Xuyên Nhanh: Hối Hận Cũng Vô Dụng!
Chương 49
Thị Chỉ Bạch Hùng
2024-09-13 00:39:35
Trên triều đình gió nổi mây phun, thế cục nhanh chóng biến hóa muôn vàn.
Mùa hè năm nay mây dầm liên miên, chẳng bao lâu vùng nam bộ đã xảy ra ngập úng. Từ trước đến nay, Tứ hoàng tử xưa nay vốn nổi tiếng là người nhân hậu, khi hay tin Hoàng Thượng nhận được tấu chương về tình hình lũ lụt thì đã chạy ngay đến Ngự Thư Phòng để xin Hoàng đế cho y đi phương Nam giải quyết mối lo này.
Tứ hoàng tử làm gương tốt, đích thân ra tiền tuyến chỉ huy chống lũ. Y chọn dùng các biện pháp trị thủy như “Tu vây, tuấn hà, trí áp” (tu sửa, vậy lại đê điều; nạo vét sống và bố trí đập nước), nhờ vậy mà đã thành công ngăn được lũ lụt lan rộng. Còn đối với những nạn dân, y đã lập lều phát cháo, đích thân quyên góp, phát cháo cho người dân.
Đáng tiếc, tình hình thiên tai khó đoán, phương nam vừa mới giải quyết xong nạn hồng thủy thì dịch bệnh lại cứ thế càn quét mà đến. Ban đầu chỉ là một vài thi thể, nhưng sau lại, xác chết nằm rải rác khắp cánh đồng, sinh linh đồ thán. Tứ hoàng tử nhanh chóng đưa ra một quyết định dứt khoát, đó là ra lệnh phong tỏa thành. Chướng khí, dịch bệnh tràn lan, cách này vẫn không thể nào giải quyết được tận gốc sự tình.
Số lượng lương thực còn tồn trong thành càng ngày càng ít. Tứ hoàng tử không màng đến sự khuyên can của những người hầu cận, vẫn như cũ kiên trì phân phát lương thực cho nạn dân. Phương thuốc điều trị ôn dịch không hề có hiệu quả, sổ con gửi về kinh để xin chỉ thị cũng chưa từng nhận được hồi phục.
Tứ hoàng tử vẫn luôn chờ. Lúc đầu, những toà thành trì này dưới sự quản lý của y vẫn còn khá ngay ngắn trật tự. Thế nhưng y chờ mãi, chờ cho đến khi kho lúa trống rỗng thì cái mà y chờ được lại không phải là sự cứu viện từ phía triều đình mà là những cuộc bạo loạn trong thành.
Bây giờ, trong thành sớm đã phân biệt được những thi thể nào là chết vì bệnh dịch, những thi thể nào là chết vì đói nữa rồi. Nơi nơi đều là cảnh đốt phá, giết chóc, cướp bóc, thậm chỉ còn có cảnh đổi con cho nhau để ăn thịt nữa. Bên ngoại của Tứ hoàng tử đã nhiều thế hệ là quan văn, y vốn cũng không thiện vũ lực, nhưng vẫn kiên trì cùng quần thần dẹp loạn. Để rồi cứ như vậy mà hy sinh trong một hồi hỗn loạn.
Qua mấy ngày, những toà thành trì bị phong bế này cuối cùng cũng đợi được viện binh của triều đình. Có điều, cái bọn họ chờ được không phải là hy vọng, mà là một cuộc thảm sát khác. Triều đình đã từ bỏ bọn họ từ lâu rồi, tất cả những người sống trong những toà thành này đều bị giết sạch, không còn một ai sống sót. Xác chết chất cao như núi ở vùng đất hoang, thiêu mấy ngày mấy đêm cũng thiêu không xong.
Nhị hoàng tử tự mình dẫn binh đến, y vốn là muốn tới giải cứu Tứ đệ đang bị hãm sâu trong vũng bùn lầy này, nhưng không ngờ lại nhận được tin dữ như vậy. Cuối cùng, chỉ có thể nhặt được một nắm tro cốt đưa về kinh.
*
Khi Triệu Bân nhận được tin báo thì hắn đang ngồi trong một chiếc ngựa bình thường. Vẻ ngoài của chiếc xe ngựa này không hề có chút thu hút, nhưng bên trong vẫn văn nhã, thoải mái.
Từ khi nào mà Nhị hoàng huynh kia của hắn lại có lúc cảm xúc dồi dào đến thế? Xưa nay, vốn Tứ đệ là hoàng tử có danh vọng cao nhất đối với đám bá tánh bình dân. Người trong Hoàng gia, ai lại chẳng có vài ám vệ bên mình? Thế nhưng Tứ đệ lại bị giết dễ dàng đến cậy. Có khi là Nhị hoàng huynh vừa ăn cướp vừa la làng không chừng, từ sáng đã sắp xếp người trong thành châm ngòi nhân tâm, trong tối lại âm thầm diệt trừ một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Tứ đệ. Quả đúng là trò hay, vừa ăn cướp vừa la làng.
“Điện hạ, đã tới Bích Nguyệt Các rồi.”
Triệu Bân sửa sang lại y phục rồi xuống khỏi xe ngựa.
Bích Nguyệt Các là một trà lâu yên tĩnh. Triệu Bân bước nhanh vào trong phòng riêng, bên trong đã có một nữ tử mặc áo trắng, đầu đội nón có rèm đang chờ sẵn. Thấy hắn tới, nàng gấp không chờ nổi mà đứng bật dậy.
Kiều Vi Vi không kịp vén lên sa mỏng, đã tủi thân mà gọi hắn: “Biểu ca…”
Triệu Bân khẽ gật đầu, bởi vì trong lòng còn đang tự hỏi chuyện của Tứ hoàng tử nên giọng điệu nhàn nhạt mà nói: “Gả vào Phủ Thị Lang, thật sự là thiệt thòi cho biểu muội.”
Mùa hè năm nay mây dầm liên miên, chẳng bao lâu vùng nam bộ đã xảy ra ngập úng. Từ trước đến nay, Tứ hoàng tử xưa nay vốn nổi tiếng là người nhân hậu, khi hay tin Hoàng Thượng nhận được tấu chương về tình hình lũ lụt thì đã chạy ngay đến Ngự Thư Phòng để xin Hoàng đế cho y đi phương Nam giải quyết mối lo này.
Tứ hoàng tử làm gương tốt, đích thân ra tiền tuyến chỉ huy chống lũ. Y chọn dùng các biện pháp trị thủy như “Tu vây, tuấn hà, trí áp” (tu sửa, vậy lại đê điều; nạo vét sống và bố trí đập nước), nhờ vậy mà đã thành công ngăn được lũ lụt lan rộng. Còn đối với những nạn dân, y đã lập lều phát cháo, đích thân quyên góp, phát cháo cho người dân.
Đáng tiếc, tình hình thiên tai khó đoán, phương nam vừa mới giải quyết xong nạn hồng thủy thì dịch bệnh lại cứ thế càn quét mà đến. Ban đầu chỉ là một vài thi thể, nhưng sau lại, xác chết nằm rải rác khắp cánh đồng, sinh linh đồ thán. Tứ hoàng tử nhanh chóng đưa ra một quyết định dứt khoát, đó là ra lệnh phong tỏa thành. Chướng khí, dịch bệnh tràn lan, cách này vẫn không thể nào giải quyết được tận gốc sự tình.
Số lượng lương thực còn tồn trong thành càng ngày càng ít. Tứ hoàng tử không màng đến sự khuyên can của những người hầu cận, vẫn như cũ kiên trì phân phát lương thực cho nạn dân. Phương thuốc điều trị ôn dịch không hề có hiệu quả, sổ con gửi về kinh để xin chỉ thị cũng chưa từng nhận được hồi phục.
Tứ hoàng tử vẫn luôn chờ. Lúc đầu, những toà thành trì này dưới sự quản lý của y vẫn còn khá ngay ngắn trật tự. Thế nhưng y chờ mãi, chờ cho đến khi kho lúa trống rỗng thì cái mà y chờ được lại không phải là sự cứu viện từ phía triều đình mà là những cuộc bạo loạn trong thành.
Bây giờ, trong thành sớm đã phân biệt được những thi thể nào là chết vì bệnh dịch, những thi thể nào là chết vì đói nữa rồi. Nơi nơi đều là cảnh đốt phá, giết chóc, cướp bóc, thậm chỉ còn có cảnh đổi con cho nhau để ăn thịt nữa. Bên ngoại của Tứ hoàng tử đã nhiều thế hệ là quan văn, y vốn cũng không thiện vũ lực, nhưng vẫn kiên trì cùng quần thần dẹp loạn. Để rồi cứ như vậy mà hy sinh trong một hồi hỗn loạn.
Qua mấy ngày, những toà thành trì bị phong bế này cuối cùng cũng đợi được viện binh của triều đình. Có điều, cái bọn họ chờ được không phải là hy vọng, mà là một cuộc thảm sát khác. Triều đình đã từ bỏ bọn họ từ lâu rồi, tất cả những người sống trong những toà thành này đều bị giết sạch, không còn một ai sống sót. Xác chết chất cao như núi ở vùng đất hoang, thiêu mấy ngày mấy đêm cũng thiêu không xong.
Nhị hoàng tử tự mình dẫn binh đến, y vốn là muốn tới giải cứu Tứ đệ đang bị hãm sâu trong vũng bùn lầy này, nhưng không ngờ lại nhận được tin dữ như vậy. Cuối cùng, chỉ có thể nhặt được một nắm tro cốt đưa về kinh.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
*
Khi Triệu Bân nhận được tin báo thì hắn đang ngồi trong một chiếc ngựa bình thường. Vẻ ngoài của chiếc xe ngựa này không hề có chút thu hút, nhưng bên trong vẫn văn nhã, thoải mái.
Từ khi nào mà Nhị hoàng huynh kia của hắn lại có lúc cảm xúc dồi dào đến thế? Xưa nay, vốn Tứ đệ là hoàng tử có danh vọng cao nhất đối với đám bá tánh bình dân. Người trong Hoàng gia, ai lại chẳng có vài ám vệ bên mình? Thế nhưng Tứ đệ lại bị giết dễ dàng đến cậy. Có khi là Nhị hoàng huynh vừa ăn cướp vừa la làng không chừng, từ sáng đã sắp xếp người trong thành châm ngòi nhân tâm, trong tối lại âm thầm diệt trừ một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Tứ đệ. Quả đúng là trò hay, vừa ăn cướp vừa la làng.
“Điện hạ, đã tới Bích Nguyệt Các rồi.”
Triệu Bân sửa sang lại y phục rồi xuống khỏi xe ngựa.
Bích Nguyệt Các là một trà lâu yên tĩnh. Triệu Bân bước nhanh vào trong phòng riêng, bên trong đã có một nữ tử mặc áo trắng, đầu đội nón có rèm đang chờ sẵn. Thấy hắn tới, nàng gấp không chờ nổi mà đứng bật dậy.
Kiều Vi Vi không kịp vén lên sa mỏng, đã tủi thân mà gọi hắn: “Biểu ca…”
Triệu Bân khẽ gật đầu, bởi vì trong lòng còn đang tự hỏi chuyện của Tứ hoàng tử nên giọng điệu nhàn nhạt mà nói: “Gả vào Phủ Thị Lang, thật sự là thiệt thòi cho biểu muội.”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro