Thanh Li
Thù Vỉ
2024-06-26 12:15:51
12.4.2022.
Vào ngày thứ hai của kỳ nghỉ hè, Hoàng Lư khởi hành từ thủ đô đến Thanh Li.
Hành khách trên máy khá ít nên còn rất nhiều chỗ trống. Màn hình điện tử thu nhỏ hiển thị cô đang ở độ cao 9000 mét.
Nhưng trên thực tế, Hoàng Lư đang ở trong giai đoạn chạm đáy của cuộc đời với sự hoang mang và nghi ngờ về bản thân.
Đó cũng chính là ngày cô gặp Mạnh Yến Lễ.
Về sau, khi Hoàng Lư nói về Mạnh Yến Lễ với những người khác, cô đã nghiêm túc suy nghĩ một hồi rồi miêu tả như thế này:
Đến gần anh giống như nhìn thấy ánh đèn trong màn sương đêm mờ ảo.
–
Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Thanh Li, Hoàng Lư tắt chế độ máy bay trên điện thoại.
Sau khi tín hiệu được phục hồi hoàn toàn, cô nhận được liên tiếp mấy cái tin nhắn.
Nhấp mở papa Hoàng Mậu Khang, chỉ có bốn chữ ngắn ngủn, cực kỳ phù hợp với tác phong của ông:
【 Đến nơi gọi lại. 】
Hoàng Mậu Khang là người làm ăn tương đối thành công.
Khi nói chuyện điện thoại với các đối tác kinh doanh, ông ân cần chu đáo, thấu hiểu như một bách khoa toàn thư. Ngay cả khi chó của nhà người ta sinh con, ông cũng có thể kể tên một vài sản phẩm chăm sóc sau sinh cho chó. Nói thêm vài câu nữa có khi còn đề cử cho người ta cả bảo mẫu cho chó đáng tin cậy nữa kìa.
Đương nhiên, hoạt ngôn chỉ là một kỹ năng cần thiết cho công việc của ông, chỉ khi bước vào trạng thái làm việc mới được thể hiện.
Đối với những thứ khác ngoài chuyện kinh doanh buôn bán, Hoàng Mậu Khang đều khá qua loa, tùy tiện.
Hoàng Lư nhớ lại năm cuối mình học cấp 3:
Phụ huynh của các bạn học khác đã bước vào trạng thái "chuẩn bị chiến đấu" từ sớm, cả ngày nơm nớp lo sợ, lo con cái ở nhà tâm lý không tốt, điểm số bấp bênh, thiếu dinh dưỡng, v.v.
Nhưng đó là năm Hoàng Mậu Khang đi công tác nhiều nhất, gần như hơn nửa năm đều không ở nhà, thậm chí bận đến mức quên mất cả cấp học của Hoàng Lư, còn tưởng cô mới đang học lớp 11.
Chờ đến khi người cha già bận rộn của cô trở về từ chuyến công tác nước ngoài thì đã là giữa tháng 6.
Khi Hoàng Mậu Khang về đến nhà, thấy Hoàng Lư đang bật điều hòa nằm dài trên sô pha, vừa ăn Haagen-Dazs vừa lướt máy tính bảng xem ảnh chụp các buổi triển lãm nghệ thuật nước ngoài, ông còn cảm thấy quái lạ, đứng ở huyền quan nhìn lịch trên điện thoại, sau đó hỏi Hoàng Lư sao thứ tư lại không đi học?
Hoàng Lư chỉ có thể ôm hộp kem giải thích với ông mình đã là một sinh viên tương lai, kỳ thi tuyển sinh đại học vừa kết thúc một tuần trước. Bây giờ vì đã tốt nghiệp nên cô sẽ có một kì nghỉ hè cực — kỳ — dài.
Sân bay Thanh Li không lớn lắm, đặc biệt khi so sánh với sân bay ở thủ đô thì nơi này còn có vẻ hơi quạnh quẽ.
Gọi điện cho bố không thấy ai nghe máy, chờ đến khi ông gọi lại, Hoàng Lư đã lấy xong hành lý, bước ra khỏi sân bay ngồi lên taxi.
"Vừa nãy bố đang họp nên để điện thoại chế độ im lặng."
Hoàng Mậu Khang hơi dừng lại rồi hỏi: "Con đến Thanh Li rồi à?"
"Dạ vâng, con đang ở trên xe taxi rồi."
Hoàng Mậu Khang không hỏi cô đã tìm được chỗ ở hay chưa, chỉ nói: "Lát nữa bố sẽ gửi cho con cái địa chỉ, con thay bố mang hai hộp trà kia đến đó tặng cho một người bạn cũ nhé."
"Dạ."
Sau khi cúp máy, điện thoại lại vang lên một tiếng, là tin nhắn Hoàng Mậu Khang gửi địa chỉ tới cùng với tên của người mà Hoàng Lư sắp sửa đến ghé thăm.....
Mạnh Yến Lễ.
Cô gửi lại biểu tượng cảm xúc bàn tay mũm mĩm giơ "OK".
Hoàng Lư đã từng gặp rất nhiều bạn của Hoàng Mậu Khang, họ thường ngồi ở bàn trà trong phòng khách, cùng nhau uống trà hút thuốc với ông.
Phần lớn thời gian họ dành để nói về chuyện làm ăn, cổ phiếu và thị trường.
Hầu như tất cả những người làm ăn mà Hoàng Mậu Khang giao thiệp đều lớn tuổi hơn ông, Hoàng Lư gặp họ luôn gọi là bác. Vì thế đối với người tên "Mạnh Yến Lễ" này, cô cũng tự động xếp vào hàng ông bác lớn tuổi.
Chỉ mong "bác Mạnh" này đừng bà tám như những người bạn khác của ông, suốt ngày kéo cô hỏi đông hỏi tây.
Trong đầu cô thậm chí còn tưởng tượng:
Một ông bác trạc tuổi năm mươi, mái tóc lẽ ra đã phải lốm đốm hoa râm nhưng vẫn ngoan cố nhuộm đen bằng thuốc nhuộm tóc.
Ông bác tươi cười nhận lấy hộp trà từ tay cô, sau đó ân cần hỏi han: "Ồ, cháu tên Hoàng Lư à", "Bao nhiêu tuổi rồi", "Đang học đại học nào", "Có bạn trai chưa", "Gần đây bố cháu thế nào"......
Dù sao những người bác đến thăm nhà cô cũng thường xuyên hỏi câu này.
Thật ra cũng không phải thật lòng quan tâm đến cô, chẳng qua người ta ngại mặt mũi bố cô mà thôi.
Nhưng Hoàng Lư lại cảm thấy những câu hỏi han ngoài mặt đó đôi khi lại tốt hơn so với "chính sách nuôi thả" của bố cô.
Lần này Hoàng Lư tới Thanh Li là để giải sầu.
Mà khi cô đề cập tới chuyện muốn đi chơi trong kì nghỉ hè với Hoàng Mậu Khang trên bàn ăn tối, như thường lệ, ông không hỏi han gì thêm, chỉ nói được.
Trong khoảnh khắc đó, nói không thất vọng là giả.
Nếu trong nhà có một người đảm đương vai trò làm mẹ thì tốt rồi, biết đâu bà sẽ nhẹ nhàng hỏi: "Có phải Hoàng Lư của chúng ta có chuyện buồn hay không"?
Nhưng Hoàng Mậu Khang thì không tinh tế như vậy, ông chỉ có thể tranh thủ thời gian ngắn khi không có cuộc gọi công việc, tay dập tắt điếu thuốc, đề cử cho Hoàng Lư: "Con có thể đến Thanh Li ở một thời gian, bố có người bạn đang sống ở đó, nghe nói không khí và phong cảnh không tệ."
Hoàng Lư thử tra cứu Thanh Li trên mạng xem thế nào, kết quả ra những tấm ảnh chụp thị trấn nhỏ Thanh Li đẹp vô cùng.....
Sương mù đến từ biển, núi và biển đều ẩn hiện trong sương mù, chỉ còn lại bóng dáng của những tòa nhà cao chót vót.
Nơi đây không phải là một thành phố du lịch nổi tiếng, nhưng cũng có không ít cư dân mạng nói Thanh Li thích hợp để dưỡng lão.
Thay vì đến thẳng địa chỉ bố đã gửi, Hoàng Lư quyết định đi đến phòng trọ cho thuê dài ngày đã được đặt trên mạng trước, nhận phòng rồi vào cất hành lý.
Căn phòng nhỏ cô thuê có thể nhìn ra biển, một chậu hoa păng-xê được đặt trên bàn ngoài ban công thoáng đãng. Từ ban công nhìn ra, những chú chim biển sải cánh trên mặt biển lấp lánh, từng đợt sóng vỗ vào tảng đá ngầm tạo thành bọt nước trắng xóa. Xa xa có thể thấy một tòa chùa miếu ẩn trên núi, thấp thoáng có tiếng chuông thánh thót kì ảo vọng lại.
Mọi thứ cứ như một giấc mơ.
Đây là một thế giới hoàn toàn khác với thủ đô.
Không có cầu vượt bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm, không có tòa nhà văn phòng nào trong khu CBD sáng đèn đến nửa đêm hoặc thậm chí là sáng sớm, càng không có tàu điện ngầm chật cứng nhân viên văn phòng và sinh viên hối hả qua lại
CBD: Quận kinh doanh trung tâm (tiếng Anh: central business district) là trung tâm kinh doanh và thương mại của một thành phố. Ở các thành phố lớn hơn, nó thường đồng nghĩa với "quận tài chính" của thành phố.
Thị trấn Thanh Li quả thực là một nơi rất tốt để tĩnh tâm.
Vốn Hoàng Lư đang mặc một chiếc quần jean rách rộng rãi, nhưng sau một hồi suy nghĩ, cô vẫn đi thay bộ đồ khác.
Cô tìm một chiếc váy in hoa bình thường để mặc, tết tóc lại gọn gàng rồi đội một chiếc mũ đánh cá màu trắng.
Trong tiềm thức, Hoàng Lư cho rằng "người bạn cũ" của bố cô chắc chắn không phải người trẻ tuổi, vì vậy cô phải lên đồ sao cho phù hợp với thẩm mỹ của người thế hệ trước.
Sau khi cất chiếc quần jean rách đi, Hoàng Lư mới cầm hai hộp lá trà chuẩn bị đi hỏi thăm bác trai có tên Mạnh Yến Lễ kia.
Địa chỉ nhà Mạnh Yến Lễ cách phòng trọ của cô không xa, cô nhìn bản đồ chỉ dẫn, thấy đi dọc theo bờ biển cũng chỉ mất hơn mười phút đi bộ.
Thanh Li không oi bức như thủ đô, gió mùa hè cũng mát rượi. Hoàng Lư chuẩn bị đi bộ đến đó, dọc đường không hiểu sao lại nhớ tới vài chuyện phiền lòng.
Khi điện thoại nhắc nhở Hoàng Lư sắp tới địa điểm cần đến, cô mới trở về từ trong suy nghĩ hỗn loạn.
Ở phía bên kia của bãi biển, một vài căn nhà màu trắng sữa tuyệt đẹp đứng sừng sững trước mắt.
Đó là khu biệt thự nơi Mạnh Yến Lễ đang sinh sống.
Lần này ra ngoài, trong lòng Hoàng Lư ôm không ít tâm sự, vậy nên tâm trạng đang cực kỳ tồi tệ.
Cô đứng im trên bờ cát, hít một hơi thật sâu rồi lắc lắc đầu, cố lên dây cót tinh thần cho bản thân.
Nếu đã thay mặt bố mình đến thăm hỏi thì phải làm sao cho thật thoải mái tự nhiên, lễ phép chu đáo.
Mạnh Yến Lễ sống trong một căn biệt thự kiểu Pháp, trên sân thượng tầng hai có một bụi hoa lớn rậm rạp đổ xuống, được bao phủ bởi những bông hoa màu trắng mà cô không biết tên.
Cửa sân mở rộng, hoa nở rực rỡ trong sân, bên tường có một cây sung.
Ngoài những cây được chăm sóc cẩn thận, dưới gốc cây sung còn có hai chiếc xô nhựa màu đỏ và một chiếc bình tưới nước bằng nhựa màu xanh lá cây. Lớp nhựa bên ngoài đã bị ánh mặt trời phơi đến mức phai màu, trông khá cũ kỹ.
Hoàng Lư đã từng nhìn thấy những thứ tương tự như vậy, trước khi bà nội qua đời cũng trồng rất nhiều hoa ngoài ban công, gần như dùng chung bình tưới và cái xô nhỏ.
Người trẻ tuổi chắc hẳn sẽ không có thời gian để trồng hoa và cây ở một thị trấn nhỏ có nhịp sống chậm như Thanh Li đâu nhỉ? Còn phải bận rộn kiếm tiền bên ngoài xã hội nữa. Cho nên người tên Mạnh Yến Lễ kia không chừng đã bước qua tuổi năm mươi......
Chẳng lẽ là một ông già đã bảy tám chục tuổi hay sao?
Vậy...có nên gọi là ông Mạnh không?
Không phải là không thể.
Hoàng Mậu Khang có một số thành kiến đối với những người trẻ tuổi trong kinh doanh, cho rằng họ chỉ toàn bốc đồng và suy nghĩ viển vông, ý chí đã yếu kém thì chớ lại còn nói như rồng leo, nhưng làm thì như mèo mửa.
Trong số những cộng sự làm ăn của ông, quả thật hầu hết đều là người lớn tuổi.
Hình tượng của Mạnh Yến Lễ trong đầu Hoàng Lư đã biến thành ông lão có tóc trắng xoá, khuôn mặt ôn hòa, động tác chậm chạp cầm xô nhựa đi tưới hoa trong sân......
Đang nghĩ ngợi thì cửa biệt thự bỗng mở ra.
Một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu trạc tuổi 50 bước ra, trong tay bê một chậu cây xanh, trông có vẻ là định mang ra sân phơi nắng.
Người phụ nữ dường như không ngờ rằng ngoài sân sẽ có người, từ việc phân tích nét mặt của bà ấy thì thấy có vẻ khá ngạc nhiên.
Sau 3 giây, vẻ mặt lại chuyển từ ngạc nhiên sang niềm nở. Bà bỏ chậu cây xuống, bước nhanh ra cổng sân hỏi: "Cô gái, cháu đến tìm ai sao?"
Cử chỉ của Hoàng Lư rất nhã nhặn, đánh giá tuổi tác của người mình chuẩn bị gặp mặt rồi lễ phép hỏi: "Chào bác ạ, cho cháu hỏi ở đây có ông Mạnh Yến Lễ......"
Chữ "không ạ" còn chưa kịp thốt ra, Hoàng Lư bỗng thấy vẻ mặt của người phụ nữ trước mặt thay đổi, biểu cảm lộ rõ vẻ vui mừng: "Đúng rồi", "Nên tìm cậu ấy", "Cuối cùng cũng đến".
Người phụ nữ không đợi Hoàng Lư nói xong đã quay đầu chạy vào biệt thự, mở toang cửa rồi hét to vào trong: "Yến Lễ! Yến Lễ ơi! Bên ngoài có một cô gái rất xinh tìm cháu này!"
Ánh nắng lúc 3 giờ chiều phủ kín sân nhà, cạnh cửa thấp thoáng bóng dáng ai đó.
Lần này là một người đàn ông trẻ tuổi bước ra, vai rộng chân dài, mặc áo sơmi trắng, trên cánh tay đeo một chiếc đai bằng da* cùng màu áo.
Rất hiếm thấy ai ở trong nước đeo cái này, nhìn người đàn ông trước mắt trông giống như một quý ông người Anh.
Anh có ngoại hình rất ưa nhìn, ngũ quan đứng đắn, lông mày rậm, mắt sâu hun hút, nếp nhăn hơi mờ giữa hai hàng lông mày cho thấy anh thường có thói quen cau mày.
Nhưng cũng chính nếp nhăn đó khiến khuôn mặt lạnh nhạt của anh chứa đựng thêm cảm giác có chuyện xưa.
Như thể anh đã bước đi một mình trong đêm tối quá lâu, nhưng màn đêm sâu thẳm, đi mãi đi mãi vẫn không thấy được bình minh.
Anh bước đến cổng sân, trong hương hoa ấm áp, anh cụp mắt xuống nói với Hoàng Lư: "Xin chào."
*Đai đeo giữ tay áo sơ mi
Vào ngày thứ hai của kỳ nghỉ hè, Hoàng Lư khởi hành từ thủ đô đến Thanh Li.
Hành khách trên máy khá ít nên còn rất nhiều chỗ trống. Màn hình điện tử thu nhỏ hiển thị cô đang ở độ cao 9000 mét.
Nhưng trên thực tế, Hoàng Lư đang ở trong giai đoạn chạm đáy của cuộc đời với sự hoang mang và nghi ngờ về bản thân.
Đó cũng chính là ngày cô gặp Mạnh Yến Lễ.
Về sau, khi Hoàng Lư nói về Mạnh Yến Lễ với những người khác, cô đã nghiêm túc suy nghĩ một hồi rồi miêu tả như thế này:
Đến gần anh giống như nhìn thấy ánh đèn trong màn sương đêm mờ ảo.
–
Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Thanh Li, Hoàng Lư tắt chế độ máy bay trên điện thoại.
Sau khi tín hiệu được phục hồi hoàn toàn, cô nhận được liên tiếp mấy cái tin nhắn.
Nhấp mở papa Hoàng Mậu Khang, chỉ có bốn chữ ngắn ngủn, cực kỳ phù hợp với tác phong của ông:
【 Đến nơi gọi lại. 】
Hoàng Mậu Khang là người làm ăn tương đối thành công.
Khi nói chuyện điện thoại với các đối tác kinh doanh, ông ân cần chu đáo, thấu hiểu như một bách khoa toàn thư. Ngay cả khi chó của nhà người ta sinh con, ông cũng có thể kể tên một vài sản phẩm chăm sóc sau sinh cho chó. Nói thêm vài câu nữa có khi còn đề cử cho người ta cả bảo mẫu cho chó đáng tin cậy nữa kìa.
Đương nhiên, hoạt ngôn chỉ là một kỹ năng cần thiết cho công việc của ông, chỉ khi bước vào trạng thái làm việc mới được thể hiện.
Đối với những thứ khác ngoài chuyện kinh doanh buôn bán, Hoàng Mậu Khang đều khá qua loa, tùy tiện.
Hoàng Lư nhớ lại năm cuối mình học cấp 3:
Phụ huynh của các bạn học khác đã bước vào trạng thái "chuẩn bị chiến đấu" từ sớm, cả ngày nơm nớp lo sợ, lo con cái ở nhà tâm lý không tốt, điểm số bấp bênh, thiếu dinh dưỡng, v.v.
Nhưng đó là năm Hoàng Mậu Khang đi công tác nhiều nhất, gần như hơn nửa năm đều không ở nhà, thậm chí bận đến mức quên mất cả cấp học của Hoàng Lư, còn tưởng cô mới đang học lớp 11.
Chờ đến khi người cha già bận rộn của cô trở về từ chuyến công tác nước ngoài thì đã là giữa tháng 6.
Khi Hoàng Mậu Khang về đến nhà, thấy Hoàng Lư đang bật điều hòa nằm dài trên sô pha, vừa ăn Haagen-Dazs vừa lướt máy tính bảng xem ảnh chụp các buổi triển lãm nghệ thuật nước ngoài, ông còn cảm thấy quái lạ, đứng ở huyền quan nhìn lịch trên điện thoại, sau đó hỏi Hoàng Lư sao thứ tư lại không đi học?
Hoàng Lư chỉ có thể ôm hộp kem giải thích với ông mình đã là một sinh viên tương lai, kỳ thi tuyển sinh đại học vừa kết thúc một tuần trước. Bây giờ vì đã tốt nghiệp nên cô sẽ có một kì nghỉ hè cực — kỳ — dài.
Sân bay Thanh Li không lớn lắm, đặc biệt khi so sánh với sân bay ở thủ đô thì nơi này còn có vẻ hơi quạnh quẽ.
Gọi điện cho bố không thấy ai nghe máy, chờ đến khi ông gọi lại, Hoàng Lư đã lấy xong hành lý, bước ra khỏi sân bay ngồi lên taxi.
"Vừa nãy bố đang họp nên để điện thoại chế độ im lặng."
Hoàng Mậu Khang hơi dừng lại rồi hỏi: "Con đến Thanh Li rồi à?"
"Dạ vâng, con đang ở trên xe taxi rồi."
Hoàng Mậu Khang không hỏi cô đã tìm được chỗ ở hay chưa, chỉ nói: "Lát nữa bố sẽ gửi cho con cái địa chỉ, con thay bố mang hai hộp trà kia đến đó tặng cho một người bạn cũ nhé."
"Dạ."
Sau khi cúp máy, điện thoại lại vang lên một tiếng, là tin nhắn Hoàng Mậu Khang gửi địa chỉ tới cùng với tên của người mà Hoàng Lư sắp sửa đến ghé thăm.....
Mạnh Yến Lễ.
Cô gửi lại biểu tượng cảm xúc bàn tay mũm mĩm giơ "OK".
Hoàng Lư đã từng gặp rất nhiều bạn của Hoàng Mậu Khang, họ thường ngồi ở bàn trà trong phòng khách, cùng nhau uống trà hút thuốc với ông.
Phần lớn thời gian họ dành để nói về chuyện làm ăn, cổ phiếu và thị trường.
Hầu như tất cả những người làm ăn mà Hoàng Mậu Khang giao thiệp đều lớn tuổi hơn ông, Hoàng Lư gặp họ luôn gọi là bác. Vì thế đối với người tên "Mạnh Yến Lễ" này, cô cũng tự động xếp vào hàng ông bác lớn tuổi.
Chỉ mong "bác Mạnh" này đừng bà tám như những người bạn khác của ông, suốt ngày kéo cô hỏi đông hỏi tây.
Trong đầu cô thậm chí còn tưởng tượng:
Một ông bác trạc tuổi năm mươi, mái tóc lẽ ra đã phải lốm đốm hoa râm nhưng vẫn ngoan cố nhuộm đen bằng thuốc nhuộm tóc.
Ông bác tươi cười nhận lấy hộp trà từ tay cô, sau đó ân cần hỏi han: "Ồ, cháu tên Hoàng Lư à", "Bao nhiêu tuổi rồi", "Đang học đại học nào", "Có bạn trai chưa", "Gần đây bố cháu thế nào"......
Dù sao những người bác đến thăm nhà cô cũng thường xuyên hỏi câu này.
Thật ra cũng không phải thật lòng quan tâm đến cô, chẳng qua người ta ngại mặt mũi bố cô mà thôi.
Nhưng Hoàng Lư lại cảm thấy những câu hỏi han ngoài mặt đó đôi khi lại tốt hơn so với "chính sách nuôi thả" của bố cô.
Lần này Hoàng Lư tới Thanh Li là để giải sầu.
Mà khi cô đề cập tới chuyện muốn đi chơi trong kì nghỉ hè với Hoàng Mậu Khang trên bàn ăn tối, như thường lệ, ông không hỏi han gì thêm, chỉ nói được.
Trong khoảnh khắc đó, nói không thất vọng là giả.
Nếu trong nhà có một người đảm đương vai trò làm mẹ thì tốt rồi, biết đâu bà sẽ nhẹ nhàng hỏi: "Có phải Hoàng Lư của chúng ta có chuyện buồn hay không"?
Nhưng Hoàng Mậu Khang thì không tinh tế như vậy, ông chỉ có thể tranh thủ thời gian ngắn khi không có cuộc gọi công việc, tay dập tắt điếu thuốc, đề cử cho Hoàng Lư: "Con có thể đến Thanh Li ở một thời gian, bố có người bạn đang sống ở đó, nghe nói không khí và phong cảnh không tệ."
Hoàng Lư thử tra cứu Thanh Li trên mạng xem thế nào, kết quả ra những tấm ảnh chụp thị trấn nhỏ Thanh Li đẹp vô cùng.....
Sương mù đến từ biển, núi và biển đều ẩn hiện trong sương mù, chỉ còn lại bóng dáng của những tòa nhà cao chót vót.
Nơi đây không phải là một thành phố du lịch nổi tiếng, nhưng cũng có không ít cư dân mạng nói Thanh Li thích hợp để dưỡng lão.
Thay vì đến thẳng địa chỉ bố đã gửi, Hoàng Lư quyết định đi đến phòng trọ cho thuê dài ngày đã được đặt trên mạng trước, nhận phòng rồi vào cất hành lý.
Căn phòng nhỏ cô thuê có thể nhìn ra biển, một chậu hoa păng-xê được đặt trên bàn ngoài ban công thoáng đãng. Từ ban công nhìn ra, những chú chim biển sải cánh trên mặt biển lấp lánh, từng đợt sóng vỗ vào tảng đá ngầm tạo thành bọt nước trắng xóa. Xa xa có thể thấy một tòa chùa miếu ẩn trên núi, thấp thoáng có tiếng chuông thánh thót kì ảo vọng lại.
Mọi thứ cứ như một giấc mơ.
Đây là một thế giới hoàn toàn khác với thủ đô.
Không có cầu vượt bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm, không có tòa nhà văn phòng nào trong khu CBD sáng đèn đến nửa đêm hoặc thậm chí là sáng sớm, càng không có tàu điện ngầm chật cứng nhân viên văn phòng và sinh viên hối hả qua lại
CBD: Quận kinh doanh trung tâm (tiếng Anh: central business district) là trung tâm kinh doanh và thương mại của một thành phố. Ở các thành phố lớn hơn, nó thường đồng nghĩa với "quận tài chính" của thành phố.
Thị trấn Thanh Li quả thực là một nơi rất tốt để tĩnh tâm.
Vốn Hoàng Lư đang mặc một chiếc quần jean rách rộng rãi, nhưng sau một hồi suy nghĩ, cô vẫn đi thay bộ đồ khác.
Cô tìm một chiếc váy in hoa bình thường để mặc, tết tóc lại gọn gàng rồi đội một chiếc mũ đánh cá màu trắng.
Trong tiềm thức, Hoàng Lư cho rằng "người bạn cũ" của bố cô chắc chắn không phải người trẻ tuổi, vì vậy cô phải lên đồ sao cho phù hợp với thẩm mỹ của người thế hệ trước.
Sau khi cất chiếc quần jean rách đi, Hoàng Lư mới cầm hai hộp lá trà chuẩn bị đi hỏi thăm bác trai có tên Mạnh Yến Lễ kia.
Địa chỉ nhà Mạnh Yến Lễ cách phòng trọ của cô không xa, cô nhìn bản đồ chỉ dẫn, thấy đi dọc theo bờ biển cũng chỉ mất hơn mười phút đi bộ.
Thanh Li không oi bức như thủ đô, gió mùa hè cũng mát rượi. Hoàng Lư chuẩn bị đi bộ đến đó, dọc đường không hiểu sao lại nhớ tới vài chuyện phiền lòng.
Khi điện thoại nhắc nhở Hoàng Lư sắp tới địa điểm cần đến, cô mới trở về từ trong suy nghĩ hỗn loạn.
Ở phía bên kia của bãi biển, một vài căn nhà màu trắng sữa tuyệt đẹp đứng sừng sững trước mắt.
Đó là khu biệt thự nơi Mạnh Yến Lễ đang sinh sống.
Lần này ra ngoài, trong lòng Hoàng Lư ôm không ít tâm sự, vậy nên tâm trạng đang cực kỳ tồi tệ.
Cô đứng im trên bờ cát, hít một hơi thật sâu rồi lắc lắc đầu, cố lên dây cót tinh thần cho bản thân.
Nếu đã thay mặt bố mình đến thăm hỏi thì phải làm sao cho thật thoải mái tự nhiên, lễ phép chu đáo.
Mạnh Yến Lễ sống trong một căn biệt thự kiểu Pháp, trên sân thượng tầng hai có một bụi hoa lớn rậm rạp đổ xuống, được bao phủ bởi những bông hoa màu trắng mà cô không biết tên.
Cửa sân mở rộng, hoa nở rực rỡ trong sân, bên tường có một cây sung.
Ngoài những cây được chăm sóc cẩn thận, dưới gốc cây sung còn có hai chiếc xô nhựa màu đỏ và một chiếc bình tưới nước bằng nhựa màu xanh lá cây. Lớp nhựa bên ngoài đã bị ánh mặt trời phơi đến mức phai màu, trông khá cũ kỹ.
Hoàng Lư đã từng nhìn thấy những thứ tương tự như vậy, trước khi bà nội qua đời cũng trồng rất nhiều hoa ngoài ban công, gần như dùng chung bình tưới và cái xô nhỏ.
Người trẻ tuổi chắc hẳn sẽ không có thời gian để trồng hoa và cây ở một thị trấn nhỏ có nhịp sống chậm như Thanh Li đâu nhỉ? Còn phải bận rộn kiếm tiền bên ngoài xã hội nữa. Cho nên người tên Mạnh Yến Lễ kia không chừng đã bước qua tuổi năm mươi......
Chẳng lẽ là một ông già đã bảy tám chục tuổi hay sao?
Vậy...có nên gọi là ông Mạnh không?
Không phải là không thể.
Hoàng Mậu Khang có một số thành kiến đối với những người trẻ tuổi trong kinh doanh, cho rằng họ chỉ toàn bốc đồng và suy nghĩ viển vông, ý chí đã yếu kém thì chớ lại còn nói như rồng leo, nhưng làm thì như mèo mửa.
Trong số những cộng sự làm ăn của ông, quả thật hầu hết đều là người lớn tuổi.
Hình tượng của Mạnh Yến Lễ trong đầu Hoàng Lư đã biến thành ông lão có tóc trắng xoá, khuôn mặt ôn hòa, động tác chậm chạp cầm xô nhựa đi tưới hoa trong sân......
Đang nghĩ ngợi thì cửa biệt thự bỗng mở ra.
Một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu trạc tuổi 50 bước ra, trong tay bê một chậu cây xanh, trông có vẻ là định mang ra sân phơi nắng.
Người phụ nữ dường như không ngờ rằng ngoài sân sẽ có người, từ việc phân tích nét mặt của bà ấy thì thấy có vẻ khá ngạc nhiên.
Sau 3 giây, vẻ mặt lại chuyển từ ngạc nhiên sang niềm nở. Bà bỏ chậu cây xuống, bước nhanh ra cổng sân hỏi: "Cô gái, cháu đến tìm ai sao?"
Cử chỉ của Hoàng Lư rất nhã nhặn, đánh giá tuổi tác của người mình chuẩn bị gặp mặt rồi lễ phép hỏi: "Chào bác ạ, cho cháu hỏi ở đây có ông Mạnh Yến Lễ......"
Chữ "không ạ" còn chưa kịp thốt ra, Hoàng Lư bỗng thấy vẻ mặt của người phụ nữ trước mặt thay đổi, biểu cảm lộ rõ vẻ vui mừng: "Đúng rồi", "Nên tìm cậu ấy", "Cuối cùng cũng đến".
Người phụ nữ không đợi Hoàng Lư nói xong đã quay đầu chạy vào biệt thự, mở toang cửa rồi hét to vào trong: "Yến Lễ! Yến Lễ ơi! Bên ngoài có một cô gái rất xinh tìm cháu này!"
Ánh nắng lúc 3 giờ chiều phủ kín sân nhà, cạnh cửa thấp thoáng bóng dáng ai đó.
Lần này là một người đàn ông trẻ tuổi bước ra, vai rộng chân dài, mặc áo sơmi trắng, trên cánh tay đeo một chiếc đai bằng da* cùng màu áo.
Rất hiếm thấy ai ở trong nước đeo cái này, nhìn người đàn ông trước mắt trông giống như một quý ông người Anh.
Anh có ngoại hình rất ưa nhìn, ngũ quan đứng đắn, lông mày rậm, mắt sâu hun hút, nếp nhăn hơi mờ giữa hai hàng lông mày cho thấy anh thường có thói quen cau mày.
Nhưng cũng chính nếp nhăn đó khiến khuôn mặt lạnh nhạt của anh chứa đựng thêm cảm giác có chuyện xưa.
Như thể anh đã bước đi một mình trong đêm tối quá lâu, nhưng màn đêm sâu thẳm, đi mãi đi mãi vẫn không thấy được bình minh.
Anh bước đến cổng sân, trong hương hoa ấm áp, anh cụp mắt xuống nói với Hoàng Lư: "Xin chào."
*Đai đeo giữ tay áo sơ mi
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro