Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
Ngục Trung Nhật...
Nghịch Tử
2024-11-21 20:40:06
Ở bên ngoài buồng giam...
Một đám mười mấy Nho sinh do Vân Thiên Hà đã tiếp cận được nhà lao. Bấy giờ, tên nào tên nấy đều hí hửng ra mặt, ngay cả vị Vân Tư Nghiệp kia cũng cảm thấy lần hành động này thật là thuận lợi, có thể nói là xuôi chèo mát mái.
Vân Thiên Hà vốn cho là mình sẽ phải tốn sức chín trâu hai hổ, đau đầu suy tính một phen mới có thể tai mắt của cấm quân tuần tiễu, lẻn vào thiên lao.
Thậm chí, có thể còn phải bí mật ác đấu một phen.
Thế nhưng...
Lê Dực hoàng đế bỗng nhiên hạ lệnh để cấm quân cùng chia vui sinh thần với mình, ban thưởng rượu thịt. Cơ hồ có đến tám thành quân tuần tra bị rút ra khỏi vị trí, bây giờ ắt hẳn đang nhậu say be bét ở tận đẩu tận đâu, làm gì có thì giờ mà quản đám người Vân Tư Nghiệp nữa? Thành thử, đội ngũ Quốc Tử Giám một đường từ cửa cung vào thiên lao có thể nói là hữu kinh vô hiểm.
Nếu là ngày thường, cái đám Nho sinh phu tử này ắt hắn sẽ kêu than hoàng đế là hôn quân một phen. Thế nhưng lần này, bọn chúng chỉ kém điều hô to vạn tuế, ca ngợi đấng quân vương hết lời.
Âu cũng là nhân tính.
Vân Thiên Hà là người học thuật phong thủy, rất tin vào vận mạng số kiếp. Hắn thấy lần này thuận lợi đến thế kỳ thực chẳng phải trùng hợp gì, mà là ông trời đang cho hắn một thông điệp là hành động lần này chắc chắn sẽ mã đáo thành công.
Vân Tư Nghiệp cũng cười toe toét.
Lúc này, lão hoàn toàn quên béng mất trong phong thủy cũng có đạo lý là vật cực tất phản, lạc cực sinh bi.
Chẳng chờ Vân Thiên Hà kịp định thần, trước mặt lão đã xuất hiện một thiếu niên áo trắng, đầu hơi hếch lên nhìn trời, kiêu căng ngạo mạn. Chỉ thấy y duỗi ra một ngón tay, điểm nhẹ vào trán lão một cái. Tức thì... một cơn ớn lạnh đến gai người xuyên thẳng qua não bộ, đánh vào tới tận sau ót.
Cần cổ lão ấm sực lên.
Ý thức của Vân Thiên Hà đông cứng lại, mãi mãi dừng lại ở khoảnh khắc thiếu niên áo trắng nhoẻn miệng cười, đưa tay về phía lão.
Ngoài thiên lao, xuất hiện hai mươi bộ thi thể đông cứng.
Một trận gió thổi qua, từng cỗ thi thể đông cứng bỗng chốc vỡ tan thành vô số mảnh, chảy thành nước, thấm xuống thảm cỏ.
oOo
Phòng của tử tù trong thiên lao.
Nguyễn Đông Thanh đã ngồi đây được một canh giờ. Trong thời gian này, đám tù nhân cùng phòng sau khi cười chán thì cũng trở lại ai làm việc nấy, không lý gì tới hắn nữa. Mà con mèo béo Cải Thảo thì đã sớm cuộn tròn trong lòng hắn, đánh một giấc ngon lành.
Ngồi trong tù đến hai tiếng đồng hồ không có việc gì làm quả là sự tra tấn đối với một người hiện đại như Nguyễn Đông Thanh. Dù là thời gian ở trong cổ viện hay thời còn cách ly Covid ở địa cầu, ít nhất hắn còn có thể kiếm việc gì đó mà làm để giết thời gian như đọc sách, xem phim, hay chăm vườn, tưới cây. Mà hiển nhiên điều kiện sống cũng tốt hơn chốn lao tù mốc meo ẩm ướt này rồi.
Nhìn ba bức tường cùng chấn song cửa, mà gã chợt cảm thấy đồng cảm với mấy nhà thơ Cách mạng ra vào tù như cơm bữa. Thế là, Nguyễn Đông Thanh nhỏ giọng đọc:
“Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại.
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.”
(Bài này của Bác quá nổi tiếng rồi cơ mà cứ đủ dịch nghĩa cho ai quên nhé:
Thân thể ở trong ngục,
Tinh thần ở ngoài ngục;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.)
Vốn gã chỉ định tự cổ vũ tinh thần bằng một bài thơ của Bác mà thôi, nên cũng đã nhỏ giọng đọc rồi. Thế nhưng, do thiên lao yên tĩnh, mà người quanh gã từ cai ngục đến tù nhân đều là tu luyện giả – tuy tu vi bị gông cùm phong bế nhưng thính giác vẫn hơn xa người bình thường – nên mỗi một câu thơ hắn đọc người ta đều nghe rõ mồn một.
Bọn người này trố mắt nhìn Nguyễn Đông Thanh, toan buông lời nhục mạ thì bên ngoài, một tên cai ngục trẻ tuổi hớt hơ hớt hải chạy vào, đâm sầm cả vào lão cai ngục đang ngồi đó, lắp bắp:
“Chú… chú Tư, có chuyện rồi!”
“Chuyện gì?”
“Cháu… cháu chờ các vị Tế Tửu ở… ở ngoài, nhưng các vị ấy vừa mới tới… tới nơi, còn chưa kịp nói năng câu nào thì đã… đã bị một thiếu niên áo trắng không biết từ đâu chui ra giết… giết sạch rồi. Nếu… nếu không phải cháu nhanh chân trốn… trốn được vào đây thì chỉ sợ cũng không dược gặp lại chú nữa!”
Lão cai ngục già nghe vậy thì cũng phát hoảng, nhưng chưa kịp nói năng gì thì cả hai tên cai ngục đều đã cảm thấy như bị sức nặng ngàn cân đè lên mình. Bọn họ phát hiện bản thân có thể quay đầu, nhưng lại không thể cử động thân thể hay nói năng ú ớ gì. Bên tai lúc này lại văng vẳng một giọng đầy thách thức:
“Ngươi thật sự nghĩ ngươi còn sống là vì nhanh chân trốn được sao? Nếu không phải chủ nhân tính vốn nhân từ, bản thiếu lại thấy hai kẻ các người dù gì cũng chỉ là theo lệnh mà làm việc, chưa nảy sát tâm với chủ nhân thì cái đầu các ngươi cũng chẳng còn trên cổ đâu.”
Hai cai ngục nháo nhác nhìn xung quanh, thì lại nghe:
“Không phải tìm, bản thiếu chính là con mèo trắng nằm trong phòng giam đây.”
Nguyễn Đông Thanh là phàm nhân, nào có cảm nhận được gì khác thường? Mà thính giác của gã thì hiển nhiên nào có tốt như những kẻ xung quanh. Vừa rồi, khi dọa nạt hai tên cai ngục, con mèo Đại Bạch lại còn lấy tu vi ra đè và truyền âm cho cả đám tử tù nghe cùng luôn, để đỡ phải dọa hai lần. Thành ra, Bích Mặc tiên sinh của chúng ta cũng là người duy nhất không biết mình vừa thoát một kiếp nạn. Gã cúi xuống thấy con mèo béo ngáp dài một cái rồi tỉnh lại, thì lại thì thầm:
“Cái con mèo ngốc này, mới giờ này lại còn ở trong lao tù mà cũng ngủ ngon thật. Thôi thì, ở đây cũng chả ai chịu chơi với chúng ta, để ta đọc thơ cho ngươi nghe vậy:
“Ngục trung ngọ thụy chân như phục,
Nhất thụy hôn hôn kỷ cú chung.
Mộng kiến thừa long thiên thượng khứ,
Tỉnh thời tài giác ngọa lung trung.”
(Dịch nghĩa:
Trong nhà lao, giấc ngủ trưa thật khoan khoái,
Một giấc say sưa suốt mấy tiếng liền;
Mơ thấy cưỡi rồng bay lên trời,
Khi tỉnh dậy mới biết mình vẫn nằm trong ngục.)
Nguyễn Đông Thanh đọc xong, thỏa mãn cười một mình. Gã nào có biết, hai bài thơ gã vui mồm mượn của Bác đã bị toàn bộ “bạn cùng phòng” và hai tên cai ngục hiểu lầm theo một hướng hoàn toàn khác:
“Mẹ nó, tên ‘phàm nhân’ này ngồi trong thiên lao còn dùng thơ sai khiến linh sủng ra ngoài giết người được! Chả trách ban nãy y dám nói sáu canh giờ sau liền sẽ rời khỏi đây…”
Từ thái độ coi thường, bây giờ toàn bộ người xung quanh đã chuyển qua dè chừng Nguyễn Đông Thanh, mà chính bản thân hắn thì vẫn chẳng mảy may hay biết gì, lúc này còn đang mải cầm hai chân trước của Cải Thảo lên nghịch.
Con mèo béo nghe Nguyễn Đông Thanh nói thì cũng liền truyền âm với đám tử tù:
“Nghe thấy chủ nhân ta nói gì chưa? Chủ nhân ta muốn giải khuây! Còn không mau vào xin chủ nhân đọc thơ? Nhớ kỹ, chủ nhân ta chỉ là phàm nhân, nếu kẻ nào lỡ miệng, thì bản thiếu sẽ cho kẻ đó sống không bằng chết!”
Đám tử tù trọng phạm này tuy là hạng ác độc to gan lớn mật, song cũng biết cái đạo lý “người dưới mái hiên, không thể không cúi đầu”.
Tuy không ai trong bọn chúng cho là mình kém hơn Đại Bạch, nhưng hiện tại bị cùm tay, không tài nào sử dụng chân khí, nào có thể là đối thủ của con mèo?
Thế là, đùn đẩy nhau một hồi, một tên mới bước tới.
Nguyễn Đông Thanh thấy mấy tên tù phạm này trước đó vẫn cười nhạo mà nhìn mình bằng nửa con mắt, hiện tại bỗng nhiên đi tới trước mặt, không khỏi thấy hơi lạnh gáy. Thế nhưng, hắn không tỏ vẻ hoảng hốt chút nào, mà hắng giọng hỏi:
“Không biết các hạ muốn gì?”
Tử tù hắng giọng, nói:
“Mới nãy ngươi còn rầu vì không có ai chịu chơi với ngươi kia mà? Bây giờ bản đại gia cố tình tới, ngươi lại còn hỏi? Đọc thơ nghe thử đi, chẳng nhẽ ngươi coi thường ta?”
“Nào dám? Vậy tại hạ mạn phép đọc:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.
Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.
Lung khai trúc sản xuất chân long.”
(Dịch nghĩa:
Người tù ra khỏi ngục, có khi dựng nên đất nước,
Qua cơn hoạn nạn mới rõ người trung;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở then cửa trúc, rồng thật sẽ bay ra.
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ “tù” 囚 bỏ chữ “nhân” 人, cho chữ “hoặc” 或 vào, thành chữ “quốc” 國. Chữ “hoạn” 患 bớt phần trên đi thành chữ “trung” 忠. Thêm bộ “nhân” 人 đứng vào chữ “ưu” 憂 trong “ưu sầu” thành chữ “ưu” 優 trong “ưu điểm”. Chữ “lung” 籠 bỏ bộ “trúc” 竹 thành chữ “long” 龍.)
Tay tử tù nghe Nguyễn Đông Thanh đọc từng chữ mà chẳng khác nào sấm nổ bên tai. Hắn chỉ thấy toàn thân bủn rủn, sau lưng mồ hôi túa ra như tắm. Mấy tay tù phạm khác cũng hốt hoảng nhìn về phía Bích Mặc tiên sinh, song nhất thời lại nhớ đến lời của con mèo, nên vội vàng nhìn sang chỗ khác.
Tên tù vừa lên tiếng đòi thơ lắp bắp mở lời:
“Thơ này... là ngươi làm?”
“Nào phải? Tại hạ làm gì có cái tài đó. Bài thơ này tên là Chiết Tự, tại hạ cũng là nghe của người khác đọc lại mà thôi.”
Nguyễn Đông Thanh lắc đầu.
Tuy rằng mấy người gã “mượn thơ” tám, chín phần mười chưa từng đến Huyền Hoàng giới, hắn nói mình mượn thơ của họ cũng chưa chắc đã có ai tin, song Nguyễn Đông Thanh cũng không tài nào nhận vơ về mình được.
Dù kết quả giống nhau, nhưng quá trình khác biệt.
Tên tử tù nọ nuốt nước bọt, hỏi:
“Dám hỏi... nguyên tác là ai?”
“Tác giả họ Nguyễn, tên là Ái Quốc. Chẳng nhẽ vị nhân huynh đây nghe bài thơ này xong có cảm tưởng gì sao?”
“Đúng... đúng là có chút xúc động.”
Gã tử tù gật đầu như bổ củi, đoạn lủi thủi tiến vào trong góc. Nếu tinh ý, sẽ phát hiện lúc này hai vai hắn đang run lên lẩy bẩy. Đám tù phạm khác trong phòng không ai cười nhạo chế giễu gì hắn cả. Bởi lẽ, nếu đặt chúng vào hoàn cảnh của gã lúc này, có lẽ bọn chúng cũng phản ứng như thế.
Hiện tại, ánh mắt chúng nhìn Nguyễn Đông Thanh đã có thêm năm phần e dè và kính sợ.
Nếu lúc trước, bọn chúng chỉ e ngại con mèo béo. Thì hiện tại, vị chủ nhân của con mèo càng khiến bọn chúng hãi hùng khiếp vía hơn.
Một đám mười mấy Nho sinh do Vân Thiên Hà đã tiếp cận được nhà lao. Bấy giờ, tên nào tên nấy đều hí hửng ra mặt, ngay cả vị Vân Tư Nghiệp kia cũng cảm thấy lần hành động này thật là thuận lợi, có thể nói là xuôi chèo mát mái.
Vân Thiên Hà vốn cho là mình sẽ phải tốn sức chín trâu hai hổ, đau đầu suy tính một phen mới có thể tai mắt của cấm quân tuần tiễu, lẻn vào thiên lao.
Thậm chí, có thể còn phải bí mật ác đấu một phen.
Thế nhưng...
Lê Dực hoàng đế bỗng nhiên hạ lệnh để cấm quân cùng chia vui sinh thần với mình, ban thưởng rượu thịt. Cơ hồ có đến tám thành quân tuần tra bị rút ra khỏi vị trí, bây giờ ắt hẳn đang nhậu say be bét ở tận đẩu tận đâu, làm gì có thì giờ mà quản đám người Vân Tư Nghiệp nữa? Thành thử, đội ngũ Quốc Tử Giám một đường từ cửa cung vào thiên lao có thể nói là hữu kinh vô hiểm.
Nếu là ngày thường, cái đám Nho sinh phu tử này ắt hắn sẽ kêu than hoàng đế là hôn quân một phen. Thế nhưng lần này, bọn chúng chỉ kém điều hô to vạn tuế, ca ngợi đấng quân vương hết lời.
Âu cũng là nhân tính.
Vân Thiên Hà là người học thuật phong thủy, rất tin vào vận mạng số kiếp. Hắn thấy lần này thuận lợi đến thế kỳ thực chẳng phải trùng hợp gì, mà là ông trời đang cho hắn một thông điệp là hành động lần này chắc chắn sẽ mã đáo thành công.
Vân Tư Nghiệp cũng cười toe toét.
Lúc này, lão hoàn toàn quên béng mất trong phong thủy cũng có đạo lý là vật cực tất phản, lạc cực sinh bi.
Chẳng chờ Vân Thiên Hà kịp định thần, trước mặt lão đã xuất hiện một thiếu niên áo trắng, đầu hơi hếch lên nhìn trời, kiêu căng ngạo mạn. Chỉ thấy y duỗi ra một ngón tay, điểm nhẹ vào trán lão một cái. Tức thì... một cơn ớn lạnh đến gai người xuyên thẳng qua não bộ, đánh vào tới tận sau ót.
Cần cổ lão ấm sực lên.
Ý thức của Vân Thiên Hà đông cứng lại, mãi mãi dừng lại ở khoảnh khắc thiếu niên áo trắng nhoẻn miệng cười, đưa tay về phía lão.
Ngoài thiên lao, xuất hiện hai mươi bộ thi thể đông cứng.
Một trận gió thổi qua, từng cỗ thi thể đông cứng bỗng chốc vỡ tan thành vô số mảnh, chảy thành nước, thấm xuống thảm cỏ.
oOo
Phòng của tử tù trong thiên lao.
Nguyễn Đông Thanh đã ngồi đây được một canh giờ. Trong thời gian này, đám tù nhân cùng phòng sau khi cười chán thì cũng trở lại ai làm việc nấy, không lý gì tới hắn nữa. Mà con mèo béo Cải Thảo thì đã sớm cuộn tròn trong lòng hắn, đánh một giấc ngon lành.
Ngồi trong tù đến hai tiếng đồng hồ không có việc gì làm quả là sự tra tấn đối với một người hiện đại như Nguyễn Đông Thanh. Dù là thời gian ở trong cổ viện hay thời còn cách ly Covid ở địa cầu, ít nhất hắn còn có thể kiếm việc gì đó mà làm để giết thời gian như đọc sách, xem phim, hay chăm vườn, tưới cây. Mà hiển nhiên điều kiện sống cũng tốt hơn chốn lao tù mốc meo ẩm ướt này rồi.
Nhìn ba bức tường cùng chấn song cửa, mà gã chợt cảm thấy đồng cảm với mấy nhà thơ Cách mạng ra vào tù như cơm bữa. Thế là, Nguyễn Đông Thanh nhỏ giọng đọc:
“Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại.
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.”
(Bài này của Bác quá nổi tiếng rồi cơ mà cứ đủ dịch nghĩa cho ai quên nhé:
Thân thể ở trong ngục,
Tinh thần ở ngoài ngục;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Tinh thần càng phải cao.)
Vốn gã chỉ định tự cổ vũ tinh thần bằng một bài thơ của Bác mà thôi, nên cũng đã nhỏ giọng đọc rồi. Thế nhưng, do thiên lao yên tĩnh, mà người quanh gã từ cai ngục đến tù nhân đều là tu luyện giả – tuy tu vi bị gông cùm phong bế nhưng thính giác vẫn hơn xa người bình thường – nên mỗi một câu thơ hắn đọc người ta đều nghe rõ mồn một.
Bọn người này trố mắt nhìn Nguyễn Đông Thanh, toan buông lời nhục mạ thì bên ngoài, một tên cai ngục trẻ tuổi hớt hơ hớt hải chạy vào, đâm sầm cả vào lão cai ngục đang ngồi đó, lắp bắp:
“Chú… chú Tư, có chuyện rồi!”
“Chuyện gì?”
“Cháu… cháu chờ các vị Tế Tửu ở… ở ngoài, nhưng các vị ấy vừa mới tới… tới nơi, còn chưa kịp nói năng câu nào thì đã… đã bị một thiếu niên áo trắng không biết từ đâu chui ra giết… giết sạch rồi. Nếu… nếu không phải cháu nhanh chân trốn… trốn được vào đây thì chỉ sợ cũng không dược gặp lại chú nữa!”
Lão cai ngục già nghe vậy thì cũng phát hoảng, nhưng chưa kịp nói năng gì thì cả hai tên cai ngục đều đã cảm thấy như bị sức nặng ngàn cân đè lên mình. Bọn họ phát hiện bản thân có thể quay đầu, nhưng lại không thể cử động thân thể hay nói năng ú ớ gì. Bên tai lúc này lại văng vẳng một giọng đầy thách thức:
“Ngươi thật sự nghĩ ngươi còn sống là vì nhanh chân trốn được sao? Nếu không phải chủ nhân tính vốn nhân từ, bản thiếu lại thấy hai kẻ các người dù gì cũng chỉ là theo lệnh mà làm việc, chưa nảy sát tâm với chủ nhân thì cái đầu các ngươi cũng chẳng còn trên cổ đâu.”
Hai cai ngục nháo nhác nhìn xung quanh, thì lại nghe:
“Không phải tìm, bản thiếu chính là con mèo trắng nằm trong phòng giam đây.”
Nguyễn Đông Thanh là phàm nhân, nào có cảm nhận được gì khác thường? Mà thính giác của gã thì hiển nhiên nào có tốt như những kẻ xung quanh. Vừa rồi, khi dọa nạt hai tên cai ngục, con mèo Đại Bạch lại còn lấy tu vi ra đè và truyền âm cho cả đám tử tù nghe cùng luôn, để đỡ phải dọa hai lần. Thành ra, Bích Mặc tiên sinh của chúng ta cũng là người duy nhất không biết mình vừa thoát một kiếp nạn. Gã cúi xuống thấy con mèo béo ngáp dài một cái rồi tỉnh lại, thì lại thì thầm:
“Cái con mèo ngốc này, mới giờ này lại còn ở trong lao tù mà cũng ngủ ngon thật. Thôi thì, ở đây cũng chả ai chịu chơi với chúng ta, để ta đọc thơ cho ngươi nghe vậy:
“Ngục trung ngọ thụy chân như phục,
Nhất thụy hôn hôn kỷ cú chung.
Mộng kiến thừa long thiên thượng khứ,
Tỉnh thời tài giác ngọa lung trung.”
(Dịch nghĩa:
Trong nhà lao, giấc ngủ trưa thật khoan khoái,
Một giấc say sưa suốt mấy tiếng liền;
Mơ thấy cưỡi rồng bay lên trời,
Khi tỉnh dậy mới biết mình vẫn nằm trong ngục.)
Nguyễn Đông Thanh đọc xong, thỏa mãn cười một mình. Gã nào có biết, hai bài thơ gã vui mồm mượn của Bác đã bị toàn bộ “bạn cùng phòng” và hai tên cai ngục hiểu lầm theo một hướng hoàn toàn khác:
“Mẹ nó, tên ‘phàm nhân’ này ngồi trong thiên lao còn dùng thơ sai khiến linh sủng ra ngoài giết người được! Chả trách ban nãy y dám nói sáu canh giờ sau liền sẽ rời khỏi đây…”
Từ thái độ coi thường, bây giờ toàn bộ người xung quanh đã chuyển qua dè chừng Nguyễn Đông Thanh, mà chính bản thân hắn thì vẫn chẳng mảy may hay biết gì, lúc này còn đang mải cầm hai chân trước của Cải Thảo lên nghịch.
Con mèo béo nghe Nguyễn Đông Thanh nói thì cũng liền truyền âm với đám tử tù:
“Nghe thấy chủ nhân ta nói gì chưa? Chủ nhân ta muốn giải khuây! Còn không mau vào xin chủ nhân đọc thơ? Nhớ kỹ, chủ nhân ta chỉ là phàm nhân, nếu kẻ nào lỡ miệng, thì bản thiếu sẽ cho kẻ đó sống không bằng chết!”
Đám tử tù trọng phạm này tuy là hạng ác độc to gan lớn mật, song cũng biết cái đạo lý “người dưới mái hiên, không thể không cúi đầu”.
Tuy không ai trong bọn chúng cho là mình kém hơn Đại Bạch, nhưng hiện tại bị cùm tay, không tài nào sử dụng chân khí, nào có thể là đối thủ của con mèo?
Thế là, đùn đẩy nhau một hồi, một tên mới bước tới.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nguyễn Đông Thanh thấy mấy tên tù phạm này trước đó vẫn cười nhạo mà nhìn mình bằng nửa con mắt, hiện tại bỗng nhiên đi tới trước mặt, không khỏi thấy hơi lạnh gáy. Thế nhưng, hắn không tỏ vẻ hoảng hốt chút nào, mà hắng giọng hỏi:
“Không biết các hạ muốn gì?”
Tử tù hắng giọng, nói:
“Mới nãy ngươi còn rầu vì không có ai chịu chơi với ngươi kia mà? Bây giờ bản đại gia cố tình tới, ngươi lại còn hỏi? Đọc thơ nghe thử đi, chẳng nhẽ ngươi coi thường ta?”
“Nào dám? Vậy tại hạ mạn phép đọc:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.
Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.
Lung khai trúc sản xuất chân long.”
(Dịch nghĩa:
Người tù ra khỏi ngục, có khi dựng nên đất nước,
Qua cơn hoạn nạn mới rõ người trung;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở then cửa trúc, rồng thật sẽ bay ra.
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ “tù” 囚 bỏ chữ “nhân” 人, cho chữ “hoặc” 或 vào, thành chữ “quốc” 國. Chữ “hoạn” 患 bớt phần trên đi thành chữ “trung” 忠. Thêm bộ “nhân” 人 đứng vào chữ “ưu” 憂 trong “ưu sầu” thành chữ “ưu” 優 trong “ưu điểm”. Chữ “lung” 籠 bỏ bộ “trúc” 竹 thành chữ “long” 龍.)
Tay tử tù nghe Nguyễn Đông Thanh đọc từng chữ mà chẳng khác nào sấm nổ bên tai. Hắn chỉ thấy toàn thân bủn rủn, sau lưng mồ hôi túa ra như tắm. Mấy tay tù phạm khác cũng hốt hoảng nhìn về phía Bích Mặc tiên sinh, song nhất thời lại nhớ đến lời của con mèo, nên vội vàng nhìn sang chỗ khác.
Tên tù vừa lên tiếng đòi thơ lắp bắp mở lời:
“Thơ này... là ngươi làm?”
“Nào phải? Tại hạ làm gì có cái tài đó. Bài thơ này tên là Chiết Tự, tại hạ cũng là nghe của người khác đọc lại mà thôi.”
Nguyễn Đông Thanh lắc đầu.
Tuy rằng mấy người gã “mượn thơ” tám, chín phần mười chưa từng đến Huyền Hoàng giới, hắn nói mình mượn thơ của họ cũng chưa chắc đã có ai tin, song Nguyễn Đông Thanh cũng không tài nào nhận vơ về mình được.
Dù kết quả giống nhau, nhưng quá trình khác biệt.
Tên tử tù nọ nuốt nước bọt, hỏi:
“Dám hỏi... nguyên tác là ai?”
“Tác giả họ Nguyễn, tên là Ái Quốc. Chẳng nhẽ vị nhân huynh đây nghe bài thơ này xong có cảm tưởng gì sao?”
“Đúng... đúng là có chút xúc động.”
Gã tử tù gật đầu như bổ củi, đoạn lủi thủi tiến vào trong góc. Nếu tinh ý, sẽ phát hiện lúc này hai vai hắn đang run lên lẩy bẩy. Đám tù phạm khác trong phòng không ai cười nhạo chế giễu gì hắn cả. Bởi lẽ, nếu đặt chúng vào hoàn cảnh của gã lúc này, có lẽ bọn chúng cũng phản ứng như thế.
Hiện tại, ánh mắt chúng nhìn Nguyễn Đông Thanh đã có thêm năm phần e dè và kính sợ.
Nếu lúc trước, bọn chúng chỉ e ngại con mèo béo. Thì hiện tại, vị chủ nhân của con mèo càng khiến bọn chúng hãi hùng khiếp vía hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro