Chương 20 - Phiên ngoại 1: Câu chuyện “giường chiếu” sau khi thành thân
Kiều bà bà
2024-08-14 09:26:37
Trời vừa sập tối, đường lớn hẻm
nhỏ ở Nam Hạ như được khoác một tấm áo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn hẳn. Hai người ta và tiểu Trúc từ ngoại ô trở về đã là chuyện của nửa canh
giờ sau đó. Ta không vội tắm rửa thay y phục, gấp rút bảo tiểu Trúc xin
mượn căn bếp của khách điếm, lại chuẩn bị cho ta một ít nguyên liệu, ta
phải làm lại món vừa học được ngay.
Chuyện phải nói từ chạng vạng sáng hôm nay. Chẳng phải nói ta đến Nam Hạ là để tìm gặp Kiều bà bà sao. Chúng ta đi bộ ra đến cửa trấn, lại đi về phía Nam 5 dặm, hỏi tới hỏi lui người dân xung quanh mới tìm được nơi Kiều bà bà sống. Nơi này non xanh nước biếc, phía trước là ruộng lúa bát ngát hương thơm, phía sau cánh rừng trúc cao muốn chọc trời. Nhà của Kiều bà bà nằm ở một góc nhỏ phía bên phải cánh rừng.
Xung quanh nhà được rào bằng những bụi gai mọc san sát nhau tạo thành hàng rào tự nhiên nhưng lại như có sự sắp đặt. Trước sân có trồng 1 cây hồng đang độ sai trái. Mùi hương thoang thoảng hòa cùng hương mạ non thật khiến lòng người cảm thấy thư thái.
Tiểu Trúc đi theo sau ta cứ vô thức hít hà, thèm thuồng đưa mắt nhìn về phía những quả hồng trên cao. Ta đến trước cổng nhà, nhìn trước ngó sau, toan gọi Kiều bà bà thì thấy một lão bà tóc hoa tiêu từ sau nhà đi ra, trên tay còn bưng một mâm bánh hồng khô.
Sau một hồi giới thiệu bản thân là người quen của Thi nương tử, Kiều bà bà niềm nở mời bọn ta vào nhà. Ta nói rõ mục đích của chuyến đi lần này, Kiều bà bà nghe mà không nói gì cả. Chốc sau lại nói ta thử món bánh hồng trước mặt trước rồi sau hãy nói.
Bánh hồng làm từ bột gạo, vừa mềm vừa dẻo, trắng trẻo thơm thơm. Khi cắn vào nhân mứt hồng sền sệt tràn ra, vị hồng chín ngòn ngọt, lại có mùi chua chua của một loại quả nào đó như quả thanh yên cân bằng khiến phần nhân cực kỳ vừa vặn. Một loại bánh tương tự nhân thịt với phần vỏ bánh mềm mại được bọc trong một lớp gạo rang, giòn giòn lại không dầu mỡ. Thỉnh thoảng ta còn nghe được hương trúc thoảng qua. Thật sự rất ngon.
Kiều bà bà hỏi ta có thấy được điều gì trong chiếc bánh này không. Ban đầu ta không hiểu rốt cuộc thì bản thân phải nhìn thấy điều gì. Ngẫm nghĩ lại, lại nhìn vào lớp vỏ bánh một lần nữa, mùa này không phải mùa lúa chín, chắc chắn không thể nào được làm bằng lúa gạo đúng mùa. Cũng có thể là sử dụng lúa gạo dự trữ, nhưng nếu sử dụng gạo như vậy làm thành bột chắc chắn thế nào cũng để lại dấu vết. Dù gì vị giác ta rất nhạy, lúa vừa chín và lúa gạo qua mùa sẽ có vị khác nhau một chút. Làm thế nào Kiều bà bà có thể khiến cho mùi vị của gạo cũ trở nên tươi ngon như vậy.
Kiều bà bà nghe ta phân tích, mỉm cười vừa ý nhìn ta. Lại nói với ta, người muốn Kiều bà bà chỉ điểm ít nhất phải có chút tư chất này. Hỏi ta có muốn bái sư không. Chỉ có trở thành đệ tử của bà bà thì mới có tư cách được dạy. Ta vừa bất ngờ vừa vui vẻ. Ta không ngờ sống trên đời được 18 năm, lần đầu tiên có người công nhận ta có tư chất trừ ngoại tổ mẫu của ta. Thế là ta vui vẻ bái sư, rồi ngay lập tức theo sư phụ ta học hỏi.
Sư phụ nói, muốn chữa bệnh, thì trước hết phải có hiểu biết nhất định về bệnh nhân của mình, mà bệnh nhân của ta là gạo cũ đã qua mùa. Sư phụ bắt ta ngửi ngửi, nếm nếm, học thuộc sự khác nhau của rất nhiều lại gạo. Chuyện này vốn không làm khó được ta, dù gì nhà ta cũng mở tiệm gạo mấy mươi năm. Sau đó lại chỉ ta bí quyết để chữa bệnh khó chữa, chính là phải làm những chuyện người khác không làm.
Người bắt ta ra sau nhà nhặt lá trúc, lại đi thu thập một mớ mạ non. Xếp xuống đáy lu một tầng mạ non, cho gạo vào, rồi lại tiếp tục xếp lên trên một tầng mạ non nữa, đậy nắp kỹ rồi chôn xuống cái hố đã được đào sẵn phía sau nhà. Để lá trúc lên trên, dùng lửa nhỏ để xông. Chú ý thật kỹ không để lửa lớn khiến gạo chín. Sau nửa ngày, khi gạo đượm hương mạ cùng hương trúc nghĩa là đã được. Tất nhiên cách này chỉ là tạm thời, dù sao gạo mới thì vẫn hơn gạo cũ, nhưng mùi vị ta thấy thì quả thật không dễ phân biệt được.
Muốn làm gạo rang thì chỉ cần cho gạo lên bếp, dùng lá trúc xông dưới bếp lò, để lửa lớn một hồi đến khi gạo nổ tí tách nghĩa là đã chín. Nhân hồng thì ngược lại dễ làm, dùng hồng chín sên trên lửa nhỏ, cho một ít nước thanh yên vào, lại cho vào một ít bột ngô để hỗn hợp sệt lại là được.
Quả thật một món ăn đơn giản, nhưng muốn để nó trở nên khác biệt thì phải hoàn toàn hiểu rõ nguyên liệu của mình, lại dùng cách khác người để chế biến nó, đặt hết tâm tư vào món ăn thì dù đơn giản nhưng lại cực kỳ tinh tế, cực kỳ ngon miệng.
Trước mắt ta còn phải đi theo sư phụ học một đoạn thời gian nữa mới có thể tự tin ứng phó với cuộc thi này. Sư phụ ta đã có tuổi, tất nhiên không thể theo ta về kinh để thi thố được. Nhưng người nói sẽ truyền thụ sự am hiểu về gạo cho ta, để ta được dịp trổ tài trong cuộc thi lần này. Người tin ta sẽ làm được.
Thật ra ban đầu ta không dám tự mình đi thi, vì ta không biết phản ứng của phụ thân sẽ như thế nào, nhưng ta nghĩ, năm sau ta sẽ thành thân, nếu lần này không nắm bắt cơ hội làm những gì mình muốn thì sau khi thành thân cũng sẽ rất khó làm được. Cho dù phu quân đồng ý, cũng phải hỏi xem cha mẹ huynh ấy có đồng ý cho ta ra ngoài lăn lộn hay không.
Chuyện phải nói từ chạng vạng sáng hôm nay. Chẳng phải nói ta đến Nam Hạ là để tìm gặp Kiều bà bà sao. Chúng ta đi bộ ra đến cửa trấn, lại đi về phía Nam 5 dặm, hỏi tới hỏi lui người dân xung quanh mới tìm được nơi Kiều bà bà sống. Nơi này non xanh nước biếc, phía trước là ruộng lúa bát ngát hương thơm, phía sau cánh rừng trúc cao muốn chọc trời. Nhà của Kiều bà bà nằm ở một góc nhỏ phía bên phải cánh rừng.
Xung quanh nhà được rào bằng những bụi gai mọc san sát nhau tạo thành hàng rào tự nhiên nhưng lại như có sự sắp đặt. Trước sân có trồng 1 cây hồng đang độ sai trái. Mùi hương thoang thoảng hòa cùng hương mạ non thật khiến lòng người cảm thấy thư thái.
Tiểu Trúc đi theo sau ta cứ vô thức hít hà, thèm thuồng đưa mắt nhìn về phía những quả hồng trên cao. Ta đến trước cổng nhà, nhìn trước ngó sau, toan gọi Kiều bà bà thì thấy một lão bà tóc hoa tiêu từ sau nhà đi ra, trên tay còn bưng một mâm bánh hồng khô.
Sau một hồi giới thiệu bản thân là người quen của Thi nương tử, Kiều bà bà niềm nở mời bọn ta vào nhà. Ta nói rõ mục đích của chuyến đi lần này, Kiều bà bà nghe mà không nói gì cả. Chốc sau lại nói ta thử món bánh hồng trước mặt trước rồi sau hãy nói.
Bánh hồng làm từ bột gạo, vừa mềm vừa dẻo, trắng trẻo thơm thơm. Khi cắn vào nhân mứt hồng sền sệt tràn ra, vị hồng chín ngòn ngọt, lại có mùi chua chua của một loại quả nào đó như quả thanh yên cân bằng khiến phần nhân cực kỳ vừa vặn. Một loại bánh tương tự nhân thịt với phần vỏ bánh mềm mại được bọc trong một lớp gạo rang, giòn giòn lại không dầu mỡ. Thỉnh thoảng ta còn nghe được hương trúc thoảng qua. Thật sự rất ngon.
Kiều bà bà hỏi ta có thấy được điều gì trong chiếc bánh này không. Ban đầu ta không hiểu rốt cuộc thì bản thân phải nhìn thấy điều gì. Ngẫm nghĩ lại, lại nhìn vào lớp vỏ bánh một lần nữa, mùa này không phải mùa lúa chín, chắc chắn không thể nào được làm bằng lúa gạo đúng mùa. Cũng có thể là sử dụng lúa gạo dự trữ, nhưng nếu sử dụng gạo như vậy làm thành bột chắc chắn thế nào cũng để lại dấu vết. Dù gì vị giác ta rất nhạy, lúa vừa chín và lúa gạo qua mùa sẽ có vị khác nhau một chút. Làm thế nào Kiều bà bà có thể khiến cho mùi vị của gạo cũ trở nên tươi ngon như vậy.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Kiều bà bà nghe ta phân tích, mỉm cười vừa ý nhìn ta. Lại nói với ta, người muốn Kiều bà bà chỉ điểm ít nhất phải có chút tư chất này. Hỏi ta có muốn bái sư không. Chỉ có trở thành đệ tử của bà bà thì mới có tư cách được dạy. Ta vừa bất ngờ vừa vui vẻ. Ta không ngờ sống trên đời được 18 năm, lần đầu tiên có người công nhận ta có tư chất trừ ngoại tổ mẫu của ta. Thế là ta vui vẻ bái sư, rồi ngay lập tức theo sư phụ ta học hỏi.
Sư phụ nói, muốn chữa bệnh, thì trước hết phải có hiểu biết nhất định về bệnh nhân của mình, mà bệnh nhân của ta là gạo cũ đã qua mùa. Sư phụ bắt ta ngửi ngửi, nếm nếm, học thuộc sự khác nhau của rất nhiều lại gạo. Chuyện này vốn không làm khó được ta, dù gì nhà ta cũng mở tiệm gạo mấy mươi năm. Sau đó lại chỉ ta bí quyết để chữa bệnh khó chữa, chính là phải làm những chuyện người khác không làm.
Người bắt ta ra sau nhà nhặt lá trúc, lại đi thu thập một mớ mạ non. Xếp xuống đáy lu một tầng mạ non, cho gạo vào, rồi lại tiếp tục xếp lên trên một tầng mạ non nữa, đậy nắp kỹ rồi chôn xuống cái hố đã được đào sẵn phía sau nhà. Để lá trúc lên trên, dùng lửa nhỏ để xông. Chú ý thật kỹ không để lửa lớn khiến gạo chín. Sau nửa ngày, khi gạo đượm hương mạ cùng hương trúc nghĩa là đã được. Tất nhiên cách này chỉ là tạm thời, dù sao gạo mới thì vẫn hơn gạo cũ, nhưng mùi vị ta thấy thì quả thật không dễ phân biệt được.
Muốn làm gạo rang thì chỉ cần cho gạo lên bếp, dùng lá trúc xông dưới bếp lò, để lửa lớn một hồi đến khi gạo nổ tí tách nghĩa là đã chín. Nhân hồng thì ngược lại dễ làm, dùng hồng chín sên trên lửa nhỏ, cho một ít nước thanh yên vào, lại cho vào một ít bột ngô để hỗn hợp sệt lại là được.
Quả thật một món ăn đơn giản, nhưng muốn để nó trở nên khác biệt thì phải hoàn toàn hiểu rõ nguyên liệu của mình, lại dùng cách khác người để chế biến nó, đặt hết tâm tư vào món ăn thì dù đơn giản nhưng lại cực kỳ tinh tế, cực kỳ ngon miệng.
Trước mắt ta còn phải đi theo sư phụ học một đoạn thời gian nữa mới có thể tự tin ứng phó với cuộc thi này. Sư phụ ta đã có tuổi, tất nhiên không thể theo ta về kinh để thi thố được. Nhưng người nói sẽ truyền thụ sự am hiểu về gạo cho ta, để ta được dịp trổ tài trong cuộc thi lần này. Người tin ta sẽ làm được.
Thật ra ban đầu ta không dám tự mình đi thi, vì ta không biết phản ứng của phụ thân sẽ như thế nào, nhưng ta nghĩ, năm sau ta sẽ thành thân, nếu lần này không nắm bắt cơ hội làm những gì mình muốn thì sau khi thành thân cũng sẽ rất khó làm được. Cho dù phu quân đồng ý, cũng phải hỏi xem cha mẹ huynh ấy có đồng ý cho ta ra ngoài lăn lộn hay không.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro