Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân
Nho Môn Lục Ngh...
Nghịch Tử
2024-11-21 20:40:06
Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ tuy là một tác phẩm hiện thực phê phán, nhưng lại sử dụng tư tưởng Nho gia xuyên suốt để thể hiện góc nhìn, suy nghĩ, ước mơ, khát vọng của tác giả về một xã hội tươi đẹp hơn. Thành thử, có đặt ở Huyền Hoàng giới thì nó cũng hoàn toàn có thể tính là chí bảo của Nho môn.
Nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà Nho môn đang quân tử thì ít mà tiểu nhân và Hủ Nho thì nhiều, thì nó lại càng trân quý. Tất nhiên, kể cả đối với chính đám tiểu nhân và Hủ Nho kia, thì độ trân quý của tác phẩm cũng không hề giảm. Bởi lẽ, về hình thức thì Truyền Kỳ Mạn Lục bản chữ Hán cũng không ít hư từ (“chi hồ giả dã”). Chả thế mà trong phòng lúc này ai nấy đều đang lên tiếng tấm tắc khen ngợi.
Lúc này cũng đã có người đọc hết cả quyển sách, chú ý đến bìa sách có ghi “quyển một”, bèn hỏi:
“Đỗ tiểu thư, nếu đây chỉ là quyển một, vậy phải chăng còn quyển hai, quyển ba nữa?”
Đây kỳ thực chính là hiệu quả mà Đỗ Thải Hà mong muốn. Cô nàng vỗ vỗ túi chứa đồ, lấy ra mười cuốn sách. Đoạn đặt tất cả thành chồng ở trên bàn cạnh người, lại đặt một tay đè lên chúng, rồi mới nói:
“Ở đây tiểu nữ có ba bản ghi chép quyển hai, ba bản ghi chép quyển ba, cùng bốn quyển ghi chép vài bài thi từ ca phú của gia sư trong lúc thảnh thơi. Thế nhưng ở đây nhiều người như vậy, sách quý lại vốn nên là ngàn vàng khó cầu. Ở đời có đạo lý ‘có qua có lại’, tin tưởng các vị đại nho, học sĩ ở đây cũng không định lấy không của gia sư chứ?”
“Vậy xin hỏi tiểu thư muốn bán với giá bao nhiêu?”
“50 vạn lượng.”
Nghe con số này thì trong phòng không ít người cau mày. Tuy nói 50 vạn lượng đối với những kẻ ở tầng thứ như bọn họ kỳ thực không nhiều, song bế ngoài Nho môn vẫn luôn tuyên truyền quan lại, quân tử phải liêm khiết, giữ mình, không tham ô tham nhũng. Tuy ngay trước khi Hải Thú công thành, đám “tao nhân mặc khách” này vẫn ăn chơi tiêu tiền nhưng đối ngoại vẫn phải tỏ ra bản thân thanh cao, nghèo khó. Nếu bọn họ cứ vậy mà để truyền ra ngoài rằng họ sẵn sàng bỏ ra tận mấy chục vạn lượng bạc mua sách lúc “nước sôi lửa bỏng” này thì thực là không hay. Thành ra, có một vị tiến sĩ lên tiếng:
“Đỗ tiểu thư, cái giá này có chút…”
Đỗ Thải Hà dường như đã lường trước phản ứng của đối phương, lúc này liền ngắt lời:
“Thế nhưng gia sư cũng từng dạy, sách quý nên tặng người có duyên. Hôm nay tiểu nữ gặp các vị ở đây, cũng tính là nửa cái duyên, đây cũng lại là nơi để trao đổi, so tài. Chi bằng chúng ta mở một cuộc so tài giao hữu vì mười quyển sách này?”
“Xin hỏi tiểu thư định so như thế nào?”
“Ở đây tiểu nữ có 100 đề bài gia sư sưu tầm từ cổ tịch. Các vị có thể lựa chọn giải đề, mỗi người giải mười đề. Nếu lựa chọn giải đề, thì giá khởi điểm là 1000 lượng. Hễ ai giải đúng toàn bộ cả mười đề thì có thể chỉ bỏ ra 1000 lượng để mua một cuốn sách. Thế nhưng, hễ đáp sai một đề, thì giá sách lại nhân đôi. Các vị thấy thế nào?”
Các vị thượng khách trong phòng nghe cô nàng nói vậy thì thoáng ngẩn người, sau đó cau mày, âm thầm dùng ánh mắt trao đổi.
Nho môn nổi tiếng xấu bụng, thích dùng ngôn từ bẫy người. Thế nên, các vị tiến sĩ, đại nho, học đồ, phu tử trong phòng kỳ thực cũng đã phát hiện ra cái bẫy trong lời nói của Đỗ Thải Hà. Nhìn qua thì đây là một món lời, chỉ cần bỏ ra 1000 lượng để mua một cuốn sách với giá gốc 50 vạn lượng. Thế nhưng đấy chỉ là trong điều kiện trả lời đúng hết cả mười đề. Nếu sai quá nhiều đề, nhất là nếu sai cả mười, thì cái giá cuối cùng sau khi nhân lên kỳ thực không hề nhỏ, mà vượt xa giá gốc 50 vạn lượng.
Lúc này, trong góc phòng, một vị tiến sĩ của Lam Ba thư quán mấp máy môi, truyền âm cho những người khác:
“Các vị, xem ra tình báo không sai, thứ mà Bích Mặc tiên sinh truyền dạy cho Đỗ Thải Hà có khả năng cao có vài phần tương đồng với cửu số.”
Nho môn lục nghệ gồm Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Trong đó, Số dạy về cách tính toán, chính là tiền thân của toán học hiện đại. Môn này bao gồm chín chương, nên còn gọi là Cửu Số. Chín chương của Cửu Số lần lượt là:
Phương điền (đo ruộng): ban đầu gồm các phép tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, về sau có cả tính diện tích hình tròn và các hình khác;
Túc mễ (tính toán việc buôn bán): bao gồm các phép tính về thu thuế, chia tỉ lệ;
Suy phân (phép hỗn hợp quý tiện): gồm các bài toán chia tỉ lệ và quy tắc tam suất;
Thiếu quảng (bình phương và lập phương: như tên gọi, ngoài ra, có các quy tắc khai căn bậc hai, bậc ba;
Thương công (tính về công trình): tập trung các bài toán về ước tính kích thước khi xây dựng, toán thể tích;
Quân thâu (vận phí xa thuyền): gồm các bài toán về tính tổng các cấp số cộng riêng biệt, hay công suất làm việc của thợ với sức lao động khác nhau;
Doanh bất túc (tỉ lệ): gồm đủ các loại bài toán giải phương trình tuyến tính đến hệ phương trình tuyến tính;
Phương trận (phương trình thức): giải hệ năm phương trình tuyến tính, đặt nền móng cho nghiên cứu về ma trận của người châu Á;
Và cuối cùng là câu cổ (phép tam giác): xác định chiều cao, khoảng cách không thể trực tiếp đo đạc bằng các tính chất của tam giác.
Tại Huyền Hoàng giới, người bình thường chỉ chạm được tới da lông của cửu số. Địa chủ có biết một chút về phương điền, quân thâu, cánh thương nhân có sử dụng chút ít túc mễ, thợ xây dựng, kiến trúc có chút kiến thức thương công. Còn đâu cũng chỉ có người của Nho môn đi tìm hiểu sâu xa hơn.
Thành thử, kỳ thực không phải ở Huyền Hoàng giới không có toán học, hay toán học của Huyền Hoàng giới không nghiên cứu sâu rộng như toán học hiện đại ở Địa cầu. Chả qua, dân chúng bình thường thấp cổ bé họng – hoặc thậm chí, người đạo khác không thuộc Nho môn – không có điều kiện tiếp xúc sâu mà thôi.
Chính như Đỗ Thải Hà trước khi được Nguyễn Đông Thanh dạy cho số học, vốn cũng đã hiểu một số quy tắc tính toán đơn giản mà dân gian ai ai cũng biết, nhưng chính cô nàng cũng không biết những điều mình biết ấy nguồn gốc xuất xứ là từ Cửu Số của Nho Đạo. Hay Lâm Phương Dung lần đầu đến cổ viện nghe về số học ngạc nhiên đến á khẩu, trong khi những thứ mà tam đồ đệ của Bích Mặc tiên sinh nói lúc ấy cũng không vượt ra khỏi cơ bản của Cửu Số, kỳ thực cũng là do y thị là phận nữ nhi, lại không phải người của Nho môn, nên vô duyên tiếp xúc với loại kiến thức này mà thôi...
Quay trở lại nói chuyện trong phòng. Nghe được vị tiến sĩ kia truyền âm, một phu tử cũng đáp lại:
“Xem ra đúng lắm. Vậy các vị định thế nào?”
“Điêu trùng tiểu kỹ, bàng môn tả đạo mà thôi. Sao có thể so sánh với Cửu Số bác đại tinh thông của Nho môn chúng ta?”
Một vị đại nho khịt mũi khinh thường. Người này họ Trần, là trưởng lão của Lam Ba thư quán, mà Lam Ba thư quán lại vừa hay chủ tu Số trong Lục Nghệ. Tại trong thư quán, Trần đại nho có thể nói là một trong những người có tìm hiểu sâu xa về Cửu Số hạng nhất nhì. Cũng không rõ đây có phải đơn thuần là trùng hợp, hay có kẻ từ sớm đã động tay chân, cử Đỗ Thải Hà tới đây để thăm dò hư thực về tu luyện của nàng ta.
Đỗ Thải Hà tuy có thể nhận ra người trong phòng đang truyền âm với nhau, song tu vi không đủ, cũng không nghe lén được gì, đành giả vờ như không biết.
Về phần các vị thượng khách trong phòng, tuy ai cũng nhận ra cái bẫy trong lời thách đấu của Đỗ Thải Hà, nhưng đa số lại không nghĩ đề của cô nàng có thể làm khó bọn họ. Dẫu sao, lần trước văn đấu, Bích Mặc tiên sinh cũng chỉ lựa chọn biện chứng và tranh luận chứ không lựa chọn trực tiếp so tài. Tuy về sau một bài phú đánh sập Nho Đạo, một bài thơ khôi phục lại như cũ đã chấn nhiếp quần hùng, song cũng không ai ở đây bởi vậy mà nghĩ đồ đệ của gã có thể tạo ra được bao nhiêu sóng gió.
Sau một hồi, có vẻ như bàn bạc xong, Trần đại nho là người lên tiếng:
“Đỗ tiểu thư, chúng ta chấp nhận thách đấu. Trận đầu để lão phu lĩnh giáo tuyệt học của cổ viện đi.”
“Vậy tiểu nữ xin đọc đề thứ nhất!”
Đỗ Thải Hà từ khi theo học Nguyễn Đông Thanh tới nay, chưa từng gặp ai có chút hiểu biết nào trên phương diện toán học, lại càng chưa nghe về Cửu Số của Nho Đạo. Thành thử, cô nàng có chút kiêu ngạo, khinh địch, bèn lấy đại một đề toán tương đối thông dụng ra. Đề rằng:
“Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?”
Đề này là một đề dân gian. Có hai cách giải. Cách thứ nhất là giả sử tất cả là gà hoặc tất cả là chó, nhân với số chân, sau đó lấy hiệu của đáp án với 100 để xác định số chân thừa hoặc thiếu, rồi từ đó đưa ra kết luận về số lượng của hai loài động vật. Cách thứ hai chính là đặt ẩn phụ, rồi giải hệ phương trình. Trong chương trình giáo dục của Việt Nam, cách đầu tiên được giảng cho học sinh cấp tiểu học, cách thứ hai phải đợi đến cấp hai, khi các bạn nhỏ học đến hệ phương trình, mới được dạy. Cả hai cách kỳ thực đều không làm khó được Nho môn. Thế nên, rất nhanh chóng, Trần đại nho đã đưa ra đáp án:
“14 con chó và 22 còn gà.”
Đỗ Thải Hà giật mình, nhưng vẫn chưa phục. Cô nàng liếc mắt nhìn Song Vô Song, ý tưởng chợt lóe, bèn đọc tiếp đề thứ hai:
“Phạt Hải Kiếm Thánh rời Kiếm Trì đi thăm em trai là giá chủ Hàn gia ở Đại Yến. Độ nửa canh giờ sau, Hàn Xuân Phong Hàn gia chủ cũng quyết định rời Đại Yến đi thăm anh trai. Biết Kiếm Thánh ngự Kiếm cần năm canh giờ thì tới Đại Yến, còn Hàn gia chủ cưỡi mây cần tám canh giờ mới có thể đi hết quãng đường.
“Còn biết, khi Kiếm Thánh xuất phát, phải đi ngược chiều gió một canh giờ. Giả sử, cứ mỗi canh giờ trôi qua thì gió lại đổi hướng, khiến Kiếm Thánh và em trai luân phiên đi ngược, xuôi chiều gió. Hỏi hai người sẽ gặp nhau sau bao lâu, tại trên lãnh thổ nước nào?”
Nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà Nho môn đang quân tử thì ít mà tiểu nhân và Hủ Nho thì nhiều, thì nó lại càng trân quý. Tất nhiên, kể cả đối với chính đám tiểu nhân và Hủ Nho kia, thì độ trân quý của tác phẩm cũng không hề giảm. Bởi lẽ, về hình thức thì Truyền Kỳ Mạn Lục bản chữ Hán cũng không ít hư từ (“chi hồ giả dã”). Chả thế mà trong phòng lúc này ai nấy đều đang lên tiếng tấm tắc khen ngợi.
Lúc này cũng đã có người đọc hết cả quyển sách, chú ý đến bìa sách có ghi “quyển một”, bèn hỏi:
“Đỗ tiểu thư, nếu đây chỉ là quyển một, vậy phải chăng còn quyển hai, quyển ba nữa?”
Đây kỳ thực chính là hiệu quả mà Đỗ Thải Hà mong muốn. Cô nàng vỗ vỗ túi chứa đồ, lấy ra mười cuốn sách. Đoạn đặt tất cả thành chồng ở trên bàn cạnh người, lại đặt một tay đè lên chúng, rồi mới nói:
“Ở đây tiểu nữ có ba bản ghi chép quyển hai, ba bản ghi chép quyển ba, cùng bốn quyển ghi chép vài bài thi từ ca phú của gia sư trong lúc thảnh thơi. Thế nhưng ở đây nhiều người như vậy, sách quý lại vốn nên là ngàn vàng khó cầu. Ở đời có đạo lý ‘có qua có lại’, tin tưởng các vị đại nho, học sĩ ở đây cũng không định lấy không của gia sư chứ?”
“Vậy xin hỏi tiểu thư muốn bán với giá bao nhiêu?”
“50 vạn lượng.”
Nghe con số này thì trong phòng không ít người cau mày. Tuy nói 50 vạn lượng đối với những kẻ ở tầng thứ như bọn họ kỳ thực không nhiều, song bế ngoài Nho môn vẫn luôn tuyên truyền quan lại, quân tử phải liêm khiết, giữ mình, không tham ô tham nhũng. Tuy ngay trước khi Hải Thú công thành, đám “tao nhân mặc khách” này vẫn ăn chơi tiêu tiền nhưng đối ngoại vẫn phải tỏ ra bản thân thanh cao, nghèo khó. Nếu bọn họ cứ vậy mà để truyền ra ngoài rằng họ sẵn sàng bỏ ra tận mấy chục vạn lượng bạc mua sách lúc “nước sôi lửa bỏng” này thì thực là không hay. Thành ra, có một vị tiến sĩ lên tiếng:
“Đỗ tiểu thư, cái giá này có chút…”
Đỗ Thải Hà dường như đã lường trước phản ứng của đối phương, lúc này liền ngắt lời:
“Thế nhưng gia sư cũng từng dạy, sách quý nên tặng người có duyên. Hôm nay tiểu nữ gặp các vị ở đây, cũng tính là nửa cái duyên, đây cũng lại là nơi để trao đổi, so tài. Chi bằng chúng ta mở một cuộc so tài giao hữu vì mười quyển sách này?”
“Xin hỏi tiểu thư định so như thế nào?”
“Ở đây tiểu nữ có 100 đề bài gia sư sưu tầm từ cổ tịch. Các vị có thể lựa chọn giải đề, mỗi người giải mười đề. Nếu lựa chọn giải đề, thì giá khởi điểm là 1000 lượng. Hễ ai giải đúng toàn bộ cả mười đề thì có thể chỉ bỏ ra 1000 lượng để mua một cuốn sách. Thế nhưng, hễ đáp sai một đề, thì giá sách lại nhân đôi. Các vị thấy thế nào?”
Các vị thượng khách trong phòng nghe cô nàng nói vậy thì thoáng ngẩn người, sau đó cau mày, âm thầm dùng ánh mắt trao đổi.
Nho môn nổi tiếng xấu bụng, thích dùng ngôn từ bẫy người. Thế nên, các vị tiến sĩ, đại nho, học đồ, phu tử trong phòng kỳ thực cũng đã phát hiện ra cái bẫy trong lời nói của Đỗ Thải Hà. Nhìn qua thì đây là một món lời, chỉ cần bỏ ra 1000 lượng để mua một cuốn sách với giá gốc 50 vạn lượng. Thế nhưng đấy chỉ là trong điều kiện trả lời đúng hết cả mười đề. Nếu sai quá nhiều đề, nhất là nếu sai cả mười, thì cái giá cuối cùng sau khi nhân lên kỳ thực không hề nhỏ, mà vượt xa giá gốc 50 vạn lượng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Lúc này, trong góc phòng, một vị tiến sĩ của Lam Ba thư quán mấp máy môi, truyền âm cho những người khác:
“Các vị, xem ra tình báo không sai, thứ mà Bích Mặc tiên sinh truyền dạy cho Đỗ Thải Hà có khả năng cao có vài phần tương đồng với cửu số.”
Nho môn lục nghệ gồm Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Trong đó, Số dạy về cách tính toán, chính là tiền thân của toán học hiện đại. Môn này bao gồm chín chương, nên còn gọi là Cửu Số. Chín chương của Cửu Số lần lượt là:
Phương điền (đo ruộng): ban đầu gồm các phép tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, về sau có cả tính diện tích hình tròn và các hình khác;
Túc mễ (tính toán việc buôn bán): bao gồm các phép tính về thu thuế, chia tỉ lệ;
Suy phân (phép hỗn hợp quý tiện): gồm các bài toán chia tỉ lệ và quy tắc tam suất;
Thiếu quảng (bình phương và lập phương: như tên gọi, ngoài ra, có các quy tắc khai căn bậc hai, bậc ba;
Thương công (tính về công trình): tập trung các bài toán về ước tính kích thước khi xây dựng, toán thể tích;
Quân thâu (vận phí xa thuyền): gồm các bài toán về tính tổng các cấp số cộng riêng biệt, hay công suất làm việc của thợ với sức lao động khác nhau;
Doanh bất túc (tỉ lệ): gồm đủ các loại bài toán giải phương trình tuyến tính đến hệ phương trình tuyến tính;
Phương trận (phương trình thức): giải hệ năm phương trình tuyến tính, đặt nền móng cho nghiên cứu về ma trận của người châu Á;
Và cuối cùng là câu cổ (phép tam giác): xác định chiều cao, khoảng cách không thể trực tiếp đo đạc bằng các tính chất của tam giác.
Tại Huyền Hoàng giới, người bình thường chỉ chạm được tới da lông của cửu số. Địa chủ có biết một chút về phương điền, quân thâu, cánh thương nhân có sử dụng chút ít túc mễ, thợ xây dựng, kiến trúc có chút kiến thức thương công. Còn đâu cũng chỉ có người của Nho môn đi tìm hiểu sâu xa hơn.
Thành thử, kỳ thực không phải ở Huyền Hoàng giới không có toán học, hay toán học của Huyền Hoàng giới không nghiên cứu sâu rộng như toán học hiện đại ở Địa cầu. Chả qua, dân chúng bình thường thấp cổ bé họng – hoặc thậm chí, người đạo khác không thuộc Nho môn – không có điều kiện tiếp xúc sâu mà thôi.
Chính như Đỗ Thải Hà trước khi được Nguyễn Đông Thanh dạy cho số học, vốn cũng đã hiểu một số quy tắc tính toán đơn giản mà dân gian ai ai cũng biết, nhưng chính cô nàng cũng không biết những điều mình biết ấy nguồn gốc xuất xứ là từ Cửu Số của Nho Đạo. Hay Lâm Phương Dung lần đầu đến cổ viện nghe về số học ngạc nhiên đến á khẩu, trong khi những thứ mà tam đồ đệ của Bích Mặc tiên sinh nói lúc ấy cũng không vượt ra khỏi cơ bản của Cửu Số, kỳ thực cũng là do y thị là phận nữ nhi, lại không phải người của Nho môn, nên vô duyên tiếp xúc với loại kiến thức này mà thôi...
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Quay trở lại nói chuyện trong phòng. Nghe được vị tiến sĩ kia truyền âm, một phu tử cũng đáp lại:
“Xem ra đúng lắm. Vậy các vị định thế nào?”
“Điêu trùng tiểu kỹ, bàng môn tả đạo mà thôi. Sao có thể so sánh với Cửu Số bác đại tinh thông của Nho môn chúng ta?”
Một vị đại nho khịt mũi khinh thường. Người này họ Trần, là trưởng lão của Lam Ba thư quán, mà Lam Ba thư quán lại vừa hay chủ tu Số trong Lục Nghệ. Tại trong thư quán, Trần đại nho có thể nói là một trong những người có tìm hiểu sâu xa về Cửu Số hạng nhất nhì. Cũng không rõ đây có phải đơn thuần là trùng hợp, hay có kẻ từ sớm đã động tay chân, cử Đỗ Thải Hà tới đây để thăm dò hư thực về tu luyện của nàng ta.
Đỗ Thải Hà tuy có thể nhận ra người trong phòng đang truyền âm với nhau, song tu vi không đủ, cũng không nghe lén được gì, đành giả vờ như không biết.
Về phần các vị thượng khách trong phòng, tuy ai cũng nhận ra cái bẫy trong lời thách đấu của Đỗ Thải Hà, nhưng đa số lại không nghĩ đề của cô nàng có thể làm khó bọn họ. Dẫu sao, lần trước văn đấu, Bích Mặc tiên sinh cũng chỉ lựa chọn biện chứng và tranh luận chứ không lựa chọn trực tiếp so tài. Tuy về sau một bài phú đánh sập Nho Đạo, một bài thơ khôi phục lại như cũ đã chấn nhiếp quần hùng, song cũng không ai ở đây bởi vậy mà nghĩ đồ đệ của gã có thể tạo ra được bao nhiêu sóng gió.
Sau một hồi, có vẻ như bàn bạc xong, Trần đại nho là người lên tiếng:
“Đỗ tiểu thư, chúng ta chấp nhận thách đấu. Trận đầu để lão phu lĩnh giáo tuyệt học của cổ viện đi.”
“Vậy tiểu nữ xin đọc đề thứ nhất!”
Đỗ Thải Hà từ khi theo học Nguyễn Đông Thanh tới nay, chưa từng gặp ai có chút hiểu biết nào trên phương diện toán học, lại càng chưa nghe về Cửu Số của Nho Đạo. Thành thử, cô nàng có chút kiêu ngạo, khinh địch, bèn lấy đại một đề toán tương đối thông dụng ra. Đề rằng:
“Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?”
Đề này là một đề dân gian. Có hai cách giải. Cách thứ nhất là giả sử tất cả là gà hoặc tất cả là chó, nhân với số chân, sau đó lấy hiệu của đáp án với 100 để xác định số chân thừa hoặc thiếu, rồi từ đó đưa ra kết luận về số lượng của hai loài động vật. Cách thứ hai chính là đặt ẩn phụ, rồi giải hệ phương trình. Trong chương trình giáo dục của Việt Nam, cách đầu tiên được giảng cho học sinh cấp tiểu học, cách thứ hai phải đợi đến cấp hai, khi các bạn nhỏ học đến hệ phương trình, mới được dạy. Cả hai cách kỳ thực đều không làm khó được Nho môn. Thế nên, rất nhanh chóng, Trần đại nho đã đưa ra đáp án:
“14 con chó và 22 còn gà.”
Đỗ Thải Hà giật mình, nhưng vẫn chưa phục. Cô nàng liếc mắt nhìn Song Vô Song, ý tưởng chợt lóe, bèn đọc tiếp đề thứ hai:
“Phạt Hải Kiếm Thánh rời Kiếm Trì đi thăm em trai là giá chủ Hàn gia ở Đại Yến. Độ nửa canh giờ sau, Hàn Xuân Phong Hàn gia chủ cũng quyết định rời Đại Yến đi thăm anh trai. Biết Kiếm Thánh ngự Kiếm cần năm canh giờ thì tới Đại Yến, còn Hàn gia chủ cưỡi mây cần tám canh giờ mới có thể đi hết quãng đường.
“Còn biết, khi Kiếm Thánh xuất phát, phải đi ngược chiều gió một canh giờ. Giả sử, cứ mỗi canh giờ trôi qua thì gió lại đổi hướng, khiến Kiếm Thánh và em trai luân phiên đi ngược, xuôi chiều gió. Hỏi hai người sẽ gặp nhau sau bao lâu, tại trên lãnh thổ nước nào?”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro