Chương 11
2024-10-30 15:56:47
Nhà của Thu Lan cũng là một ngôi nhà tranh vách nứa hết sức xập xệ, cũ nát chẳng kém gì ngôi nhà hoang mà Chi Giao đang tá túc, chỉ khác là diện tích lớn hơn. Lúc nàng sang thì thấy cửa chính khép hờ, không chắc có ai không nhưng Chi Giao cứ đánh bạo cất tiếng gọi.
“Thu Lan, em có ở nhà không?”
Nàng gọi mấy lần nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì, đang định đi về thì nghe thấy trong nhà có tiếng ho nhẹ. Đợi thêm một lát thì có một người đi từ trong ra.
“Cô tìm Thu Lan à?” Một chàng trai tầm mười tám, mười chín tuổi đi ra mở cửa. Trên khuôn mặt tái xanh thiếu sức sống là một đôi mắt sáng và một đôi mày đẹp như tranh vẽ. Sống mũi cao và thẳng, môi hơi nhợt nhạt, có lẽ là đang bị bệnh. Một diện mạo đẹp đẽ theo kiểu yếu ớt như thế này không giống với một thanh niên ở nông thôn cho lắm.
Chắc hẳn đây là anh trai của Thu Lan.
“Tôi ở nhà bên cạnh, muốn qua mượn nhà anh cái cuốc.” Chi Giao chỉ vào hướng ngôi nhà hoang của mình. “Làm xong tôi sẽ trả ngay.”
Nhà bên cạnh? Vĩnh Khiêm nhíu mày. Hôm trước hắn nghe mẹ hắn và Thu Lan nói chuyện về việc nhà bên cạnh có người mới tới, lại còn cho em gái hắn gạo. Vậy ra chính là người này.
“Cô cứ lấy dùng đi. Hôm nay nhà tôi chưa cần đến.” Hắn chỉ vào cái cuốc đang để góc hiên. Người ta đã cho nhà hắn gạo thì cũng không thể ích kỷ không cho mượn cuốc được.
Chi Giao vội cảm ơn hắn rồi cầm lấy cái cuốc nhanh chân đi về nhà.
Khu vườn này đã lâu không có người ở, cỏ dại mọc um tùm khắp nơi. Để tránh gây sự chú ý, nàng dự định sẽ cuốc cỏ ở vườn sau trước. Đám cỏ dại trong vườn quá cao, lại sinh trưởng lâu ngày nên rễ bám rất chắc, nguyên buổi sáng mà Chi Giao cũng chỉ cuốc được một mảnh nhỏ. Cả nàng cũng như cái thân thể này đều không quen cầm cuốc, tới lúc nghỉ trưa thì bàn tay đã phồng rộp lên.
Tin vui là nàng tìm thấy sát hàng rào mấy bụi nghệ và sả. Cuối vườn còn có một cây chanh. Mấy năm nay không ai chăm sóc nhưng chúng vẫn mọc rất tốt.
Buổi trưa, Chi Giao nấu một nồi cháo rau dền rồi ăn một tô đầy. Hạt gạo thời này không được ngọt như gạo ở thế kỷ hai mốt, nhưng hiện tại nàng cũng chỉ cần ăn no, không có nhu cầu cần phải ngon.
Buổi chiều, nàng lại tiếp tục cuốc đất. Tốc độ làm cỏ của Chi Giao vẫn rất chậm. Với tình hình này, chắc phải mất tới cả tuần mới xong khoảnh vườn mà nàng mong muốn. Dù trước mắt chưa biết sẽ trồng cây gì hay lấy đâu ra giống để trồng, nhưng Chi Giao vẫn muốn chuẩn bị trước đã. Hồi bé ở nhà ông bà ngoại, nàng chỉ biết trồng lạc, nhưng theo trí nhớ của chủ nhân thân thể này thì nàng biết lạc ở thời này chưa xuất hiện.
Ở kiếp trước, nàng từng làm một bài thuyết trình về làng nghề nông nghiệp, trong đó có phần thông tin về cây lạc. Tuy trên mạng không nói chính xác cây lạc vào Việt Nam từ năm nào nhưng nàng đọc được rằng loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tới thế kỷ mười sáu mới được đem vào châu u. Chi Giao đoán sau đó thì các nước châu u mới đưa vào trồng ở các thuộc địa châu Á và tới Việt Nam. Vì vậy khi tới đây không thấy có lạc, nàng cũng không ngạc nhiên lắm. Có lẽ ở thời điểm này, cây lạc chưa được đưa tới Thịnh Nam.
Chi Giao chợt nhớ tới bài ca dao ngày xưa đã từng đọc:
Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Trong lòng nàng bèn quyết định sẽ trồng khoai và đậu. Hiện tại theo lịch ở đây là tháng tám, như vậy phải chờ qua ba tháng nữa mới được trồng khoai.
Chiều tối, Chi Giao sang trả cuốc cho nhà Thu Lan. Dù sao với nhà nông thì cái cuốc cũng rất quan trọng, vì vậy nàng không dám mượn lâu. Hơn nữa củi trong nhà đã hết, ngày mai nàng còn định mượn dao nhà họ để đi lên rừng.
Khác với ban sáng, hiện tại cửa của căn nhà nhỏ đã mở toang. Từ xa Chi Giao đã có thể thấy khói bếp bay lên. Có lẽ mẹ con Thu Lan đi làm đồng đã về và đang nấu cơm tối. Khi sang tới nơi, nàng thấy con bé đang ngồi rửa rau cạnh chum nước.
“Chị Giao, chị sang đây làm gì thế?” Nó tròn mắt ngạc nhiên nhìn nàng. Lúc này Chi Giao mới để ý nó có đôi mắt rất đẹp, đen láy và rất sáng, giống với đôi mắt của người đã cho nàng mượn cuốc.
“Sáng nay chị có mượn cái cuốc, bây giờ mang trả cho nhà em.” Chi Giao nói rồi đặt cái cuốc về chỗ cũ.
Lúc này một người phụ nữ từ trong bếp đi ra. Vừa nhìn, nàng đã biết đây là mẹ của Thu Lan và chàng trai ban sáng. Khuôn mặt ba người này đúng là có nét tương đồng dễ nhận ra.
“Chào cô, cháu tên là Chi Giao, ở nhà bên cạnh. Cháu mang cuốc sang trả.” Chi Giao mỉm cười.
Nàng vừa chào hỏi xong, không hiểu sao bỗng dưng người phụ nữ trước mặt lại rưng rưng nước mắt.
“Đa… đa tạ cháu. Ta tên Thúy, là mẹ của Thu Lan và Vĩnh Khiêm.” Vĩnh Khiêm trong lời của Thị Thúy hẳn là người cho Chi Giao mượn cuốc.
Hôm trước nhà bà hết gạo. Nếu mấy hôm nay không có số gạo mà Chi Giao cho thì có lẽ cả nhà ba người đã phải nhịn đói. Số gạo này cùng với số khoai mới đào được hôm nay cũng đủ cho ba mẹ con ăn được mười ngày. Mười ngày cũng không tính là lâu, nhưng với những gia đình phải chạy ăn từng bữa như nhà họ đã là rất đáng quý rồi.
“Nhà ta có hai cái cuốc, dạo này Vĩnh Khiêm bị ốm nên cũng chỉ dùng một cái. Lúc nào cần thì cháu cứ lấy mà dùng tạm.”
“Cảm ơn cô. Mấy hôm nữa cháu lại mượn vậy. Ngày mai thì cháu đang muốn mượn cô con dao có được không? Cháu đang định đi vào rừng chặt củi.”
Thị Thúy ngó vào bếp, thấy đống củi nhà mình cũng đã sắp hết, vội nói.
“Vậy hay là ngày mai cháu với Thu Lan đi cùng nhau đi. Hai người đi cũng đỡ hơn.”
“Được vậy thì tốt quá.” Chi Giao mừng rỡ. Tuy nàng không ngại vào rừng, nhưng thực sự không muốn đi một mình chút nào. Nàng không quen thuộc địa hình ở đây, nếu bị lạc thì khó mà tìm đường ra được.
Nàng trò chuyện với Thị Thúy một lúc rồi trở về, không quên cái hẹn cùng Thu Lan đi vào rừng kiếm củi.
“Thu Lan, em có ở nhà không?”
Nàng gọi mấy lần nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì, đang định đi về thì nghe thấy trong nhà có tiếng ho nhẹ. Đợi thêm một lát thì có một người đi từ trong ra.
“Cô tìm Thu Lan à?” Một chàng trai tầm mười tám, mười chín tuổi đi ra mở cửa. Trên khuôn mặt tái xanh thiếu sức sống là một đôi mắt sáng và một đôi mày đẹp như tranh vẽ. Sống mũi cao và thẳng, môi hơi nhợt nhạt, có lẽ là đang bị bệnh. Một diện mạo đẹp đẽ theo kiểu yếu ớt như thế này không giống với một thanh niên ở nông thôn cho lắm.
Chắc hẳn đây là anh trai của Thu Lan.
“Tôi ở nhà bên cạnh, muốn qua mượn nhà anh cái cuốc.” Chi Giao chỉ vào hướng ngôi nhà hoang của mình. “Làm xong tôi sẽ trả ngay.”
Nhà bên cạnh? Vĩnh Khiêm nhíu mày. Hôm trước hắn nghe mẹ hắn và Thu Lan nói chuyện về việc nhà bên cạnh có người mới tới, lại còn cho em gái hắn gạo. Vậy ra chính là người này.
“Cô cứ lấy dùng đi. Hôm nay nhà tôi chưa cần đến.” Hắn chỉ vào cái cuốc đang để góc hiên. Người ta đã cho nhà hắn gạo thì cũng không thể ích kỷ không cho mượn cuốc được.
Chi Giao vội cảm ơn hắn rồi cầm lấy cái cuốc nhanh chân đi về nhà.
Khu vườn này đã lâu không có người ở, cỏ dại mọc um tùm khắp nơi. Để tránh gây sự chú ý, nàng dự định sẽ cuốc cỏ ở vườn sau trước. Đám cỏ dại trong vườn quá cao, lại sinh trưởng lâu ngày nên rễ bám rất chắc, nguyên buổi sáng mà Chi Giao cũng chỉ cuốc được một mảnh nhỏ. Cả nàng cũng như cái thân thể này đều không quen cầm cuốc, tới lúc nghỉ trưa thì bàn tay đã phồng rộp lên.
Tin vui là nàng tìm thấy sát hàng rào mấy bụi nghệ và sả. Cuối vườn còn có một cây chanh. Mấy năm nay không ai chăm sóc nhưng chúng vẫn mọc rất tốt.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Buổi trưa, Chi Giao nấu một nồi cháo rau dền rồi ăn một tô đầy. Hạt gạo thời này không được ngọt như gạo ở thế kỷ hai mốt, nhưng hiện tại nàng cũng chỉ cần ăn no, không có nhu cầu cần phải ngon.
Buổi chiều, nàng lại tiếp tục cuốc đất. Tốc độ làm cỏ của Chi Giao vẫn rất chậm. Với tình hình này, chắc phải mất tới cả tuần mới xong khoảnh vườn mà nàng mong muốn. Dù trước mắt chưa biết sẽ trồng cây gì hay lấy đâu ra giống để trồng, nhưng Chi Giao vẫn muốn chuẩn bị trước đã. Hồi bé ở nhà ông bà ngoại, nàng chỉ biết trồng lạc, nhưng theo trí nhớ của chủ nhân thân thể này thì nàng biết lạc ở thời này chưa xuất hiện.
Ở kiếp trước, nàng từng làm một bài thuyết trình về làng nghề nông nghiệp, trong đó có phần thông tin về cây lạc. Tuy trên mạng không nói chính xác cây lạc vào Việt Nam từ năm nào nhưng nàng đọc được rằng loài cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tới thế kỷ mười sáu mới được đem vào châu u. Chi Giao đoán sau đó thì các nước châu u mới đưa vào trồng ở các thuộc địa châu Á và tới Việt Nam. Vì vậy khi tới đây không thấy có lạc, nàng cũng không ngạc nhiên lắm. Có lẽ ở thời điểm này, cây lạc chưa được đưa tới Thịnh Nam.
Chi Giao chợt nhớ tới bài ca dao ngày xưa đã từng đọc:
Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Trong lòng nàng bèn quyết định sẽ trồng khoai và đậu. Hiện tại theo lịch ở đây là tháng tám, như vậy phải chờ qua ba tháng nữa mới được trồng khoai.
Chiều tối, Chi Giao sang trả cuốc cho nhà Thu Lan. Dù sao với nhà nông thì cái cuốc cũng rất quan trọng, vì vậy nàng không dám mượn lâu. Hơn nữa củi trong nhà đã hết, ngày mai nàng còn định mượn dao nhà họ để đi lên rừng.
Khác với ban sáng, hiện tại cửa của căn nhà nhỏ đã mở toang. Từ xa Chi Giao đã có thể thấy khói bếp bay lên. Có lẽ mẹ con Thu Lan đi làm đồng đã về và đang nấu cơm tối. Khi sang tới nơi, nàng thấy con bé đang ngồi rửa rau cạnh chum nước.
“Chị Giao, chị sang đây làm gì thế?” Nó tròn mắt ngạc nhiên nhìn nàng. Lúc này Chi Giao mới để ý nó có đôi mắt rất đẹp, đen láy và rất sáng, giống với đôi mắt của người đã cho nàng mượn cuốc.
“Sáng nay chị có mượn cái cuốc, bây giờ mang trả cho nhà em.” Chi Giao nói rồi đặt cái cuốc về chỗ cũ.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Lúc này một người phụ nữ từ trong bếp đi ra. Vừa nhìn, nàng đã biết đây là mẹ của Thu Lan và chàng trai ban sáng. Khuôn mặt ba người này đúng là có nét tương đồng dễ nhận ra.
“Chào cô, cháu tên là Chi Giao, ở nhà bên cạnh. Cháu mang cuốc sang trả.” Chi Giao mỉm cười.
Nàng vừa chào hỏi xong, không hiểu sao bỗng dưng người phụ nữ trước mặt lại rưng rưng nước mắt.
“Đa… đa tạ cháu. Ta tên Thúy, là mẹ của Thu Lan và Vĩnh Khiêm.” Vĩnh Khiêm trong lời của Thị Thúy hẳn là người cho Chi Giao mượn cuốc.
Hôm trước nhà bà hết gạo. Nếu mấy hôm nay không có số gạo mà Chi Giao cho thì có lẽ cả nhà ba người đã phải nhịn đói. Số gạo này cùng với số khoai mới đào được hôm nay cũng đủ cho ba mẹ con ăn được mười ngày. Mười ngày cũng không tính là lâu, nhưng với những gia đình phải chạy ăn từng bữa như nhà họ đã là rất đáng quý rồi.
“Nhà ta có hai cái cuốc, dạo này Vĩnh Khiêm bị ốm nên cũng chỉ dùng một cái. Lúc nào cần thì cháu cứ lấy mà dùng tạm.”
“Cảm ơn cô. Mấy hôm nữa cháu lại mượn vậy. Ngày mai thì cháu đang muốn mượn cô con dao có được không? Cháu đang định đi vào rừng chặt củi.”
Thị Thúy ngó vào bếp, thấy đống củi nhà mình cũng đã sắp hết, vội nói.
“Vậy hay là ngày mai cháu với Thu Lan đi cùng nhau đi. Hai người đi cũng đỡ hơn.”
“Được vậy thì tốt quá.” Chi Giao mừng rỡ. Tuy nàng không ngại vào rừng, nhưng thực sự không muốn đi một mình chút nào. Nàng không quen thuộc địa hình ở đây, nếu bị lạc thì khó mà tìm đường ra được.
Nàng trò chuyện với Thị Thúy một lúc rồi trở về, không quên cái hẹn cùng Thu Lan đi vào rừng kiếm củi.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro