Tôi Làm Thợ Điện Những Năm 80

Chương 19

2024-11-07 08:37:40

"Người anh em đùa tôi à? Làm hại ông đây đi tay không một chuyến."

"Ai đùa với mấy người? Đây là con gái của Diệp Hoài Sinh đấy!"

“Diệp Hoài Sinh là ai?”

“Thằng nhóc, quay lại hỏi bố cậu đi, Diệp Hoài Sinh ở thị trấn Thanh Nguyên, hồi đó có ai là không gọi ông một tiếng thầy Diệp? Tổ tiên ba đời đều là những thợ thủ công lâu đời. Con gái của ông ấy sao có thể kém được?"

"Ông chú đừng phóng đại quá. Chúng tôi không bịa ra hay tung tin đồn."

“… Cút đi!”

Rõ ràng vẫn còn rất nhiều người không tin vào tay nghề của Diệp Thu Oánh. Để học được nghề thủ công thì phải mất ít nhất một đến hai năm, còn muốn đạt tới trình độ lành nghề thì không mất ba đến năm năm là không được.

Huống chi Diệp Thu Oánh còn là nữ nữa, con gái nhà nào lại chịu đi sửa nồi rèn sắt?

Được rồi, Diệp Thu Oánh tỏ vẻ mình khá sẵn lòng.

Điều này không vui sao?

Diệp Thu Oánh phớt lờ những lời đàm tiếu, việc có người nghi ngờ là hết sức bình thường, dù có bao nhiêu lời phản bác thì tốt hơn hết là nên nói chuyện bằng thực lực.

Khi số lần sửa chữa tăng lên, Diệp Thu Oánh nhận thấy độ lành nghề của cô ngày càng cao. Tốc độ sửa chữa được cải thiện rõ rệt, các động tác được thực hiện lưu loát, ai dám nói là kỹ năng giả?

Những người trước đó đã chửi rủa và nói chuyến đi của họ vô ích đều đỏ mặt và lưỡng lự. Mất mặt thì mất mặt nhưng đồ thì vẫn phải sửa, lại im lặng xếp hàng dài.

Diệp Thu Oánh không bao giờ nghĩ rằng ngay khi mở quầy sẽ phải làm việc quay cuồng như này. Sửa nồi xong lại sửa chậu, nhóm lửa đồng thời phải sửa đồng hồ treo tường, sửa đèn pin. Bên này vừa được sửa xong thì đầu bên kia lại có khách hàng mới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});


Vào những năm tám mươi, ở nông thôn không có nhiều hình thức giải trí. Xem thợ thủ công làm việc cũng là một trò tiêu khiển. Kể cả không có gì để sửa chữa thì đến xem cũng rất vui.

Không ngờ người đến người đi cũng trở thành một cảnh quan.

Nếu là việc sửa nồi và sửa đồng hồ, Diệp Thu Oánh thực sự muốn sửa chữa các thiết bị điện và vẽ các dụng cụ tinh vi khác.

So với những năm sáu mươi bảy mươi thì đầu những năm tám mươi, ba chuyển một vang (*) không còn là hiếm. Ngày nay, nó là trang bị tiêu chuẩn để giới trẻ đi lấy chồng, ngay cả những người dân ở nông thôn sau khi tiết kiệm vài năm cũng có thể mua được. Còn tivi đen trắng và tivi màu huyền thoại là sản phẩm độc quyền dành cho người nhà giàu. Nếu ai có tivi, cả làng sẽ đứng ở cửa chờ để bật tivi.

*Ba chuyển một vang: bốn món trong đồ thách cưới của nhà gái gồm ba món có thể chuyển động được và một món có thể phát ra âm thanh: xe đạp, đồng hồ, máy may và radio.

Nhưng đây đều là những thứ quý giá được chủ nhân bảo quản cẩn thận, sao có thể dễ dàng hư hỏng chứ?

Diệp Thu Oánh chỉ có thể từ bỏ ý định và tiếp tục sửa chữa những đồ vật nhỏ trong nhà, tuy có nhiều đồ nhỏ nhưng thời gian sửa chữa cũng rất nhanh.

Sau buổi trưa, lượng người dần dần ít đi, mọi người đều về nhà ăn cơm.

Cuối cùng Diệp Thu Oánh cũng thở một hơi, cầm chiếc ấm nhỏ màu xanh quân đội lên uống một ngụm nước sôi để nguội.

Để tiết kiệm tiền, buổi sáng cô đặc biệt chuẩn bị bữa trưa, một hộp cơm bằng sắt cổ điển. Bên trong đó có cơm, thịt nạc và rau rừng phơi khô, hộp cơm bằng sắt chỉ cần hâm nóng trên bếp là có thể ăn được.

Thím Lâm ở một bên nhìn thấy vậy cười hỏi.

“Cháu ăn món ngon gì đấy Thu Oánh?

“Cơm, thịt cùng rau rừng ạ.”

Kể từ khi cô sửa cái nồi cho thím Lâm, hai người dần trở nên thân thiết với nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Tôi Làm Thợ Điện Những Năm 80

Số ký tự: 0