Trọng Sinh Ngày Ngày Làm Ruộng
Chương 1
2024-11-08 16:11:20
Trong căn lều tranh, Tô Diệp gắng gượng mở mắt. Cô nhớ cô đang đi trên phần đường dành riêng cho người đi bộ thì bị tai nạn giao thông. Một chiếc oto tông thẳng vào cô, hất văng cả người. Dù cô may mắn sống sót thì cũng nên nằm cấp cứu, dưỡng thương tại bệnh viện chứ không phải trong căn lều tranh xa lạ tràn ngập ánh sáng như thế này.
Tô Diệp cố chống khủy tay ngồi dậy để quan sát nhưng toàn thân vô lực. Cô ngã xuống giường tiếp tục ngất xỉu.
Một lúc sau, tinh thần tỉnh táo trở lại, cô chợt nhân ra Tô Diệp thời hiện đại đã chết. Cô trọng sinh vào thân thể của một tiểu cô nương trùng họ trùng tên sống tại Ninh triều – triều đại không tồn tại trong lịch sử Trung Quốc.
Gia đình Tiểu Tô Diệp là gia đình thuần nông, sống ở vùng Giang Nam. Thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 nhưng năm nay mưa sớm. Giữa tháng 5, trời đổ mưa rào rồi cứ thế dai dẳng tới tận giữa tháng 6 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng.
Thôn của gia đình Tiểu Tô Diệp thuộc huyện Hải. Năm nay có 5,6 huyện xung quanh khu vực này cùng gặp thiên tai lũ lụt, đa phần người dân chạy nạn sang các tỉnh huyện khác. Tô gia cũng không ngoại lệ. Trước khi nước sông dâng cao, nhấn chìm toàn bộ thôn, tộc trưởng tộc Tô thị đã tập hợp hơn 500 tộc nhân sơ tán, chạy nạn. Ngoại trừ hai ba nhà đến nhờ cậy thân nhân vùng khác thì các tộc nhân còn lại đều đi theo tộc trưởng.
Tộc trưởng Tô gia dẫn tộc nhân đến ở khu vực dành riêng cho người tị nạn, tạm trú ngoài phủ thành. Các phú hộ được phép ra khỏi thành dựng lều phát cháo miễn phí nhưng dân tị nạn thì không được phép tự do vào trong thành. Nếu muốn vào thành, nạn dân phải nộp phí thông hành và phải ra khỏi thành trước giờ đóng cổng giới nghiêm. Bằng không, họ sẽ bị truy bắt và chịu hình phạt nghiêm khắc. Mỗi ngày, tộc trưởng Tô gia đều phái một tộc nhân vào thành hoặc đến vùng lân cận hỏi thăm tin tức.
Họ đã tạm trú ở ngoài thành suốt 8 ngày mà trời vẫn chưa ngớt mưa. Khu vực lũ lụt lan rộng nghiêm trọng, nước sông dâng cao gây sạt lở nửa quả núi, cuốn trôi đất cát, cây cối. Đại bộ phận thôn trang đã bị nhấn chìm trong làn nước, bao gồm cả Tô gia thôn. Tình hình này, họ khó có khả năng khôi phục nguyên trạng ruộng vườn, nhà cửa. Mai mốt trời ngừng mưa cũng không quay về được nữa.
Số lượng nạn dân tập trung ngoài phủ thành càng lúc càng tăng. Ngày 25 tháng 6, nhận thấy tín hiệu bất thường, Tộc trưởng Tô thị dẫn theo tộc nhân và các gia đình có quan hệ thông gia di tản lên phía bắc.
Chạy nạn trong làn mưa gần nửa tháng mới ra khỏi địa phận phủ Giang Nam. Càng đi về phía bắc, mưa càng nhỏ dần. Đi thêm nửa tháng nữa, cuối cùng vào ngày 25 tháng 7, đoàn người tới phụ cận phủ Sơn Nam thuộc Hoành Huyện. Từ phủ thành Sơn Nam, ngồi xe ngựa nửa tháng là tới Kinh Thành.
Do so lượng nạn dân di tản lên phương bắc quá lớn, triều đình hạ lệnh các phủ huyện không thuộc vùng thiên tai phải tiến hành phân chia đất đai, giúp các nạn dân an cư lập nghiệp. Tộc nhân tộc Tô thị bị yêu cầu dừng chân tại Hoành huyện, không được tiếp tục đi về phương bắc nữa.
Địa phận huyện Hoành núi rừng rậm rạp, đất hoang mênh mông, dân cư thưa thớt. Huyện lệnh đại nhân vô cùng vui mừng chào đón các nạn dân dừng chân lợp nhà, khai khẩn ruộng vườn, an cư lạc nghiệp. Hơn nữa, tộc nhân Tô gia trông không giống những kẻ nghèo kiết xác. Lác đác vài gia đình ngồi xe bò và cơ số xe đẩy chất đầy đồ đạc. Quan phủ không cần chi quá nhiều tiền trợ cấp đã sắp xếp thỏa đáng cho nạn dân.
Sau khi xong công tác trấn an, người dân sống ổn đinh, ngoài thuế thu nhập cá nhân thì thuế đất thu từ diện tích khai hoang cũng tăng lên đáng kể.
Tộc nhân Tô thị và thông gia nội ngoại tổng cộng hơn 800 người được đưa tới một mảnh đất hoang ở ngoài thành tây. Từ cửa thành tây đi bộ 30 phút sẽ tới chân núi Chu gia thôn. Vòng qua Chu gia thôn lại leo trèo, vượt thêm 2 đỉnh núi sẽ thấy một vùng bình nguyên bằng phằng. Đoàn người Tô thị an cư tại mảnh đất này.
Đây vốn dĩ là một thung lũng hẹp, trải dài từ nam tới bắc, bốn phía bao quanh bởi núi non trùng điệp. Diện tích đất trũng khoảng 1000 mẫu, có con sông nhỏ vắt ngang qua. Hiện tại cỏ hoang mọc um tùm, dây leo, bụi gai lớn lớn bé bé, phân tản lỗ chỗ khắp nơi. Cuối thung lũng có con dốc thoải dẫn lên dãy núi cao. Dân bản xứ đặt tên là núi Trư Lâm.
Rừng hoang núi thẳm tất nhiên sẽ nhiều dã thú như lợn rừng, sói, hổ. Ban đầu các tộc nhân còn sợ nguy hiểm, không muốn nhận điểm an trí này nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác. Trái ngược lại, tộc trưởng Tô thị tương đối thích thôn mới. Huyện lệnh đổi tên thành Phúc Gia thôn.
Huyện lệnh cử 1 bộ khoái, 3 tiểu lại và 5 nha dịch dẫn đoàn Tô Gia tới đây nhận đất. Sau khi tiến hành khoanh vùng, phân chia đất nền xây nhà và đất ruộng cần khai hoang thì ghi danh sách đăng ký chính thức. Đất nền được hoạch định từ phía tây tới phía đông của con dốc, chính giữa xây một con đường rộng 6 thước. Hai bên đường lần lượt là nhà ở. Trung bình mỗi người được chia 2 phân đất nền.
Nhà Tô Diệp và nhà ông ngoại cô được tính là một hộ. Tô Diệp và bà ngoại bị ốm. Họ được chia đất nền ở khu vực phía bắc, gần mấy gia đình xa lạ.
Gia đình Tô Diệp có bảy người. Phụ thân Tô Thế Vĩ, nương tên Diệp Mai, đại ca Tô Cảnh Lâm 13 tuổi, nhị tỷ Tô Hủy 11 tuổi, Tô Diệp 9 tuổi, tứ muội Tô Quả 7 tuổi, ngũ đệ Tô Cảnh Phong 5 tuổi.
Cha Tô là con thứ hai, ông có ba huynh đệ và một muội muội cùng lứa thế hệ. Tất cả đều đã lập gia đình và phân gia ở riêng. Cha mẹ sống cùng lão đại Tô Thế Xương, an cư ở phía nam.
Cha Tô từng làm nghề mộc. Ba năm trước, khi ông đang dỡ hàng cho người ta thì gặp tai nạn lao động. thanh gỗ rơi thẳng xuống chân phải. Dù sau này chữa khỏi vẫn bị tật vĩnh viễn, đi lại khập khiễng, mất khả năng làm việc nặng và nhiễm phong thấp.
Tuy rằng chủ thuê lập tức chi tiền chữa bệnh còn bồi thường bạc nhưng mỗi năm Tô gia phải chi cho Tô Cảnh Lâm 5 năm lượng tiền học phí, hai lượng biếu cha mẹ dưỡng lão nên thu không đủ chi. Tình hình kinh tế của gia đình sau tai nạn năm đó càng lúc càng khó khăn. Một năm thu hoạch hai mùa, trừ thuế lương thực nộp quan phủ cũng chỉ đủ ăn và mua dầu muối tương dấm trà. Mẹ Tô và Tô Hủy nhận làm các sản phẩm thêu kiếm thêm thu nhập.
Tô gia có một chiếc xe đẩy tay lớn rất chắc chắn do cha Tô tự làm hồi còn khỏe mạnh.
Tộc nhân Tô Gia kịp chạy nạn trước khi nước lũ tràn về và nhấn chìm nhà cửa nên vẫn đủ thời gian thu dọn tài sản, chất lên xe đẩy. Lúc ấy ngoài lương thực còn hơn 100 cân thì các vật dụng khác như nồi chén gáo chậu, quần áo, chăn bông được bọc trong giấy dầu loại tốt. Nông cụ, dụng cụ nghề mộc… cái gì cần đều gói ghém khuân theo.
Tô Diệp nhận trách nhiệm đẩy xe. Thân thể này cực kỳ khỏe. Hồi sơ sinh bé tiểu Tô Diệp không khác trẻ nhỏ nhà khác là mấy. Đến 4 tháng tuổi mới hay hờn khóc do ăn mãi không đủ no, phải đút thêm cháo bột mới dừng quấy. Mỗi lần khóc là một lần đói bụng. Nếu bé buồn đi vệ sinh, bé sẽ ọ ẹ dễ thương. 8 tháng chập chững biết đi, 1 tuổi đã chắc chân ổn định.
Thể lực của nàng thể hiện trực tiếp bằng lượng cơm hàng ngày. 1 tuổi đã ăn được 2 chén cơm khô. Nếu không cho nàng ăn đủ, nàng sẽ khóc không ngừng. Người bình thường nào ai chịu nổi ma âm vang dội kia. Lúc ấy chưa tách nhà, bà nội nàng chưa cho nàng ăn no, nàng tức giận vung tay bẻ gãy góc bàn. Toàn gia lặng im không một tiếng động, Tô Thế Vỹ kinh ngạc đến rơi cơm khỏi miệng.
Ngoại trừ sức khỏe phi thường, Tô Diệp còn chậm nói. Sau 3 tuổi mới biết gọi cha mẹ, thỉnh thoảng bập bẹ được cụm từ đơn nên hàng xóm láng giềng trêu nàng là Cô ngốc. Tô Thế Vĩ và Diệp Mai không chấp nhận con gái mình ngốc, chỉ không thông minh thôi.
Từ năm 5 tuổi, Tô Diệp ăn càng lúc càng nhiều mà điều kiện gia đình lại khó khăn, không đủ lương thực. Đặc biệt sau sự kiện Tô Thế Vĩ ở riêng và bị thương. Giang Nam chẳng chịt sông ngòi, cá tôm phong phú. Tô Cảnh Lâm thường xuyên dẫn nàng ra sông bắt cá, dạy nàng bơi lội, giết cá, nướng cá ngay tại chỗ. Họ không dám xách cá về vì sợ tốn củi lửa.
Dưới sườn núi cuối thôn, dân làng dựng một con miếu đổ. Tiểu Diệp thường đến đây nướng cá. Tuy cá nướng mọi thiếu gia vị, nhạt nhẽo và tanh nhưng đủ giúp nàng no bụng.
Năm 7 tuổi, Tô Diệp thuần thục kỹ năng bắt cá bằng tay. Mỗi ngày nàng tự bắt cá, nướng ăn hoặc xách về nhà. Nhà ăn không hết thì rao bán.
Tô Diệp cố chống khủy tay ngồi dậy để quan sát nhưng toàn thân vô lực. Cô ngã xuống giường tiếp tục ngất xỉu.
Một lúc sau, tinh thần tỉnh táo trở lại, cô chợt nhân ra Tô Diệp thời hiện đại đã chết. Cô trọng sinh vào thân thể của một tiểu cô nương trùng họ trùng tên sống tại Ninh triều – triều đại không tồn tại trong lịch sử Trung Quốc.
Gia đình Tiểu Tô Diệp là gia đình thuần nông, sống ở vùng Giang Nam. Thông thường mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 nhưng năm nay mưa sớm. Giữa tháng 5, trời đổ mưa rào rồi cứ thế dai dẳng tới tận giữa tháng 6 vẫn chưa có dấu hiệu ngừng.
Thôn của gia đình Tiểu Tô Diệp thuộc huyện Hải. Năm nay có 5,6 huyện xung quanh khu vực này cùng gặp thiên tai lũ lụt, đa phần người dân chạy nạn sang các tỉnh huyện khác. Tô gia cũng không ngoại lệ. Trước khi nước sông dâng cao, nhấn chìm toàn bộ thôn, tộc trưởng tộc Tô thị đã tập hợp hơn 500 tộc nhân sơ tán, chạy nạn. Ngoại trừ hai ba nhà đến nhờ cậy thân nhân vùng khác thì các tộc nhân còn lại đều đi theo tộc trưởng.
Tộc trưởng Tô gia dẫn tộc nhân đến ở khu vực dành riêng cho người tị nạn, tạm trú ngoài phủ thành. Các phú hộ được phép ra khỏi thành dựng lều phát cháo miễn phí nhưng dân tị nạn thì không được phép tự do vào trong thành. Nếu muốn vào thành, nạn dân phải nộp phí thông hành và phải ra khỏi thành trước giờ đóng cổng giới nghiêm. Bằng không, họ sẽ bị truy bắt và chịu hình phạt nghiêm khắc. Mỗi ngày, tộc trưởng Tô gia đều phái một tộc nhân vào thành hoặc đến vùng lân cận hỏi thăm tin tức.
Họ đã tạm trú ở ngoài thành suốt 8 ngày mà trời vẫn chưa ngớt mưa. Khu vực lũ lụt lan rộng nghiêm trọng, nước sông dâng cao gây sạt lở nửa quả núi, cuốn trôi đất cát, cây cối. Đại bộ phận thôn trang đã bị nhấn chìm trong làn nước, bao gồm cả Tô gia thôn. Tình hình này, họ khó có khả năng khôi phục nguyên trạng ruộng vườn, nhà cửa. Mai mốt trời ngừng mưa cũng không quay về được nữa.
Số lượng nạn dân tập trung ngoài phủ thành càng lúc càng tăng. Ngày 25 tháng 6, nhận thấy tín hiệu bất thường, Tộc trưởng Tô thị dẫn theo tộc nhân và các gia đình có quan hệ thông gia di tản lên phía bắc.
Chạy nạn trong làn mưa gần nửa tháng mới ra khỏi địa phận phủ Giang Nam. Càng đi về phía bắc, mưa càng nhỏ dần. Đi thêm nửa tháng nữa, cuối cùng vào ngày 25 tháng 7, đoàn người tới phụ cận phủ Sơn Nam thuộc Hoành Huyện. Từ phủ thành Sơn Nam, ngồi xe ngựa nửa tháng là tới Kinh Thành.
Do so lượng nạn dân di tản lên phương bắc quá lớn, triều đình hạ lệnh các phủ huyện không thuộc vùng thiên tai phải tiến hành phân chia đất đai, giúp các nạn dân an cư lập nghiệp. Tộc nhân tộc Tô thị bị yêu cầu dừng chân tại Hoành huyện, không được tiếp tục đi về phương bắc nữa.
Địa phận huyện Hoành núi rừng rậm rạp, đất hoang mênh mông, dân cư thưa thớt. Huyện lệnh đại nhân vô cùng vui mừng chào đón các nạn dân dừng chân lợp nhà, khai khẩn ruộng vườn, an cư lạc nghiệp. Hơn nữa, tộc nhân Tô gia trông không giống những kẻ nghèo kiết xác. Lác đác vài gia đình ngồi xe bò và cơ số xe đẩy chất đầy đồ đạc. Quan phủ không cần chi quá nhiều tiền trợ cấp đã sắp xếp thỏa đáng cho nạn dân.
Sau khi xong công tác trấn an, người dân sống ổn đinh, ngoài thuế thu nhập cá nhân thì thuế đất thu từ diện tích khai hoang cũng tăng lên đáng kể.
Tộc nhân Tô thị và thông gia nội ngoại tổng cộng hơn 800 người được đưa tới một mảnh đất hoang ở ngoài thành tây. Từ cửa thành tây đi bộ 30 phút sẽ tới chân núi Chu gia thôn. Vòng qua Chu gia thôn lại leo trèo, vượt thêm 2 đỉnh núi sẽ thấy một vùng bình nguyên bằng phằng. Đoàn người Tô thị an cư tại mảnh đất này.
Đây vốn dĩ là một thung lũng hẹp, trải dài từ nam tới bắc, bốn phía bao quanh bởi núi non trùng điệp. Diện tích đất trũng khoảng 1000 mẫu, có con sông nhỏ vắt ngang qua. Hiện tại cỏ hoang mọc um tùm, dây leo, bụi gai lớn lớn bé bé, phân tản lỗ chỗ khắp nơi. Cuối thung lũng có con dốc thoải dẫn lên dãy núi cao. Dân bản xứ đặt tên là núi Trư Lâm.
Rừng hoang núi thẳm tất nhiên sẽ nhiều dã thú như lợn rừng, sói, hổ. Ban đầu các tộc nhân còn sợ nguy hiểm, không muốn nhận điểm an trí này nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác. Trái ngược lại, tộc trưởng Tô thị tương đối thích thôn mới. Huyện lệnh đổi tên thành Phúc Gia thôn.
Huyện lệnh cử 1 bộ khoái, 3 tiểu lại và 5 nha dịch dẫn đoàn Tô Gia tới đây nhận đất. Sau khi tiến hành khoanh vùng, phân chia đất nền xây nhà và đất ruộng cần khai hoang thì ghi danh sách đăng ký chính thức. Đất nền được hoạch định từ phía tây tới phía đông của con dốc, chính giữa xây một con đường rộng 6 thước. Hai bên đường lần lượt là nhà ở. Trung bình mỗi người được chia 2 phân đất nền.
Nhà Tô Diệp và nhà ông ngoại cô được tính là một hộ. Tô Diệp và bà ngoại bị ốm. Họ được chia đất nền ở khu vực phía bắc, gần mấy gia đình xa lạ.
Gia đình Tô Diệp có bảy người. Phụ thân Tô Thế Vĩ, nương tên Diệp Mai, đại ca Tô Cảnh Lâm 13 tuổi, nhị tỷ Tô Hủy 11 tuổi, Tô Diệp 9 tuổi, tứ muội Tô Quả 7 tuổi, ngũ đệ Tô Cảnh Phong 5 tuổi.
Cha Tô là con thứ hai, ông có ba huynh đệ và một muội muội cùng lứa thế hệ. Tất cả đều đã lập gia đình và phân gia ở riêng. Cha mẹ sống cùng lão đại Tô Thế Xương, an cư ở phía nam.
Cha Tô từng làm nghề mộc. Ba năm trước, khi ông đang dỡ hàng cho người ta thì gặp tai nạn lao động. thanh gỗ rơi thẳng xuống chân phải. Dù sau này chữa khỏi vẫn bị tật vĩnh viễn, đi lại khập khiễng, mất khả năng làm việc nặng và nhiễm phong thấp.
Tuy rằng chủ thuê lập tức chi tiền chữa bệnh còn bồi thường bạc nhưng mỗi năm Tô gia phải chi cho Tô Cảnh Lâm 5 năm lượng tiền học phí, hai lượng biếu cha mẹ dưỡng lão nên thu không đủ chi. Tình hình kinh tế của gia đình sau tai nạn năm đó càng lúc càng khó khăn. Một năm thu hoạch hai mùa, trừ thuế lương thực nộp quan phủ cũng chỉ đủ ăn và mua dầu muối tương dấm trà. Mẹ Tô và Tô Hủy nhận làm các sản phẩm thêu kiếm thêm thu nhập.
Tô gia có một chiếc xe đẩy tay lớn rất chắc chắn do cha Tô tự làm hồi còn khỏe mạnh.
Tộc nhân Tô Gia kịp chạy nạn trước khi nước lũ tràn về và nhấn chìm nhà cửa nên vẫn đủ thời gian thu dọn tài sản, chất lên xe đẩy. Lúc ấy ngoài lương thực còn hơn 100 cân thì các vật dụng khác như nồi chén gáo chậu, quần áo, chăn bông được bọc trong giấy dầu loại tốt. Nông cụ, dụng cụ nghề mộc… cái gì cần đều gói ghém khuân theo.
Tô Diệp nhận trách nhiệm đẩy xe. Thân thể này cực kỳ khỏe. Hồi sơ sinh bé tiểu Tô Diệp không khác trẻ nhỏ nhà khác là mấy. Đến 4 tháng tuổi mới hay hờn khóc do ăn mãi không đủ no, phải đút thêm cháo bột mới dừng quấy. Mỗi lần khóc là một lần đói bụng. Nếu bé buồn đi vệ sinh, bé sẽ ọ ẹ dễ thương. 8 tháng chập chững biết đi, 1 tuổi đã chắc chân ổn định.
Thể lực của nàng thể hiện trực tiếp bằng lượng cơm hàng ngày. 1 tuổi đã ăn được 2 chén cơm khô. Nếu không cho nàng ăn đủ, nàng sẽ khóc không ngừng. Người bình thường nào ai chịu nổi ma âm vang dội kia. Lúc ấy chưa tách nhà, bà nội nàng chưa cho nàng ăn no, nàng tức giận vung tay bẻ gãy góc bàn. Toàn gia lặng im không một tiếng động, Tô Thế Vỹ kinh ngạc đến rơi cơm khỏi miệng.
Ngoại trừ sức khỏe phi thường, Tô Diệp còn chậm nói. Sau 3 tuổi mới biết gọi cha mẹ, thỉnh thoảng bập bẹ được cụm từ đơn nên hàng xóm láng giềng trêu nàng là Cô ngốc. Tô Thế Vĩ và Diệp Mai không chấp nhận con gái mình ngốc, chỉ không thông minh thôi.
Từ năm 5 tuổi, Tô Diệp ăn càng lúc càng nhiều mà điều kiện gia đình lại khó khăn, không đủ lương thực. Đặc biệt sau sự kiện Tô Thế Vĩ ở riêng và bị thương. Giang Nam chẳng chịt sông ngòi, cá tôm phong phú. Tô Cảnh Lâm thường xuyên dẫn nàng ra sông bắt cá, dạy nàng bơi lội, giết cá, nướng cá ngay tại chỗ. Họ không dám xách cá về vì sợ tốn củi lửa.
Dưới sườn núi cuối thôn, dân làng dựng một con miếu đổ. Tiểu Diệp thường đến đây nướng cá. Tuy cá nướng mọi thiếu gia vị, nhạt nhẽo và tanh nhưng đủ giúp nàng no bụng.
Năm 7 tuổi, Tô Diệp thuần thục kỹ năng bắt cá bằng tay. Mỗi ngày nàng tự bắt cá, nướng ăn hoặc xách về nhà. Nhà ăn không hết thì rao bán.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro