Dân Gian Ngụy Văn Thực Lục 2: Âm Dương Tiên Sinh

Thai Sông

2024-11-21 22:25:32

Những năm trước kia, vớt xác là một nghề rất ngon.

Chỉ là tiếp xúc với người chết, âm khí quá nặng, khắc vợ khắc con, tuyệt đại đa số người vớt thi đều tuyệt hậu!

Cha tôi là một ví dụ rõ rệt!

Ông khắc chết hai bà vợ và hù một người chạy mất.

Chớp mắt đã bốn mươi tuổi, ngay cả góa phụ cũng không dám sáp tới gần ông.

Đời sau, người vớt thi thể chuyên nghiệp gần như đều mất tích, rất nhiều quy củ trong nước cũng thất truyền!

......

Tôi là con nuôi của cha tôi.

Vì tôi sinh ra vào ngày Đông Chí, âm dương luân phiên nên ông đặt tên tôi là Lý Âm Dương.

Cha xem tôi như con đẻ, chẳng những truyền thụ tay nghề vớt thi cho tôi, còn nói tôi sẽ dưỡng lão cho ông.

Nhưng người đứng đầu thôn luôn nói tôi lai lịch bất chính, mệnh phạm hà bá!

Sớm hay muộn, nó sẽ chết trên sông!

Cha tôi nổi trận lôi đình, nhiều lần gân giọng chửi đổng ở cửa thôn.

Ông bảo dân làng tốt nhất không nên chết dưới nước!

Nếu không, thi thể ngâm hỏng thì ông tuyệt đối không đi vớt thi thể!

Làng của chúng tôi nằm trên sông treo [1] và thường xuyên có ngư dân chết đuối.

[1] Sông treo còn gọi là sông trên mặt đất, tức là sông có lòng sông cao hơn mặt đất ở cả hai bờ.

Tuy rằng cha tôi buông lời tàn nhẫn, nhưng thật sự khi có người gặp nạn, ông vẫn lập tức xuống nước, sẽ không để thi thể ở trong nước qua đêm!

Gặp phải hoàn cảnh gia đình người chết khó khăn, ông còn phải bỏ tiền ra lo tang sự cho người ta!

Nhà chúng tôi nghèo không có gì, thắt lưng buộc bụng chịu đói!

Tôi cảm thấy cha tôi tốt bụng quá mức.

Ông lại dạy tôi, nói cái này gọi là tích đức tích phúc.

Dân làng không biết suy nghĩ! Cha tôi đối với bọn họ lấy đức báo oán, bọn họ thì thường xuyên nói huyên thuyên, nói cha tôi là con ma chết sớm!

Còn tôi là ôn tang xui xẻo, sớm muộn gì cũng chết không yên lành!

Mấy năm nay, hai cha con chúng tôi đều bị nói xấu sau lưng...

Tôi rất khó hiểu, tại sao dân làng lại ghét tôi như vậy?!

Cha tôi luôn im lặng.

Mãi cho đến khi tôi 20 tuổi, ông mới nói, ông đã vớt tôi lên khỏi mặt nước!



Mẹ tôi đã sớm chết đuối trên sông treo, thi thể cũng không tìm thấy.

Người ngâm nước có câu tục ngữ, sinh trên sông, chết trên sông, Diêm Vương điểm danh trốn không thoát.

Nếu một đứa trẻ được sinh ra trong nước, đứa bé đó sẽ chết non, sống không nổi một đêm!

Ông hao tổn tâm tổn trí mới tìm được người cứu mạng tôi.

Dân làng cảm thấy tôi là một người không rõ lại lịch! Cho nên mọi chuyện xui xẻo gì trong thôn đều đổ lên đầu tôi.

Sau khi biết điều này, trái tim tôi vẫn luôn hoảng loạn.

Hơn nữa, không hiểu sao, buổi tối tôi còn thường xuyên gặp ác mộng!

Một người phụ nữ tóc tai bù xù quỳ gối trên đầu giường tôi...

Cả người bà ướt nhẹp, âm trầm khiếp người, vết thương trên bụng nhìn thấy mà giật mình, nửa người đều nhuộm đầy máu!

Thậm chí bà còn thấp giọng nỉ non, nói bà đến thăm tôi...

Mỗi lần tôi đều bị dọa đến bừng tỉnh!

Trong thời gian đó, tôi mắc bệnh tâm thần.

Vừa đến khi trời tối, trong nhà rõ ràng chỉ có tôi với cha tôi là hai người.

Nhưng tôi vẫn cảm thấy xà nhà, đáy giường, và thậm chí cả phía sau cửa sổ có một người phụ nữ đang đứng...

Sức khỏe của tôi bắt đầu sa sút nhanh chóng, giống như quỷ bệnh lao do hút quá nhiều thuốc, cả người bơ phờ, xanh xao và hốc hác.

Cha tôi lòng nóng như lửa đốt, khắp nơi tìm phương thuốc dân gian ...

Người trong thôn nghe nói chuyện này, một đám người khiêng linh đường đến cửa nhà tôi, tìm một đám nhóc mông xanh khóc tang cho tôi!

Thiếu chút nữa đã làm cha tôi tức đến chết ngất.

Trong lòng tôi cũng nghẹn muốn chết, cha tôi lấy đức báo oán như vậy.

Hai cha con chúng tôi, chưa từng làm nửa chuyện có lỗi với người trong thôn, bọn họ thật sự muốn tôi chết sớm một chút!?

Chịu đựng cuộc sống như vậy gần ba tháng, qua hai ngày nữa, sẽ đến Đông Chí.

Tôi đi đường cũng bắt đầu nhẹ bẫng, cảm thấy mình có thể không thể trụ vững được bất cứ lúc nào ...

Đúng lúc này, trong nhà có một cụ bà!

Bà ấy ít nhất bảy tám mươi tuổi, tóc rụng không còn mấy sợi, nếp gấp da trên mặt có thể kẹp chết ruồi!

Cụ bà mặc áo khoác da đen, trên tay còn đeo hai đôi găng tay màu xám trắng, mí mắt cụp xuống, che khuất một nửa con mắt.

Càng quái dị hơn chính là, bà ấy cõng một cái rương gỗ lớn tối đen như mực, trông có vẻ u ám.

Vừa bước vào cửa nhà tôi, bà cụ đã nói một câu.



"Trời lạnh, lại sắp Đông Chí.”

Mặt cha tôi lúc ấy liền trắng bệch!

Ông quyết đoán bảo tôi quỳ xuống dập đầu với bà cụ, cam đoan sau này sẽ dưỡng lão cho bà.

Cả người tôi đều choáng váng, không suy nghĩ nhiều, liền quỳ xuống.

Cha tôi vẫn thấp giọng cầu xin bà cụ, nói La Âm bà, bà không thể thấy chết không cứu.

Lúc ấy tôi đã biết, tôi không phải gặp ác mộng, chỉ sợ là đụng quỷ...

Cha tôi chắc chắn biết cái gì, chỉ là ông không nói với tôi!

Nhưng tôi lại không biết bà cụ này là ai, bà cụ có thể cứu tôi không?

La Âm bà rũ mí mắt thật lâu, mới nói một câu: "Từ hôm nay trở đi, tôi gác đêm cho thằng nhóc này.”

Cha tôi kích động không thôi, vội vàng vào phòng bếp nấu trứng gà, còn chưng một đĩa thịt khô.

Chờ đến khi ăn cơm, tay tôi nhũn ra không cầm được đũa.

La Âm bà lại từ trong rương gỗ đen lớn trên lưng ôm ra một con gà trống với bộ lông sáng bóng!

Bà yêu cầu tôi ôm con gà trống vào trong ngực!

Nói đến cũng lạ, sau khi tôi làm theo, cả người đều ấm áp không ít, tinh thần cũng tốt lên!

Theo bản năng cúi đầu nhìn con gà trống kia, tuổi của nó không nhỏ!

Trên cổ chân mọc một cái móng ngược, dài bằng ngón tay út, sắc như móc sắt!

Mào gà cũng đỏ tím tái, tròng mắt đỏ tươi nhìn tôi, linh hoạt giống như là một người.

Tôi chỉ nhìn thoáng qua, chứ cũng không dám nhìn nhiều.

Ăn cơm xong, La Âm bà liền bảo cha tôi bưng một bát nước ra, bảo tôi cắm một chiếc đũa vào bát xem nó có đứng thẳng được không.

Tôi lờ mờ, làm thế nào có thể dựng đứng đũa trong nước?

Làm theo lời La Âm bà, dựng thẳng một chiếc đũa cắm vào chén nước.

Một cảnh kỳ lạ đã xảy ra.

Đũa trúc vững vàng đứng ở trong chén, không có dấu hiệu ngã xuống chút nào.

Trên thân đũa chảy ra từng tia đỏ sậm, giống như máu tản ra trong nước, trông mà chết khiếp!

Nhìn cảnh này, tay tôi run rẩy.

La Âm Bà lại quay đầu, nhìn chằm chằm ngoài cửa, bất thình lình nói một câu: "Trẻ con là do ngươi chỉ chúng ta mang đi, hiện tại ngươi lại muốn thu lại.”

"Đang yên đang lành một cái mạng, làm sao có đạo lý để cho ngươi bắt?”

Ngoài cửa trống không, lúc này trời đã sớm tối, nào có người nào!?

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Dân Gian Ngụy Văn Thực Lục 2: Âm Dương Tiên Sinh

Số ký tự: 0