Chương 22: Tài...
Búp Bê
2024-12-11 01:15:28
Tôi nhớ lúc còn ở Hải Đông có một lần Cát lên thuyền đi về Diễn Châu bỏ mặc tôi. Lúc đó tôi ốm một trận ra trò, lúc tỉnh dậy cổ họng cũng khô như bây giờ. Tôi cố gắng lấy hết sức, thều thào: “Nhược Lan ơi em khát nước.”
Có người nhẹ nhàng đỡ tôi dậy. Tôi giật mình mở mắt, là Xuân Mai.
“Mợ nằm xuống liền ngủ một mạch ba ngày. Em sợ quá nên đã tìm thầy lang bắt mạch cho mợ. Cũng may mợ là tinh thần không được tốt nên suy nhược, chỉ cần bồi bổ vài ngày sẽ khá hơn.”
Tôi nhìn ra phía cửa, hỏi: “Anh Cát đâu rồi?”
“Thưa mợ cậu đang ở trong phòng. Để em chạy qua kêu cậu.”
Xuân Mai định bỏ đi, tôi nắm lấy tay chị ấy ngăn cản: “Đừng nói gì cả, tôi không muốn gặp anh ấy và cả cô ta.”
Mấy ngày sau đó như lời tôi căn dặn, tôi không thấy Cát và Bảo Trân lấy một lần. Cả ngày tôi chỉ ở trong phòng, đếm từng giờ trôi qua trông cô độc. Cho đến lúc tôi tưởng rằng mình sắp chết vì buồn bã thì người ở Hải Đông báo tin ra, chị cả lâm bồn.
Xuân Mai nhanh chóng thu xếp quần áo rồi chải lại tóc cho tôi để chuẩn bị về lại Hải Đông. Tôi nhìn mình trong gương, trước đây đã vốn không xinh đẹp, bây giờ càng tiều tụy không ra nổi hình hài con người. Tôi chán nản đến mức không buồn cài trâm, nhưng Xuân Mai ở bên vỗ về: “Có như thế nào mợ cũng đừng nên ngược đãi bản thân mình. Mợ phải đẹp và phải ngẩng cao đầu để đối diện với người ấy nữa.”
Tôi nghe lời Xuân Mai cài cây trâm và bậm chút son cho môi có sắc. Nhìn tới nhìn lui tôi lại phát hiện điểm màu xanh trên tai tôi thật chói mắt, tôi không chần chừ tháo cặp bông tai ấy ra. Tôi đúng thật không hợp với cẩm thạch và cũng không thích cẩm thạch, chưa kể thứ mà người khác đã từ chối, tôi cũng không cần thiết phải trân quý làm gì.
Tôi không muốn gặp Cát nên không buồn đi ngang qua phòng anh. Vậy mà ma xui quỷ khiến thế nào anh lại ngồi ở nhà khách khiến tôi khó xử. Tôi lướt ngang qua Cát, lạnh lùng nói một câu: “Chị cả sinh rồi, tôi về Hải Đông.”
Tôi bước chân đến cửa thì nghe sau lưng mình vang lên: “Chân à…”
Tôi không định quay lại đâu… chỉ là tôi dừng một bước xem anh có định nói gì hay không. Nhưng trái lại, anh không nói gì, chỉ có thanh âm đáng ghét của Bảo Trân vang lên: “Cậu Cát kêu em sao?”
Chân hay Trân bây giờ cũng có khác gì đâu. Trái tim Huỳnh Cát dành cho Tú Bình, tâm tư anh để chỗ Bảo Trân. Chỉ có tôi là ngốc nghếch hy vọng anh có một câu an ủi. Tình yêu – giả dụ đã từng ươm mầm trong lòng tôi chăng nữa, cũng đã nhanh chóng bị giông bão bên ngoài giết chết hết rồi!
*
* *
Chị cả sinh một đứa bé trai bụ bẫm đáng yêu. Anh cả đặt tên cho cháu là Huỳnh Thiên Quý. Từ lúc tôi về lại Hải Đông, hằng ngày chơi đùa với bé con, tâm trạng cũng khá hơn nhiều. Chị cả hay nhìn tôi nâng niu đứa bé mà thúc giục tôi mau chóng sinh cho Cát một đứa, những lúc ấy tôi chỉ còn cách cười trừ.
Hàn Lâm học sỹ phu nhân nghe tin ái nữ sinh, cũng đích thân lặn lội từ kinh thành ra ngoài này chăm lo cho con gái. Hằng ngày tôi nghe bà ấy chỉ chị cả những cách chăm sóc trẻ nhỏ mà muốn thuộc lòng.
Một hôm tôi ẵm cháu trên tay, nhẹ nhàng đung đưa cho cháu ngủ, thì nghe mẹ con chị cả nói chuyện cùng nhau.
“Cha và các anh ngoài ấy vẫn khỏe hả mẹ?”
“Ừm, mọi người vẫn tốt. Cha con còn định thu xếp mọi việc để vào đây gặp cháu ngoại.”
“Lại để cha phải bận lòng vì con rồi.”
“Con bé này, mẹ thật không hiểu nổi, tại sao sinh nở mà không chịu về nhà để mẹ dễ bề chăm sóc chứ.”
“Anh Phú cũng chăm lo cho con tốt lắm mẹ à. Chưa kể ở đây có em Chân phụ con giữ bé, con không phải lo lắng gì cả.”
“Đúng là con gái gả đi là như không còn.”
Tôi nghe Lưu phu nhân than thở mà không nhịn được phì cười. Bà ấy thấy tôi cười liền hỏi: “Vậy còn cháu, bao giờ làm mẹ người ta đây?”
Tôi cười khì: “Cháu mới mười lăm tuổi thôi, còn nhỏ lắm bác ạ. Đợi một hai năm nữa vẫn chưa muộn.”
Lưu phu nhân nghe tôi nói cũng gật gù: “Phải rồi, không vội. Thấy con Lan Anh không, sinh xong rồi nằm một chỗ có làm gì được nữa đâu. Cháu cứ thong thả một hai năm nữa, rồi sinh liền bảy tám đứa một lúc cho vui nhà vui cửa.”
Tôi ngượng ngùng đỏ mặt còn chị cả thì lên tiếng: “Mẹ này, người ta mà làm như gì ấy, sinh một lần bảy tám đứa, làm sao chịu nổi.”
Bà Lưu khẽ chỉ vào giữa trán chị cả: “Cô chỉ được cái cãi mẹ là hay.”
Tôi nhìn mẹ con chị cả mà thấy tâm trạng vui lây. Bỗng dưng tôi nhớ đến cha mẹ ở quê, không khỏi ngậm ngùi. Hơn một năm rồi tôi chưa về nhà thăm cha mẹ, chỉ gửi vài phong thư báo tin bình an. Nếu cuối năm nay có thể, tôi muốn về Diễn Châu ăn tết cùng gia đình mình.
Chị cả lại hỏi tiếp: “Vậy còn trong cung có tin gì mới không mẹ?”
Bà Lưu ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: “À, Tứ hoàng tử đánh thắng Ai Lao, đang trên đường hồi kinh đó, con có biết không.”
Tôi nghe nhắc đến Nhật Trung mà trong lòng như thắt lại. Vậy là anh đã chiến thắng và bình an trở về kinh thành. Đúng là trời không phụ lòng người, chắc chắn những lời khấn vái của tôi đã được Bồ Tát nghe thấy. Nhưng đó chưa phải là tất cả, bà Lưu còn nói thêm: “Mẹ nghe cha con nói Hoàng thượng đang có ý ban hôn trưởng nữ của Binh bộ thượng thư cho tứ hoàng tử. Đợi khi ngài ấy về sẽ ra thông báo.”
“Trưởng nữ của Binh bộ thị lang – Ngô An Tương?”
“Đúng rồi. Con bé ấy lúc trước có cùng cha mẹ sang nhà chúng ta chơi vài lần. Con có nhớ hay không?”
“Con dĩ nhiên là nhớ. An Tương lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng rất xinh xắn và hiểu chuyện. Tứ hoàng tử lại là một thân nhân trung hào kiệt, nếu tác hợp với nhau, kể ra cũng thật đẹp đôi.”
“Lần trước mừng thọ Ngô đại nhân, mẹ có cùng cha con đến Ngô phủ và gặp lại tiểu Tương. Con bé năm nay đã mười tám – xinh đẹp hơn người. Mẹ tình cờ nghe được có nhiều mối đến hỏi lắm rồi, nhưng vẫn một lòng một dạ chờ đợi tứ hoàng tử. Lần này xem ra được toại nguyện rồi.”
Tôi có cảm giác tai mình đang dần không nghe được gì nữa. Bà Lưu vội vàng chạy lại chỗ tôi, bế lấy Thiên Quý đặt xuống nôi rồi đặt tay lên trán tôi: “Chân à, cháu bị làm sao vậy. Trán đầy mồ hôi rồi.”
Tôi biết trả lời làm sao đây. Chẳng lẽ tôi nói tôi đang hoang mang vì tin Nhật Trung sắp lấy vợ hay sao. Trước nay tôi cứ mải mê đeo đuổi theo hình bóng anh, tự dệt cho mình một bức tranh tuyệt đẹp và cứ thế chìm đắm trong ảo tưởng. Tôi chấp nhận tôi không thể vượt quá giới hạn để đến với anh, vì tôi là thường dân còn anh là hoàng tử, vì tôi là gái đã có chồng. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến rằng một ngày anh sẽ có người trong tim, sẽ cưới cô ấy về để yêu thương và cùng nhau sống hết quãng đời này. Để rồi giờ đây, khi chính tai mình nghe những điều ấy, con tim tôi chỉ còn lại sự hụt hẫng vô bến bờ.
Khi Huỳnh Cát thờ ơ, tôi dồn hết tâm tư cho Nhật Trung. Khi Huỳnh Cát trở mặt, đối xử tệ bạc với tôi, tôi vẫn nuôi hy vọng được gặp lại Nhật Trung để nói cho anh nghe tôi đã đau khổ như thế nào. Nhưng giờ đây, tất cả những hy vọng ấy có còn ý nghĩa gì nữa đâu.
Đến nước này tôi mới thấy lời của Nguyên phi và chị cả quả thật không sai. Tứ hoàng tử địa vị hơn người, tôi làm sao có thể là người con gái phù hợp bước chân vào cửa phủ. Giờ đây tôi chỉ hối tiếc một điều rằng con tim ngu ngốc này đã mơ mộng quá nhiều, đến khi thực tế phũ phàng đánh thức, nó cũng không còn khả năng tồn tại được nữa…
Ngày nối tiếp ngày, tôi sống trên đời để làm gì?
Nhưng nếu tôi cứ như vầy mà chết đi, cha mẹ tôi biết sẽ ra sao. Cha mẹ vốn dĩ cứ nghĩ tôi gả đi cho một gia đình giàu có là sẽ sung sướng cả một đời. Nếu tôi chết đi, không ai biết là vì tôi vô vọng với tình cảm dành cho Nhật Trung. Mọi người sẽ chỉ nghĩ vì cuộc hôn nhân của tôi không tốt đẹp. Cha tôi chắc sẽ tự oán trách bản thân nhiều lắm. Mẹ tôi lúc tiễn tôi về Hải Đông đã khóc như mưa, nếu bây giờ hay tin con mình không còn, liệu mẹ có thể nào tiếp tục cuộc sống.
Đến cuối cùng, dù đau khổ cách mấy tôi cũng không dám chết. Đành phải sống lay lất như thế, đếm từng ngày.
Mồng tám tháng sáu năm Sùng Hưng thứ nhất (1049) (*), tôi theo chồng đã tròn hai năm. Những lo lắng của một cô gái mười ba tuổi trong lần xuất giá giờ đây thay thế hoàn toàn bằng sự tuyệt vọng của một người phụ nữ không nhìn thấy được đoạn đường tiếp theo. Mười ba tuổi, tôi chỉ nghĩ làm sao để cùng chồng sống yên ả cả quãng đời này. Mười lăm tuổi, tôi thở phào nhẹ nhõm khi đặt lưng xuống giường, biết mình đã có thể kéo dài cuộc đời này thêm một ngày nữa. Chỉ hai năm thôi mà tôi thay đổi nhiều như thế sao?
“Sao lại ngồi đây một mình?”
Anh cả tiến đến, ngồi xuống đối diện với tôi. Tôi mãi thẩn thờ mà không hay anh đã đến gần mình từ lúc nào. Tôi nhìn anh cả, so với lần đầu tiên tôi về nhà này, anh chẳng có gì thay đổi. Có chăng chỉ là Thiên Quý giúp anh cười nhiều hơn, ngũ quan có vẻ cũng rạng rỡ hơn.
“Thiên Quý còn nhỏ nhưng rất biết nghe lời anh ạ. Chị cả vừa cho ti sữa xong đã ngủ một giấc ngon lành trong kia rồi.”
Tôi nói một câu không ăn nhập gì đến câu hỏi của anh. Chỉ mong sao tôi nhắc đến Thiên Quý, anh cả sẽ vui vẻ mà không đá động gì đến chuyện của tôi nữa. Nhưng không như tôi dự tính, anh hớp một ngụm trà rồi thong thả nói với tôi.
“Lúc anh đến Diễn Châu hỏi cưới em cho thằng Cát, anh cũng đã gặp qua em rồi. Em đứng nép bên trong rèm, thỉnh thoảng lại lén nhìn ra anh, có đúng không?”
Tôi ngạc nhiên nhìn anh cả, không nghĩ anh đột nhiên lại nhắc đến chuyện này.
“Lúc đó anh từng nghĩ không hiểu tại sao Cát lại một hai đòi anh phải hỏi cưới một con bé mới mười ba tuổi, dáng vẻ còn chưa kịp trưởng thành. Nhưng anh nghĩ Cát nó có lý của nó, chỉ cần nó muốn, anh nhất định sẽ đáp ứng. Từ đó giờ đã như vậy, cha mẹ qua đời khi Cát mới lên sáu, anh chẳng khác nào cha của nó. Thương em thiếu thốn tình cảm cha mẹ, nên anh chưa bao giờ để Cát chịu thiệt thòi.”
Tại sao anh cả lại đột ngột nói những chuyện này cho tôi nghe. Anh có ẩn ý gì trong từng lời nói kia không. Tôi không biết nên vẫn im lặng chờ anh nói tiếp.
“Nhưng cuối cùng có một chuyện anh không chiều Cát được nữa. Em biết là chuyện gì không?”
Tôi nhìn anh cả, lắc đầu.
“Đó là khi cưới em về rồi Cát lại nói người nó muốn cưới không phải là em, một hai đòi anh phải cho nó viết giấy bỏ vợ. Lúc đấy anh mới hiểu ra lí do Cát chọn cưới một cô bé mười ba tuổi tất cả chỉ vì sự nhầm lẫn vô cớ đó. Nhưng lần đó anh đã ra sức ép với Cát rằng, nếu nó bỏ em, anh và Lan Anh sẽ rời khỏi nhà này, để mặc nó muốn làm gì thì làm. Nó nghe như vậy, dĩ nhiên không dám cãi lệnh anh.”
Bây giờ tôi mới biết tại sao đêm đó sau khi tôi tỉnh dậy thì Cát đã không còn nói gì về chuyện bỏ vợ nữa. Thì ra là anh cả đã dùng điều kiện để khống chế anh ta. Nhưng lí do tại sao anh cả lại làm vậy, tôi hoàn toàn không hiểu.
“Anh cả… tại sao lại như thế?”
“Vì khi nhìn em, anh trông thấy hình bóng của Lan Anh mười năm về trước. Lúc ấy Lan Anh cũng còn rất trẻ, rất xinh đẹp, bao nhiêu vương tôn công tử đến hỏi cưới nhưng nàng ấy đều từ chối, nhất nhất phải gả cho anh. Anh lúc đó còn không định cưới vợ, muốn ở vậy để chăm sóc cho Cát nên người, huống hồ Lan Anh lại là con nhà quyền quý, gả về đây chưa chắc đã chịu được cuộc sống của bọn dân đen như anh. Nhưng cuối cùng em thấy không, những gì Lan Anh hy sinh cho gia đình này, thậm chí còn tuyệt vời hơn hẳn một cô gái bình thường. Đó giờ điều duy nhất anh thấy mình đúng đắn hoàn toàn, chính là cưới Lan Anh. Và khi anh trông thấy em, anh tin rằng em đủ khả năng để làm Cát thay đổi và chính bản thân em cũng sẽ hết lòng vì gia đình này.”
Tôi nghe anh cả giải bày mà thấy trong lòng hổ thẹn không thôi. Ngay từ đầu anh cả đã tin tưởng tôi như thế, trong khi tôi đã làm được gì đâu, thậm chí lòng dạ này cũng chưa bao giờ đặt lên trên người em trai của anh. Nếu anh biêt được điều ấy, chắc chắn anh sẽ thất vọng về tôi rất nhiều.
“Em không làm anh thất vọng. Những việc em làm cho Cát, anh không thấy, không hỏi không có nghĩa là anh không biết. Em gả về đây khi tuổi đời còn quá nhỏ, nhìn em trưởng thành từng ngày, từ lâu anh đã không nghĩ em là em dâu nữa mà xem em như chính em gái ruột của mình. Anh có hỏi Xuân Mai về chuyện ngoài kia, Xuân Mai cũng đã nói với anh tất cả rồi. Tụi em cưới nhau chưa lâu, ngay lúc bắt đầu cũng là vì hiểu lầm mà đến với nhau nên khó tránh khỏi trong cuộc sống không ít sóng gió. Nhưng nếu chỉ vì vài cơn sóng nhỏ mà thuyền không dám ra khơi, thì làm sao có thể cập bến hạnh phúc được hả em. Bây giờ em trả lời anh thật lòng nhé, em muốn tiếp tục hay dừng lại? Nếu em tin anh và muốn cho cuộc hôn nhân này và cả chính em một cơ hội, thì anh sẽ sắp xếp mọi chuyện, tuyệt không để em phải chịu thêm bất kỳ thiệt thòi nào. Còn nếu em nghĩ rằng em không thể tiếp tục được nữa, thì xem như anh em mình không có duyên, anh sẽ đưa em về Diễn Châu, tuyệt nhiên không một lời oán trách. Em suy nghĩ thật kỹ, và nói cho anh nghe quyết định của mình nhé!”
Anh cả dạy cho tôi biết một điều, thì ra hôn nhân không chỉ đơn giản là chuyện giữa hai con người với nhau. Bên cạnh người vợ và người chồng thì vẫn còn những mối quan hệ với những người xung quanh ràng buộc họ. Nhật Trung cũng chẳng khác tôi là bao, hỷ sự của anh thậm chí còn liên quan đến hoàng thượng, đến địa vị, vương quyền và thậm chí là cả chiến tranh. Phàm là con người sống trên đời, làm sao có thể toàn tâm toàn ý nghĩ cho riêng bản thân mình đây? Tôi nhìn ánh mắt anh cả, tự thấy đôi vai nhỏ bé của mình sao quá đỗi nặng nề…
Đến cuối cùng tôi cũng không thể buông bỏ tất cả vì bản thân. Tôi hứa với anh cả sẽ cho Cát và tôi một cơ hội nữa. Tháng bảy tôi lại lên xe ngựa đi đến Châu Lạng. Những bông hoa phượng cuối mùa rụng rơi tơi tả, có khác gì trái tim đã chết của tôi.
____________________
Chú thích:
(*) Niên hiệu vua Lý Thái Tông (1028 – 1054)
Có người nhẹ nhàng đỡ tôi dậy. Tôi giật mình mở mắt, là Xuân Mai.
“Mợ nằm xuống liền ngủ một mạch ba ngày. Em sợ quá nên đã tìm thầy lang bắt mạch cho mợ. Cũng may mợ là tinh thần không được tốt nên suy nhược, chỉ cần bồi bổ vài ngày sẽ khá hơn.”
Tôi nhìn ra phía cửa, hỏi: “Anh Cát đâu rồi?”
“Thưa mợ cậu đang ở trong phòng. Để em chạy qua kêu cậu.”
Xuân Mai định bỏ đi, tôi nắm lấy tay chị ấy ngăn cản: “Đừng nói gì cả, tôi không muốn gặp anh ấy và cả cô ta.”
Mấy ngày sau đó như lời tôi căn dặn, tôi không thấy Cát và Bảo Trân lấy một lần. Cả ngày tôi chỉ ở trong phòng, đếm từng giờ trôi qua trông cô độc. Cho đến lúc tôi tưởng rằng mình sắp chết vì buồn bã thì người ở Hải Đông báo tin ra, chị cả lâm bồn.
Xuân Mai nhanh chóng thu xếp quần áo rồi chải lại tóc cho tôi để chuẩn bị về lại Hải Đông. Tôi nhìn mình trong gương, trước đây đã vốn không xinh đẹp, bây giờ càng tiều tụy không ra nổi hình hài con người. Tôi chán nản đến mức không buồn cài trâm, nhưng Xuân Mai ở bên vỗ về: “Có như thế nào mợ cũng đừng nên ngược đãi bản thân mình. Mợ phải đẹp và phải ngẩng cao đầu để đối diện với người ấy nữa.”
Tôi nghe lời Xuân Mai cài cây trâm và bậm chút son cho môi có sắc. Nhìn tới nhìn lui tôi lại phát hiện điểm màu xanh trên tai tôi thật chói mắt, tôi không chần chừ tháo cặp bông tai ấy ra. Tôi đúng thật không hợp với cẩm thạch và cũng không thích cẩm thạch, chưa kể thứ mà người khác đã từ chối, tôi cũng không cần thiết phải trân quý làm gì.
Tôi không muốn gặp Cát nên không buồn đi ngang qua phòng anh. Vậy mà ma xui quỷ khiến thế nào anh lại ngồi ở nhà khách khiến tôi khó xử. Tôi lướt ngang qua Cát, lạnh lùng nói một câu: “Chị cả sinh rồi, tôi về Hải Đông.”
Tôi bước chân đến cửa thì nghe sau lưng mình vang lên: “Chân à…”
Tôi không định quay lại đâu… chỉ là tôi dừng một bước xem anh có định nói gì hay không. Nhưng trái lại, anh không nói gì, chỉ có thanh âm đáng ghét của Bảo Trân vang lên: “Cậu Cát kêu em sao?”
Chân hay Trân bây giờ cũng có khác gì đâu. Trái tim Huỳnh Cát dành cho Tú Bình, tâm tư anh để chỗ Bảo Trân. Chỉ có tôi là ngốc nghếch hy vọng anh có một câu an ủi. Tình yêu – giả dụ đã từng ươm mầm trong lòng tôi chăng nữa, cũng đã nhanh chóng bị giông bão bên ngoài giết chết hết rồi!
*
* *
Chị cả sinh một đứa bé trai bụ bẫm đáng yêu. Anh cả đặt tên cho cháu là Huỳnh Thiên Quý. Từ lúc tôi về lại Hải Đông, hằng ngày chơi đùa với bé con, tâm trạng cũng khá hơn nhiều. Chị cả hay nhìn tôi nâng niu đứa bé mà thúc giục tôi mau chóng sinh cho Cát một đứa, những lúc ấy tôi chỉ còn cách cười trừ.
Hàn Lâm học sỹ phu nhân nghe tin ái nữ sinh, cũng đích thân lặn lội từ kinh thành ra ngoài này chăm lo cho con gái. Hằng ngày tôi nghe bà ấy chỉ chị cả những cách chăm sóc trẻ nhỏ mà muốn thuộc lòng.
Một hôm tôi ẵm cháu trên tay, nhẹ nhàng đung đưa cho cháu ngủ, thì nghe mẹ con chị cả nói chuyện cùng nhau.
“Cha và các anh ngoài ấy vẫn khỏe hả mẹ?”
“Ừm, mọi người vẫn tốt. Cha con còn định thu xếp mọi việc để vào đây gặp cháu ngoại.”
“Lại để cha phải bận lòng vì con rồi.”
“Con bé này, mẹ thật không hiểu nổi, tại sao sinh nở mà không chịu về nhà để mẹ dễ bề chăm sóc chứ.”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Anh Phú cũng chăm lo cho con tốt lắm mẹ à. Chưa kể ở đây có em Chân phụ con giữ bé, con không phải lo lắng gì cả.”
“Đúng là con gái gả đi là như không còn.”
Tôi nghe Lưu phu nhân than thở mà không nhịn được phì cười. Bà ấy thấy tôi cười liền hỏi: “Vậy còn cháu, bao giờ làm mẹ người ta đây?”
Tôi cười khì: “Cháu mới mười lăm tuổi thôi, còn nhỏ lắm bác ạ. Đợi một hai năm nữa vẫn chưa muộn.”
Lưu phu nhân nghe tôi nói cũng gật gù: “Phải rồi, không vội. Thấy con Lan Anh không, sinh xong rồi nằm một chỗ có làm gì được nữa đâu. Cháu cứ thong thả một hai năm nữa, rồi sinh liền bảy tám đứa một lúc cho vui nhà vui cửa.”
Tôi ngượng ngùng đỏ mặt còn chị cả thì lên tiếng: “Mẹ này, người ta mà làm như gì ấy, sinh một lần bảy tám đứa, làm sao chịu nổi.”
Bà Lưu khẽ chỉ vào giữa trán chị cả: “Cô chỉ được cái cãi mẹ là hay.”
Tôi nhìn mẹ con chị cả mà thấy tâm trạng vui lây. Bỗng dưng tôi nhớ đến cha mẹ ở quê, không khỏi ngậm ngùi. Hơn một năm rồi tôi chưa về nhà thăm cha mẹ, chỉ gửi vài phong thư báo tin bình an. Nếu cuối năm nay có thể, tôi muốn về Diễn Châu ăn tết cùng gia đình mình.
Chị cả lại hỏi tiếp: “Vậy còn trong cung có tin gì mới không mẹ?”
Bà Lưu ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: “À, Tứ hoàng tử đánh thắng Ai Lao, đang trên đường hồi kinh đó, con có biết không.”
Tôi nghe nhắc đến Nhật Trung mà trong lòng như thắt lại. Vậy là anh đã chiến thắng và bình an trở về kinh thành. Đúng là trời không phụ lòng người, chắc chắn những lời khấn vái của tôi đã được Bồ Tát nghe thấy. Nhưng đó chưa phải là tất cả, bà Lưu còn nói thêm: “Mẹ nghe cha con nói Hoàng thượng đang có ý ban hôn trưởng nữ của Binh bộ thượng thư cho tứ hoàng tử. Đợi khi ngài ấy về sẽ ra thông báo.”
“Trưởng nữ của Binh bộ thị lang – Ngô An Tương?”
“Đúng rồi. Con bé ấy lúc trước có cùng cha mẹ sang nhà chúng ta chơi vài lần. Con có nhớ hay không?”
“Con dĩ nhiên là nhớ. An Tương lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng rất xinh xắn và hiểu chuyện. Tứ hoàng tử lại là một thân nhân trung hào kiệt, nếu tác hợp với nhau, kể ra cũng thật đẹp đôi.”
“Lần trước mừng thọ Ngô đại nhân, mẹ có cùng cha con đến Ngô phủ và gặp lại tiểu Tương. Con bé năm nay đã mười tám – xinh đẹp hơn người. Mẹ tình cờ nghe được có nhiều mối đến hỏi lắm rồi, nhưng vẫn một lòng một dạ chờ đợi tứ hoàng tử. Lần này xem ra được toại nguyện rồi.”
Tôi có cảm giác tai mình đang dần không nghe được gì nữa. Bà Lưu vội vàng chạy lại chỗ tôi, bế lấy Thiên Quý đặt xuống nôi rồi đặt tay lên trán tôi: “Chân à, cháu bị làm sao vậy. Trán đầy mồ hôi rồi.”
Tôi biết trả lời làm sao đây. Chẳng lẽ tôi nói tôi đang hoang mang vì tin Nhật Trung sắp lấy vợ hay sao. Trước nay tôi cứ mải mê đeo đuổi theo hình bóng anh, tự dệt cho mình một bức tranh tuyệt đẹp và cứ thế chìm đắm trong ảo tưởng. Tôi chấp nhận tôi không thể vượt quá giới hạn để đến với anh, vì tôi là thường dân còn anh là hoàng tử, vì tôi là gái đã có chồng. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến rằng một ngày anh sẽ có người trong tim, sẽ cưới cô ấy về để yêu thương và cùng nhau sống hết quãng đời này. Để rồi giờ đây, khi chính tai mình nghe những điều ấy, con tim tôi chỉ còn lại sự hụt hẫng vô bến bờ.
Khi Huỳnh Cát thờ ơ, tôi dồn hết tâm tư cho Nhật Trung. Khi Huỳnh Cát trở mặt, đối xử tệ bạc với tôi, tôi vẫn nuôi hy vọng được gặp lại Nhật Trung để nói cho anh nghe tôi đã đau khổ như thế nào. Nhưng giờ đây, tất cả những hy vọng ấy có còn ý nghĩa gì nữa đâu.
Đến nước này tôi mới thấy lời của Nguyên phi và chị cả quả thật không sai. Tứ hoàng tử địa vị hơn người, tôi làm sao có thể là người con gái phù hợp bước chân vào cửa phủ. Giờ đây tôi chỉ hối tiếc một điều rằng con tim ngu ngốc này đã mơ mộng quá nhiều, đến khi thực tế phũ phàng đánh thức, nó cũng không còn khả năng tồn tại được nữa…
Ngày nối tiếp ngày, tôi sống trên đời để làm gì?
Nhưng nếu tôi cứ như vầy mà chết đi, cha mẹ tôi biết sẽ ra sao. Cha mẹ vốn dĩ cứ nghĩ tôi gả đi cho một gia đình giàu có là sẽ sung sướng cả một đời. Nếu tôi chết đi, không ai biết là vì tôi vô vọng với tình cảm dành cho Nhật Trung. Mọi người sẽ chỉ nghĩ vì cuộc hôn nhân của tôi không tốt đẹp. Cha tôi chắc sẽ tự oán trách bản thân nhiều lắm. Mẹ tôi lúc tiễn tôi về Hải Đông đã khóc như mưa, nếu bây giờ hay tin con mình không còn, liệu mẹ có thể nào tiếp tục cuộc sống.
Đến cuối cùng, dù đau khổ cách mấy tôi cũng không dám chết. Đành phải sống lay lất như thế, đếm từng ngày.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Mồng tám tháng sáu năm Sùng Hưng thứ nhất (1049) (*), tôi theo chồng đã tròn hai năm. Những lo lắng của một cô gái mười ba tuổi trong lần xuất giá giờ đây thay thế hoàn toàn bằng sự tuyệt vọng của một người phụ nữ không nhìn thấy được đoạn đường tiếp theo. Mười ba tuổi, tôi chỉ nghĩ làm sao để cùng chồng sống yên ả cả quãng đời này. Mười lăm tuổi, tôi thở phào nhẹ nhõm khi đặt lưng xuống giường, biết mình đã có thể kéo dài cuộc đời này thêm một ngày nữa. Chỉ hai năm thôi mà tôi thay đổi nhiều như thế sao?
“Sao lại ngồi đây một mình?”
Anh cả tiến đến, ngồi xuống đối diện với tôi. Tôi mãi thẩn thờ mà không hay anh đã đến gần mình từ lúc nào. Tôi nhìn anh cả, so với lần đầu tiên tôi về nhà này, anh chẳng có gì thay đổi. Có chăng chỉ là Thiên Quý giúp anh cười nhiều hơn, ngũ quan có vẻ cũng rạng rỡ hơn.
“Thiên Quý còn nhỏ nhưng rất biết nghe lời anh ạ. Chị cả vừa cho ti sữa xong đã ngủ một giấc ngon lành trong kia rồi.”
Tôi nói một câu không ăn nhập gì đến câu hỏi của anh. Chỉ mong sao tôi nhắc đến Thiên Quý, anh cả sẽ vui vẻ mà không đá động gì đến chuyện của tôi nữa. Nhưng không như tôi dự tính, anh hớp một ngụm trà rồi thong thả nói với tôi.
“Lúc anh đến Diễn Châu hỏi cưới em cho thằng Cát, anh cũng đã gặp qua em rồi. Em đứng nép bên trong rèm, thỉnh thoảng lại lén nhìn ra anh, có đúng không?”
Tôi ngạc nhiên nhìn anh cả, không nghĩ anh đột nhiên lại nhắc đến chuyện này.
“Lúc đó anh từng nghĩ không hiểu tại sao Cát lại một hai đòi anh phải hỏi cưới một con bé mới mười ba tuổi, dáng vẻ còn chưa kịp trưởng thành. Nhưng anh nghĩ Cát nó có lý của nó, chỉ cần nó muốn, anh nhất định sẽ đáp ứng. Từ đó giờ đã như vậy, cha mẹ qua đời khi Cát mới lên sáu, anh chẳng khác nào cha của nó. Thương em thiếu thốn tình cảm cha mẹ, nên anh chưa bao giờ để Cát chịu thiệt thòi.”
Tại sao anh cả lại đột ngột nói những chuyện này cho tôi nghe. Anh có ẩn ý gì trong từng lời nói kia không. Tôi không biết nên vẫn im lặng chờ anh nói tiếp.
“Nhưng cuối cùng có một chuyện anh không chiều Cát được nữa. Em biết là chuyện gì không?”
Tôi nhìn anh cả, lắc đầu.
“Đó là khi cưới em về rồi Cát lại nói người nó muốn cưới không phải là em, một hai đòi anh phải cho nó viết giấy bỏ vợ. Lúc đấy anh mới hiểu ra lí do Cát chọn cưới một cô bé mười ba tuổi tất cả chỉ vì sự nhầm lẫn vô cớ đó. Nhưng lần đó anh đã ra sức ép với Cát rằng, nếu nó bỏ em, anh và Lan Anh sẽ rời khỏi nhà này, để mặc nó muốn làm gì thì làm. Nó nghe như vậy, dĩ nhiên không dám cãi lệnh anh.”
Bây giờ tôi mới biết tại sao đêm đó sau khi tôi tỉnh dậy thì Cát đã không còn nói gì về chuyện bỏ vợ nữa. Thì ra là anh cả đã dùng điều kiện để khống chế anh ta. Nhưng lí do tại sao anh cả lại làm vậy, tôi hoàn toàn không hiểu.
“Anh cả… tại sao lại như thế?”
“Vì khi nhìn em, anh trông thấy hình bóng của Lan Anh mười năm về trước. Lúc ấy Lan Anh cũng còn rất trẻ, rất xinh đẹp, bao nhiêu vương tôn công tử đến hỏi cưới nhưng nàng ấy đều từ chối, nhất nhất phải gả cho anh. Anh lúc đó còn không định cưới vợ, muốn ở vậy để chăm sóc cho Cát nên người, huống hồ Lan Anh lại là con nhà quyền quý, gả về đây chưa chắc đã chịu được cuộc sống của bọn dân đen như anh. Nhưng cuối cùng em thấy không, những gì Lan Anh hy sinh cho gia đình này, thậm chí còn tuyệt vời hơn hẳn một cô gái bình thường. Đó giờ điều duy nhất anh thấy mình đúng đắn hoàn toàn, chính là cưới Lan Anh. Và khi anh trông thấy em, anh tin rằng em đủ khả năng để làm Cát thay đổi và chính bản thân em cũng sẽ hết lòng vì gia đình này.”
Tôi nghe anh cả giải bày mà thấy trong lòng hổ thẹn không thôi. Ngay từ đầu anh cả đã tin tưởng tôi như thế, trong khi tôi đã làm được gì đâu, thậm chí lòng dạ này cũng chưa bao giờ đặt lên trên người em trai của anh. Nếu anh biêt được điều ấy, chắc chắn anh sẽ thất vọng về tôi rất nhiều.
“Em không làm anh thất vọng. Những việc em làm cho Cát, anh không thấy, không hỏi không có nghĩa là anh không biết. Em gả về đây khi tuổi đời còn quá nhỏ, nhìn em trưởng thành từng ngày, từ lâu anh đã không nghĩ em là em dâu nữa mà xem em như chính em gái ruột của mình. Anh có hỏi Xuân Mai về chuyện ngoài kia, Xuân Mai cũng đã nói với anh tất cả rồi. Tụi em cưới nhau chưa lâu, ngay lúc bắt đầu cũng là vì hiểu lầm mà đến với nhau nên khó tránh khỏi trong cuộc sống không ít sóng gió. Nhưng nếu chỉ vì vài cơn sóng nhỏ mà thuyền không dám ra khơi, thì làm sao có thể cập bến hạnh phúc được hả em. Bây giờ em trả lời anh thật lòng nhé, em muốn tiếp tục hay dừng lại? Nếu em tin anh và muốn cho cuộc hôn nhân này và cả chính em một cơ hội, thì anh sẽ sắp xếp mọi chuyện, tuyệt không để em phải chịu thêm bất kỳ thiệt thòi nào. Còn nếu em nghĩ rằng em không thể tiếp tục được nữa, thì xem như anh em mình không có duyên, anh sẽ đưa em về Diễn Châu, tuyệt nhiên không một lời oán trách. Em suy nghĩ thật kỹ, và nói cho anh nghe quyết định của mình nhé!”
Anh cả dạy cho tôi biết một điều, thì ra hôn nhân không chỉ đơn giản là chuyện giữa hai con người với nhau. Bên cạnh người vợ và người chồng thì vẫn còn những mối quan hệ với những người xung quanh ràng buộc họ. Nhật Trung cũng chẳng khác tôi là bao, hỷ sự của anh thậm chí còn liên quan đến hoàng thượng, đến địa vị, vương quyền và thậm chí là cả chiến tranh. Phàm là con người sống trên đời, làm sao có thể toàn tâm toàn ý nghĩ cho riêng bản thân mình đây? Tôi nhìn ánh mắt anh cả, tự thấy đôi vai nhỏ bé của mình sao quá đỗi nặng nề…
Đến cuối cùng tôi cũng không thể buông bỏ tất cả vì bản thân. Tôi hứa với anh cả sẽ cho Cát và tôi một cơ hội nữa. Tháng bảy tôi lại lên xe ngựa đi đến Châu Lạng. Những bông hoa phượng cuối mùa rụng rơi tơi tả, có khác gì trái tim đã chết của tôi.
____________________
Chú thích:
(*) Niên hiệu vua Lý Thái Tông (1028 – 1054)
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro