Xuyên Thành Cô Vợ Bỏ Trốn Ở Thập Niên 60
Chương 39
2024-09-15 06:09:17
Dọc đường đi, quan sát mọi người xung quanh, Kiều Vi mới hiểu rõ tại sao khi cô nói về chuyện quần áo, Nghiêm Lỗi lại có thái độ cổ quái với cô như vậy.
Chất liệu vải rũ không chỉ hiếm mà còn là một mặt hàng xa xỉ. Hơn nữa, khi cô ở tỉnh thành thì không thấy quá rõ, nhưng sau khi trở về thị trấn, còn có rất nhiều người thậm chí vẫn đang mặc quần áo từ vải dệt thủ công. Thậm chí trên quần áo của họ còn có cả mấy miếng vá nữa.
Kiều Vi cũng nhìn thấy rất nhiều phụ nữ trung tuổi, lớn tuổi vẫn mặc những chiếc áo khâm vạt xéo kiểu cổ xưa.
Chẳng trách nguyên chủ không thích nơi này, sự khác biệt giữa thị trấn và vùng thôn quê thật sự không quá lớn, mà điều nguyên chủ ao ước lại là những thành phố rộng lớn có nhiều người nước ngoài sinh sống mà bà ngoại cô ấy – một vị tiểu thư gặp nạn, đã từng miêu tả cho cô ấy nghe.
Dưới góc nhìn của một người hiện đại như Kiều Vi, điều này cũng không sai.
Nhưng nó thực sự không phù hợp với thời đại này, khiến cuộc sống và hôn nhân của nguyên chủ trở nên khốn khổ bế tắc.
Hy vọng kiếp sau, cô ấy có thể được sinh ra trong thời đại phù hợp với mình.
Nhà ăn ở khu tập thể có người, nhưng cũng không quá đông đúc, có lẽ do hôm nay Kiều Vi thức dậy khá muộn, hầu hết mọi người đều đã ăn sáng cả rồi.
Kiều Vi đi tới quầy thanh toán, gọi hai chén hoành thánh và hai cái bánh quẩy. Hoành thánh một mao một chén, còn bánh quẩy có giá 3 xu cái. Nhưng phải đưa thêm phiếu gạo và phiếu thịt nữa.
Bàn tay đang mở ví của Kiều Vi hơi khựng lại, như vậy tính ra, hai ba mươi đồng trong ví tiền này của cô tương đương với hơn ngàn tệ ở tương lai nhỉ. Lúc này, cuối cùng cô mới bắt đầu nhận thức được về giá trị của đồng tiền ở nơi này, mới có cảm giác chân thực.
Điểm khác biệt so với tương lai chính là còn phải dùng thêm tem phiếu nữa. Kiều Vi cũng không biết nên đưa nhiều ít bao nhiêu, cô thử đặt lên quầy hai, ba tờ. Cô gái thu tiền nhìn cô bằng ánh mắt kỳ lạ rồi từ trong đó lấy đi hai tờ.
Kiều Vi đại khái đã hình dung được số lượng tem phiếu cần dùng rồi.
Cô gái kia đưa cho cô bốn tấm thiếp bằng giấy nhám, hai tấm in chữ “một chén hoành thánh”, hai tấm còn lại in “một cái bánh quẩy”. Kiều Vi cầm thẻ đến cửa sổ thông với bếp, đưa cho đầu bếp rồi đứng đợi một lát cho đến khi được gọi tên ở chỗ cửa sổ. Lúc này, cô mới qua đó bưng hoành thánh và bánh quẩy trở về.
Hoành thánh ăn cùng bánh quẩy, quả là sự kết hợp hàng đầu cho một bữa sáng.
So với những miếng hoành thánh lớn thường thấy ở những cửa hàng bán bữa sáng ở đời sau, hoành thánh ở đây gần như không hề thấy thịt. Nhưng vỏ của hoành thánh lại được cán cực kỳ mỏng, giống như cái đuôi cá được kéo thật dài ra. Lớp vỏ kia hấp thụ hoàn toàn hương vị của nước dùng, chỉ nhấp một chút ở đầu lưỡi, hương vị ấy đã lập tức tan ra trong khoang miệng rồi.
Nhớ lại khoảng thời gian trước khi chết mà mình phải sống hoàn toàn dựa vào dịch dinh dưỡng kia, Kiều Vi không khỏi thở dài một tiếng—— Chỉ vì một miếng hoành thánh thơm ngon này mà cuộc đời trở nên thật đáng sống hơn biết bao!
Hai mẹ con kết thúc bữa ăn một cách ngon lành. Nghiêm Tương hỏi: “Về nhà hả mẹ?”
Kiều Vi lắc lắc chiếc giỏ nhựa: “Đi mua đồ ăn cái đã.”
Chất liệu vải rũ không chỉ hiếm mà còn là một mặt hàng xa xỉ. Hơn nữa, khi cô ở tỉnh thành thì không thấy quá rõ, nhưng sau khi trở về thị trấn, còn có rất nhiều người thậm chí vẫn đang mặc quần áo từ vải dệt thủ công. Thậm chí trên quần áo của họ còn có cả mấy miếng vá nữa.
Kiều Vi cũng nhìn thấy rất nhiều phụ nữ trung tuổi, lớn tuổi vẫn mặc những chiếc áo khâm vạt xéo kiểu cổ xưa.
Chẳng trách nguyên chủ không thích nơi này, sự khác biệt giữa thị trấn và vùng thôn quê thật sự không quá lớn, mà điều nguyên chủ ao ước lại là những thành phố rộng lớn có nhiều người nước ngoài sinh sống mà bà ngoại cô ấy – một vị tiểu thư gặp nạn, đã từng miêu tả cho cô ấy nghe.
Dưới góc nhìn của một người hiện đại như Kiều Vi, điều này cũng không sai.
Nhưng nó thực sự không phù hợp với thời đại này, khiến cuộc sống và hôn nhân của nguyên chủ trở nên khốn khổ bế tắc.
Hy vọng kiếp sau, cô ấy có thể được sinh ra trong thời đại phù hợp với mình.
Nhà ăn ở khu tập thể có người, nhưng cũng không quá đông đúc, có lẽ do hôm nay Kiều Vi thức dậy khá muộn, hầu hết mọi người đều đã ăn sáng cả rồi.
Kiều Vi đi tới quầy thanh toán, gọi hai chén hoành thánh và hai cái bánh quẩy. Hoành thánh một mao một chén, còn bánh quẩy có giá 3 xu cái. Nhưng phải đưa thêm phiếu gạo và phiếu thịt nữa.
Bàn tay đang mở ví của Kiều Vi hơi khựng lại, như vậy tính ra, hai ba mươi đồng trong ví tiền này của cô tương đương với hơn ngàn tệ ở tương lai nhỉ. Lúc này, cuối cùng cô mới bắt đầu nhận thức được về giá trị của đồng tiền ở nơi này, mới có cảm giác chân thực.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Điểm khác biệt so với tương lai chính là còn phải dùng thêm tem phiếu nữa. Kiều Vi cũng không biết nên đưa nhiều ít bao nhiêu, cô thử đặt lên quầy hai, ba tờ. Cô gái thu tiền nhìn cô bằng ánh mắt kỳ lạ rồi từ trong đó lấy đi hai tờ.
Kiều Vi đại khái đã hình dung được số lượng tem phiếu cần dùng rồi.
Cô gái kia đưa cho cô bốn tấm thiếp bằng giấy nhám, hai tấm in chữ “một chén hoành thánh”, hai tấm còn lại in “một cái bánh quẩy”. Kiều Vi cầm thẻ đến cửa sổ thông với bếp, đưa cho đầu bếp rồi đứng đợi một lát cho đến khi được gọi tên ở chỗ cửa sổ. Lúc này, cô mới qua đó bưng hoành thánh và bánh quẩy trở về.
Hoành thánh ăn cùng bánh quẩy, quả là sự kết hợp hàng đầu cho một bữa sáng.
So với những miếng hoành thánh lớn thường thấy ở những cửa hàng bán bữa sáng ở đời sau, hoành thánh ở đây gần như không hề thấy thịt. Nhưng vỏ của hoành thánh lại được cán cực kỳ mỏng, giống như cái đuôi cá được kéo thật dài ra. Lớp vỏ kia hấp thụ hoàn toàn hương vị của nước dùng, chỉ nhấp một chút ở đầu lưỡi, hương vị ấy đã lập tức tan ra trong khoang miệng rồi.
Nhớ lại khoảng thời gian trước khi chết mà mình phải sống hoàn toàn dựa vào dịch dinh dưỡng kia, Kiều Vi không khỏi thở dài một tiếng—— Chỉ vì một miếng hoành thánh thơm ngon này mà cuộc đời trở nên thật đáng sống hơn biết bao!
Hai mẹ con kết thúc bữa ăn một cách ngon lành. Nghiêm Tương hỏi: “Về nhà hả mẹ?”
Kiều Vi lắc lắc chiếc giỏ nhựa: “Đi mua đồ ăn cái đã.”
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro