Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
Đến Thành Hải N...
Nghịch Tử
2024-11-21 20:40:06
Vài ngày trước đó...
Châu Kim Quy, phía đông Đại Việt.
Bước ra khỏi truyền tống môn, hiện ra trước mắt Lý Thanh Vân là một bãi cát vàng rộng lớn. Xa xa phía bên phải cậu chàng có thể thấy thành Hải Nha, còn ở mé trái, chính là vịnh đảo Hải Lưu trên biển Phong Bạo.
Tương truyền năm xưa, khi thái tổ Lê Đồ Thành cho thuyền xuôi nam tìm di vật của Thế Tôn, từng có một trận đại chiến với hải thú tại đây. Theo như sử quan ghi chép, thái tổ cùng ba quân một đường dài giả thua, lừa địch đuổi theo, sau đó lợi dụng dòng nghịch lưu và địa thế nơi đây để thiết kế mai phục. Thây hải thú năm đó chất cao như núi, qua năm tháng đã tạo nên thêm không ít đảo nhỏ trong vùng vịnh đảo mà nay gọi là vịnh Hải Lưu.
Giải thích cho cái tên này, ban đầu có thuyết pháp của sử quan rằng, ấy là ám chỉ dòng nghịch lưu mà Lê Đồ Thành lợi dụng để đảo ngược tình thế. Song, về sau, có thi nhân thành Hải Nha nói, kỳ thực là Lê thái tổ vì nhìn thấy cảnh biển nơi đây thơ mộng nên mới lưu luyến, quyết định ở lại lập quốc an sinh. Thế nên, phải hiểu “Hải Lưu” là “biển đã giữ chân thái tổ lại”, thì sau mới có Đại Việt. Cách giải thích này vừa xuất hiện, đương nhiên là dân thành Hải Nha hưởng ứng nhiệt liệt, còn dân thành Bạch Đế phản đối kịch liệt. Dù gì, truyền thuyết thành Bạch Đế kể, thái tổ vì giao tình với Bạch Đàn Tinh của họ mới ở lại.
Thế nhưng, Lê thái tổ đánh hải thú trước, quyết ở lại sau thì là sự thật. Thành thử, suốt cả trăm năm nay, dân chúng hai thành Bạch Đế, Hải Nha hễ gặp là lại tranh cãi về lý do thật mà thái tổ Đồ Thành lưu lại lập quốc. Dân Hải Nha nói, thái tổ quyến luyến biển đảo Hải Lưu nên mới quyết ở lại, gặp Bạch Đàn Tinh chả qua là thuận tiện, trùng hợp mà thôi. Dân Bạch Đế thì nói, lúc ở Hải Nha thái tổ còn chưa có ý định ở lại, là nhờ Bạch Đàn Tinh thuyết phục nên sau mới vậy. Hai bên tranh cãi đã không biết bao nhiêu đời nay mà vẫn không ai chịu ai.
Bãi cát vàng rộng mênh mông nối liền thành Hải Nha với biển Phong Bạo mang tên Nghênh Khách. Sở dĩ có cái tên này là do năm đó, sau khi đại thắng hải thú, Lê Đồ Thành cho quân vớt xác những con thịt béo mỡ thơm lên bờ cát, mở tiệc khao quân bảy ngày bảy đêm.
Trong các đảo của vịnh Hải Lưu, có một hòn lớn, có núi cao, rừng xanh, trông vô cùng đẹp mắt. Trên núi có một vách đá chồi ra biển, có dựng một tấm bia được mài nhẵn, bên trên khắc ba chữ “Phi Lưu Bích”. Tên tuy nghe văn hoa mỹ lệ (dòng nước bay), nhưng sự kiện đằng sau cái tên này lại là... sau khi quân đội của thái tổ tiệc tùng được ba ngày ba đêm, say bí tỉ, cả vua cả tướng bèn kéo nhau lên vách núi này, rồi tiểu tiện xuống dưới để trêu chọc, khiêu khích hải yêu, hải thú.
Thậm chí bản thân thành Hải Nha cũng là được xây bằng hài cốt của đám hải thú chết trận năm ấy. Vốn thái tổ định đặt tên Hải Cốt, nhưng sau vì nghĩ cái tên này nghe hơi xấu, nên mới nói giảm nói tránh xuống còn như hiện tại.
Mà cũng vì đoạn lịch sử đẫm máu này, mà mỗi lần hải thú lên bờ, nơi đây cũng là nơi chúng hung hăng, dữ tợn nhất. Có người nói, đây là do chiến trường này là nỗi nhục lớn của bọn chúng năm xưa nên chúng quyết chí muốn phục thù. Có kẻ lại bảo, hải thú, hải yêu nào có hiểu được vinh nhục, báo cừu? Chả qua do oán hận, máu huyết của vô số hải thú từng vong mạng ở đây có hiệu quả kích thích dã tính và sự khát máu của bọn chúng mà thôi. Mặc kệ là vì lý do gì, thành Hải Nha luôn là một cứ điểm quan trọng cần phòng thủ mỗi lần chiến tranh nổ ra. Thành thử, Lý Thanh Vân được điều đến đây cũng không tính là chuyện gì lạ.
Nói về Lý Thanh Vân, cậu chàng nhìn ngắm xung quanh trong chốc lát, sau đó vươn vai một cái. Sau khi hít sâu một hơi cảm nhận không khí biển cùng cái mùi muối thoang thoảng trong gió, họ Lý lại bất giác nghĩ tới Tạ Thiên Hoa, tự hỏi không biết nếu cô nàng ở cạnh mình lúc này, sẽ nghĩ gì về cảnh quan trước mắt cũng như không khí nơi đây.
Kỳ thực, nếu bỏ qua đoạn lịch sử ác liệt và trọng trách trên thân, thì vịnh Hải Lưu đúng là một thắng cảnh đáng tới tham quan ở Huyền Hoàng giới. Ai đang yêu khi nhìn thấy cảnh đẹp cũng sẽ muốn chia sẻ với người trong lòng, Lý Thanh Vân cũng không phải ngoại lệ.
Chuyện hai người Lý, Tạ có ý với nhau đã rõ ràng đến mức người ngoài còn có thể nhận ra. Mà Lý Thanh Vân chưa thừa nhận cũng chẳng phải vì cậu ta chưa hiểu rõ lòng mình. Dù gì, nếu xét kỹ, họ Lý phải lòng sư muội mình trước: Từ lần gặp mặt dưới chân núi trước khi cái chuồng gà được cơi nới lại thì chàng ngố nào đó đã có những rung động đầu tiên đối với cô sư muội tương lai rồi. Y mãi không chịu nói ra, lại còn giả ngơ trốn tránh, lý do không nằm ngoài hai chữ “tự ti”.
Tạ Thiên Hoa thân là thánh nữ tộc Thanh Tước, tuy giờ sa cơ lỡ vận, bị “trục xuất” khỏi tộc, thế nhưng vẫn còn Tạ Hàn Thiên làm chỗ dựa. Sau này liệu cô nàng có trở mình, rồi nhận tổ quy tông hay không còn khó nói. Mà cậu chàng, dù sau này có vượt qua Lý Thanh Minh hay không, thì cũng tuyệt không có ý định hòa giải hay dính dáng gì thêm với nhà họ Lý. Thành ra, Lý Thanh Vân tự thấy mình không xứng.
Lùi một ngàn bước mà nói, kể cả không có vấn đề về môn đăng hộ đối, cậu chàng vẫn còn lý do khác để tự ti, chính là sự việc hôm xảy ra thú triều. Tận mắt chứng kiến sư muội rơi từ trên cao xuống, sống chết không rõ mà tim Lý Thanh Vân như ngừng đập. Y sợ hãi, lo lắng, nhưng nhiều hơn là tự trách. Cậu thấy mình còn quá yếu đuối, không thể bảo vệ được ý trung nhân.
Thành thử, sau chuyện hôm đó, họ Lý tự hứa với mình phải mạnh mẽ lên, phải cố gắng sao cho xứng đáng với nhị sư muội, rồi mới cho phép bản thân tỏ tình. Mà mục tiêu đầu tiên trên con đường phấn đấu của Lý Thanh Vân đương nhiên là người anh cùng cha khác mẹ của y.
Dọc một đường đến đây, chiến đấu với không biết bao nhiêu kẻ ám sát – thậm chí thành công chống đỡ hợp kích của đám sát thủ Lý gia phái tới – khiến cậu chàng tự tin hơn không ít. Thế nhưng, chật vật chống đỡ một chiêu kia của Tần Trảm cũng đủ khiến sự tự tin mới được xây dựng ấy bị rung động đến tận bây giờ. Vậy mà, trước khi rời đi, Tu La Đao còn không quên bỏ lại một câu:
“Tự xử lý cho tốt, một đao này của bản thiếu còn kém xa Lý Thanh Minh.”
Lời này như giội cho “Sát Kê đại hiệp” của chúng ta một gáo nước lạnh, kéo cậu chàng về với thực tế khốc liệt, nhắc cho cậu rõ hơn bao giờ hết khoảng cách giữa bản thân và trưởng tử của Lý gia.
Gạt suy nghĩ ngổn ngang trong lòng sang một bên, Lý Thanh Vân xốc lại của nả, rảo bước đi về phía cổng thành Hải Nha. Cậu chàng đang tận lực làm theo lời sư phụ dạy: “Đừng nên bận tâm những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Người khác ra sao chúng ta không quản được, chúng ta chỉ có thể cố gắng hết mình trong phạm vi khả năng.” Tất nhiên, đây là lý giải của mấy người đồ đệ bọn họ về “thâm ý trong lời sư phụ”, chứ câu gốc mà Bích Mặc tiên sinh của chúng ta nói chỉ đơn giản là, “Nếu đằng nào cũng không thay đổi được thì nghĩ làm gì cho mệt óc? Cứ làm tốt chuyện của mình là được rồi!”
Từ truyền tống môn đến cổng thành, trên bãi cát chẳng có xây bất kỳ công trình kiến trúc nào. Không vọng gác, không chòi cốt, không gì cả. Ngoại trừ truyền tống môn được đặt trên một cái đài hơi cao hơn so với mặt đất ra thì bãi biển quả là có chút trống trơn. Lý Thanh Vân nhìn ngang ngó dọc, có chút không hiểu tại sao một thành trì mạng tính chiến lược như thế này lại có thể phòng ngự lỏng lẻo như thế. Ngộ nhỡ hải thú đột ngột tấn công, hay có kẻ gian trà trộn vào thành thì sao?
Còn đang nghĩ linh tinh, thì cậu chàng nghe thấy tiếng cãi vã ở gần đó:
“Anh làm thế này là sai rồi, để em!”
“Mày bớt mồm mép đi, anh sao nhầm được? Chuẩn bị sẵn thuốc nước chưa?”
“Rõ ràng là anh nhầm mà, không phải như thế!”
Lý Thanh Vân tiến lại gần xem, thì thấy hai người một nam một nữ, nom rất kỳ lạ.
Hai người này có vẻ là anh em họ hàng gì đó, do tướng mạo có vài phần tương tự nhau. Nhìn tuổi thì chắc họ cũng ngoài hai mươi rồi, nhưng ăn mặc với kiểu tóc thì lại như hài đồng.
Lúc này, người anh đang ngồi xổm trên bãi cát cách tường thành cỡ mười bước chân, còn cô em gái thì đứng chéo ở phía sau, hơi khuỵu gối xuống, hai tay tì trên đầu gối. Gần tới sát, họ Lý mới nhìn thấy phía dưới cát có một cái hố, còn người anh hiện đang thọc hai tay xuống cái hố này làm gì đó.
“Đây rồi!”
Người anh chợt nói. Thế rồi...
Lạch cạch!
Yên tĩnh trong chốc lát...
Rồi một loạt tiếng động nhỏ như tiếng sắt thép đập vào nhau vang vọng dưới lòng đất, lan dần sang hai hướng khác nhau.
Tiếp đó...
Trên bờ cát vàng, cát trôi xuống để lộ ra mười cái hốc, năm cái phía tường thành, năm cái phía bờ biển...
“Phập! Phập!” mấy tiếng vang lên.
Từ mỗi cái hốc, một mũi tên sắt phóng ra, lao vun vút về phía hai anh em nọ.
Lý Thanh Vân còn chưa kịp định thần thì cơ thể đã hành động theo bản năng. Chân cậu chàng đạp khinh công, hai tay tung đại mấy chiêu trong Giáng Long thập bát chưởng, quạt mười mũi tên khỏi quỹ đạo gốc.
Tên rơi xuống đất, họ Lý cũng vội xoay người về phía hai anh em, hỏi:
“Hai vị không sao chứ?”
Sự việc nói thì lâu chứ kỳ thực diễn ra quá nhanh, bất quá mới vài hơi hô hấp. Hai anh em kỳ lạ kia còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì mọi việc đã kết thúc rồi. Thế nên, họ cũng phải mất mấy giây hấp thụ thông tin trước mắt rồi mới kịp phản ứng. Người anh vội đứng thẳng dậy, chắp tay với Lý Thanh Vân:
“Thiếu hiệp, vừa rồi đa tạ cậu! Nếu không có cậu, ngày này năm sau chắc hẳn đã là ngày giỗ hai anh em tôi rồi!”
Thiếu nữ cũng vội vàng nói:
“Ân công! Ơn cứu mạng tiểu nữ xin mãi khắc ghi, đời này nguyện lấy thân báo đáp...”
Lý Thanh Vân nghe vậy thì đỏ mặt, vội vã nói:
“Không dám, các vị quá lời rồi! Tại hạ cũng chỉ là tiện tay làm việc nên làm. Hai vị không cần báo đáp!”
Nói đến đây, cậu chàng bất giác lại nhớ đến một câu nói đùa của sư phụ.
Số là, cái hôm bọn họ từ Kiếm Trì trở về có liên hoan một bữa, cũng coi như tiệc chính thức chào mừng tiểu sư đệ vào môn hộ cổ viện. Hôm ấy, sau khi Nguyễn Đông Thanh uống say, mới hỏi đùa hai cô đệ tử, nhỡ sau này ra ngoài mà có người cứu mạng, thì sẽ nói “lấy thân báo đáp” hay “làm trâu làm ngựa”? Sau gã lại cười, nói chắc chắn là Tạ Thiên Hoa sẽ chọn cái sau. Mấy người đồ đệ thắc mắc tại sao hắn cho là vậy thì Bích Mặc tiên sinh nói:
“Ở quê thầy, có một câu đùa vui. Chắc cũng chẳng đúng đâu, cơ mà người ta đùa rằng, khi anh hùng cứu mỹ nhân, nếu anh hùng mà đẹp trai thì mỹ nhân sẽ hứa ‘lấy thân báo đáp’, còn ngộ nhỡ xấu trai hoặc chăng mỹ nhân đã sớm có người trong lòng thì chắc chắn sẽ chỉ hứa ‘làm trâu làm ngựa’ thôi...”
Tạ Thiên Hoa lúc bấy giờ hiểu ra bị sư phụ trêu đầu tiên, mặt ráng hồng lại len lén nhìn về phía Lý Thanh Vân. Tuy cậu chàng giả vờ không nhận ra nhưng kỳ thực, giây phút sư muội lén nhìn sang, trái tim họ Lý nhảy nhanh một nhịp.
Hồi tưởng đến đây thì đại đệ tử của Bích Mặc tiên sinh bị kéo về thực tại bởi một câu nói vô cùng khó đỡ của cô gái trước mặt:
“Nếu kiếp này đã không cách nào trả ơn ân công, vậy kiếp sau nếu ân công làm trâu làm ngựa, tiểu nữ tuyệt đối sẽ đối xử tốt nhất chuồng, kiếm cỏ kiếm rơm ngon nhất cho ân công ăn!”
Châu Kim Quy, phía đông Đại Việt.
Bước ra khỏi truyền tống môn, hiện ra trước mắt Lý Thanh Vân là một bãi cát vàng rộng lớn. Xa xa phía bên phải cậu chàng có thể thấy thành Hải Nha, còn ở mé trái, chính là vịnh đảo Hải Lưu trên biển Phong Bạo.
Tương truyền năm xưa, khi thái tổ Lê Đồ Thành cho thuyền xuôi nam tìm di vật của Thế Tôn, từng có một trận đại chiến với hải thú tại đây. Theo như sử quan ghi chép, thái tổ cùng ba quân một đường dài giả thua, lừa địch đuổi theo, sau đó lợi dụng dòng nghịch lưu và địa thế nơi đây để thiết kế mai phục. Thây hải thú năm đó chất cao như núi, qua năm tháng đã tạo nên thêm không ít đảo nhỏ trong vùng vịnh đảo mà nay gọi là vịnh Hải Lưu.
Giải thích cho cái tên này, ban đầu có thuyết pháp của sử quan rằng, ấy là ám chỉ dòng nghịch lưu mà Lê Đồ Thành lợi dụng để đảo ngược tình thế. Song, về sau, có thi nhân thành Hải Nha nói, kỳ thực là Lê thái tổ vì nhìn thấy cảnh biển nơi đây thơ mộng nên mới lưu luyến, quyết định ở lại lập quốc an sinh. Thế nên, phải hiểu “Hải Lưu” là “biển đã giữ chân thái tổ lại”, thì sau mới có Đại Việt. Cách giải thích này vừa xuất hiện, đương nhiên là dân thành Hải Nha hưởng ứng nhiệt liệt, còn dân thành Bạch Đế phản đối kịch liệt. Dù gì, truyền thuyết thành Bạch Đế kể, thái tổ vì giao tình với Bạch Đàn Tinh của họ mới ở lại.
Thế nhưng, Lê thái tổ đánh hải thú trước, quyết ở lại sau thì là sự thật. Thành thử, suốt cả trăm năm nay, dân chúng hai thành Bạch Đế, Hải Nha hễ gặp là lại tranh cãi về lý do thật mà thái tổ Đồ Thành lưu lại lập quốc. Dân Hải Nha nói, thái tổ quyến luyến biển đảo Hải Lưu nên mới quyết ở lại, gặp Bạch Đàn Tinh chả qua là thuận tiện, trùng hợp mà thôi. Dân Bạch Đế thì nói, lúc ở Hải Nha thái tổ còn chưa có ý định ở lại, là nhờ Bạch Đàn Tinh thuyết phục nên sau mới vậy. Hai bên tranh cãi đã không biết bao nhiêu đời nay mà vẫn không ai chịu ai.
Bãi cát vàng rộng mênh mông nối liền thành Hải Nha với biển Phong Bạo mang tên Nghênh Khách. Sở dĩ có cái tên này là do năm đó, sau khi đại thắng hải thú, Lê Đồ Thành cho quân vớt xác những con thịt béo mỡ thơm lên bờ cát, mở tiệc khao quân bảy ngày bảy đêm.
Trong các đảo của vịnh Hải Lưu, có một hòn lớn, có núi cao, rừng xanh, trông vô cùng đẹp mắt. Trên núi có một vách đá chồi ra biển, có dựng một tấm bia được mài nhẵn, bên trên khắc ba chữ “Phi Lưu Bích”. Tên tuy nghe văn hoa mỹ lệ (dòng nước bay), nhưng sự kiện đằng sau cái tên này lại là... sau khi quân đội của thái tổ tiệc tùng được ba ngày ba đêm, say bí tỉ, cả vua cả tướng bèn kéo nhau lên vách núi này, rồi tiểu tiện xuống dưới để trêu chọc, khiêu khích hải yêu, hải thú.
Thậm chí bản thân thành Hải Nha cũng là được xây bằng hài cốt của đám hải thú chết trận năm ấy. Vốn thái tổ định đặt tên Hải Cốt, nhưng sau vì nghĩ cái tên này nghe hơi xấu, nên mới nói giảm nói tránh xuống còn như hiện tại.
Mà cũng vì đoạn lịch sử đẫm máu này, mà mỗi lần hải thú lên bờ, nơi đây cũng là nơi chúng hung hăng, dữ tợn nhất. Có người nói, đây là do chiến trường này là nỗi nhục lớn của bọn chúng năm xưa nên chúng quyết chí muốn phục thù. Có kẻ lại bảo, hải thú, hải yêu nào có hiểu được vinh nhục, báo cừu? Chả qua do oán hận, máu huyết của vô số hải thú từng vong mạng ở đây có hiệu quả kích thích dã tính và sự khát máu của bọn chúng mà thôi. Mặc kệ là vì lý do gì, thành Hải Nha luôn là một cứ điểm quan trọng cần phòng thủ mỗi lần chiến tranh nổ ra. Thành thử, Lý Thanh Vân được điều đến đây cũng không tính là chuyện gì lạ.
Nói về Lý Thanh Vân, cậu chàng nhìn ngắm xung quanh trong chốc lát, sau đó vươn vai một cái. Sau khi hít sâu một hơi cảm nhận không khí biển cùng cái mùi muối thoang thoảng trong gió, họ Lý lại bất giác nghĩ tới Tạ Thiên Hoa, tự hỏi không biết nếu cô nàng ở cạnh mình lúc này, sẽ nghĩ gì về cảnh quan trước mắt cũng như không khí nơi đây.
Kỳ thực, nếu bỏ qua đoạn lịch sử ác liệt và trọng trách trên thân, thì vịnh Hải Lưu đúng là một thắng cảnh đáng tới tham quan ở Huyền Hoàng giới. Ai đang yêu khi nhìn thấy cảnh đẹp cũng sẽ muốn chia sẻ với người trong lòng, Lý Thanh Vân cũng không phải ngoại lệ.
Chuyện hai người Lý, Tạ có ý với nhau đã rõ ràng đến mức người ngoài còn có thể nhận ra. Mà Lý Thanh Vân chưa thừa nhận cũng chẳng phải vì cậu ta chưa hiểu rõ lòng mình. Dù gì, nếu xét kỹ, họ Lý phải lòng sư muội mình trước: Từ lần gặp mặt dưới chân núi trước khi cái chuồng gà được cơi nới lại thì chàng ngố nào đó đã có những rung động đầu tiên đối với cô sư muội tương lai rồi. Y mãi không chịu nói ra, lại còn giả ngơ trốn tránh, lý do không nằm ngoài hai chữ “tự ti”.
Tạ Thiên Hoa thân là thánh nữ tộc Thanh Tước, tuy giờ sa cơ lỡ vận, bị “trục xuất” khỏi tộc, thế nhưng vẫn còn Tạ Hàn Thiên làm chỗ dựa. Sau này liệu cô nàng có trở mình, rồi nhận tổ quy tông hay không còn khó nói. Mà cậu chàng, dù sau này có vượt qua Lý Thanh Minh hay không, thì cũng tuyệt không có ý định hòa giải hay dính dáng gì thêm với nhà họ Lý. Thành ra, Lý Thanh Vân tự thấy mình không xứng.
Lùi một ngàn bước mà nói, kể cả không có vấn đề về môn đăng hộ đối, cậu chàng vẫn còn lý do khác để tự ti, chính là sự việc hôm xảy ra thú triều. Tận mắt chứng kiến sư muội rơi từ trên cao xuống, sống chết không rõ mà tim Lý Thanh Vân như ngừng đập. Y sợ hãi, lo lắng, nhưng nhiều hơn là tự trách. Cậu thấy mình còn quá yếu đuối, không thể bảo vệ được ý trung nhân.
Thành thử, sau chuyện hôm đó, họ Lý tự hứa với mình phải mạnh mẽ lên, phải cố gắng sao cho xứng đáng với nhị sư muội, rồi mới cho phép bản thân tỏ tình. Mà mục tiêu đầu tiên trên con đường phấn đấu của Lý Thanh Vân đương nhiên là người anh cùng cha khác mẹ của y.
Dọc một đường đến đây, chiến đấu với không biết bao nhiêu kẻ ám sát – thậm chí thành công chống đỡ hợp kích của đám sát thủ Lý gia phái tới – khiến cậu chàng tự tin hơn không ít. Thế nhưng, chật vật chống đỡ một chiêu kia của Tần Trảm cũng đủ khiến sự tự tin mới được xây dựng ấy bị rung động đến tận bây giờ. Vậy mà, trước khi rời đi, Tu La Đao còn không quên bỏ lại một câu:
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Tự xử lý cho tốt, một đao này của bản thiếu còn kém xa Lý Thanh Minh.”
Lời này như giội cho “Sát Kê đại hiệp” của chúng ta một gáo nước lạnh, kéo cậu chàng về với thực tế khốc liệt, nhắc cho cậu rõ hơn bao giờ hết khoảng cách giữa bản thân và trưởng tử của Lý gia.
Gạt suy nghĩ ngổn ngang trong lòng sang một bên, Lý Thanh Vân xốc lại của nả, rảo bước đi về phía cổng thành Hải Nha. Cậu chàng đang tận lực làm theo lời sư phụ dạy: “Đừng nên bận tâm những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Người khác ra sao chúng ta không quản được, chúng ta chỉ có thể cố gắng hết mình trong phạm vi khả năng.” Tất nhiên, đây là lý giải của mấy người đồ đệ bọn họ về “thâm ý trong lời sư phụ”, chứ câu gốc mà Bích Mặc tiên sinh của chúng ta nói chỉ đơn giản là, “Nếu đằng nào cũng không thay đổi được thì nghĩ làm gì cho mệt óc? Cứ làm tốt chuyện của mình là được rồi!”
Từ truyền tống môn đến cổng thành, trên bãi cát chẳng có xây bất kỳ công trình kiến trúc nào. Không vọng gác, không chòi cốt, không gì cả. Ngoại trừ truyền tống môn được đặt trên một cái đài hơi cao hơn so với mặt đất ra thì bãi biển quả là có chút trống trơn. Lý Thanh Vân nhìn ngang ngó dọc, có chút không hiểu tại sao một thành trì mạng tính chiến lược như thế này lại có thể phòng ngự lỏng lẻo như thế. Ngộ nhỡ hải thú đột ngột tấn công, hay có kẻ gian trà trộn vào thành thì sao?
Còn đang nghĩ linh tinh, thì cậu chàng nghe thấy tiếng cãi vã ở gần đó:
“Anh làm thế này là sai rồi, để em!”
“Mày bớt mồm mép đi, anh sao nhầm được? Chuẩn bị sẵn thuốc nước chưa?”
“Rõ ràng là anh nhầm mà, không phải như thế!”
Lý Thanh Vân tiến lại gần xem, thì thấy hai người một nam một nữ, nom rất kỳ lạ.
Hai người này có vẻ là anh em họ hàng gì đó, do tướng mạo có vài phần tương tự nhau. Nhìn tuổi thì chắc họ cũng ngoài hai mươi rồi, nhưng ăn mặc với kiểu tóc thì lại như hài đồng.
Lúc này, người anh đang ngồi xổm trên bãi cát cách tường thành cỡ mười bước chân, còn cô em gái thì đứng chéo ở phía sau, hơi khuỵu gối xuống, hai tay tì trên đầu gối. Gần tới sát, họ Lý mới nhìn thấy phía dưới cát có một cái hố, còn người anh hiện đang thọc hai tay xuống cái hố này làm gì đó.
“Đây rồi!”
Người anh chợt nói. Thế rồi...
Lạch cạch!
Yên tĩnh trong chốc lát...
Rồi một loạt tiếng động nhỏ như tiếng sắt thép đập vào nhau vang vọng dưới lòng đất, lan dần sang hai hướng khác nhau.
Tiếp đó...
Trên bờ cát vàng, cát trôi xuống để lộ ra mười cái hốc, năm cái phía tường thành, năm cái phía bờ biển...
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Phập! Phập!” mấy tiếng vang lên.
Từ mỗi cái hốc, một mũi tên sắt phóng ra, lao vun vút về phía hai anh em nọ.
Lý Thanh Vân còn chưa kịp định thần thì cơ thể đã hành động theo bản năng. Chân cậu chàng đạp khinh công, hai tay tung đại mấy chiêu trong Giáng Long thập bát chưởng, quạt mười mũi tên khỏi quỹ đạo gốc.
Tên rơi xuống đất, họ Lý cũng vội xoay người về phía hai anh em, hỏi:
“Hai vị không sao chứ?”
Sự việc nói thì lâu chứ kỳ thực diễn ra quá nhanh, bất quá mới vài hơi hô hấp. Hai anh em kỳ lạ kia còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì mọi việc đã kết thúc rồi. Thế nên, họ cũng phải mất mấy giây hấp thụ thông tin trước mắt rồi mới kịp phản ứng. Người anh vội đứng thẳng dậy, chắp tay với Lý Thanh Vân:
“Thiếu hiệp, vừa rồi đa tạ cậu! Nếu không có cậu, ngày này năm sau chắc hẳn đã là ngày giỗ hai anh em tôi rồi!”
Thiếu nữ cũng vội vàng nói:
“Ân công! Ơn cứu mạng tiểu nữ xin mãi khắc ghi, đời này nguyện lấy thân báo đáp...”
Lý Thanh Vân nghe vậy thì đỏ mặt, vội vã nói:
“Không dám, các vị quá lời rồi! Tại hạ cũng chỉ là tiện tay làm việc nên làm. Hai vị không cần báo đáp!”
Nói đến đây, cậu chàng bất giác lại nhớ đến một câu nói đùa của sư phụ.
Số là, cái hôm bọn họ từ Kiếm Trì trở về có liên hoan một bữa, cũng coi như tiệc chính thức chào mừng tiểu sư đệ vào môn hộ cổ viện. Hôm ấy, sau khi Nguyễn Đông Thanh uống say, mới hỏi đùa hai cô đệ tử, nhỡ sau này ra ngoài mà có người cứu mạng, thì sẽ nói “lấy thân báo đáp” hay “làm trâu làm ngựa”? Sau gã lại cười, nói chắc chắn là Tạ Thiên Hoa sẽ chọn cái sau. Mấy người đồ đệ thắc mắc tại sao hắn cho là vậy thì Bích Mặc tiên sinh nói:
“Ở quê thầy, có một câu đùa vui. Chắc cũng chẳng đúng đâu, cơ mà người ta đùa rằng, khi anh hùng cứu mỹ nhân, nếu anh hùng mà đẹp trai thì mỹ nhân sẽ hứa ‘lấy thân báo đáp’, còn ngộ nhỡ xấu trai hoặc chăng mỹ nhân đã sớm có người trong lòng thì chắc chắn sẽ chỉ hứa ‘làm trâu làm ngựa’ thôi...”
Tạ Thiên Hoa lúc bấy giờ hiểu ra bị sư phụ trêu đầu tiên, mặt ráng hồng lại len lén nhìn về phía Lý Thanh Vân. Tuy cậu chàng giả vờ không nhận ra nhưng kỳ thực, giây phút sư muội lén nhìn sang, trái tim họ Lý nhảy nhanh một nhịp.
Hồi tưởng đến đây thì đại đệ tử của Bích Mặc tiên sinh bị kéo về thực tại bởi một câu nói vô cùng khó đỡ của cô gái trước mặt:
“Nếu kiếp này đã không cách nào trả ơn ân công, vậy kiếp sau nếu ân công làm trâu làm ngựa, tiểu nữ tuyệt đối sẽ đối xử tốt nhất chuồng, kiếm cỏ kiếm rơm ngon nhất cho ân công ăn!”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro