Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
Hàng Xóm: Huyền...
Nghịch Tử
2024-11-21 20:40:06
Nguyễn Đông Thanh đi khỏi Hồng Hoa Lầu, sau đó lập tức rời khỏi Quan Lâm.
Tuy hắn cảm thấy Văn Cung quả thực chẳng phải người tốt lành gì, nhưng cũng không vì thế mà coi thường đối phương. Dù sao, thế lực được toàn bộ Nho sinh phu tử ở Huyền Hoàng giới tôn sùng kính nể há lại có thể đơn giản?
EQ của Nguyễn Đông Thanh có thể thấp, nhưng ít nhất IQ của hắn thì đủ dùng. Không dám gọi là thông minh, song cũng không phải cái hạng mắt cao hơn đầu, tự cho là khôn hơn thiên hạ.
Mà Nho sinh giỏi nhất là gì? Chẳng phải là công phu uốn lưỡi há miệng hay sao?
Lần biện luận này ắt hẳn sẽ là một trận khổ chiến.
Thế nên, Nguyễn Đông Thanh không dám lãng phí thời gian, phăm phăm đi về Lão Thụ cổ viện. Hắn dự tính ba ngày tới đây sẽ nhờ Hồng Vân lấy cho một ít sách vở, tuyển tập thơ các loại, ôn tập cẩn thận một phen.
Cùng lắm thì hôm đó mang phao.
Lúc này, Nguyễn Đông Thanh quả thực ao ước mình có thể có được trí nhớ từ điển của mấy người xuyên không khác. Thế nhưng... đáng tiếc, hắn chỉ là một người thường thích thơ cổ mà thôi.
Vài ba chục bài thì còn nhớ, nhiều hơn hắn chỉ thuộc mang máng câu nhớ câu quên, thậm chí có những bài hắn chỉ nhớ được một hai câu.
Tỉ như bài Cảm Hoài của Đặng Dung, Nguyễn Đông Thanh dù rất thích song cũng chỉ còn nhớ mỗi hai câu khiến hắn ấn tượng mãi:
“Trí chúa hữu hoài phù địa trục.
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.”
(Dịch nghĩa:
Muốn giúp chúa công, ôm hoài bão xoay chuyển trục đất.
Mong rửa sạch binh giáp, lại chẳng có lối mà kéo thiên hà xuống.
Thiên hà ở đây là mượn ý thơ Đỗ Phủ, nguyên văn rằng:
Điển tích từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng”. Nghĩa là: “Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà, Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa,”)
Lần này không có người giúp hắn cưỡi mây, lại không có xe bò, nên Nguyễn Đông Thanh chỉ có nước lội bộ. Đã lâu rồi không phải tự cuốc bộ, thế nên Bích Mặc tiên sinh của chúng ta cũng cảm thấy có phần khó khăn, bước chậm hơn bình thường.
Đi cỡ một khắc, bỗng Nguyễn Đông Thanh dừng lại, nghi hoặc nhìn bên vệ đường.
Chỗ này theo hắn nhớ thì từng là một quãng đồng bỏ hoang.
Thế nhưng hiện tại, nơi đã đã trở thành đầm nước rộng miên man, giữa hồ có một cái gò, chim đậu đầy trên các tán cây, dường như bên mép nước còn có một gian nhà gỗ xây theo lối thủy tạ, bên cầu ao neo một chiếc bè trúc con con.
“Chỗ này có cái hồ từ bao giờ?”
Nguyễn Đông Thanh dừng chân bên vệ đường, vê cằm tự hỏi.
Bấy giờ, chợt có hai người từ trên cầu ao bước xuống, chống sào đẩy bè trúc về phía gã. Nguyễn Đông Thanh thấy hai người nọ đều là đàn bà con gái, người trẻ thì cầm sào, người lớn tuổi hơn bưng một cái tráp.
Bè trúc cập bến, mới thấy rõ là một vị phu nhân trông cũng chạc tuổi gã, có lẽ hơn một vài tuổi, đằng sau là một cô gái không lớn hơn đám Thanh Vân bao nhiêu. Phu nhân mặc áo lông, thiếu nữ thì dắt một sợi lông chim trên tóc, phục sức khác lạ, không có vẻ gì là người ở Quan Lâm.
“Chào tiên sinh, dám hỏi ngài sống ở tòa trang viện trên núi kia có phải không?”
Trong lúc Nguyễn Đông Thanh còn đang tự hỏi không biết mình đang gặp ma hay gặp người, thì vị phu nhân bưng tráp đã lên tiếng.
Gã gật đầu, lại đáp:
“Đúng vậy. Không biết phu nhân là?”
“Phu nhân thì không dám. Dân nữ tên là Huyền Thanh, con bé này là thị nữ theo hầu Thiêm nhi. Hai ta đến đây thấy cảnh sắc yên tĩnh, lại là chốn bỏ hoang, bèn dời hồ đến ẩn cư. Sau này là hàng xóm láng giềng với nhau, mong được tiên sinh chiếu cố.”
Người phu nhân tự xưng là Huyền Thanh vừa nói, vừa cúi đầu, lại bưng tráp dâng lên cho gã.
Nguyễn Đông Thanh nghe cái câu “dời hồ” mà nhớ đến câu chuyện về anh thầy đồ họ Long, không nhận lễ, chỉ cười:
“Không dám, tại hạ còn có chút việc xin phép về trước. Hôm nào gặp dịp, tự nhiên sẽ ghé thăm quý phủ.”
Tuy trong bụng nghĩ là có lệnh bài của Võ Hoàng bảo vệ, không sợ nguy hiểm tính mạng, song Nguyễn Đông Thanh cũng sẽ không vì thế mà cả ngày ngông nghênh ngoài đường. Tự bảo vệ bản thân thì được, chủ động gây chuyện tìm phiền phức cho Lý Huyền Thiên thì hắn không làm được. Cho dù Võ Hoàng có là phụ huynh học sinh đi nữa, thì Nguyễn Đông Thanh cũng không muốn lợi dụng lòng tốt của y.
Thành thử, nếu tránh được chuyện, Bích Mặc tiên sinh vẫn sẽ làm.
Gã hứa một câu, sau đó không dám ở lại lâu bên hồ nước nữa, ba chân bốn cẳng phi về Lão Thụ cổ viện.
Nữ hầu Thiêm nhi nhìn cái dáng vẻ chân thấp chân cao, hớt hơ hớt hải của Nguyễn Đông Thanh thì phì cười một tiếng, nói:
“Nương nương, ngài khẳng định cái vị nửa ngố nửa tỉnh này chính là người mà ngài đang chờ?”
“Không dám chắc, thế nhưng cũng không phải không có khả năng. Chỉ biết, người này rất thú vị.”
Huyền Thanh nương nương lắc đầu, đoạn phất tay ra hiệu cho Thiêm nhi dẹp đường hồi phủ.
oOo
Nguyễn Đông Thanh về đến cổ viện, tạt sang căn phòng phía tây một lát, sau đó bắt đầu cắm đầu trong phòng đọc sách, trừ lúc vệ sinh cá nhân và tắm rửa giặt giũ ra thì chẳng hề ra khỏi phòng nửa bước. Nếu không phải ở Lão Thụ cổ viện còn có Trương Mặc Sênh lo chuyện áo cơm giúp cho, thì chắc mấy ngày sau Bích Mặc tiên sinh của chúng ta sẽ ứng chiến bằng cái dáng vẻ người không ra người, ngợm chẳng ra ngợm.
Gã còn nhớ mang máng thế kỷ trước rộ lên phong trào Duy Tân, Tây Hóa, bài Nho rất gay gắt. Thế nhưng trước là Huyền Hoàng giới chưa biết có “phương tây” tồn tại hay không, sau lại cũng chưa hẳn đã đến cái thời thực dân đế quốc, thành thử phần nhiều những bài viết luận văn đều không mấy phù hợp.
Lôi ra dùng, hoặc là bị phán là nói lời vô căn cứ.
Hoặc là bị người ta thẹn quá hóa giận, đánh chết tại chỗ.
Dù sao, mấy ông tri thức thời pháp thuộc nửa phong kiến đánh pháo mồm cũng có thua ai đâu?
Câu nào câu nấy đều có độc, đả kích sâu cay chẳng thua gì đao kiếm thật.
Thành thử, Nguyễn Đông Thanh phải tốn không biết bao nhiêu công sức tra cứu sàng lọc, mới chọn được tư liệu để mà mang ra đối phó với Văn Cung.
Thời gian như thoi đưa, rốt cuộc ngày ứng chiến cũng đã đến.
Bích Mặc tiên sinh đẩy cửa phòng, lúc này tóc tai hắn bù xù rối tung, mắt cũng thâm quầng vì thiếu ngủ. Thế nhưng, Nguyễn Đông Thanh bước đi đĩnh đạc tự tin, khóe miệng còn có nụ cười bình thản, giống như đã nắm chắc sáu bảy thành chiến thắng.
Lần này xuất trận, có thể nói là đầy đủ đạn dược.
Không dám nói chắc thắng, song có lẽ có thể bất bại.
Nguyễn Đông Thanh hít sâu một hơi, lại gọi cả Hồng Đô đi cùng, lúc này mới đến chuồng cởi dây cho con bò già, đánh xe thẳng tiến về ải Quan Lâm.
Lúc này...
Khung cảnh trước cổng thành Quan Lâm chỉ có thể nói là “cờ giong trống mở”. Một đám đông đếm sơ sơ cũng hơn trăm đầu người chẳng biết từ lúc nào đã tụ tập ngay trước cổng, người nào người nấy tay cầm cờ hiệu, đầu chít khăn, bên trên ghi rõ một một bốn chữ “Đông Thanh quyết thắng”.
Phần lớn những người này đều là người phàm mắt thịt, chẳng có bao nhiêu người là kẻ tu hành. Thế nhưng, mặc dù bọn họ huyên náo tụ tập như thế thì thành vệ quân cũng chẳng thèm quản, thậm chí có vài ba người còn gia nhập vào đám đông, một hai nói là muốn thay cho anh em trong quân theo trợ uy cho tiên sinh.
Lão Hùng cười vang, vỗ vai Nguyễn Đông Thanh, nói:
“Đông Thanh! Bác đây nghe rồi. Mày phải thắng đấy. Ở cái thành này ngoài mày ra lão già đây chả yên tâm giao con cháu cho ai khác dạy đâu.”
“Đúng thế. Đúng thế. Chú Thanh mà không thắng, thì chị đây liều mạng với mấy tên thầy đồ mới đến này đấy.”
Người vừa lên tiếng là chị hàng quà vặt.
Rồi lại lục tục có chị hàng gà, cô hàng thịt, bà hàng nước, Trần Dũng, Nguyên Phương lên chúc Nguyễn Đông Thanh đại thắng trở về. Thậm chí, người đã rất lâu không trườn mặt ra như hai cha con Mộc Thanh Hiên, các chủ Phong Thanh các Phạm Thừa Phong cũng xuất hiện.
Kể từ sau buổi phát chẩn, cả Tế Thế Đường, Phong Thanh Các và Nhất Phẩm Cư đều thu liễm nhiều, lần hộ thành lần trước ba nhà Mộc, Lý, Phạm cũng quyên góp một số tiền không nhỏ, lại phái hơn trăm nam đinh gia nhập quân thủ thành, có thể nói là thái độ khác hẳn trước đây.
Không khỏi khiến người ta cảm thấy là lạ.
Mộc Thanh Hiên – đường chủ Tế Thế đường – bước lên cung tay, nói:
“Lão hủ ít chữ, không hiểu cái chuyện tranh biện của Nho gia này. Thế nhưng cũng xin được chúc tiên sinh trận này mã đáo thành công.”
“Phải. Phải. Lão hủ cũng hi vọng tiên sinh đi chuyến này vạn sự như ý, công thành danh toại.”
Phạm Thừa Phong thấy lão đối thủ của mình mượn thời cơ chúc mừng, nịnh nọt, thì cũng vội vàng lên tiếng hưởng ứng một phen. Trước đó, lúc Nguyễn Đông Thanh đứng lên đọc thơ đôi câu đối trước đám nạn dân mà chẳng thấy xi nhê gì, lão cũng cảm thấy nghi ngờ trước thực lực của vị “tiên sinh” này liệu có bị thổi phồng quá đáng.
Sau đó...
Đại nhân ở Thiên Cơ phân các truyền tin xuống, nói lão phải hết sức đề phòng vị ở cổ viện, tuyệt không thể làm y phật ý. Hơn nữa, một khi có tin tức gì về Nguyễn Đông Thanh thì đều phải dùng ngọc giản truyền về tổng bộ càng sớm càng tốt, ưu tiên giáp đẳng – cao nhất của Thiên Cơ các.
Thành thử, Phạm Thừa Phong cũng tò mò, dùng Võ Bảng ngọc tìm thử tên của Nguyễn Đông Thanh.
Về sau đương nhiên là bị dọa cho mém thì ướt quần.
Nghe các chủ đời trước nói, Thiên Cơ các truyền thừa đến nay đã có vạn năm, Võ Bảng cũng đã tồn tại ở Huyền Hoàng giới này sáu bảy ngàn năm gì đó. Thế nhưng, chưa bao giờ Thiên Cơ các lại cho một người chưa đủ thông tin đánh giá lên bảng cả.
Nguyễn Đông Thanh là người duy nhất khiến Thiên Cơ các phải phá lệ.
Đủ thấy vị Bích Mặc tiên sinh này tuyệt nhiên không hề đơn giản.
Lại thêm những chuyện nghe được từ phân các kinh thành, nhất là kết cục của Tế Tửu Lâm Thanh Tùng lại càng khiến lão sợ hãi hơn. Thế nên, vừa biết được hôm nay Nguyễn Đông Thanh sẽ vào thành biện luận với Văn Cung, khẩu chiến quần Nho, lão vội vội vàng vàng đến đây trợ uy, hi vọng Bích Mặc tiên sinh có thể có ấn tượng tốt tốt một chút về lão.
Tuy hắn cảm thấy Văn Cung quả thực chẳng phải người tốt lành gì, nhưng cũng không vì thế mà coi thường đối phương. Dù sao, thế lực được toàn bộ Nho sinh phu tử ở Huyền Hoàng giới tôn sùng kính nể há lại có thể đơn giản?
EQ của Nguyễn Đông Thanh có thể thấp, nhưng ít nhất IQ của hắn thì đủ dùng. Không dám gọi là thông minh, song cũng không phải cái hạng mắt cao hơn đầu, tự cho là khôn hơn thiên hạ.
Mà Nho sinh giỏi nhất là gì? Chẳng phải là công phu uốn lưỡi há miệng hay sao?
Lần biện luận này ắt hẳn sẽ là một trận khổ chiến.
Thế nên, Nguyễn Đông Thanh không dám lãng phí thời gian, phăm phăm đi về Lão Thụ cổ viện. Hắn dự tính ba ngày tới đây sẽ nhờ Hồng Vân lấy cho một ít sách vở, tuyển tập thơ các loại, ôn tập cẩn thận một phen.
Cùng lắm thì hôm đó mang phao.
Lúc này, Nguyễn Đông Thanh quả thực ao ước mình có thể có được trí nhớ từ điển của mấy người xuyên không khác. Thế nhưng... đáng tiếc, hắn chỉ là một người thường thích thơ cổ mà thôi.
Vài ba chục bài thì còn nhớ, nhiều hơn hắn chỉ thuộc mang máng câu nhớ câu quên, thậm chí có những bài hắn chỉ nhớ được một hai câu.
Tỉ như bài Cảm Hoài của Đặng Dung, Nguyễn Đông Thanh dù rất thích song cũng chỉ còn nhớ mỗi hai câu khiến hắn ấn tượng mãi:
“Trí chúa hữu hoài phù địa trục.
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.”
(Dịch nghĩa:
Muốn giúp chúa công, ôm hoài bão xoay chuyển trục đất.
Mong rửa sạch binh giáp, lại chẳng có lối mà kéo thiên hà xuống.
Thiên hà ở đây là mượn ý thơ Đỗ Phủ, nguyên văn rằng:
Điển tích từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng”. Nghĩa là: “Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà, Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa,”)
Lần này không có người giúp hắn cưỡi mây, lại không có xe bò, nên Nguyễn Đông Thanh chỉ có nước lội bộ. Đã lâu rồi không phải tự cuốc bộ, thế nên Bích Mặc tiên sinh của chúng ta cũng cảm thấy có phần khó khăn, bước chậm hơn bình thường.
Đi cỡ một khắc, bỗng Nguyễn Đông Thanh dừng lại, nghi hoặc nhìn bên vệ đường.
Chỗ này theo hắn nhớ thì từng là một quãng đồng bỏ hoang.
Thế nhưng hiện tại, nơi đã đã trở thành đầm nước rộng miên man, giữa hồ có một cái gò, chim đậu đầy trên các tán cây, dường như bên mép nước còn có một gian nhà gỗ xây theo lối thủy tạ, bên cầu ao neo một chiếc bè trúc con con.
“Chỗ này có cái hồ từ bao giờ?”
Nguyễn Đông Thanh dừng chân bên vệ đường, vê cằm tự hỏi.
Bấy giờ, chợt có hai người từ trên cầu ao bước xuống, chống sào đẩy bè trúc về phía gã. Nguyễn Đông Thanh thấy hai người nọ đều là đàn bà con gái, người trẻ thì cầm sào, người lớn tuổi hơn bưng một cái tráp.
Bè trúc cập bến, mới thấy rõ là một vị phu nhân trông cũng chạc tuổi gã, có lẽ hơn một vài tuổi, đằng sau là một cô gái không lớn hơn đám Thanh Vân bao nhiêu. Phu nhân mặc áo lông, thiếu nữ thì dắt một sợi lông chim trên tóc, phục sức khác lạ, không có vẻ gì là người ở Quan Lâm.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
“Chào tiên sinh, dám hỏi ngài sống ở tòa trang viện trên núi kia có phải không?”
Trong lúc Nguyễn Đông Thanh còn đang tự hỏi không biết mình đang gặp ma hay gặp người, thì vị phu nhân bưng tráp đã lên tiếng.
Gã gật đầu, lại đáp:
“Đúng vậy. Không biết phu nhân là?”
“Phu nhân thì không dám. Dân nữ tên là Huyền Thanh, con bé này là thị nữ theo hầu Thiêm nhi. Hai ta đến đây thấy cảnh sắc yên tĩnh, lại là chốn bỏ hoang, bèn dời hồ đến ẩn cư. Sau này là hàng xóm láng giềng với nhau, mong được tiên sinh chiếu cố.”
Người phu nhân tự xưng là Huyền Thanh vừa nói, vừa cúi đầu, lại bưng tráp dâng lên cho gã.
Nguyễn Đông Thanh nghe cái câu “dời hồ” mà nhớ đến câu chuyện về anh thầy đồ họ Long, không nhận lễ, chỉ cười:
“Không dám, tại hạ còn có chút việc xin phép về trước. Hôm nào gặp dịp, tự nhiên sẽ ghé thăm quý phủ.”
Tuy trong bụng nghĩ là có lệnh bài của Võ Hoàng bảo vệ, không sợ nguy hiểm tính mạng, song Nguyễn Đông Thanh cũng sẽ không vì thế mà cả ngày ngông nghênh ngoài đường. Tự bảo vệ bản thân thì được, chủ động gây chuyện tìm phiền phức cho Lý Huyền Thiên thì hắn không làm được. Cho dù Võ Hoàng có là phụ huynh học sinh đi nữa, thì Nguyễn Đông Thanh cũng không muốn lợi dụng lòng tốt của y.
Thành thử, nếu tránh được chuyện, Bích Mặc tiên sinh vẫn sẽ làm.
Gã hứa một câu, sau đó không dám ở lại lâu bên hồ nước nữa, ba chân bốn cẳng phi về Lão Thụ cổ viện.
Nữ hầu Thiêm nhi nhìn cái dáng vẻ chân thấp chân cao, hớt hơ hớt hải của Nguyễn Đông Thanh thì phì cười một tiếng, nói:
“Nương nương, ngài khẳng định cái vị nửa ngố nửa tỉnh này chính là người mà ngài đang chờ?”
“Không dám chắc, thế nhưng cũng không phải không có khả năng. Chỉ biết, người này rất thú vị.”
Huyền Thanh nương nương lắc đầu, đoạn phất tay ra hiệu cho Thiêm nhi dẹp đường hồi phủ.
oOo
Nguyễn Đông Thanh về đến cổ viện, tạt sang căn phòng phía tây một lát, sau đó bắt đầu cắm đầu trong phòng đọc sách, trừ lúc vệ sinh cá nhân và tắm rửa giặt giũ ra thì chẳng hề ra khỏi phòng nửa bước. Nếu không phải ở Lão Thụ cổ viện còn có Trương Mặc Sênh lo chuyện áo cơm giúp cho, thì chắc mấy ngày sau Bích Mặc tiên sinh của chúng ta sẽ ứng chiến bằng cái dáng vẻ người không ra người, ngợm chẳng ra ngợm.
Gã còn nhớ mang máng thế kỷ trước rộ lên phong trào Duy Tân, Tây Hóa, bài Nho rất gay gắt. Thế nhưng trước là Huyền Hoàng giới chưa biết có “phương tây” tồn tại hay không, sau lại cũng chưa hẳn đã đến cái thời thực dân đế quốc, thành thử phần nhiều những bài viết luận văn đều không mấy phù hợp.
Lôi ra dùng, hoặc là bị phán là nói lời vô căn cứ.
Hoặc là bị người ta thẹn quá hóa giận, đánh chết tại chỗ.
Dù sao, mấy ông tri thức thời pháp thuộc nửa phong kiến đánh pháo mồm cũng có thua ai đâu?
Câu nào câu nấy đều có độc, đả kích sâu cay chẳng thua gì đao kiếm thật.
Thành thử, Nguyễn Đông Thanh phải tốn không biết bao nhiêu công sức tra cứu sàng lọc, mới chọn được tư liệu để mà mang ra đối phó với Văn Cung.
Thời gian như thoi đưa, rốt cuộc ngày ứng chiến cũng đã đến.
Bích Mặc tiên sinh đẩy cửa phòng, lúc này tóc tai hắn bù xù rối tung, mắt cũng thâm quầng vì thiếu ngủ. Thế nhưng, Nguyễn Đông Thanh bước đi đĩnh đạc tự tin, khóe miệng còn có nụ cười bình thản, giống như đã nắm chắc sáu bảy thành chiến thắng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Lần này xuất trận, có thể nói là đầy đủ đạn dược.
Không dám nói chắc thắng, song có lẽ có thể bất bại.
Nguyễn Đông Thanh hít sâu một hơi, lại gọi cả Hồng Đô đi cùng, lúc này mới đến chuồng cởi dây cho con bò già, đánh xe thẳng tiến về ải Quan Lâm.
Lúc này...
Khung cảnh trước cổng thành Quan Lâm chỉ có thể nói là “cờ giong trống mở”. Một đám đông đếm sơ sơ cũng hơn trăm đầu người chẳng biết từ lúc nào đã tụ tập ngay trước cổng, người nào người nấy tay cầm cờ hiệu, đầu chít khăn, bên trên ghi rõ một một bốn chữ “Đông Thanh quyết thắng”.
Phần lớn những người này đều là người phàm mắt thịt, chẳng có bao nhiêu người là kẻ tu hành. Thế nhưng, mặc dù bọn họ huyên náo tụ tập như thế thì thành vệ quân cũng chẳng thèm quản, thậm chí có vài ba người còn gia nhập vào đám đông, một hai nói là muốn thay cho anh em trong quân theo trợ uy cho tiên sinh.
Lão Hùng cười vang, vỗ vai Nguyễn Đông Thanh, nói:
“Đông Thanh! Bác đây nghe rồi. Mày phải thắng đấy. Ở cái thành này ngoài mày ra lão già đây chả yên tâm giao con cháu cho ai khác dạy đâu.”
“Đúng thế. Đúng thế. Chú Thanh mà không thắng, thì chị đây liều mạng với mấy tên thầy đồ mới đến này đấy.”
Người vừa lên tiếng là chị hàng quà vặt.
Rồi lại lục tục có chị hàng gà, cô hàng thịt, bà hàng nước, Trần Dũng, Nguyên Phương lên chúc Nguyễn Đông Thanh đại thắng trở về. Thậm chí, người đã rất lâu không trườn mặt ra như hai cha con Mộc Thanh Hiên, các chủ Phong Thanh các Phạm Thừa Phong cũng xuất hiện.
Kể từ sau buổi phát chẩn, cả Tế Thế Đường, Phong Thanh Các và Nhất Phẩm Cư đều thu liễm nhiều, lần hộ thành lần trước ba nhà Mộc, Lý, Phạm cũng quyên góp một số tiền không nhỏ, lại phái hơn trăm nam đinh gia nhập quân thủ thành, có thể nói là thái độ khác hẳn trước đây.
Không khỏi khiến người ta cảm thấy là lạ.
Mộc Thanh Hiên – đường chủ Tế Thế đường – bước lên cung tay, nói:
“Lão hủ ít chữ, không hiểu cái chuyện tranh biện của Nho gia này. Thế nhưng cũng xin được chúc tiên sinh trận này mã đáo thành công.”
“Phải. Phải. Lão hủ cũng hi vọng tiên sinh đi chuyến này vạn sự như ý, công thành danh toại.”
Phạm Thừa Phong thấy lão đối thủ của mình mượn thời cơ chúc mừng, nịnh nọt, thì cũng vội vàng lên tiếng hưởng ứng một phen. Trước đó, lúc Nguyễn Đông Thanh đứng lên đọc thơ đôi câu đối trước đám nạn dân mà chẳng thấy xi nhê gì, lão cũng cảm thấy nghi ngờ trước thực lực của vị “tiên sinh” này liệu có bị thổi phồng quá đáng.
Sau đó...
Đại nhân ở Thiên Cơ phân các truyền tin xuống, nói lão phải hết sức đề phòng vị ở cổ viện, tuyệt không thể làm y phật ý. Hơn nữa, một khi có tin tức gì về Nguyễn Đông Thanh thì đều phải dùng ngọc giản truyền về tổng bộ càng sớm càng tốt, ưu tiên giáp đẳng – cao nhất của Thiên Cơ các.
Thành thử, Phạm Thừa Phong cũng tò mò, dùng Võ Bảng ngọc tìm thử tên của Nguyễn Đông Thanh.
Về sau đương nhiên là bị dọa cho mém thì ướt quần.
Nghe các chủ đời trước nói, Thiên Cơ các truyền thừa đến nay đã có vạn năm, Võ Bảng cũng đã tồn tại ở Huyền Hoàng giới này sáu bảy ngàn năm gì đó. Thế nhưng, chưa bao giờ Thiên Cơ các lại cho một người chưa đủ thông tin đánh giá lên bảng cả.
Nguyễn Đông Thanh là người duy nhất khiến Thiên Cơ các phải phá lệ.
Đủ thấy vị Bích Mặc tiên sinh này tuyệt nhiên không hề đơn giản.
Lại thêm những chuyện nghe được từ phân các kinh thành, nhất là kết cục của Tế Tửu Lâm Thanh Tùng lại càng khiến lão sợ hãi hơn. Thế nên, vừa biết được hôm nay Nguyễn Đông Thanh sẽ vào thành biện luận với Văn Cung, khẩu chiến quần Nho, lão vội vội vàng vàng đến đây trợ uy, hi vọng Bích Mặc tiên sinh có thể có ấn tượng tốt tốt một chút về lão.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro