Trọng Sinh Lấy Lòng Phu Quân Thái Tử
Chương 2
Bồng Lai Khách
2024-07-13 01:08:23
Trấn Phúc Lộc nơi nàng đang sinh sống là một trấn nhỏ nằm ở biên giới, được thành lập trong quá trình xây dựng dịch xá. Ban ngày đứng ở đầu trấn cũng có thể nhìn thấy đến điểm cuối. Vùng đất nhỏ bé này chỉ mới được sát nhập cách đây không lâu, cách xa quận Hà Tây, nếu khoái mã ra sức phi nhanh cũng mất tới mấy ngày đi đường. Những năm đầu trong trấn chỉ có vài tốp binh lính ở các trạm báo động, trấn thủ vùng ranh giới và đốt lửa phát tín hiệu, đến khi dịch xá hoàn thành xong thì nhanh chóng trở nên đông đúc. Ban ngày trên đường người ngựa nối liền nhau không dứt, cũng không thiếu thương lái dị vực, nếu thời tiết thuận lợi, thậm chí còn có thể tổ chức chợ phiên, hết sức náo nhiệt.
Khoảng cách từ Dương gia đến dịch xá cùng lắm chỉ bằng một mũi tên bắn, đi vài bước đã đến nơi. Có những đêm khó ngủ, Bồ Châu thậm chí còn có thể nghe rõ những thanh âm ồn ào khi đoàn nhân mã tiến vào dịch xá. Mỗi lúc như thế, nàng đều không kìm lòng được mà nghĩ tới phụ thân.
Không giống sự kính sợ đặc biệt đối với tổ phụ, Bồ Châu vừa nghĩ tới phụ thân, trong lòng liền tràn ngập cảm giác vừa ấm áp vừa chua xót.
Phụ thân có một đôi mắt sáng, là nam tử anh tuấn nhất, nho nhã nhất, cũng ôn hòa nhất. Người hoàn toàn có thể giống những đệ tử thế gia vọng tộc khác, dựa vào ân ấm tổ phụ tại kinh thành mà đoạt lấy chức quan thanh nhàn. Nhưng ở tuổi mười tám, người rời khỏi Ngọc Môn quan, đi về phía tây, bắt đầu hành trình làm quan ngắn ngủi nhưng vẻ vang. Người băng qua những vùng tử địa, đến thành Ngân Nguyệt, bái kiến vị đại trưởng công chúa Kim Hi từng gả xa đến Tây Địch, thay mặt Thái hoàng thái hậu Khương thị, mẫu thân công chúa mang theo quốc lễ và những lời dặn dò riêng đối với nàng. Người du thuyết [1] đến nhiều nơi, hóa giải hiềm khích, một lần nữa làm thông suốt những con đường thương đạo bị cắt đứt. Khi bờ tây và bờ đông không còn bị ngăn trở, sứ thần đến từ những đất nước khác nhau nối đuôi nhau không dứt đến triều bái, cống nạp, người lại được bắt gặp đang dẫn binh tiến tới vùng loạn lạc, không sợ hiểm nguy, thong dong điều binh, bình định phản loạn, danh chấn Tây Vực.
[1] du thuyết: du thuyết (Thời xưa gọi chính khách đi thuyết khách là du thuyết, đi đến các nước, dựa vào tài ăn nói của mình thuyết phục vua các nước áp dụng chủ trương của mình) (Nguồn: hvdic.thivien.net)
Đến tận bây giờ, trên con đường đi về phía tây vẫn có thể bắt gặp rất nhiều lão binh, từng người một vẫn còn nhớ rõ phong thái cưỡi ngựa ngang qua của vị sứ quan năm ấy.
Khi Bồ Châu còn nhỏ, niềm hân hoan lớn nhất của nàng là được phụ thân ôm lên đặt trên đầu gối. Người dạy nàng ngôn ngữ phiên bang, vừa chỉ lên địa đồ vừa kể về những gì người được thấy trên đường đi sứ Tây Vực.
Bồ Châu đến nay vẫn còn nhớ lần cuối cùng đi sứ của phụ thân. Đêm trước khi lên đường, người chỉ vào nơi có tên là Ngân Nguyệt thành ở phía tây, thủ thỉ với nàng rằng cha lại muốn đến đó, chẳng mấy chốc sẽ về.
Nhưng phụ thân lừa nàng, lần này vừa đi liền không thể trở lại. Trên đường hồi kinh, người bị quân Âm Ly là một nước phụ thuộc Đông Địch tập kích. Đoàn tùy tùng chỉ có hơn mười người bị vây khốn, bất hạnh lâm nạn, lúc qua đời có người tuổi còn chưa quá hai mươi.
Năm đó Bồ Châu mới bảy tuổi. Mẫu thân nàng là người yếu đuối, bất ngờ nghe tin dữ, vì quá thương tâm nên không lâu sau đó cũng liền đổ bệnh.
Nghe nói, di thể của phụ thân bị kẻ địch truyền tay nhau khoe khoang như một thứ chiến lợi phẩm. Cuối cùng, một người Trung Nguyên từng bị bắt và đầu hàng quân Đông Địch trước đây cảm thấy không đành lòng, thừa dịp đêm đến bèn trộm mang đi, lén lút chôn cất ở nơi hoang dã.
Có lẽ từ ngày tiếp nhận tiết trượng[2] trở về sau, người liền biết lần này một đi không trở lại.
Nhưng người không chùn bước, lập tức lên đường.
[2] tiết trượng: đại diện cho thân phận hoàng đế, bất kỳ sứ thần nào cầm tiết trượng đều đại diện cho sự hiện diện của hoàng đế và quốc gia.
Đưa hài cốt của phụ thân trở về từ đất khách quê người, dẫn hồn người trở về nơi cố thổ, an táng cùng huyệt với mẫu thân là tâm nguyện lớn nhất cuộc đời Bồ Châu.
Thế nhưng kiếp trước, kể cả khi đã trở thành hoàng hậu, nguyện vọng này vẫn chưa thể thực hiện được.
Âm Ly là nước lệ thuộc vào Đông Địch nên không thể đánh hạ vào thời điểm đó. Kể cả trượng phụ của nàng, hoàng đế Trung Nguyên cũng lực bất tòng tâm.
Cuối cùng Âm Ly đại bại, trong triều đại loạn, còn chưa kịp làm gì, chính mình lại mất mạng trước.
Bồ Châu ngẩng đầu, hướng mắt nhìn về phía kinh thành, dường như nàng mơ hồ nhìn thấy phụ thân dẫn đầu sứ đoàn, cưỡi ngựa đón gió dưới ánh nắng sớm mai. Người đội trụy quan, tay áo bồng bềnh, tay cầm tiết trượng, trượng đỉnh ly[3] theo gió đong đưa.
[3] đoạn này mình không chắc lắm, đoán là chuỗi tua rua gắn ở đuôi trượng.
Ngày ấy, tiểu trấn Phúc Lộc không hề tồn tại trên con đường đi về phía tây nhưng dấu chân của người chắc chắn đã từng đặt lên con đường mà nàng đang bước đi này.
Lòng nàng chợt thấy ấm áp. Vùng đất lạnh lẽo đã giam cầm nàng trong tám không còn khiến nàng cảm thấy chán ghét nhiều như trước.
Nàng lại nhìn dịch xá trước mắt.
Khi trời tối, chiếc đèn lồng đỏ khổng lồ được treo cao trước cửa khu dịch xá ở trung tâm trấn Phúc Lộc là nguồn sáng duy nhất, dễ nhận thấy nhất, cũng là thứ ánh sáng giúp người ta dễ dàng xác định phương hướng.
Trong bóng đêm tờ mờ sáng, nàng bước nhanh hơn về phía chấm đỏ phía trước kia.
Dịch xá được xây vuông vức, ngang một trăm bước, dài ba trăm bước, trước là đại môn, sau là chuồng ngựa, trừ khu nghị sự ở trung tâm, bên ngoài là vọng lâu tháp canh, tường cao viện sâu, chỉ cần đóng kín cửa liền biến thành một pháo đài kiên cố.
Vào giờ này, bên trong dịch xá đèn đuốc sáng trưng. Hôm qua có một đội nhân mã từ kinh thành về hướng Ngọc Môn, dẫn đoàn là quan viên Hồng Lư tự (*). Sáng nay mới giờ Thìn liền muốn tiếp tục khởi hành đi về phía tây. Chính vì đoàn người đông đảo, trên dưới mấy chục người, lại thêm ngựa cưỡi và chở hàng nên người làm ở dịch xá đã chuẩn bị bận rộn từ canh tư.
(*) Hồng Lư tự hay Hồng lô tự (鴻臚寺, Court of State Ceremonial) - phụ trách việc thể thức lễ nghi trong các bữa yến tiệc dành cho những sứ đoàn từ các triều hoặc nước khác đến. Ngoài ra, Hồng lô tự còn phụ trách việc xướng danh các vị tân khoa tiến sĩ đậu kỳ thi Đình. Hồng lô tự gồm có 2 thự (quan nha) là:
- Điển khách thự (典客署, Office of Receptions) - cơ quan phụ trách việc tiếp đón và lo cho các sứ đoàn đến từ các nước.
- Ti nghi thự (司儀署, Office of Ceremonials) - cơ quan phụ trách việc an táng dành cho các vị đại thần trong triều đình.
Trước cửa, một lão giả khoảng chừng năm mươi tuổi đang vội vã hướng dẫn từng người một đem lương thực và lương thảo cho ngựa chất đầy lên xe. Vừa đếm vừa ghi vào sổ: "Hai mươi túi đậu đen, năm mươi đấu hạt kê..."
Dịch tốt vừa vội vàng mang thức ăn cho ngựa, vừa không nhịn được cảm thán:
"Thừa quan, [4] bọn họ làm gì vậy? Thức ăn cho ngựa thậm chí còn tốt hơn thức ăn cho người!"
[4] thừa quan: chức quan giúp việc (chữ thừa nghĩa là giúp việc, tương tự thừa trong thừa tướng là quan giúp việc cho vua)
Lão giả hừ một tiếng: "Liên quan gì tới ngươi? Mau mau làm việc, đừng đứng ì ra đó!"
Dịch tốt rụt cổ lại, dù trong lòng hiếu kỳ muốn chết nhưng cũng không dám hỏi nữa.
Đối với chuyện này, Bồ Châu vẫn còn có chút ấn tượng. Nếu như những ký ức về kiếp trước là thật, thì những quan viên của Hồng Lư tự không quản đường xa từ phía tây Ngọc môn đến thành Ngân Nguyệt là để nghênh đón tiểu vương tử Tây Địch do đại trưởng công chúa Kim Hi sở sinh. Năm nay là đại thọ của thái hoàng thái hậu Khương thị. Đại trưởng công chúa gả xa nhiều năm không thể tự trở về, bèn cử tiểu vương tử đi thay, bày tỏ lòng hiếu thuận.
Bồ Châu dừng bước, kêu một tiếng Hứa công. Chú chó đi theo nàng cũng sủa hai tiếng gâu gâu phụ họa, lão giả lúc này mới giật mình qua lại, tạm gác công việc đang bận bịu, nhìn nàng đi tới.
Lão giả này tên Hứa Sung, là dịch quan ở đây, trông coi mấy chục người. Tuy chỉ là tiểu lại, nhưng ở trấn Phúc Lộc ai gặp hắn cũng tôn kính gọi một tiếng Hứa công.
"Công" danh xưng mà dân thường dành để cung kính gọi đối với quan viên hoặc thế gia vọng tộc. Hứa Sung cũng đã quen với cách gọi đó, nhưng biết rõ thân thế nàng. Bồ gia thân mang trọng tội nhưng danh tiếng vẫn còn đó. Hắn không dám khinh thường, khoát tay cười nói: "Đừng đừng, sao ta dám để tiểu nữ quân gọi ta là Hứa công. Tiểu nữ quân đến tìm nhũ mẫu của người đúng không? Bên ngoài lạnh lắm, người mau vào đi, chớ để bị cảm lạnh!"
Bồ Châu cảm ơn hắn, vỗ vỗ chú chó để nó tự quay về rồi đi vào.
Nàng đã quen thuộc với nơi này, sau khi vào đại môn, không đi chính đường mà đi lối phụ, xuyên qua tiền sảnh rồi nhanh chóng đến nhà bếp ở vách đông phía sau.
Muốn chuẩn bị lương khô đủ dùng chí ít mấy ngày cho mấy chục người, nhân công trong nhà bếp lại không nhiều nên ai nấy đều tất bật.
Cửa sổ trên tường phòng bếp lộ ra ánh sáng mờ ảo, bên trong có bóng người đi qua đi lại, cửa hé mở, mùi thức ăn thoang thoảng tỏa ra.
Đây là dịch xá lớn nhất trên đường từ Ngọc môn đi về phía tây. Ven đường dù cũng có vài dịch điểm, nhưng đều rất nhỏ, các loại món ăn cũng đơn điệu, thực tế không bằng nơi đây. Vậy nên, bình thường các sứ đoàn khi đi về phía tây thường chọn nơi này để bổ sung càng nhiều lương khô càng tốt.
Bồ Châu đi đến cửa bếp. Trương bà là đầu bếp, đang cùng một phụ nhân khác xắn tay tay áo gấp rút làm món bánh hấp, nhưng không thấy bóng dáng A Cúc đâu. Chum nước nằm ở góc tường vẫn còn mấy vệt nước đọng, lại không thấy thùng nước và đòn gánh, đoán chắc bà đang đi lấy nước.
Ngày xưa ở dịch thừa cũng có một cái giếng, nghe kể năm ngoái thời tiết khô hạn, nước trong giếng cạn dần, sau này khi mưa xuống nước đầy lên lại bị đất cát vấy bẩn. Lọc sạch rồi cũng chỉ dám dùng để giặt giũ, còn nước dùng cho nhà bếp phải gánh về từ giếng chung đầu trấn cách đây khoảng một dặm.
A Cúc bị câm lại chăm chỉ, đương nhiên được giao việc này.
Bồ Châu không muốn làm phiền người bên trong bèn theo lối cửa sau rời khỏi dịch xá, vừa định đi đến giếng (ở đầu trấn), vừa ngẩng đầu lên đã bắt gặp một bóng người gầy gò đang gánh nước từ phía đối diện đi tới. Lưng bà hơi khom xuống bởi sức nặng của chiếc quang gánh trên vai, đầu cúi xuống, bước đi thật nhanh về phía này.
"A mỗ!"
Bồ Châu kêu lên, vội vàng chạy tới, đến gần mới phát hiện trời lạnh như vậy nhưng trán bà thấm ướt mồ hôi, gánh đi gánh về thực sự rất nặng nhọc. Ánh mắt nàng nhìn chằm chằm vào bờ vai bị đòn gánh ép cong, trong đầu bỗng hiện ra ấn tượng về kiếp trước. Nghĩ đến A Cúc sẽ sớm rời khỏi mình mà đi, hốc mắt nhịn không được nóng lên.
Nàng tự biết mình cũng không thể gánh nổi hai gánh, nặng ước chừng cũng phải bảy tám chục cân, nhiều khi cố quá có khi còn khiến thùng nước bị lật úp. Nàng nói: "A mỗ, người nghỉ một lát đã, chúng ta thay phiên gánh từng chút một được không?"
A Cúc đặt quang gánh xuống, vừa lắc đầu vừa chỉ chỉ trán nàng.
Bồ Châu ở với bà từ nhỏ đến lớn, không cần lời nói, thậm chí nhiều khi không cần bất kỳ động tác gì, chỉ cần nhìn ánh mắt cũng đoán ra được ý nghĩ.
Bà nói nàng vừa mới khỏi bệnh, không thể để nàng làm thay.
May mắn trời còn tối. Bồ Châu khụt khịt mũi, ép xuống luồng hơi nóng sắp sửa trào khỏi mắt.
"A mỗ, con khỏe rồi mà."
Mới chống chế một câu, A Cúc đã lộ vẻ tức giận, nhìn nàng đăm đăm.
Nửa tháng trước nàng ốm sốt mê man không tỉnh, bà ngày đêm không ngủ, chỉ yên lặng ôm nàng rơi nước mắt. Sau khi nàng bình phục chỉ yêu cầu nàng ở trong tầm mắt, không được phép động chân động tay.
Sắc mặt A Cúc dịu đi, lại liếc nhìn về phía Dương gia.
Bồ Châu hiểu ngay.
Bà đang hỏi nàng sao lại tới đây. Nàng chỉ vào chiếc áo khoác đang mặc trên người, lộ ra nụ cười ngọt ngào, nhào đến lấy lòng: "A mỗ, con ngủ đẫy giấc rồi, dù sao cũng không ngủ tiếp được, liền mang áo của a mỗ tới đây. Từ nay về sau a mỗ tự mặc đi nha, không cần để lại đâu. Con không hề thấy lạnh!"
A Cúc ngắm nhìn tiểu nữ quân trước mặt.
Như để chứng minh mình không thấy lạnh, nàng nói xong liền ưỡn ngực muốn cởi áo ra cho mình xem.
Rét biên thùy cắt da cắt thịt, gió cát sắc như dao, tiểu nữ quân của bà năm đó có thể khóc đến đỏ mắt chỉ vì sơ ý ngã đập gối xuống đất. Trong bộ quần áo mùa đông dày nặng, nàng như thảm cỏ xanh kiên cường, bám rễ giữa khe hở của vách đá, đón nắng ấm và sương mai, chậm rãi trưởng thành.
Thân hình mềm mại uyển chuyển như cành trúc, dù còn chưa hoàn toàn nẩy nở nhưng mắt ngọc mày ngài, mỗi khi cười liền thấy lúm đồng tiền thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng tự bọc mình trong chiếc áo khoác dày quá khổ hệt như con tằm bị mắc kẹt trong chiếc kén vẫn đang loay hoay, để lộ ra khuôn mặt nhỏ nhắn với đôi mắt tròn xoe, dáng vẻ vừa buồn cười vừa đáng yêu.
Đây chính là tiểu nữ quân của bà, vừa xinh đẹp vừa thông minh, ngây thơ thuần khiết, khổ sở đến mấy vẫn luôn mỉm cười, chưa từng nửa phần khinh thị mà xem bà như người nhà để đối đãi.
Trước đây, bà cũng chỉ là một người đáng thương bị nhà chồng bán đi trong những năm đói hoành hành, ti tiện như bùn, còn chẳng đáng giá bằng gà lợn. May thay gặp được nữ chủ nhân, lúc đó mới được sống như một con người.
Chỉ cần tiểu nữ quân khỏe mạnh thì đó là may mắn lớn nhất trong quãng đời còn lại của bà.
Khoảng cách từ Dương gia đến dịch xá cùng lắm chỉ bằng một mũi tên bắn, đi vài bước đã đến nơi. Có những đêm khó ngủ, Bồ Châu thậm chí còn có thể nghe rõ những thanh âm ồn ào khi đoàn nhân mã tiến vào dịch xá. Mỗi lúc như thế, nàng đều không kìm lòng được mà nghĩ tới phụ thân.
Không giống sự kính sợ đặc biệt đối với tổ phụ, Bồ Châu vừa nghĩ tới phụ thân, trong lòng liền tràn ngập cảm giác vừa ấm áp vừa chua xót.
Phụ thân có một đôi mắt sáng, là nam tử anh tuấn nhất, nho nhã nhất, cũng ôn hòa nhất. Người hoàn toàn có thể giống những đệ tử thế gia vọng tộc khác, dựa vào ân ấm tổ phụ tại kinh thành mà đoạt lấy chức quan thanh nhàn. Nhưng ở tuổi mười tám, người rời khỏi Ngọc Môn quan, đi về phía tây, bắt đầu hành trình làm quan ngắn ngủi nhưng vẻ vang. Người băng qua những vùng tử địa, đến thành Ngân Nguyệt, bái kiến vị đại trưởng công chúa Kim Hi từng gả xa đến Tây Địch, thay mặt Thái hoàng thái hậu Khương thị, mẫu thân công chúa mang theo quốc lễ và những lời dặn dò riêng đối với nàng. Người du thuyết [1] đến nhiều nơi, hóa giải hiềm khích, một lần nữa làm thông suốt những con đường thương đạo bị cắt đứt. Khi bờ tây và bờ đông không còn bị ngăn trở, sứ thần đến từ những đất nước khác nhau nối đuôi nhau không dứt đến triều bái, cống nạp, người lại được bắt gặp đang dẫn binh tiến tới vùng loạn lạc, không sợ hiểm nguy, thong dong điều binh, bình định phản loạn, danh chấn Tây Vực.
[1] du thuyết: du thuyết (Thời xưa gọi chính khách đi thuyết khách là du thuyết, đi đến các nước, dựa vào tài ăn nói của mình thuyết phục vua các nước áp dụng chủ trương của mình) (Nguồn: hvdic.thivien.net)
Đến tận bây giờ, trên con đường đi về phía tây vẫn có thể bắt gặp rất nhiều lão binh, từng người một vẫn còn nhớ rõ phong thái cưỡi ngựa ngang qua của vị sứ quan năm ấy.
Khi Bồ Châu còn nhỏ, niềm hân hoan lớn nhất của nàng là được phụ thân ôm lên đặt trên đầu gối. Người dạy nàng ngôn ngữ phiên bang, vừa chỉ lên địa đồ vừa kể về những gì người được thấy trên đường đi sứ Tây Vực.
Bồ Châu đến nay vẫn còn nhớ lần cuối cùng đi sứ của phụ thân. Đêm trước khi lên đường, người chỉ vào nơi có tên là Ngân Nguyệt thành ở phía tây, thủ thỉ với nàng rằng cha lại muốn đến đó, chẳng mấy chốc sẽ về.
Nhưng phụ thân lừa nàng, lần này vừa đi liền không thể trở lại. Trên đường hồi kinh, người bị quân Âm Ly là một nước phụ thuộc Đông Địch tập kích. Đoàn tùy tùng chỉ có hơn mười người bị vây khốn, bất hạnh lâm nạn, lúc qua đời có người tuổi còn chưa quá hai mươi.
Năm đó Bồ Châu mới bảy tuổi. Mẫu thân nàng là người yếu đuối, bất ngờ nghe tin dữ, vì quá thương tâm nên không lâu sau đó cũng liền đổ bệnh.
Nghe nói, di thể của phụ thân bị kẻ địch truyền tay nhau khoe khoang như một thứ chiến lợi phẩm. Cuối cùng, một người Trung Nguyên từng bị bắt và đầu hàng quân Đông Địch trước đây cảm thấy không đành lòng, thừa dịp đêm đến bèn trộm mang đi, lén lút chôn cất ở nơi hoang dã.
Có lẽ từ ngày tiếp nhận tiết trượng[2] trở về sau, người liền biết lần này một đi không trở lại.
Nhưng người không chùn bước, lập tức lên đường.
[2] tiết trượng: đại diện cho thân phận hoàng đế, bất kỳ sứ thần nào cầm tiết trượng đều đại diện cho sự hiện diện của hoàng đế và quốc gia.
Đưa hài cốt của phụ thân trở về từ đất khách quê người, dẫn hồn người trở về nơi cố thổ, an táng cùng huyệt với mẫu thân là tâm nguyện lớn nhất cuộc đời Bồ Châu.
Thế nhưng kiếp trước, kể cả khi đã trở thành hoàng hậu, nguyện vọng này vẫn chưa thể thực hiện được.
Âm Ly là nước lệ thuộc vào Đông Địch nên không thể đánh hạ vào thời điểm đó. Kể cả trượng phụ của nàng, hoàng đế Trung Nguyên cũng lực bất tòng tâm.
Cuối cùng Âm Ly đại bại, trong triều đại loạn, còn chưa kịp làm gì, chính mình lại mất mạng trước.
Bồ Châu ngẩng đầu, hướng mắt nhìn về phía kinh thành, dường như nàng mơ hồ nhìn thấy phụ thân dẫn đầu sứ đoàn, cưỡi ngựa đón gió dưới ánh nắng sớm mai. Người đội trụy quan, tay áo bồng bềnh, tay cầm tiết trượng, trượng đỉnh ly[3] theo gió đong đưa.
[3] đoạn này mình không chắc lắm, đoán là chuỗi tua rua gắn ở đuôi trượng.
Ngày ấy, tiểu trấn Phúc Lộc không hề tồn tại trên con đường đi về phía tây nhưng dấu chân của người chắc chắn đã từng đặt lên con đường mà nàng đang bước đi này.
Lòng nàng chợt thấy ấm áp. Vùng đất lạnh lẽo đã giam cầm nàng trong tám không còn khiến nàng cảm thấy chán ghét nhiều như trước.
Nàng lại nhìn dịch xá trước mắt.
Khi trời tối, chiếc đèn lồng đỏ khổng lồ được treo cao trước cửa khu dịch xá ở trung tâm trấn Phúc Lộc là nguồn sáng duy nhất, dễ nhận thấy nhất, cũng là thứ ánh sáng giúp người ta dễ dàng xác định phương hướng.
Trong bóng đêm tờ mờ sáng, nàng bước nhanh hơn về phía chấm đỏ phía trước kia.
Dịch xá được xây vuông vức, ngang một trăm bước, dài ba trăm bước, trước là đại môn, sau là chuồng ngựa, trừ khu nghị sự ở trung tâm, bên ngoài là vọng lâu tháp canh, tường cao viện sâu, chỉ cần đóng kín cửa liền biến thành một pháo đài kiên cố.
Vào giờ này, bên trong dịch xá đèn đuốc sáng trưng. Hôm qua có một đội nhân mã từ kinh thành về hướng Ngọc Môn, dẫn đoàn là quan viên Hồng Lư tự (*). Sáng nay mới giờ Thìn liền muốn tiếp tục khởi hành đi về phía tây. Chính vì đoàn người đông đảo, trên dưới mấy chục người, lại thêm ngựa cưỡi và chở hàng nên người làm ở dịch xá đã chuẩn bị bận rộn từ canh tư.
(*) Hồng Lư tự hay Hồng lô tự (鴻臚寺, Court of State Ceremonial) - phụ trách việc thể thức lễ nghi trong các bữa yến tiệc dành cho những sứ đoàn từ các triều hoặc nước khác đến. Ngoài ra, Hồng lô tự còn phụ trách việc xướng danh các vị tân khoa tiến sĩ đậu kỳ thi Đình. Hồng lô tự gồm có 2 thự (quan nha) là:
- Điển khách thự (典客署, Office of Receptions) - cơ quan phụ trách việc tiếp đón và lo cho các sứ đoàn đến từ các nước.
- Ti nghi thự (司儀署, Office of Ceremonials) - cơ quan phụ trách việc an táng dành cho các vị đại thần trong triều đình.
Trước cửa, một lão giả khoảng chừng năm mươi tuổi đang vội vã hướng dẫn từng người một đem lương thực và lương thảo cho ngựa chất đầy lên xe. Vừa đếm vừa ghi vào sổ: "Hai mươi túi đậu đen, năm mươi đấu hạt kê..."
Dịch tốt vừa vội vàng mang thức ăn cho ngựa, vừa không nhịn được cảm thán:
"Thừa quan, [4] bọn họ làm gì vậy? Thức ăn cho ngựa thậm chí còn tốt hơn thức ăn cho người!"
[4] thừa quan: chức quan giúp việc (chữ thừa nghĩa là giúp việc, tương tự thừa trong thừa tướng là quan giúp việc cho vua)
Lão giả hừ một tiếng: "Liên quan gì tới ngươi? Mau mau làm việc, đừng đứng ì ra đó!"
Dịch tốt rụt cổ lại, dù trong lòng hiếu kỳ muốn chết nhưng cũng không dám hỏi nữa.
Đối với chuyện này, Bồ Châu vẫn còn có chút ấn tượng. Nếu như những ký ức về kiếp trước là thật, thì những quan viên của Hồng Lư tự không quản đường xa từ phía tây Ngọc môn đến thành Ngân Nguyệt là để nghênh đón tiểu vương tử Tây Địch do đại trưởng công chúa Kim Hi sở sinh. Năm nay là đại thọ của thái hoàng thái hậu Khương thị. Đại trưởng công chúa gả xa nhiều năm không thể tự trở về, bèn cử tiểu vương tử đi thay, bày tỏ lòng hiếu thuận.
Bồ Châu dừng bước, kêu một tiếng Hứa công. Chú chó đi theo nàng cũng sủa hai tiếng gâu gâu phụ họa, lão giả lúc này mới giật mình qua lại, tạm gác công việc đang bận bịu, nhìn nàng đi tới.
Lão giả này tên Hứa Sung, là dịch quan ở đây, trông coi mấy chục người. Tuy chỉ là tiểu lại, nhưng ở trấn Phúc Lộc ai gặp hắn cũng tôn kính gọi một tiếng Hứa công.
"Công" danh xưng mà dân thường dành để cung kính gọi đối với quan viên hoặc thế gia vọng tộc. Hứa Sung cũng đã quen với cách gọi đó, nhưng biết rõ thân thế nàng. Bồ gia thân mang trọng tội nhưng danh tiếng vẫn còn đó. Hắn không dám khinh thường, khoát tay cười nói: "Đừng đừng, sao ta dám để tiểu nữ quân gọi ta là Hứa công. Tiểu nữ quân đến tìm nhũ mẫu của người đúng không? Bên ngoài lạnh lắm, người mau vào đi, chớ để bị cảm lạnh!"
Bồ Châu cảm ơn hắn, vỗ vỗ chú chó để nó tự quay về rồi đi vào.
Nàng đã quen thuộc với nơi này, sau khi vào đại môn, không đi chính đường mà đi lối phụ, xuyên qua tiền sảnh rồi nhanh chóng đến nhà bếp ở vách đông phía sau.
Muốn chuẩn bị lương khô đủ dùng chí ít mấy ngày cho mấy chục người, nhân công trong nhà bếp lại không nhiều nên ai nấy đều tất bật.
Cửa sổ trên tường phòng bếp lộ ra ánh sáng mờ ảo, bên trong có bóng người đi qua đi lại, cửa hé mở, mùi thức ăn thoang thoảng tỏa ra.
Đây là dịch xá lớn nhất trên đường từ Ngọc môn đi về phía tây. Ven đường dù cũng có vài dịch điểm, nhưng đều rất nhỏ, các loại món ăn cũng đơn điệu, thực tế không bằng nơi đây. Vậy nên, bình thường các sứ đoàn khi đi về phía tây thường chọn nơi này để bổ sung càng nhiều lương khô càng tốt.
Bồ Châu đi đến cửa bếp. Trương bà là đầu bếp, đang cùng một phụ nhân khác xắn tay tay áo gấp rút làm món bánh hấp, nhưng không thấy bóng dáng A Cúc đâu. Chum nước nằm ở góc tường vẫn còn mấy vệt nước đọng, lại không thấy thùng nước và đòn gánh, đoán chắc bà đang đi lấy nước.
Ngày xưa ở dịch thừa cũng có một cái giếng, nghe kể năm ngoái thời tiết khô hạn, nước trong giếng cạn dần, sau này khi mưa xuống nước đầy lên lại bị đất cát vấy bẩn. Lọc sạch rồi cũng chỉ dám dùng để giặt giũ, còn nước dùng cho nhà bếp phải gánh về từ giếng chung đầu trấn cách đây khoảng một dặm.
A Cúc bị câm lại chăm chỉ, đương nhiên được giao việc này.
Bồ Châu không muốn làm phiền người bên trong bèn theo lối cửa sau rời khỏi dịch xá, vừa định đi đến giếng (ở đầu trấn), vừa ngẩng đầu lên đã bắt gặp một bóng người gầy gò đang gánh nước từ phía đối diện đi tới. Lưng bà hơi khom xuống bởi sức nặng của chiếc quang gánh trên vai, đầu cúi xuống, bước đi thật nhanh về phía này.
"A mỗ!"
Bồ Châu kêu lên, vội vàng chạy tới, đến gần mới phát hiện trời lạnh như vậy nhưng trán bà thấm ướt mồ hôi, gánh đi gánh về thực sự rất nặng nhọc. Ánh mắt nàng nhìn chằm chằm vào bờ vai bị đòn gánh ép cong, trong đầu bỗng hiện ra ấn tượng về kiếp trước. Nghĩ đến A Cúc sẽ sớm rời khỏi mình mà đi, hốc mắt nhịn không được nóng lên.
Nàng tự biết mình cũng không thể gánh nổi hai gánh, nặng ước chừng cũng phải bảy tám chục cân, nhiều khi cố quá có khi còn khiến thùng nước bị lật úp. Nàng nói: "A mỗ, người nghỉ một lát đã, chúng ta thay phiên gánh từng chút một được không?"
A Cúc đặt quang gánh xuống, vừa lắc đầu vừa chỉ chỉ trán nàng.
Bồ Châu ở với bà từ nhỏ đến lớn, không cần lời nói, thậm chí nhiều khi không cần bất kỳ động tác gì, chỉ cần nhìn ánh mắt cũng đoán ra được ý nghĩ.
Bà nói nàng vừa mới khỏi bệnh, không thể để nàng làm thay.
May mắn trời còn tối. Bồ Châu khụt khịt mũi, ép xuống luồng hơi nóng sắp sửa trào khỏi mắt.
"A mỗ, con khỏe rồi mà."
Mới chống chế một câu, A Cúc đã lộ vẻ tức giận, nhìn nàng đăm đăm.
Nửa tháng trước nàng ốm sốt mê man không tỉnh, bà ngày đêm không ngủ, chỉ yên lặng ôm nàng rơi nước mắt. Sau khi nàng bình phục chỉ yêu cầu nàng ở trong tầm mắt, không được phép động chân động tay.
Sắc mặt A Cúc dịu đi, lại liếc nhìn về phía Dương gia.
Bồ Châu hiểu ngay.
Bà đang hỏi nàng sao lại tới đây. Nàng chỉ vào chiếc áo khoác đang mặc trên người, lộ ra nụ cười ngọt ngào, nhào đến lấy lòng: "A mỗ, con ngủ đẫy giấc rồi, dù sao cũng không ngủ tiếp được, liền mang áo của a mỗ tới đây. Từ nay về sau a mỗ tự mặc đi nha, không cần để lại đâu. Con không hề thấy lạnh!"
A Cúc ngắm nhìn tiểu nữ quân trước mặt.
Như để chứng minh mình không thấy lạnh, nàng nói xong liền ưỡn ngực muốn cởi áo ra cho mình xem.
Rét biên thùy cắt da cắt thịt, gió cát sắc như dao, tiểu nữ quân của bà năm đó có thể khóc đến đỏ mắt chỉ vì sơ ý ngã đập gối xuống đất. Trong bộ quần áo mùa đông dày nặng, nàng như thảm cỏ xanh kiên cường, bám rễ giữa khe hở của vách đá, đón nắng ấm và sương mai, chậm rãi trưởng thành.
Thân hình mềm mại uyển chuyển như cành trúc, dù còn chưa hoàn toàn nẩy nở nhưng mắt ngọc mày ngài, mỗi khi cười liền thấy lúm đồng tiền thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng tự bọc mình trong chiếc áo khoác dày quá khổ hệt như con tằm bị mắc kẹt trong chiếc kén vẫn đang loay hoay, để lộ ra khuôn mặt nhỏ nhắn với đôi mắt tròn xoe, dáng vẻ vừa buồn cười vừa đáng yêu.
Đây chính là tiểu nữ quân của bà, vừa xinh đẹp vừa thông minh, ngây thơ thuần khiết, khổ sở đến mấy vẫn luôn mỉm cười, chưa từng nửa phần khinh thị mà xem bà như người nhà để đối đãi.
Trước đây, bà cũng chỉ là một người đáng thương bị nhà chồng bán đi trong những năm đói hoành hành, ti tiện như bùn, còn chẳng đáng giá bằng gà lợn. May thay gặp được nữ chủ nhân, lúc đó mới được sống như một con người.
Chỉ cần tiểu nữ quân khỏe mạnh thì đó là may mắn lớn nhất trong quãng đời còn lại của bà.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro