Chương 8: Tôi b...
Búp Bê
2024-12-11 01:15:28
Thấm thoát ba tháng nữa cũng trôi qua, từ lúc rời xa bức tường thành lạnh lẽo tôi cũng dần quên những cảm xúc đã trải qua đêm ấy. Cả nhà tôi về lại Hải Đông, mọi thứ nhanh chóng trở lại bình thường. Anh cả vẫn đi đi về về đúng giờ giữa xưởng và nhà để không làm chị cả buồn lòng. Chị cả thì vẫn tiếp tục công việc của mình, chăm chút cho anh, cho gia đình này. Cát thì vẫn không có gì thay đổi, mấy ngày tôi mới thấy anh một lần, hầu như lần nào cũng không quá năm phút. Chỉ có tôi là thỉnh thoảng vẫn ngồi trong phòng, nhìn ra trời, buông vài tiếng thở dài.
Tôi vẫn chăm chỉ theo chị cả họ nấu ăn, tay nghề có chút khá hơn. Những lần đem bánh đến xưởng dệt, anh cả tấm tắc khen ngon, còn Cát không tỏ thái độ nhưng cũng hợp tác ăn hết những gì tôi làm. Chiếc giỏ tôi mang đến càng lúc càng nhẹ dần trên đường về.
Vẫn như thường lệ, tôi mang cơm trưa đến cho Cát. Hôm đó trời se se lạnh nhưng không hiểu sao đi có một đoạn ngắn từ nhà đến xưởng mà trán tôi ướt đẫm mồ hôi. Lúc tôi đến xưởng mọi người đã nghỉ trưa, chỉ có Cát là vẫn làm việc. Anh hết đi tới đi lui kiểm tra mấy khung dệt, từng sợi chỉ xem có phát sinh vấn đề gì không. Tôi ở trong bày biện thức ăn ra bàn, dặn Nhược Lan ra ngoài gọi Cát vào dùng. Anh vừa bước vào, trông thấy mồ hôi trên trán tôi liền quay qua trách cứ Nhược Lan: “Cô không chăm sóc cho mợ ba hay sao?”
Nhược Lan lung túng lấy khăn lau cho tôi. Không hiểu sao tôi thấy vui vui trong lòng, anh Cát hôm nay còn biết quan tâm cho đến tôi. Dù sự quan tâm ấy nhỏ tí tí, nhưng cũng đủ khiến tôi cười suốt buổi chiều hôm đó.
Tôi không ngần ngại kể lại mọi chuyện với chị cả. Chị nghe xong cũng mừng cho tôi. Vẻ mặt chị ấy không khác gì người mẹ hiền từ nghe con gái mình kể về ý trung nhân.
Ngày hôm sau tôi thấy sắp hết giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng) rồi mà Cát vẫn chưa đến xưởng dệt nên ngạc nhiên hỏi Xuân Mai: “Sao giờ này anh Cát vẫn chưa đi làm?”
Xuân Mai cũng ngạc nhiên nhìn tôi: “Hai hôm trước ông định đi đến Diễn Châu đàm phán, nhưng dạo này sức khỏe bà chủ không được tốt nên cậu ba nói sẽ đi thay ông. Cậu không nói lại việc này với mợ sao?”
Tôi nghe anh trở về Diễn Châu liền hồ hởi chạy đến phòng anh. Cửa không khép, tôi chạy ùa vào trong thì đúng lúc anh đang thay áo. Thấy vậy tôi ngượng ngùng quay ra cửa đứng chờ, một lúc sau đi ra, khó chịu nhìn tôi: “Sao vào phòng tôi không gõ cửa?”
Tôi bối rối xin lỗi: “Xin lỗi em quên mất. Nhưng em nghe Xuân Mai nói anh sắp đến Diễn Châu có đúng không? Sao anh không nói gì với em hết?”
Cát nhét thêm vài thứ linh tinh vô tai nải, chẳng buồn ngó ngàng đến tôi vẫn còn đang đứng ở cửa: “Nói với cô làm gì.”
Tôi mặc kệ anh đang nghĩ gì, một hai năn nỉ: “Anh cho em theo với. Em nhớ nhà quá, em về thăm nhà ít hôm có được không?”
“Tôi đi làm ăn, cô đi theo làm gì.”
“Em chỉ đi nhờ thuyền của anh thôi. Đến Diễn Châu em ghé nhà, thăm cha mẹ còn anh cứ lo việc làm ăn của anh đi, em tuyệt đối không làm phiền đâu.”
“Tùy cô.”
Cát vừa nói xong tôi như mở cờ trong bụng. Lần này tôi được về nhà thăm cha mẹ rồi. Tôi luống cuống nói với anh: “Em đi xin phép anh chị cả với xếp ít đồ, anh chờ em nhé!”
Nói rồi tôi ba chân bốn cẳng chạy áo đến phòng anh chị cả. Dạo gần đây anh cũng đi ra xưởng dệt trễ hơn một chút để ở bên chị cả nhiều hơn. Thấy tôi vào, anh cả ngạc nhiên: “Em làm gì mà lúc nào cũng gấp gáp vậy?”
Tôi ngay lập tức vào thẳng vấn đề: “Anh cả ơi em nghe nói anh Cát đi đến Diễn Châu, anh cho phép em về thăm nhà ít hôm có được không?”
Anh cả chau mày nhìn tôi: “Hôm trước anh có nói với Cát dắt em về Diễn Châu cùng rồi, sao hôm nay lại chạy đến hỏi anh?”
Tôi nghe anh cả nói mà thấy giận Cát ghê gớm. Rõ ràng anh cả đã cho phép tôi cùng đi về Diễn Châu nhưng anh ấy lại chẳng nói với tôi lời nào. Nhưng chuyện đó đợi đến khi xuống thuyền tôi sẽ hỏi anh sau, còn trước mắt tôi phải về phòng soạn ít bộ quần áo để ảnh không phải chờ lâu.
Tôi gom đại hai ba bộ nhét vô tai nải rồi nhanh chóng chạy đến phòng Cát, chỉ thấy Xuân Mai đang quét dọn phòng: “Cậu đã ra bến thuyền trước rồi thưa mợ.”
Vậy là tôi cùng Nhược Lan hối hả chạy ra bến thuyền. Lúc đến được đến thuyền thì chiếc thuyền của nhà tôi cũng đã nhổ neo, chèo được một đoạn khá xa. Nhược Lan ra tận đầu cầu, hét to lên: “Này, đợi đã, mợ ba còn chưa lên mà. Sao các người lại đi như vậy.”
Chị ấy có hét khan cả cổ thì chiếc thuyền ấy cũng không quay lại. Tôi buông tay, tai nải rơi xuống đất, mắt dõi theo chiếc thuyền ấy nhỏ dần, nhỏ dần.
Nhược Lan tức đến rơi nước mắt: “Cậu sao lại quá đáng như vậy. Rõ ràng đã hứa cho cô theo mà lại không chờ. Tội cho cô quá.”
Tôi đưa tay vịn lên thành cầu, lần từng bước một đi vào bờ. Nhược Lan thấy vậy cũng nhặt lại tai nải rồi chạy theo tôi.
Lúc tôi lững lững về đến nhà chị cả vô cùng ngạc nhiên. Chị có hỏi tôi điều gì đó mà tôi nghe không rõ, thậm chí tôi cũng không nhớ mình có trả lời lại chị hay không?!
*
* *
Ngày hôm sau tôi dậy không nổi, trong người vừa nóng vừa lạnh. Nhược Lan đưa tay sờ trán tôi rồi phán một câu xanh rờn: “Cô hai bị sốt rồi.”
Có lẽ do mấy hôm trước tôi đã mang sẵn mầm bệnh, lại gặp hôm qua chạy bộ ra bến cảng một quãng xa nên hôm nay phát bệnh. Thầy thuốc đến, bắt mạch cho tôi xong rồi kêu Nhược Lan đi theo hốt thuốc về. Thuốc sắc ra đen lòm đắng nghét, tôi vừa hớp một ngụm đã phun ra phèo phèo.
“Cô à, không uống thuốc thì làm sao khỏi bệnh.” Nhược Lan bên cạnh, trăm phương ngàn kế tìm lời dụ dỗ tôi. Thật chất là thuốc đó rất khó nuốt, nhưng dưới lời dụ dỗ của Nhược Lan cuối cùng tôi cũng uống. Vài chén thuốc sau đó tôi cũng uống cạn, nhưng lần nào cũng ăn thêm một viên mứt gừng.
Thuốc thì vẫn uống đều đặn nhưng không hiểu sao bệnh của tôi kéo dài đến không ngờ. Tôi nằm trên giường gần nửa tháng trời, đến khi bước chân ra khỏi cổng thì trời đã gần vào xuân. Cái lạnh se thắt của mùa đông vẫn chưa bớt chút nào nhưng cũng không làm lộc non trên cành sợ hãi. Mấy cành hoa đào bắt đầu e ấp nhụy, đường xá có vẻ đông đúc ồn ào hơn. Cách nhà tôi ở trước nay nào có ai buôn bán gì, nay tự dưng thím chín bày mâm bán mứt, chú hai bên kia thì treo mấy dây thịt khô mời gọi người qua đường. Tôi vỗ trán thầm trách mình hồ đồ, còn tầm mười ngày nữa là đến Tết nguyên đán rồi.
Tôi vội vã quay vào nhà, chạy ra sau bếp tìm chị cả: “Chị ơi gần tết rồi, sao nhà mình chưa chuẩn bị gì hết vậy?”
Chị đang canh lửa cho nồi chè, phì cười với tôi: “Chuẩn bị gì cơ? Lúc em còn nằm bệnh là chị đã chuẩn bị xong hết rồi.”
Tôi phụng phịu: “Nếu vậy sao chị không gọi em phụ. Em nằm trên giường chẳng biết gì cả.”
Chị cả nhún vai: “Em bệnh nặng như vậy làm sao chị nở bắt em làm gì. Với lại nhà mình đâu thiếu người làm, em không cần thiết phải đụng tay vô những chuyện như vậy.”
Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn còn luyến tiếc lắm…năm đầu tiên tôi ăn tết ở Hải Đông nhưng lại không được ra chợ chọn từng miếng thịt, cọng rau, không được chính tay thắng đường làm mứt. Lúc ở Diễn Châu có khi nào tôi quan tâm đến những chuyện này, không hiểu sao khi đến đây lại đâm ra siêng năng hơn hẳn.
Chị cả thấy tôi không cam tâm nên hứa sẽ đưa tôi cùng đi chợ, mua bánh trái, thịt heo về để nấu ăn, đưa ông táo về trời ngày hai mươi ba tháng Chạp. Tôi nghe mà thấy trong người như lấy lại sức sống, khỏe còn hơn lúc chưa bị bệnh nữa cơ.
Hôm hai mươi hai tôi đi chợ cùng với chị cả. Chị tận tình hướng dẫn tôi chọn thịt heo sao cho tươi, chọn rau sao cho ngon, chọn những món nào ăn vào sẽ tốt cho sức khỏe. Nhìn chị cả thuần thục như vậy, tôi bỗng nhớ đến việc trước kia chị đường đường là thiên kim tiểu thư con của Hàn lâm học sỹ, nay lại chẳng khác nào một người phụ nữ thôn quê hết lòng vì chồng. Không biết điều gì khiến chị hy sinh và thay đổi nhiều như thế? Đó có phải chăng là “Tình yêu”?
Vẫn là một điều khiến mọi chuyện chưa hoàn hảo, chính là thêm một năm nữa làm dâu họ Huỳnh mà chị cả vẫn chưa sinh con. Tôi thấy chị nhiều lần cầm thúng vải ra đan đan móc nào là bao tay bao chân và nón em bé. Nhưng có lẽ ông trời quá ganh tị với chị nên vẫn chưa chịu cho chị một đứa con hủ hỉ. May sao tôi thấy anh cả không vì điều ấy mà đâm ra chán chường hay có thái độ lạnh nhạt với chị. Nhìn anh cả, tôi thầm ước mong anh Cát cũng được một phần như vậy là tôi vui rồi.
Nhắc đến anh Cát, không biết sao lần này anh đi lâu như vậy, hơn nửa tháng vẫn chưa quay về.
Tôi còn nghĩ anh Cát chuyến này chắc ăn tết ở Diễn Châu luôn rồi thì anh lại trở về nhà vào đêm hai mươi chín. Chỉ không gặp anh có một ít thời gian nhưng dường như anh trông gầy và đen hơn. Công việc ở Diễn Châu chắc nặng nhọc lắm! Tôi bỏ qua chuyện hôm trước anh bỏ tôi lại ở bến thuyền, hết tíu tít kêu Xuân Mai đi làm vài món cho anh lót dạ, rồi lại kêu Nhược Lan chuẩn bị nước ấm cho anh tắm rửa. Anh nhìn tôi ngại ngùng nói tiếng “Cảm ơn”.
*
* *
Ngày ba mươi cả nhà chúng tôi cùng nhau chuẩn bị mọi thứ cho năm mới. Chị cả hướng dẫn mấy cô hầu bày biện thức ăn lên bàn thờ để anh cả khấn vái tổ tiên. Anh cả cầm hương, miệng lẩm bẩm những điều đại loại cảm ơn tổ tiên phù hộ cho năm qua mọi việc suôn sẻ, gia đạo bình an, lại còn cưới vợ cho anh Cát – là tôi. Anh còn cầu xin cho năm nay mọi thứ vẫn tốt lành như thế, và cả chuyện tôi mau sinh con để nối dòng nối dõi họ Huỳnh.
Tôi với cương vị là con dâu mới cũng cấm nén hương lên bàn thờ cha mẹ. Trong đầu tôi thầm tưởng tượng ra dung mạo của cha mẹ lúc còn sống, có lẽ cũng sẽ có nét giống như anh cả, anh Cát và Nguyên phi. Chỉ tiếc là cha mẹ mất quá sớm, tôi không có duyên được hầu hạ cha mẹ ngày nào.
Đêm hôm đó nhà chúng tôi đãi khách, toàn là bạn làm ăn của anh cả. Mọi người nói cười rôm rả, tôi ngồi nghe cũng cảm thấy vui theo. Cho đến gần nửa đêm tiệc mới tàn, ai về nhà nấy.
Sáng mồng một tôi dậy thật sớm, cùng anh Cát chúc tết anh chị cả và nhận bao đỏ may mắn. Tất cả nô bộc trong phủ mọi năm chỉ nhận được từ ông chủ, năm nay còn được thêm phong bao của cậu mợ ba, ai nấy đều vui mừng.
Mồng hai, một ít tôi tớ luân phiên cùng nhau về quê, nhà tôi vì thế cũng vắng vẻ hẳn. Từng tốp người thay nhau đến, toàn là người làm tại các phân xưởng đến chúc mừng năm mới và biếu lễ lộc, vì thế không khí cũng không kém phần nhộn nhịp.
Sáng mùng ba, tất cả các cửa hiệu bán vải của nhà họ Huỳnh đồng loạt khai trương lại, giảm giá hai phần cho vải thứ phẩm, một phần cho vải nhất phẩm. Người dân trong vùng kéo đến, mỗi bà mỗi cô tay cầm mấy khúc đem về nhà. Tôi và anh Cát được giao hẳn một của hàng để trông coi, đứng tư vấn cho mấy dì mấy cô chọn được khúc vải ưng ý, tôi cũng lấy làm vui theo.
Đến chập tối, lúc vợ chồng tôi bước vào cửa thì thấy nhà cửa tối thui. Có lẽ anh chị cả chưa về nên mấy nô bộc cũng lười biếng chăng? Anh Cát khó chịu quát lên: “Người đâu hết rồi, sao không thấp đèn lên để nhà của tối tăm thế này.”
Ngay sau đó ánh đèn vụt sáng, chiếu rọi từng ngóc ngách của gian phòng được bày biện vô cùng bắt mắt. Trên vách dán chữ thọ to đùng, trên bàn thì đầy một măm thức ăn tôi thích cùng mấy đĩa bánh thọ. Vốn dĩ hôm nay bận bịu, tôi còn tưởng mọi người quên mất sanh thần của mình, không ngờ mọi người đều nhớ và âm thầm chuẩn bị. Tôi vui đến nổi rơi nước mắt, chạy đến ôm lấy anh chị cả. Ai nấy đều nhìn tôi bật cười.
Quà của chị cả là một hộp phấn của Đại Tống. Cha chị cả đi sứ sang đó đem về hai hộp, một hộp tặng vợ còn một hộp làm quà cho con gái, chị cả thương tôi nên tặng cho tôi. Anh cả thì cho tôi bằng khoán và giấy tờ của cửa hiệu mà tôi và anh Cát cùng trông coi sáng hôm nay. Tôi thấy quà lớn quá định không nhận nhưng anh cả một hai bắt tôi phải nhận, còn nói thấy tôi buồn vì ở nhà nhiều nên tặng tôi, tôi có thể đến đó phụ anh làm quản lí. Nhược Lan thì may cho tôi đôi tất, ngay cả Xuân Mai bình thường lãnh đạm cũng đích thân làm cho tôi chiếc túi thơm xinh xắn. Tôi nhìn mọi người cảm động, nước mắt lại liên tục trào ra.
Chỉ có anh Cát là ngồi im lìm. Tôi cũng không dám hỏi han gì anh ấy. Có thể hổm rày do quá bận rộn nên anh quên mất ngày sinh của tôi, cũng như tôi mém quên ngày sinh của chính mình đó thôi. Cho đến lúc tôi đi về phòng, anh gõ cửa, đưa cho tôi một cặp hoa tai cẩm thạch: “Tôi không biết hôm nay là sinh nhật cô nên không chuẩn bị quà kịp. Đây là tôi mua lúc đi đến Diễn Châu, hy vọng cô thích.”
Tôi dĩ nhiên là không thích cẩm thạch, nhưng tôi thích quà của anh. Đây là món quà đầu tiên anh tặng tôi với danh nghĩa vợ chồng. Đêm hôn đó tôi đeo luôn đôi hoa tai ấy để đi ngủ và cũng không có dự định tháo ra. Đáng lẽ mọi chuyện đến với tôi sẽ êm đẹp như thế, nếu như không có một ngày tôi phát hiện ra một sự thật mà anh chôn giấu, khiến bao nhiêu kỳ vọng trong tôi vỡ tan tành. Nhưng đó là một ngày xa lắm, còn lúc này đây, tôi hạnh phúc nằm trên giường, ôm gối mỉm cười chìm vào giấc ngủ. Thầm mơ mộng đến viễn cảnh vợ chồng hạnh phúc những tháng ngày tiếp theo.
Tôi vẫn chăm chỉ theo chị cả họ nấu ăn, tay nghề có chút khá hơn. Những lần đem bánh đến xưởng dệt, anh cả tấm tắc khen ngon, còn Cát không tỏ thái độ nhưng cũng hợp tác ăn hết những gì tôi làm. Chiếc giỏ tôi mang đến càng lúc càng nhẹ dần trên đường về.
Vẫn như thường lệ, tôi mang cơm trưa đến cho Cát. Hôm đó trời se se lạnh nhưng không hiểu sao đi có một đoạn ngắn từ nhà đến xưởng mà trán tôi ướt đẫm mồ hôi. Lúc tôi đến xưởng mọi người đã nghỉ trưa, chỉ có Cát là vẫn làm việc. Anh hết đi tới đi lui kiểm tra mấy khung dệt, từng sợi chỉ xem có phát sinh vấn đề gì không. Tôi ở trong bày biện thức ăn ra bàn, dặn Nhược Lan ra ngoài gọi Cát vào dùng. Anh vừa bước vào, trông thấy mồ hôi trên trán tôi liền quay qua trách cứ Nhược Lan: “Cô không chăm sóc cho mợ ba hay sao?”
Nhược Lan lung túng lấy khăn lau cho tôi. Không hiểu sao tôi thấy vui vui trong lòng, anh Cát hôm nay còn biết quan tâm cho đến tôi. Dù sự quan tâm ấy nhỏ tí tí, nhưng cũng đủ khiến tôi cười suốt buổi chiều hôm đó.
Tôi không ngần ngại kể lại mọi chuyện với chị cả. Chị nghe xong cũng mừng cho tôi. Vẻ mặt chị ấy không khác gì người mẹ hiền từ nghe con gái mình kể về ý trung nhân.
Ngày hôm sau tôi thấy sắp hết giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng) rồi mà Cát vẫn chưa đến xưởng dệt nên ngạc nhiên hỏi Xuân Mai: “Sao giờ này anh Cát vẫn chưa đi làm?”
Xuân Mai cũng ngạc nhiên nhìn tôi: “Hai hôm trước ông định đi đến Diễn Châu đàm phán, nhưng dạo này sức khỏe bà chủ không được tốt nên cậu ba nói sẽ đi thay ông. Cậu không nói lại việc này với mợ sao?”
Tôi nghe anh trở về Diễn Châu liền hồ hởi chạy đến phòng anh. Cửa không khép, tôi chạy ùa vào trong thì đúng lúc anh đang thay áo. Thấy vậy tôi ngượng ngùng quay ra cửa đứng chờ, một lúc sau đi ra, khó chịu nhìn tôi: “Sao vào phòng tôi không gõ cửa?”
Tôi bối rối xin lỗi: “Xin lỗi em quên mất. Nhưng em nghe Xuân Mai nói anh sắp đến Diễn Châu có đúng không? Sao anh không nói gì với em hết?”
Cát nhét thêm vài thứ linh tinh vô tai nải, chẳng buồn ngó ngàng đến tôi vẫn còn đang đứng ở cửa: “Nói với cô làm gì.”
Tôi mặc kệ anh đang nghĩ gì, một hai năn nỉ: “Anh cho em theo với. Em nhớ nhà quá, em về thăm nhà ít hôm có được không?”
“Tôi đi làm ăn, cô đi theo làm gì.”
“Em chỉ đi nhờ thuyền của anh thôi. Đến Diễn Châu em ghé nhà, thăm cha mẹ còn anh cứ lo việc làm ăn của anh đi, em tuyệt đối không làm phiền đâu.”
“Tùy cô.”
Cát vừa nói xong tôi như mở cờ trong bụng. Lần này tôi được về nhà thăm cha mẹ rồi. Tôi luống cuống nói với anh: “Em đi xin phép anh chị cả với xếp ít đồ, anh chờ em nhé!”
Nói rồi tôi ba chân bốn cẳng chạy áo đến phòng anh chị cả. Dạo gần đây anh cũng đi ra xưởng dệt trễ hơn một chút để ở bên chị cả nhiều hơn. Thấy tôi vào, anh cả ngạc nhiên: “Em làm gì mà lúc nào cũng gấp gáp vậy?”
Tôi ngay lập tức vào thẳng vấn đề: “Anh cả ơi em nghe nói anh Cát đi đến Diễn Châu, anh cho phép em về thăm nhà ít hôm có được không?”
Anh cả chau mày nhìn tôi: “Hôm trước anh có nói với Cát dắt em về Diễn Châu cùng rồi, sao hôm nay lại chạy đến hỏi anh?”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tôi nghe anh cả nói mà thấy giận Cát ghê gớm. Rõ ràng anh cả đã cho phép tôi cùng đi về Diễn Châu nhưng anh ấy lại chẳng nói với tôi lời nào. Nhưng chuyện đó đợi đến khi xuống thuyền tôi sẽ hỏi anh sau, còn trước mắt tôi phải về phòng soạn ít bộ quần áo để ảnh không phải chờ lâu.
Tôi gom đại hai ba bộ nhét vô tai nải rồi nhanh chóng chạy đến phòng Cát, chỉ thấy Xuân Mai đang quét dọn phòng: “Cậu đã ra bến thuyền trước rồi thưa mợ.”
Vậy là tôi cùng Nhược Lan hối hả chạy ra bến thuyền. Lúc đến được đến thuyền thì chiếc thuyền của nhà tôi cũng đã nhổ neo, chèo được một đoạn khá xa. Nhược Lan ra tận đầu cầu, hét to lên: “Này, đợi đã, mợ ba còn chưa lên mà. Sao các người lại đi như vậy.”
Chị ấy có hét khan cả cổ thì chiếc thuyền ấy cũng không quay lại. Tôi buông tay, tai nải rơi xuống đất, mắt dõi theo chiếc thuyền ấy nhỏ dần, nhỏ dần.
Nhược Lan tức đến rơi nước mắt: “Cậu sao lại quá đáng như vậy. Rõ ràng đã hứa cho cô theo mà lại không chờ. Tội cho cô quá.”
Tôi đưa tay vịn lên thành cầu, lần từng bước một đi vào bờ. Nhược Lan thấy vậy cũng nhặt lại tai nải rồi chạy theo tôi.
Lúc tôi lững lững về đến nhà chị cả vô cùng ngạc nhiên. Chị có hỏi tôi điều gì đó mà tôi nghe không rõ, thậm chí tôi cũng không nhớ mình có trả lời lại chị hay không?!
*
* *
Ngày hôm sau tôi dậy không nổi, trong người vừa nóng vừa lạnh. Nhược Lan đưa tay sờ trán tôi rồi phán một câu xanh rờn: “Cô hai bị sốt rồi.”
Có lẽ do mấy hôm trước tôi đã mang sẵn mầm bệnh, lại gặp hôm qua chạy bộ ra bến cảng một quãng xa nên hôm nay phát bệnh. Thầy thuốc đến, bắt mạch cho tôi xong rồi kêu Nhược Lan đi theo hốt thuốc về. Thuốc sắc ra đen lòm đắng nghét, tôi vừa hớp một ngụm đã phun ra phèo phèo.
“Cô à, không uống thuốc thì làm sao khỏi bệnh.” Nhược Lan bên cạnh, trăm phương ngàn kế tìm lời dụ dỗ tôi. Thật chất là thuốc đó rất khó nuốt, nhưng dưới lời dụ dỗ của Nhược Lan cuối cùng tôi cũng uống. Vài chén thuốc sau đó tôi cũng uống cạn, nhưng lần nào cũng ăn thêm một viên mứt gừng.
Thuốc thì vẫn uống đều đặn nhưng không hiểu sao bệnh của tôi kéo dài đến không ngờ. Tôi nằm trên giường gần nửa tháng trời, đến khi bước chân ra khỏi cổng thì trời đã gần vào xuân. Cái lạnh se thắt của mùa đông vẫn chưa bớt chút nào nhưng cũng không làm lộc non trên cành sợ hãi. Mấy cành hoa đào bắt đầu e ấp nhụy, đường xá có vẻ đông đúc ồn ào hơn. Cách nhà tôi ở trước nay nào có ai buôn bán gì, nay tự dưng thím chín bày mâm bán mứt, chú hai bên kia thì treo mấy dây thịt khô mời gọi người qua đường. Tôi vỗ trán thầm trách mình hồ đồ, còn tầm mười ngày nữa là đến Tết nguyên đán rồi.
Tôi vội vã quay vào nhà, chạy ra sau bếp tìm chị cả: “Chị ơi gần tết rồi, sao nhà mình chưa chuẩn bị gì hết vậy?”
Chị đang canh lửa cho nồi chè, phì cười với tôi: “Chuẩn bị gì cơ? Lúc em còn nằm bệnh là chị đã chuẩn bị xong hết rồi.”
Tôi phụng phịu: “Nếu vậy sao chị không gọi em phụ. Em nằm trên giường chẳng biết gì cả.”
Chị cả nhún vai: “Em bệnh nặng như vậy làm sao chị nở bắt em làm gì. Với lại nhà mình đâu thiếu người làm, em không cần thiết phải đụng tay vô những chuyện như vậy.”
Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn còn luyến tiếc lắm…năm đầu tiên tôi ăn tết ở Hải Đông nhưng lại không được ra chợ chọn từng miếng thịt, cọng rau, không được chính tay thắng đường làm mứt. Lúc ở Diễn Châu có khi nào tôi quan tâm đến những chuyện này, không hiểu sao khi đến đây lại đâm ra siêng năng hơn hẳn.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Chị cả thấy tôi không cam tâm nên hứa sẽ đưa tôi cùng đi chợ, mua bánh trái, thịt heo về để nấu ăn, đưa ông táo về trời ngày hai mươi ba tháng Chạp. Tôi nghe mà thấy trong người như lấy lại sức sống, khỏe còn hơn lúc chưa bị bệnh nữa cơ.
Hôm hai mươi hai tôi đi chợ cùng với chị cả. Chị tận tình hướng dẫn tôi chọn thịt heo sao cho tươi, chọn rau sao cho ngon, chọn những món nào ăn vào sẽ tốt cho sức khỏe. Nhìn chị cả thuần thục như vậy, tôi bỗng nhớ đến việc trước kia chị đường đường là thiên kim tiểu thư con của Hàn lâm học sỹ, nay lại chẳng khác nào một người phụ nữ thôn quê hết lòng vì chồng. Không biết điều gì khiến chị hy sinh và thay đổi nhiều như thế? Đó có phải chăng là “Tình yêu”?
Vẫn là một điều khiến mọi chuyện chưa hoàn hảo, chính là thêm một năm nữa làm dâu họ Huỳnh mà chị cả vẫn chưa sinh con. Tôi thấy chị nhiều lần cầm thúng vải ra đan đan móc nào là bao tay bao chân và nón em bé. Nhưng có lẽ ông trời quá ganh tị với chị nên vẫn chưa chịu cho chị một đứa con hủ hỉ. May sao tôi thấy anh cả không vì điều ấy mà đâm ra chán chường hay có thái độ lạnh nhạt với chị. Nhìn anh cả, tôi thầm ước mong anh Cát cũng được một phần như vậy là tôi vui rồi.
Nhắc đến anh Cát, không biết sao lần này anh đi lâu như vậy, hơn nửa tháng vẫn chưa quay về.
Tôi còn nghĩ anh Cát chuyến này chắc ăn tết ở Diễn Châu luôn rồi thì anh lại trở về nhà vào đêm hai mươi chín. Chỉ không gặp anh có một ít thời gian nhưng dường như anh trông gầy và đen hơn. Công việc ở Diễn Châu chắc nặng nhọc lắm! Tôi bỏ qua chuyện hôm trước anh bỏ tôi lại ở bến thuyền, hết tíu tít kêu Xuân Mai đi làm vài món cho anh lót dạ, rồi lại kêu Nhược Lan chuẩn bị nước ấm cho anh tắm rửa. Anh nhìn tôi ngại ngùng nói tiếng “Cảm ơn”.
*
* *
Ngày ba mươi cả nhà chúng tôi cùng nhau chuẩn bị mọi thứ cho năm mới. Chị cả hướng dẫn mấy cô hầu bày biện thức ăn lên bàn thờ để anh cả khấn vái tổ tiên. Anh cả cầm hương, miệng lẩm bẩm những điều đại loại cảm ơn tổ tiên phù hộ cho năm qua mọi việc suôn sẻ, gia đạo bình an, lại còn cưới vợ cho anh Cát – là tôi. Anh còn cầu xin cho năm nay mọi thứ vẫn tốt lành như thế, và cả chuyện tôi mau sinh con để nối dòng nối dõi họ Huỳnh.
Tôi với cương vị là con dâu mới cũng cấm nén hương lên bàn thờ cha mẹ. Trong đầu tôi thầm tưởng tượng ra dung mạo của cha mẹ lúc còn sống, có lẽ cũng sẽ có nét giống như anh cả, anh Cát và Nguyên phi. Chỉ tiếc là cha mẹ mất quá sớm, tôi không có duyên được hầu hạ cha mẹ ngày nào.
Đêm hôm đó nhà chúng tôi đãi khách, toàn là bạn làm ăn của anh cả. Mọi người nói cười rôm rả, tôi ngồi nghe cũng cảm thấy vui theo. Cho đến gần nửa đêm tiệc mới tàn, ai về nhà nấy.
Sáng mồng một tôi dậy thật sớm, cùng anh Cát chúc tết anh chị cả và nhận bao đỏ may mắn. Tất cả nô bộc trong phủ mọi năm chỉ nhận được từ ông chủ, năm nay còn được thêm phong bao của cậu mợ ba, ai nấy đều vui mừng.
Mồng hai, một ít tôi tớ luân phiên cùng nhau về quê, nhà tôi vì thế cũng vắng vẻ hẳn. Từng tốp người thay nhau đến, toàn là người làm tại các phân xưởng đến chúc mừng năm mới và biếu lễ lộc, vì thế không khí cũng không kém phần nhộn nhịp.
Sáng mùng ba, tất cả các cửa hiệu bán vải của nhà họ Huỳnh đồng loạt khai trương lại, giảm giá hai phần cho vải thứ phẩm, một phần cho vải nhất phẩm. Người dân trong vùng kéo đến, mỗi bà mỗi cô tay cầm mấy khúc đem về nhà. Tôi và anh Cát được giao hẳn một của hàng để trông coi, đứng tư vấn cho mấy dì mấy cô chọn được khúc vải ưng ý, tôi cũng lấy làm vui theo.
Đến chập tối, lúc vợ chồng tôi bước vào cửa thì thấy nhà cửa tối thui. Có lẽ anh chị cả chưa về nên mấy nô bộc cũng lười biếng chăng? Anh Cát khó chịu quát lên: “Người đâu hết rồi, sao không thấp đèn lên để nhà của tối tăm thế này.”
Ngay sau đó ánh đèn vụt sáng, chiếu rọi từng ngóc ngách của gian phòng được bày biện vô cùng bắt mắt. Trên vách dán chữ thọ to đùng, trên bàn thì đầy một măm thức ăn tôi thích cùng mấy đĩa bánh thọ. Vốn dĩ hôm nay bận bịu, tôi còn tưởng mọi người quên mất sanh thần của mình, không ngờ mọi người đều nhớ và âm thầm chuẩn bị. Tôi vui đến nổi rơi nước mắt, chạy đến ôm lấy anh chị cả. Ai nấy đều nhìn tôi bật cười.
Quà của chị cả là một hộp phấn của Đại Tống. Cha chị cả đi sứ sang đó đem về hai hộp, một hộp tặng vợ còn một hộp làm quà cho con gái, chị cả thương tôi nên tặng cho tôi. Anh cả thì cho tôi bằng khoán và giấy tờ của cửa hiệu mà tôi và anh Cát cùng trông coi sáng hôm nay. Tôi thấy quà lớn quá định không nhận nhưng anh cả một hai bắt tôi phải nhận, còn nói thấy tôi buồn vì ở nhà nhiều nên tặng tôi, tôi có thể đến đó phụ anh làm quản lí. Nhược Lan thì may cho tôi đôi tất, ngay cả Xuân Mai bình thường lãnh đạm cũng đích thân làm cho tôi chiếc túi thơm xinh xắn. Tôi nhìn mọi người cảm động, nước mắt lại liên tục trào ra.
Chỉ có anh Cát là ngồi im lìm. Tôi cũng không dám hỏi han gì anh ấy. Có thể hổm rày do quá bận rộn nên anh quên mất ngày sinh của tôi, cũng như tôi mém quên ngày sinh của chính mình đó thôi. Cho đến lúc tôi đi về phòng, anh gõ cửa, đưa cho tôi một cặp hoa tai cẩm thạch: “Tôi không biết hôm nay là sinh nhật cô nên không chuẩn bị quà kịp. Đây là tôi mua lúc đi đến Diễn Châu, hy vọng cô thích.”
Tôi dĩ nhiên là không thích cẩm thạch, nhưng tôi thích quà của anh. Đây là món quà đầu tiên anh tặng tôi với danh nghĩa vợ chồng. Đêm hôn đó tôi đeo luôn đôi hoa tai ấy để đi ngủ và cũng không có dự định tháo ra. Đáng lẽ mọi chuyện đến với tôi sẽ êm đẹp như thế, nếu như không có một ngày tôi phát hiện ra một sự thật mà anh chôn giấu, khiến bao nhiêu kỳ vọng trong tôi vỡ tan tành. Nhưng đó là một ngày xa lắm, còn lúc này đây, tôi hạnh phúc nằm trên giường, ôm gối mỉm cười chìm vào giấc ngủ. Thầm mơ mộng đến viễn cảnh vợ chồng hạnh phúc những tháng ngày tiếp theo.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro