Chương 56: Tự d...
Búp Bê
2024-12-11 01:15:28
Nhà tôi ven biển Hải Đông, cha đi theo thuyền đánh cá; cứ mỗi buổi chiều, mẹ lại bồng tôi ra bờ biển, chờ cha quay về.
Năm tôi lên sáu, một cơn bão lớn đã cuốn cha đi xa, xa đến mức mẹ con tôi không thể nào gặp lại được nữa.
Hai năm sau, mẹ không chiến thắng được nỗi nhớ dành cho cha nên cũng trút hơi thở sau cùng.
Ngày tôi chôn cất mẹ xong xuôi, trên đường quay trở về, lại gặp đám rước dâu lớn nhất từ trước đến giờ. Nhìn đống rương hồi môn của tân nương, hai mắt tôi trợn to đến mức tưởng chừng không khép lại được nữa.
Tôi cùng đám trẻ trong vùng đi theo kiệu hoa, mới biết hôm nay cậu ba nhà họ Huỳnh cưới vợ. Tôi đứng từ xa cố gắng trông theo người đàn ông mặc đồ tân lang, mới hiểu tuấn nam đẹp trai nhất Hải Đông mà mọi người nói là như thế nào.
Nhà giàu đúng là có khác, chỉ việc cưới gả thôi đã náo nhiệt một vùng. Cô dâu che mặt nên tôi không biết dung mạo ra sao. Nhưng tôi nghĩ người gả cho cậu ba nhà ấy, chắc chắn phải là một đại mỹ nhân!
Hằng ngày tôi ra bờ biển, nhặt vỏ ốc, kết lại thành trang sức, đem ra chợ bán để đổi lấy gạo ăn. Một ngày bình thường như thế, tôi cũng được dịp trông thấy mợ ba nhà họ Huỳnh. Mợ ấy trong bộ xiêm y màu hồng phấn, cùng hầu gái đi vòng quanh chợ ra chiều thích thú lắm. Nghe nói mợ ấy lớn hơn tôi, nhưng nhìn tới nhìn lui cũng chẳng khác nào một đứa trẻ, tại sao lại có thể gả cho cậu ba được nhỉ? Đó là chưa kể đến việc đại mỹ nhân mà tôi hình dung, có vẻ khác rất nhiều.
Thời gian trôi qua, nhà họ Huỳnh càng giàu, còn tôi thì càng lớn. Mặc dù hai chuyện chẳng liên quan gì nhau, nhưng vẫn song song diễn ra.
Có đôi lần cùng mấy đứa con gái khác ra chợ, trông thấy mợ ba, tụi nó bảo rằng nhìn sơ qua tôi có nét giống mợ. Tôi nhìn mợ ấy nước da trắng nõn, gò má ửng hồng, trang phục trên người đều là vải tốt. Còn tôi quanh năm hứng gió biển mà lớn lên, mặt mày đen đúa, thô ráp, quần áo trên người thiếu điều chẳng còn chỗ để vá nữa mà chạnh lòng. Nếu giống mợ mà được phần sung sướng như mợ là tôi biết ơn trời Phật lắm rồi.
Rồi nhà họ Huỳnh xảy ra chuyện gì đó, tôi nghe mọi người đồn rằng, cậu ba bỏ mợ ba. Sáng sớm hôm ấy tôi như thường lệ ra biển nhặt vỏ ốc, thấy mợ ba ngồi thu mình chờ đợi nơi bến thuyền. Lúc ấy tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, định bụng đến hỏi thăm mợ. Nhưng khi chưa kịp đến gần thì mợ đã bước lên thuyền, chiếc thuyền xuôi về miền trong.
Sau hôm ấy tôi mới biết mợ ba bị bỏ. Một người vợ dễ thương đến như vậy, sao cậu ba có thể nhẫn tâm bỏ? Tôi nghe nói do mợ làm vợ ba năm mà chưa sinh được con nên nhà họ Huỳnh không chấp nhận nữa. Nhớ đến gương mặt âu sầu của mợ hôm đó, tôi cũng đâm buồn bã suốt mấy ngày…
Một năm sau, ông chủ Huỳnh xây một ngôi nhà cạnh bờ biển. Người sống trong đó chỉ có mỗi cậu ba cùng một chị hầu tên Hạ Lam. Nghe đâu đây là ý muốn của cậu ba. Tôi đi ngang, lén nhìn vào trong, chỉ thấy cậu ba ngồi im trên xe lăn bằng gỗ, mắt dõi ra bến thuyền.
Tôi lân la làm quen với chị Hạ Lam, mới biết cậu ba hiện giờ không còn ý thức gì ngoài việc muốn ở đây chờ cho đến khi có chiếc thuyền từ Diễn Châu cập bến, mang theo thân ảnh người vợ đã kề cận mình suốt bao nhiêu năm.
Cũng qua Hạ Lam tôi mới biết, anh của mợ ba phạm tội, cả nhà đã bị chém đầu.
Hôm đó tôi ngồi nơi bờ biển, nước mắt rơi xuống như mưa. Chẳng hiểu sao tôi thấy thương cho những số mệnh đáng thương ấy. Nhìn ánh mắt cậu ba hằng ngày đờ đẫn dõi theo một phương trời xa xôi, tôi cảm thấy như nỗi đau ấy chạm lòng mình.
Tôi xin Hạ Lam cho phép đưa cậu ba ra bờ biển, nhìn những chiếc thuyền cập bến rồi lại rời đi.
Ban đầu cậu ba cũng chẳng có cảm xúc gì, nhưng tôi vẫn kiên trì ngồi cùng cậu mỗi buổi chiều tà. Cho đến khi suốt mấy ngày tôi nằm bệnh, không đến thăm cậu được; khi khỏe lại, lập tức chạy đến thì Hạ Lam cho hay mấy nay cậu ba có vẻ buồn vì không thấy tôi. Tôi nghe nói cậu ấy buồn, nhưng chẳng hiểu sao trong lòng mình lại rộn ràng niềm vui.
Hạ Lam đi lấy chồng bèn đề cập với ông bà chủ cho tôi thay thế chị ấy chăm sóc cậu ba. Lúc trông thấy tôi, ông bà chủ vô cùng bất ngờ, rồi sau đó lập tức đồng ý còn trả lương cho tôi rất hậu hĩnh.
Bà chủ cho tôi vài bộ đồ năm xưa của mợ ba. Tôi ướm thử, đi tới đi lui trước mặt cậu ba, bỗng thấy cậu rơi nước mắt. Từ đó về sau tôi không dám làm lại điều đó lần nào nữa.
Buổi chiều, sau khi lo xong cơm nước, tôi lại đẩy cậu ba ra biển, cùng cậu nhìn trời mây.
“Cậu ba nè, cậu có thấy mấy con chim hải âu đang bay không?”
Cậu ba không trả lời, tôi lại tiếp tục: “Năm xưa mẹ mang thai con, hằng ngày cùng hải âu chờ cha đi biển về. Thế là khi sinh con ra, liền đặt tên là Hải Âu, như ý nguyện của cha mẹ, con sẽ có một cuộc đời tự do, bình dị.”
“Cậu ba nè, cậu có biết trong số những vỏ ốc con nhặt hằng ngày, con thích nhất là loài ốc gì không?”
Hằng ngày, chỉ mình tôi độc thoại, kể cho cậu ba nghe rất nhiều chuyện. Cậu ba được cái chịu khó lắng nghe, dù tôi không biết cậu có hiểu không nữa.
“Cậu ba à, con hy vọng một ngày nào đó cậu sẽ bình phục trở lại…”
Năm tháng trôi qua, tôi ở bên cậu ba đã mười năm. Tôi bây giờ cũng không còn là con bé mười hai tuổi năm nào. Bà mối mấy lần tới tìm tôi, dùng lời ngon tiếng ngọt khuyên bảo tôi nên gả chồng. Đời người con gái, xuân sắc được bao lâu.
Nhà anh ấy ở gần đây thôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên. Anh cũng như tôi, mồ côi cha mẹ. Bao nhiêu năm qua hai đứa trẻ bơ vơ thân nhau như anh em, cố gắng sống tiếp cuộc đời này. Anh năm nay hai mươi lăm, tôi cũng đã hai mươi hai; anh nói, anh để dành được ít tiền, sau khi cưới nhau rồi sẽ mua một mảnh đất cày cuốc, chăm lo cho gia đình.
Tôi nhẩm tính số tiền bao năm qua tích cóp được khi chăm sóc cậu ba, có lẽ cũng mở được một quán ăn nho nhỏ, kiếm sống qua ngày.
Tôi thông báo với ông bà chủ để tìm người chăm sóc cho cậu ba. Một tháng trước khi theo chồng, tôi ân cần chỉ bảo cho cô ấy tất cả những thói quen, sở thích của cậu. Lòng tôi vạn phần lo lắng, không biết cô ấy có thật tâm thật dạ chăm lo cho cậu hay không nữa?!
Đêm trước ngày xuất giá, tôi ướm thử bộ áo tân nương rồi đến quỳ trước cậu ba.
“Cậu à, con không có cha mẹ, bao năm qua đã xem cậu như người thân. Nay con theo chồng, cậu nhận của con một lạy nhé!”
Tôi lạy xong, nước mắt giàn giụa còn cậu vẫn nhìn về nơi xa bằng một đôi mắt vô hồn.
Lúc tôi bước xuống kiệu hoa bỗng nghe âm thanh xôn xao của mọi người. Tôi bất an quay lại, giở khăn che mặt nhìn về hướng mọi người xì xào. Trong tầm mắt tôi, cậu ba ngồi trên xe lăn, cô đơn lạc lõng, đôi mắt vô hồn lại thoáng chút bi thương. Không biết cậu đã ngồi nơi đây bao lâu, đến áo khoác ngoài cũng không mặc. Tôi chạy lại chỗ cậu, lo lắng hỏi: “Sao cậu ở đây? Hằng đâu? Sao cô ấy để cậu ra ngoài một mình?”
Tay cậu ba run run chìa về phía tôi. Tôi đưa tay nhận lấy món đồ từ cậu. Đó là một chiếc vòng cẩm thạch.
“Cậu… cái này?”
“Của hồi môn.”
Nước mắt tôi rơi xuống, ướt hết vòng ngọc trên tay mình. Tôi tiến lại chỗ chồng sắp cưới, cúi đầu trước anh: “Em xin lỗi!”
Tôi biết anh sẽ đau lòng. Tôi biết mọi người sẽ trách cứ. Nhưng tôi không thể rời bỏ người đàn ông kia được. Tôi cầm tay vịn xe lăn, đẩy cậu về ngôi nhà trên bãi biển, để rồi mỗi buổi chiều chúng tôi lại ra nơi ấy, cùng nhìn về phía chân trời, cùng chờ đợi một người vốn đã hóa hư vô.
Hải âu ngoài biển tự do tự tại. Tôi đã từng ao ước một ngày mình sẽ được như chúng, không mang ưu phiền. Nhưng từ khi nào đó tôi lại nhận ra, tôi cũng tự do. Tự do vui khi nhìn thấy cậu ba cười, tự do ôm vào lòng nỗi buồn của cậu. Sự tự do này, hạnh phúc gấp ngàn lần so với những cánh hải âu ngoài khơi.
Cũng không ai biết được rằng ngày hôm ấy, tôi cũng đã tự gả mình cho người trao tôi vòng ngọc!
Năm tôi lên sáu, một cơn bão lớn đã cuốn cha đi xa, xa đến mức mẹ con tôi không thể nào gặp lại được nữa.
Hai năm sau, mẹ không chiến thắng được nỗi nhớ dành cho cha nên cũng trút hơi thở sau cùng.
Ngày tôi chôn cất mẹ xong xuôi, trên đường quay trở về, lại gặp đám rước dâu lớn nhất từ trước đến giờ. Nhìn đống rương hồi môn của tân nương, hai mắt tôi trợn to đến mức tưởng chừng không khép lại được nữa.
Tôi cùng đám trẻ trong vùng đi theo kiệu hoa, mới biết hôm nay cậu ba nhà họ Huỳnh cưới vợ. Tôi đứng từ xa cố gắng trông theo người đàn ông mặc đồ tân lang, mới hiểu tuấn nam đẹp trai nhất Hải Đông mà mọi người nói là như thế nào.
Nhà giàu đúng là có khác, chỉ việc cưới gả thôi đã náo nhiệt một vùng. Cô dâu che mặt nên tôi không biết dung mạo ra sao. Nhưng tôi nghĩ người gả cho cậu ba nhà ấy, chắc chắn phải là một đại mỹ nhân!
Hằng ngày tôi ra bờ biển, nhặt vỏ ốc, kết lại thành trang sức, đem ra chợ bán để đổi lấy gạo ăn. Một ngày bình thường như thế, tôi cũng được dịp trông thấy mợ ba nhà họ Huỳnh. Mợ ấy trong bộ xiêm y màu hồng phấn, cùng hầu gái đi vòng quanh chợ ra chiều thích thú lắm. Nghe nói mợ ấy lớn hơn tôi, nhưng nhìn tới nhìn lui cũng chẳng khác nào một đứa trẻ, tại sao lại có thể gả cho cậu ba được nhỉ? Đó là chưa kể đến việc đại mỹ nhân mà tôi hình dung, có vẻ khác rất nhiều.
Thời gian trôi qua, nhà họ Huỳnh càng giàu, còn tôi thì càng lớn. Mặc dù hai chuyện chẳng liên quan gì nhau, nhưng vẫn song song diễn ra.
Có đôi lần cùng mấy đứa con gái khác ra chợ, trông thấy mợ ba, tụi nó bảo rằng nhìn sơ qua tôi có nét giống mợ. Tôi nhìn mợ ấy nước da trắng nõn, gò má ửng hồng, trang phục trên người đều là vải tốt. Còn tôi quanh năm hứng gió biển mà lớn lên, mặt mày đen đúa, thô ráp, quần áo trên người thiếu điều chẳng còn chỗ để vá nữa mà chạnh lòng. Nếu giống mợ mà được phần sung sướng như mợ là tôi biết ơn trời Phật lắm rồi.
Rồi nhà họ Huỳnh xảy ra chuyện gì đó, tôi nghe mọi người đồn rằng, cậu ba bỏ mợ ba. Sáng sớm hôm ấy tôi như thường lệ ra biển nhặt vỏ ốc, thấy mợ ba ngồi thu mình chờ đợi nơi bến thuyền. Lúc ấy tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, định bụng đến hỏi thăm mợ. Nhưng khi chưa kịp đến gần thì mợ đã bước lên thuyền, chiếc thuyền xuôi về miền trong.
Sau hôm ấy tôi mới biết mợ ba bị bỏ. Một người vợ dễ thương đến như vậy, sao cậu ba có thể nhẫn tâm bỏ? Tôi nghe nói do mợ làm vợ ba năm mà chưa sinh được con nên nhà họ Huỳnh không chấp nhận nữa. Nhớ đến gương mặt âu sầu của mợ hôm đó, tôi cũng đâm buồn bã suốt mấy ngày…
Một năm sau, ông chủ Huỳnh xây một ngôi nhà cạnh bờ biển. Người sống trong đó chỉ có mỗi cậu ba cùng một chị hầu tên Hạ Lam. Nghe đâu đây là ý muốn của cậu ba. Tôi đi ngang, lén nhìn vào trong, chỉ thấy cậu ba ngồi im trên xe lăn bằng gỗ, mắt dõi ra bến thuyền.
Tôi lân la làm quen với chị Hạ Lam, mới biết cậu ba hiện giờ không còn ý thức gì ngoài việc muốn ở đây chờ cho đến khi có chiếc thuyền từ Diễn Châu cập bến, mang theo thân ảnh người vợ đã kề cận mình suốt bao nhiêu năm.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cũng qua Hạ Lam tôi mới biết, anh của mợ ba phạm tội, cả nhà đã bị chém đầu.
Hôm đó tôi ngồi nơi bờ biển, nước mắt rơi xuống như mưa. Chẳng hiểu sao tôi thấy thương cho những số mệnh đáng thương ấy. Nhìn ánh mắt cậu ba hằng ngày đờ đẫn dõi theo một phương trời xa xôi, tôi cảm thấy như nỗi đau ấy chạm lòng mình.
Tôi xin Hạ Lam cho phép đưa cậu ba ra bờ biển, nhìn những chiếc thuyền cập bến rồi lại rời đi.
Ban đầu cậu ba cũng chẳng có cảm xúc gì, nhưng tôi vẫn kiên trì ngồi cùng cậu mỗi buổi chiều tà. Cho đến khi suốt mấy ngày tôi nằm bệnh, không đến thăm cậu được; khi khỏe lại, lập tức chạy đến thì Hạ Lam cho hay mấy nay cậu ba có vẻ buồn vì không thấy tôi. Tôi nghe nói cậu ấy buồn, nhưng chẳng hiểu sao trong lòng mình lại rộn ràng niềm vui.
Hạ Lam đi lấy chồng bèn đề cập với ông bà chủ cho tôi thay thế chị ấy chăm sóc cậu ba. Lúc trông thấy tôi, ông bà chủ vô cùng bất ngờ, rồi sau đó lập tức đồng ý còn trả lương cho tôi rất hậu hĩnh.
Bà chủ cho tôi vài bộ đồ năm xưa của mợ ba. Tôi ướm thử, đi tới đi lui trước mặt cậu ba, bỗng thấy cậu rơi nước mắt. Từ đó về sau tôi không dám làm lại điều đó lần nào nữa.
Buổi chiều, sau khi lo xong cơm nước, tôi lại đẩy cậu ba ra biển, cùng cậu nhìn trời mây.
“Cậu ba nè, cậu có thấy mấy con chim hải âu đang bay không?”
Cậu ba không trả lời, tôi lại tiếp tục: “Năm xưa mẹ mang thai con, hằng ngày cùng hải âu chờ cha đi biển về. Thế là khi sinh con ra, liền đặt tên là Hải Âu, như ý nguyện của cha mẹ, con sẽ có một cuộc đời tự do, bình dị.”
“Cậu ba nè, cậu có biết trong số những vỏ ốc con nhặt hằng ngày, con thích nhất là loài ốc gì không?”
Hằng ngày, chỉ mình tôi độc thoại, kể cho cậu ba nghe rất nhiều chuyện. Cậu ba được cái chịu khó lắng nghe, dù tôi không biết cậu có hiểu không nữa.
“Cậu ba à, con hy vọng một ngày nào đó cậu sẽ bình phục trở lại…”
Năm tháng trôi qua, tôi ở bên cậu ba đã mười năm. Tôi bây giờ cũng không còn là con bé mười hai tuổi năm nào. Bà mối mấy lần tới tìm tôi, dùng lời ngon tiếng ngọt khuyên bảo tôi nên gả chồng. Đời người con gái, xuân sắc được bao lâu.
Nhà anh ấy ở gần đây thôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên. Anh cũng như tôi, mồ côi cha mẹ. Bao nhiêu năm qua hai đứa trẻ bơ vơ thân nhau như anh em, cố gắng sống tiếp cuộc đời này. Anh năm nay hai mươi lăm, tôi cũng đã hai mươi hai; anh nói, anh để dành được ít tiền, sau khi cưới nhau rồi sẽ mua một mảnh đất cày cuốc, chăm lo cho gia đình.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tôi nhẩm tính số tiền bao năm qua tích cóp được khi chăm sóc cậu ba, có lẽ cũng mở được một quán ăn nho nhỏ, kiếm sống qua ngày.
Tôi thông báo với ông bà chủ để tìm người chăm sóc cho cậu ba. Một tháng trước khi theo chồng, tôi ân cần chỉ bảo cho cô ấy tất cả những thói quen, sở thích của cậu. Lòng tôi vạn phần lo lắng, không biết cô ấy có thật tâm thật dạ chăm lo cho cậu hay không nữa?!
Đêm trước ngày xuất giá, tôi ướm thử bộ áo tân nương rồi đến quỳ trước cậu ba.
“Cậu à, con không có cha mẹ, bao năm qua đã xem cậu như người thân. Nay con theo chồng, cậu nhận của con một lạy nhé!”
Tôi lạy xong, nước mắt giàn giụa còn cậu vẫn nhìn về nơi xa bằng một đôi mắt vô hồn.
Lúc tôi bước xuống kiệu hoa bỗng nghe âm thanh xôn xao của mọi người. Tôi bất an quay lại, giở khăn che mặt nhìn về hướng mọi người xì xào. Trong tầm mắt tôi, cậu ba ngồi trên xe lăn, cô đơn lạc lõng, đôi mắt vô hồn lại thoáng chút bi thương. Không biết cậu đã ngồi nơi đây bao lâu, đến áo khoác ngoài cũng không mặc. Tôi chạy lại chỗ cậu, lo lắng hỏi: “Sao cậu ở đây? Hằng đâu? Sao cô ấy để cậu ra ngoài một mình?”
Tay cậu ba run run chìa về phía tôi. Tôi đưa tay nhận lấy món đồ từ cậu. Đó là một chiếc vòng cẩm thạch.
“Cậu… cái này?”
“Của hồi môn.”
Nước mắt tôi rơi xuống, ướt hết vòng ngọc trên tay mình. Tôi tiến lại chỗ chồng sắp cưới, cúi đầu trước anh: “Em xin lỗi!”
Tôi biết anh sẽ đau lòng. Tôi biết mọi người sẽ trách cứ. Nhưng tôi không thể rời bỏ người đàn ông kia được. Tôi cầm tay vịn xe lăn, đẩy cậu về ngôi nhà trên bãi biển, để rồi mỗi buổi chiều chúng tôi lại ra nơi ấy, cùng nhìn về phía chân trời, cùng chờ đợi một người vốn đã hóa hư vô.
Hải âu ngoài biển tự do tự tại. Tôi đã từng ao ước một ngày mình sẽ được như chúng, không mang ưu phiền. Nhưng từ khi nào đó tôi lại nhận ra, tôi cũng tự do. Tự do vui khi nhìn thấy cậu ba cười, tự do ôm vào lòng nỗi buồn của cậu. Sự tự do này, hạnh phúc gấp ngàn lần so với những cánh hải âu ngoài khơi.
Cũng không ai biết được rằng ngày hôm ấy, tôi cũng đã tự gả mình cho người trao tôi vòng ngọc!
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro