô tô tạt chéo sang lề đường, phanh gấp khiến vô số người đi bộ hoảng sợ. Kéo theo đám đông đi xe máy la ó và các ô tô trên đường bấm còi inh ỏi.
Bên trong xe, Phượng ôm ngực hú hồn. Nhưng thứ đáng sợ hơn pha tạt đầu bàn thờ ấy là đôi mắt trợn tròn của Tuệ.
Tuệ gần như rống lên:
“Bà làm thế nào mà đụng phải mụ hot girl đanh đá kia vậy? Tôi không làm mảng giải trí, nhưng thỉnh thoảng nghe các chị bên đó kể về Hoàng Anh. Bố cô ta làm to lắm. Nghe đâu là ông trùm khai khoáng tên là cái gì Phước…”
Phượng nhắc:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Phước “Mỏ”.”
“Đúng rồi. Phước “Mỏ”. Bởi mấy quặng sắt lớn nhất đều thuộc công ty nhà cô ta. Mà khoan đã, sao bà biết?”
Phượng khoát tay, không muốn trả lời câu hỏi này. Tay cô chợt khựng lại, cô bỗng nghĩ đến một chuyện.
Phượng cúi thấp đầu, ghé lại gần Tuệ, hỏi nhỏ:
“Bà làm trong tòa soạn, từng có nghe ai nhắc gì đến người tên là “Anh Ba” không?”
“Khiếp. Dân xã hội đen nào à? Không đúng, nếu là biệt danh của tên trùm nào thì tôi phải biết rồi. “Anh Ba” là ai vậy?”
Phượng đáp:
“Người đã cứu tôi. Hình như anh ấy là doanh nhân. Tôi không biết gì về người này hết, vì vậy mới hỏi bà.”
Cô trầm ngâm:
“Đám người thượng lưu đó dường như không dám bàn tán chuyện về anh. Chỉ thấy bọn họ cung kính gọi anh là “anh Ba”.”
Tuệ cảm thán:
“Nghe như đại danh của một thiếu gia trong một dòng họ quyền quý nhỉ. Như kiểu “Tam thiếu gia” thời phong kiến.”
Bằng sự cảnh giác của một phóng viên, Tuệ cảnh báo cô:
“Qua lời cậu nói, “anh Ba” này không phải người xấu. Nhưng Phượng này, vòng tròn giới thượng lưu rất phức tạp, lợi ích nhóm giữa bọn họ lớn tới mức có thể gạt đi công lý và tình người. Có thể đứng ở vị trí đó, chắc chắn không phải người đơn giản. Tôi nghĩ, bà không nên quá thân cận với người này.”
Phượng nhìn Tuệ, đương nhiên cô hiểu chứ. Cô hiểu hơn ai hết. Vì lợi ích, vì tiền, người đứng đầu tập đoàn CCorp lớn mạnh có thể đàn áp truyền thông, ém nhẹm đi oan án của cô. Khiến cô chết trong oan khuất. Cả đám bọn họ, chẳng ai lương thiện.
Phượng quay sang nói với Tuệ:
“Cảm ơn bà đã nhắc nhở…Tôi vẫn luôn chú ý khoảng cách với người này.”
Mỗi khi vô tình chạm mặt, cô luôn chú ý cách xa anh, qua cả lời nói lẫn hành động. Không chạm mắt, không ở riêng, không nợ nần tiền bạc, tránh nợ ân huệ.
Hơn nữa, với người có địa vị cao như anh, cô hẳn sẽ chẳng có cơ hội gặp lại lần nữa. Như vậy, chắc là đủ rồi.
Tuệ nói:
“Nếu bà đã nói người này là doanh nhân, hơn nữa còn đứng vị trí đỉnh kim tự tháp trong dòng thế gia danh môn…vậy thì đồng nghiệp ban doanh nghiệp trong tòa soạn của tôi chắc chắn biết danh. Tên anh ấy là “Ba” đúng không?
Phượng ngơ ngẩn vài giây rồi gật đầu.
“Tuy tôi không nghĩ sẽ có cơ hội gặp lại người này. Nhưng nếu bà hỏi được, thì báo cho tôi nhé.”
Tuệ gật đầu đáp ứng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
—
Tính chất nghề nghiệp của Phượng khá tự do, nên việc cô biến mất 7 ngày chẳng ai phát giác hết. Không ai biết việc cô bị bắt cóc và nằm viện một tuần.
Nhìn thấy cô, Ánh lo lắng tới hỏi han. Qua lời kể của Ánh, cô nắm được tình hình sau khi bị bắt cóc. Tay sai của Hoàng Anh – là Tuấn tới huyên náo bữa tiệc, kêu mọi người tới xem cảnh nóng.
Khoảng chục người theo Tuấn tới xưởng gỗ bỏ hoang thì hiện trường trống hoác, nồng nặc mùi hóa chất gây mũi. Tuấn bị xỉ vả cho to đầu. Mọi người nhất trí rằng đây là một trò chơi khăm ngu xuẩn của anh ta.
Nếu cô không phản kháng như một mụ điên thì không thể tưởng tượng nổi tình cảnh lúc này của cô thảm hại như thế nào rồi.
Hoàng Anh, cô đã bất nhân. Đừng trách tôi bất nghĩa.
Trở lại với công việc thường nhật tại nhà hát. Khi cô, chị biên kịch và đạo diễn đang họp thì một nhân viên CCorp bất ngờ viếng thăm.
Anh ta mang tới bản hợp đồng hợp tác hời như biếu không.
Thứ nhất, CCorp muốn mua bản quyền vở diễn Hàn Mặc Tử để phát sóng trên ứng dụng và trang phim của CCorp.
Thứ hai, mở bán vé nhạc kịch trên ứng dụng mua hàng của CCorp.
Thứ ba, mua bản quyền các bài hát để stream trên ứng dụng nghe nhạc do CCorp phát triển. Tác giả và ca sĩ được trả thêm tiền bản quyền theo lượt nghe.
Tất nhiên, CCorp sẽ có trách nhiệm PR cho vở kịch để đảm bảo việc hợp tác thu lại lợi nhuận.
Nếu lần hợp tác đầu tiên suôn sẻ, những vở nhạc kịch sau của đoàn sẽ được cân nhắc hợp đồng tương tự.
Đạo diễn và chị biên kịch vô cùng ngạc nhiên. CCorp đầu tư nhiều mảng nhưng không quan tâm tới lĩnh vực giải trí.
Quả thực ứng dụng mua hàng của CCorp có mục mua vé nhạc hội online. Nhưng được đề nghị với mức chiết khấu gần như tặng không này là chưa từng thấy.
Hơn nữa CCorp còn chịu bỏ tiền túi ra hỗ trợ truyền thông. Có kẻ ngốc mới từ chối.
Tuy CCorp là cái gai mắc trong lòng Phượng, nhưng cô phải đồng ý rằng đây là một cơ hội hiếm có. Chẳng phải cô khao khát trở thành một nhà soạn nhạc lừng lẫy sao? Đây có thể chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của cô.
Thêm vào đó, vở kịch là thành quả của cả đoàn. Kể cả Phượng nói “không” thì cũng chẳng được.
Vì thế, trợ lý Toàn đã phải tiến hành soạn bản hợp đồng bất công nhất trong sự nghiệp của anh ta. Kỳ lạ ở chỗ từng chi tiết trong hợp đồng đều do chính sếp yêu cầu. Toàn tự nhủ, nếu sếp quyết định vậy, hẳn là có nguyên do.
Bởi phần thứ ba có liên quan tới quyền tác giả của Phượng, nên cô là người đi cùng đạo diễn tới trụ sở của tập đoàn CCorp để ký kết trực tiếp.
Nhìn bản hợp đồng với các điều khoản cực có lợi cho đoàn kịch, hai mắt đạo diễn sáng ngời.
Ngay trước khi ông đặt bút ký, anh nhân viên xuất hiện tại Nhà hát hôm qua bày tỏ ý định hợp tác riêng với Phượng, Anh ta nói rằng hai tháng nữa CCorp sẽ chạy chiến dịch truyền thông cho chuỗi bán lẻ. Mong muốn Phượng tham gia phụ trách làm nhạc cho chương trình quảng cáo này.
Tự nhiên được ném cành oliu, cô nhạc sĩ nghiệp dư chưa-ai-từng-nghe-danh Nguyễn Thị Mỹ Phượng vội vàng đón lấy.
Trước mặt đạo diễn và nhân viên đại diện CCorp, Phượng niềm nở nói rằng đây là vinh dự lớn của cô, cảm ơn tập đoàn đã cho cơ hội và hứa sẽ làm tốt.
Còn trong lòng, Phượng nghĩ biết đâu cô sẽ có cơ hội để tìm hiểu về người thừa kế bí ẩn của tập đoàn CCorp, tiến một bước gần hơn tới sự nhật.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro