Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
Kiếm Trì
Nghịch Tử
2024-11-21 20:40:06
Sáng sớm hôm sau, cả hội ăn điểm tâm sớm, sau đó chuẩn bị thanh toán tiền phòng, đặng lên đường quay lại Kiếm Trì.
Tạ Thiên Hoa và Đỗ Thải Hà thấy khuôn mặt của ông đại sư huynh nhà mình hệt cái giẻ lau ngâm nước, cứ xịu ra, bèn nhỏ giọng hỏi Vương Tiểu Thạch:
“Tiền bối, đại sư huynh làm sao vậy?”
Thiếu niên áo đen vừa sì sụp húp bát bún, vừa trợn mắt lên nhìn hai cô nàng. Hai thiếu nữ biết đấy là ám hiệu “trời đánh còn tránh bữa ăn” của Vương Tiểu Thạch, thành thử không dám hỏi thêm nữa, quay lại vùi đầu vào bát.
Chân Lợi Kiếm và Ngô Quốc Văn thấy bất nhẫn, bèn truyền âm:
“Tối hôm qua thiếu hiệp đi ra ngoài một chuyến, lúc trở về đã như vậy rồi, có hỏi cũng không đáp. Tại hạ là người ngoài, không tiện hỏi nhiều, thế nên...”
Đỗ Thải Hà và Tạ Thiên Hoa nghe thế, kém chút thì “à” lên một tiếng.
Lý Thanh Vân không có chân khí, bấy giờ lại đang để đầu óc trên mây, thành thử cũng không nhận ra mọi người đang truyền âm cho nhau. Cậu chàng gẩy gẩy đôi đũa trên tay, thở dài một hơi.
Vương Tiểu Thạch bấy giờ đã chiến đấu xong xuôi, đặt cái bát xuống, nói:
“Còn sao nữa? Hôm qua tính học theo đại hiệp trong truyện của chủ nhân, bị đời vả cho một cái vào mặt, nên giờ đang ‘hoài nghi nhân sinh’ đó mà.”
“Tiền...”
“Được rồi. Khúc mắc gì thì về hỏi ông sư phụ của nhóc ấy. Lương của ta không đủ để vừa làm bảo mẫu, vừa làm gia sư cho mấy đứa.”
Lý Thanh Vân vừa mới nói được một chữ, thì đã bị Vương Tiểu Thạch cắt ngang, xua tay chối việc bai bải. Mấy người Phạm Kim thấy động tác của y quả thực là hành vân lưu thủy, xe nhẹ đường quen, thì không khỏi trân trối nhìn nhau, trố mắt chẳng biết nói sao cho phải.
oOo
Từ Bạch Đế thành, nhóm người Kiếm Trì, cổ viện dùng truyền tống trận đi đến thành Hải Giác của nước Hàn. Chỗ này trước mặt là Táng Thi Đinh, cách núi Vọng Hương đâu đó ba bốn dặm.
Khi xưa, lúc Phạt Hải Kiếm Thánh tọa hóa, Kiếm Trì vừa mới được hai đệ tử dựng lên, còn chân ướt chân ráo thì hải thú biển Phong Bạo đã kéo nhau lên bờ trả thù kiếm thánh, tiêu diệt kiếm trì. Hoàng thất nước Hàn hay tin, bèn cho đại binh đến đóng trú, xây lên một tòa thành quan gần Vọng Hương sơn, từ đó mà có Hải Giác thành này.
Về sau, Kiếm Trì đã thành một thánh địa tu hành ở Huyền Hoàng giới, thành Hải Giác cũng lặng yên nhường lại tiền tuyến cho núi Vọng Hương, thu mình trở thành hậu phương giúp các đời Kiếm Tổ đối phó với hải thú triều.
Hai bên đi lại gần gụi như vậy, thành thử đám thành vệ quân cơ hồ nhẵn mặt Chấp Kiếm trưởng lão Phạm Kim. Lão vừa mới xuất hiện ở truyền tống môn, mấy tay lính lác đang đứng canh vội vàng chạy đến hành lễ, lại nói:
“Phạm trưởng lão tới chơi, xin đợi một chút, để tiểu nhân đi thông báo cho tổng binh nhà ta.”
“Chuyện này à... Hôm nay Phạm mỗ trên người có việc, thực không tiện ở lâu. Cậu chuyển lời cho tổng binh bao giờ rảnh rỗi việc quân thì lên Vọng Hương sơn một chuyến, Phạm mỗ nhất định quét cổng chờ đón.”
“Phạm trưởng lão khách khí. Vậy tiểu nhân không làm chậm trễ việc của ngài nữa.”
...
Mấy người Lý, Tạ, Đỗ lần đầu đến nước Hàn, không khỏi hiếu kỳ nhìn ngang ngó dọc khắp nơi. Người nước Hàn mặc áo quần màu sắc rất sặc sỡ hoa lệ, không giống người Đại Việt chuộng nâu, đen. Chất lượng vải cũng tốt hơn nhiều, vừa nhẹ vừa bóng.
Người qua kẻ lại trên phố đều đi chân đất. Nếu không chân trần bộ hành thì cũng cởi giày dép ra cắp ở nách mà bước đi phăm phăm.
Đàn bà con gái không đeo quá nhiều vòng vèo trâm tóc như nơi khác mà chuộng lắc tay, lắc chân. Những chiếc vòng đeo chân bằng vảng kéo mỏng như sợi chỉ, treo mười mấy viên ngọc đủ loại, lúc đi đường cứ xóc nảy reo lên leng keng.
Đàn ông nước Hàn thì hoặc cởi trần, hoặc mặc áo mỏng. Nhiều người ở đây cạo trọc, đỉnh đầu và hậu tâm đều có hình xăm, thường là cặp mắt to trợn tròn đỏ lòm và hàm răng lởm chởm như đao bén đang há hốc ra, trông cực kỳ đáng sợ.
Hai người Đỗ Thải Hà, Tạ Thiên Hoa trông mà hiếu kỳ, bèn kéo tay Phùng Thanh La lại hỏi thăm.
Không đợi thánh nữ Kiếm Trì lên tiếng, hai người Chân Lợi Kiếm, Ngô Quốc Văn đã tranh nhau lên tiếng:
“Mấy người đó là ngư dân.”
“Không phải ai muốn cũng được xăm đâu.”
...
Hai tên này hấp tấp lấy le trước mặt tam đệ tử của Bích Mặc tiên sinh, cuối cùng khéo quá hóa dở, nói ra hai câu không đầu không đũa, khiến ba người Lý, Tạ, Đỗ nghe chẳng hiểu gì cả.
Phạm Kim vừa tiếp chuyện thành vệ quân xong, vừa vặn thấy phản ứng của thiên kiêu nhà mình, không khỏi trợn mắt thổi râu.
Phùng Thanh La cười khanh khách, nói:
“Được rồi. Hai người đừng có tranh, mất hết mặt mũi của Kiếm Trì rồi.”
Kế đó, cô nàng bèn giải thích tiền căn hậu quả cho hai người Tạ, Đỗ.
Nước Sở có Mẫu Hà, nước Hàn có Sinh Hải.
Kể từ ngàn xưa, nước Sở sinh sống bằng cách đánh bắt cá tôm từ sông Ngân, thì nước Hàn mưu sinh bằng nghề chài lưới ở biển Phong Bạo.
Biển Phong Bạo là giang sơn của hải thú, không “bình yên” như sông Ngân. Thành thử, từ xưa đến giờ ở nước Hàn, nghề ngư phủ vừa là cái nghề nguy hiểm chẳng mấy ai muốn học, lại đồng thời cũng là cái nghề được người đời kính ngưỡng, có địa vị rất cao.
Về sau, có một đoàn người bị sóng đánh dạt vào bờ.
Những người này dạy dân lấy máu hải thú, trộn với linh dược làm mực, cuối cùng lấy xương rồng xăm hình quái thú lên người, có thể dọa lui được hải thú, bình an ra biển.
Từ đó, đám người này được dân chúng suy tôn làm vua, lấy quốc tính làm quốc hiệu, vậy nên có nước Hàn.
Mà ở nước Hàn cũng xuất hiện một nghề mới: Văn Thân sư.
Do mực xăm quý hiếm khó chế tạo, thế nên trong giới ngư phủ, hình xăm trên thân được coi là một loại vinh dự.
Ngư phủ có dăm bảy loại, hình xăm cũng có các cấp bậc tương ứng, đại diện cho kinh nghiệm và tài năng lăn lộn sóng to, gió mặn ngoài khơi xa của chủ nhân.
Hình xăm bằng mực đen thì chỉ cần là ngư dân muốn ra biển lâu dài đều có thể đến chỗ Văn Thân sư xin được hạ châm. Loại hình xăm này phổ biến nhất, cũng có ít tác dụng nhất. Theo cách nói của Văn Thân sư, Hắc Văn chỉ có một công dụng duy nhất: “khiến hải thú nhầm tưởng ngư dân là đồng loại, mà bỏ qua cho.”
Lên cao hơn, còn có Lục Văn, Lam Văn, Tử Văn, Kim Văn.
Công dụng cụ thể của từng hình xăm còn phải xem chất lượng mực xăm và tay nghề của Văn Thân sư, thế nhưng nhìn chung, những hình xăm từ Lam Văn trở lên sau được nghệ nhân truyền thần thậm chí có thể tách ra sống lại, tự mình giao chiến với Hải Thú, phù hộ thuyền cá bình an. Loại này được gọi chung là Chiến Văn.
Cao nhất còn có một loại Xích Văn.
Cả mấy ngàn năm nay, Xích Văn chưa từng xuất hiện, thế nhưng có truyền thuyết hình xăm đỏ như máu này vừa rời khỏi thân, tức thì trời rung đất chuyển, lật biển phá sóng.
Tạ Thiên Hoa nghe đến đoạn này, bỗng nhiên chỉ về phía một người béo ị đang ngông nghênh đi ngoài đường, hỏi:
“Ở kia chẳng phải có một người có Xích Văn hay sao?”
Phùng Thanh La biết cô nàng đang nói đùa, bèn bật cười:
“Chị Hoa đúng là biết nói đùa.”
Tiếp xúc với nhóm người cổ viện cũng không phải ngày một ngày hai, thánh nữ của Kiếm Trì sớm đã biết trong ba vị đồ đệ, Tạ Thiên Hoa chính là bộ óc. Cô nàng đương nhiên sẽ không thực sự cho rằng cứ dùng mực đỏ xăm đại một hình lên người thì đó là Xích Văn, càng không nghĩ một người qua đường có thể có được vật trong truyền thuyết này.
Vừa đi vừa nói chuyện, chín người rốt cuộc cũng ra được khỏi thành Hải Giác. Dọc đường, ba người không một ai hỏi Phạm Kim vì sao lão không ngự kiếm phi hành cho tiện, cũng không hỏi vì sao trong thành không một ai cưỡi mây đạp gió, trên trời trong xanh thoáng đãng lạ thường, chỉ im lặng theo sau.
Phạm Kim bấy giờ mới tế kiếm ra, giải thích với ba người Lý, Tạ, Đỗ:
“Tường thành Hải Giác không phải đá, không phải sắt, mà là một loại san hô sống sâu hàng ngàn trượng dưới biển Phong Bạo, lấy địa hỏa nung mà thành. Đối với con người và yêu thú, thứ này có tác dụng cấm không, khiến cơ thể nặng nề không cách nào bay lượn được. Còn với Hải Thú, có thể áp chế, thậm chí chặt đứt liên hệ của chúng với Phong Bạo Hải, khiến chiến lực đại giảm.”
Ba người cùng “ồ” lên một tiếng.
Nhất là Tạ Thiên Hoa. Cô nàng nhớ hồi còn là thánh nữ, trong tộc có mấy trưởng lão thuộc phe chủ chiến thường hay càm ràm vì sao tộc Thanh Tước không gây chiến thẳng mặt với nhân loại, rằng so với hải thú cứ phải cẩn thận tính kế từng bước thì bọn họ chỉ cần xông ra khỏi biển trúc là xong, đơn giản hơn nhiều.
Khi trước, cô nàng còn không hiểu tại sao mấy người này lại thường xuyên so thanh tước với hải thú biển Phong Bạo.
Thế nhưng, hiện tại Tạ Thiên Hoa xem như đã rõ tiền căn hậu quả.
Mấu chốt chắc chắn không nằm ngoài mấy chữ “liên kết với biển Phong Bạo” mà Phạm Kim nhắc đến.
Vọng Hương sơn cách Hải Giác thành không xa.
Chín người đều có tu vi không thấp, nhất là Tạ Thiên Hoa còn có nguyên hình là loài cầm điểu. Thành thử, chỉ độ một hai phút, đoàn người là đã tới được sơn môn.
Chỉ thấy trước mắt là một tòa núi không cao không thấp, lưng chừng đầy tùng bách, trên đỉnh mịt mờ mây. Tuy cảnh sắc không thể coi là tiên cảnh nhân gian, làm người ta phải kinh tâm động phách, song lại khiến người xem không hiểu vì lí do gì mà cảm thấy “an tường”.
Dưới chân núi có một thôn xóm, đếm sơ sơ có khoảng vài trăm mái nhà. Một bên là suối chảy róc rách, một bên là nương ngô tốt tươi. Trong xóm có chợ phiên, có đình làng đền miếu, có thôn nữ hương sơn cõng gùi ra chợ, có trai làng sơn cước lưng đeo cung, tay mang giáo, nói nói cười cười.
Quả thực chính là khói lửa nhân gian, là muôn tía nghìn hồng của lòng người ấm lạnh.
Chốn thánh địa tu hành lại có một sơn thôn như vậy, có lẽ cả Huyền Hoàng giới cũng chỉ có mình Kiếm Trì mà thôi.
Tạ Thiên Hoa và Đỗ Thải Hà thấy khuôn mặt của ông đại sư huynh nhà mình hệt cái giẻ lau ngâm nước, cứ xịu ra, bèn nhỏ giọng hỏi Vương Tiểu Thạch:
“Tiền bối, đại sư huynh làm sao vậy?”
Thiếu niên áo đen vừa sì sụp húp bát bún, vừa trợn mắt lên nhìn hai cô nàng. Hai thiếu nữ biết đấy là ám hiệu “trời đánh còn tránh bữa ăn” của Vương Tiểu Thạch, thành thử không dám hỏi thêm nữa, quay lại vùi đầu vào bát.
Chân Lợi Kiếm và Ngô Quốc Văn thấy bất nhẫn, bèn truyền âm:
“Tối hôm qua thiếu hiệp đi ra ngoài một chuyến, lúc trở về đã như vậy rồi, có hỏi cũng không đáp. Tại hạ là người ngoài, không tiện hỏi nhiều, thế nên...”
Đỗ Thải Hà và Tạ Thiên Hoa nghe thế, kém chút thì “à” lên một tiếng.
Lý Thanh Vân không có chân khí, bấy giờ lại đang để đầu óc trên mây, thành thử cũng không nhận ra mọi người đang truyền âm cho nhau. Cậu chàng gẩy gẩy đôi đũa trên tay, thở dài một hơi.
Vương Tiểu Thạch bấy giờ đã chiến đấu xong xuôi, đặt cái bát xuống, nói:
“Còn sao nữa? Hôm qua tính học theo đại hiệp trong truyện của chủ nhân, bị đời vả cho một cái vào mặt, nên giờ đang ‘hoài nghi nhân sinh’ đó mà.”
“Tiền...”
“Được rồi. Khúc mắc gì thì về hỏi ông sư phụ của nhóc ấy. Lương của ta không đủ để vừa làm bảo mẫu, vừa làm gia sư cho mấy đứa.”
Lý Thanh Vân vừa mới nói được một chữ, thì đã bị Vương Tiểu Thạch cắt ngang, xua tay chối việc bai bải. Mấy người Phạm Kim thấy động tác của y quả thực là hành vân lưu thủy, xe nhẹ đường quen, thì không khỏi trân trối nhìn nhau, trố mắt chẳng biết nói sao cho phải.
oOo
Từ Bạch Đế thành, nhóm người Kiếm Trì, cổ viện dùng truyền tống trận đi đến thành Hải Giác của nước Hàn. Chỗ này trước mặt là Táng Thi Đinh, cách núi Vọng Hương đâu đó ba bốn dặm.
Khi xưa, lúc Phạt Hải Kiếm Thánh tọa hóa, Kiếm Trì vừa mới được hai đệ tử dựng lên, còn chân ướt chân ráo thì hải thú biển Phong Bạo đã kéo nhau lên bờ trả thù kiếm thánh, tiêu diệt kiếm trì. Hoàng thất nước Hàn hay tin, bèn cho đại binh đến đóng trú, xây lên một tòa thành quan gần Vọng Hương sơn, từ đó mà có Hải Giác thành này.
Về sau, Kiếm Trì đã thành một thánh địa tu hành ở Huyền Hoàng giới, thành Hải Giác cũng lặng yên nhường lại tiền tuyến cho núi Vọng Hương, thu mình trở thành hậu phương giúp các đời Kiếm Tổ đối phó với hải thú triều.
Hai bên đi lại gần gụi như vậy, thành thử đám thành vệ quân cơ hồ nhẵn mặt Chấp Kiếm trưởng lão Phạm Kim. Lão vừa mới xuất hiện ở truyền tống môn, mấy tay lính lác đang đứng canh vội vàng chạy đến hành lễ, lại nói:
“Phạm trưởng lão tới chơi, xin đợi một chút, để tiểu nhân đi thông báo cho tổng binh nhà ta.”
“Chuyện này à... Hôm nay Phạm mỗ trên người có việc, thực không tiện ở lâu. Cậu chuyển lời cho tổng binh bao giờ rảnh rỗi việc quân thì lên Vọng Hương sơn một chuyến, Phạm mỗ nhất định quét cổng chờ đón.”
“Phạm trưởng lão khách khí. Vậy tiểu nhân không làm chậm trễ việc của ngài nữa.”
...
Mấy người Lý, Tạ, Đỗ lần đầu đến nước Hàn, không khỏi hiếu kỳ nhìn ngang ngó dọc khắp nơi. Người nước Hàn mặc áo quần màu sắc rất sặc sỡ hoa lệ, không giống người Đại Việt chuộng nâu, đen. Chất lượng vải cũng tốt hơn nhiều, vừa nhẹ vừa bóng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Người qua kẻ lại trên phố đều đi chân đất. Nếu không chân trần bộ hành thì cũng cởi giày dép ra cắp ở nách mà bước đi phăm phăm.
Đàn bà con gái không đeo quá nhiều vòng vèo trâm tóc như nơi khác mà chuộng lắc tay, lắc chân. Những chiếc vòng đeo chân bằng vảng kéo mỏng như sợi chỉ, treo mười mấy viên ngọc đủ loại, lúc đi đường cứ xóc nảy reo lên leng keng.
Đàn ông nước Hàn thì hoặc cởi trần, hoặc mặc áo mỏng. Nhiều người ở đây cạo trọc, đỉnh đầu và hậu tâm đều có hình xăm, thường là cặp mắt to trợn tròn đỏ lòm và hàm răng lởm chởm như đao bén đang há hốc ra, trông cực kỳ đáng sợ.
Hai người Đỗ Thải Hà, Tạ Thiên Hoa trông mà hiếu kỳ, bèn kéo tay Phùng Thanh La lại hỏi thăm.
Không đợi thánh nữ Kiếm Trì lên tiếng, hai người Chân Lợi Kiếm, Ngô Quốc Văn đã tranh nhau lên tiếng:
“Mấy người đó là ngư dân.”
“Không phải ai muốn cũng được xăm đâu.”
...
Hai tên này hấp tấp lấy le trước mặt tam đệ tử của Bích Mặc tiên sinh, cuối cùng khéo quá hóa dở, nói ra hai câu không đầu không đũa, khiến ba người Lý, Tạ, Đỗ nghe chẳng hiểu gì cả.
Phạm Kim vừa tiếp chuyện thành vệ quân xong, vừa vặn thấy phản ứng của thiên kiêu nhà mình, không khỏi trợn mắt thổi râu.
Phùng Thanh La cười khanh khách, nói:
“Được rồi. Hai người đừng có tranh, mất hết mặt mũi của Kiếm Trì rồi.”
Kế đó, cô nàng bèn giải thích tiền căn hậu quả cho hai người Tạ, Đỗ.
Nước Sở có Mẫu Hà, nước Hàn có Sinh Hải.
Kể từ ngàn xưa, nước Sở sinh sống bằng cách đánh bắt cá tôm từ sông Ngân, thì nước Hàn mưu sinh bằng nghề chài lưới ở biển Phong Bạo.
Biển Phong Bạo là giang sơn của hải thú, không “bình yên” như sông Ngân. Thành thử, từ xưa đến giờ ở nước Hàn, nghề ngư phủ vừa là cái nghề nguy hiểm chẳng mấy ai muốn học, lại đồng thời cũng là cái nghề được người đời kính ngưỡng, có địa vị rất cao.
Về sau, có một đoàn người bị sóng đánh dạt vào bờ.
Những người này dạy dân lấy máu hải thú, trộn với linh dược làm mực, cuối cùng lấy xương rồng xăm hình quái thú lên người, có thể dọa lui được hải thú, bình an ra biển.
Từ đó, đám người này được dân chúng suy tôn làm vua, lấy quốc tính làm quốc hiệu, vậy nên có nước Hàn.
Mà ở nước Hàn cũng xuất hiện một nghề mới: Văn Thân sư.
Do mực xăm quý hiếm khó chế tạo, thế nên trong giới ngư phủ, hình xăm trên thân được coi là một loại vinh dự.
Ngư phủ có dăm bảy loại, hình xăm cũng có các cấp bậc tương ứng, đại diện cho kinh nghiệm và tài năng lăn lộn sóng to, gió mặn ngoài khơi xa của chủ nhân.
Hình xăm bằng mực đen thì chỉ cần là ngư dân muốn ra biển lâu dài đều có thể đến chỗ Văn Thân sư xin được hạ châm. Loại hình xăm này phổ biến nhất, cũng có ít tác dụng nhất. Theo cách nói của Văn Thân sư, Hắc Văn chỉ có một công dụng duy nhất: “khiến hải thú nhầm tưởng ngư dân là đồng loại, mà bỏ qua cho.”
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Lên cao hơn, còn có Lục Văn, Lam Văn, Tử Văn, Kim Văn.
Công dụng cụ thể của từng hình xăm còn phải xem chất lượng mực xăm và tay nghề của Văn Thân sư, thế nhưng nhìn chung, những hình xăm từ Lam Văn trở lên sau được nghệ nhân truyền thần thậm chí có thể tách ra sống lại, tự mình giao chiến với Hải Thú, phù hộ thuyền cá bình an. Loại này được gọi chung là Chiến Văn.
Cao nhất còn có một loại Xích Văn.
Cả mấy ngàn năm nay, Xích Văn chưa từng xuất hiện, thế nhưng có truyền thuyết hình xăm đỏ như máu này vừa rời khỏi thân, tức thì trời rung đất chuyển, lật biển phá sóng.
Tạ Thiên Hoa nghe đến đoạn này, bỗng nhiên chỉ về phía một người béo ị đang ngông nghênh đi ngoài đường, hỏi:
“Ở kia chẳng phải có một người có Xích Văn hay sao?”
Phùng Thanh La biết cô nàng đang nói đùa, bèn bật cười:
“Chị Hoa đúng là biết nói đùa.”
Tiếp xúc với nhóm người cổ viện cũng không phải ngày một ngày hai, thánh nữ của Kiếm Trì sớm đã biết trong ba vị đồ đệ, Tạ Thiên Hoa chính là bộ óc. Cô nàng đương nhiên sẽ không thực sự cho rằng cứ dùng mực đỏ xăm đại một hình lên người thì đó là Xích Văn, càng không nghĩ một người qua đường có thể có được vật trong truyền thuyết này.
Vừa đi vừa nói chuyện, chín người rốt cuộc cũng ra được khỏi thành Hải Giác. Dọc đường, ba người không một ai hỏi Phạm Kim vì sao lão không ngự kiếm phi hành cho tiện, cũng không hỏi vì sao trong thành không một ai cưỡi mây đạp gió, trên trời trong xanh thoáng đãng lạ thường, chỉ im lặng theo sau.
Phạm Kim bấy giờ mới tế kiếm ra, giải thích với ba người Lý, Tạ, Đỗ:
“Tường thành Hải Giác không phải đá, không phải sắt, mà là một loại san hô sống sâu hàng ngàn trượng dưới biển Phong Bạo, lấy địa hỏa nung mà thành. Đối với con người và yêu thú, thứ này có tác dụng cấm không, khiến cơ thể nặng nề không cách nào bay lượn được. Còn với Hải Thú, có thể áp chế, thậm chí chặt đứt liên hệ của chúng với Phong Bạo Hải, khiến chiến lực đại giảm.”
Ba người cùng “ồ” lên một tiếng.
Nhất là Tạ Thiên Hoa. Cô nàng nhớ hồi còn là thánh nữ, trong tộc có mấy trưởng lão thuộc phe chủ chiến thường hay càm ràm vì sao tộc Thanh Tước không gây chiến thẳng mặt với nhân loại, rằng so với hải thú cứ phải cẩn thận tính kế từng bước thì bọn họ chỉ cần xông ra khỏi biển trúc là xong, đơn giản hơn nhiều.
Khi trước, cô nàng còn không hiểu tại sao mấy người này lại thường xuyên so thanh tước với hải thú biển Phong Bạo.
Thế nhưng, hiện tại Tạ Thiên Hoa xem như đã rõ tiền căn hậu quả.
Mấu chốt chắc chắn không nằm ngoài mấy chữ “liên kết với biển Phong Bạo” mà Phạm Kim nhắc đến.
Vọng Hương sơn cách Hải Giác thành không xa.
Chín người đều có tu vi không thấp, nhất là Tạ Thiên Hoa còn có nguyên hình là loài cầm điểu. Thành thử, chỉ độ một hai phút, đoàn người là đã tới được sơn môn.
Chỉ thấy trước mắt là một tòa núi không cao không thấp, lưng chừng đầy tùng bách, trên đỉnh mịt mờ mây. Tuy cảnh sắc không thể coi là tiên cảnh nhân gian, làm người ta phải kinh tâm động phách, song lại khiến người xem không hiểu vì lí do gì mà cảm thấy “an tường”.
Dưới chân núi có một thôn xóm, đếm sơ sơ có khoảng vài trăm mái nhà. Một bên là suối chảy róc rách, một bên là nương ngô tốt tươi. Trong xóm có chợ phiên, có đình làng đền miếu, có thôn nữ hương sơn cõng gùi ra chợ, có trai làng sơn cước lưng đeo cung, tay mang giáo, nói nói cười cười.
Quả thực chính là khói lửa nhân gian, là muôn tía nghìn hồng của lòng người ấm lạnh.
Chốn thánh địa tu hành lại có một sơn thôn như vậy, có lẽ cả Huyền Hoàng giới cũng chỉ có mình Kiếm Trì mà thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro