Chương 16
Thuy Linh 306
2024-07-14 23:51:20
Ta soạn một bụng lí lẽ đâu ra đấy định phản bác lại nhưng chưa kịp làm gì Phượng Hoàng đã đưa cho ta một lồng đựng đồ ăn sau đó bảo.
- Tự về đi hoặc không thì tới chỗ thúc phụ tu luyện thêm cũng được. Ta còn có việc.
Ta nhìn đồ ăn trong tay, tức thì miệng nhanh hơn não.
- Có được ăn không?
Phượng Hoàng đá xéo ta một cái sau đó quay gót.
Ngụ ý là không được ăn đúng không? Nói một chữ “không” cho người ta biết rõ thì uy phong rớt xuống vực hả? Vốn tưởng hắn cứ thế đi thẳng chẳng đoái hoài gì đến ta nữa ấy vậy mà đi được vài bước hắn bèn ném lại một tiếng “được” khiến ta ngẩn người.
Được gì? Ta nghĩ nghĩ một lúc liền thông suốt. Lúc nãy ta hỏi hắn: “Có được ăn không?”, hắn bảo: “được”. Từ đó suy ra ta có thể ăn đồ ở trong lồng này.
Ta ôm lồng đồ ăn vui vẻ ra khỏi quân doanh nhưng khi ra khỏi quân doanh ta lại vui không nổi. Bởi không nhớ đường về!
Lúc đến ta chỉ cần đi theo Phượng Hoàng, hắn đi đâu ta theo đó vốn chẳng cần nhìn đường nhưng giờ “phương hướng” biến mất rồi. Ta ngửa mặt đầy chua xót. Phượng Hoàng à Phượng Hoàng, ngươi đánh giá ta cao quá rồi đấy. Cuối cùng ta đành lật đật chạy tới chỗ của hai vị tướng sĩ gác cổng quân doanh hỏi đường. Tiếp đó cứ đi một đoạn bất kể gặp ai ta đều hỏi tiếp.
Sau một hồi vật vã vừa đi vừa hỏi đường và đi nhầm một số chỗ thì ta đã tới được chỗ của Thanh Duy thượng thần. Tại sao ta lại tới chỗ ngài đấy ấy hả? Đó là do ta thấy tới chỗ thượng thần sẽ vui hơn, mấy thứ ngài ấy dạy ta cũng thú vị lắm.
Chưa gì ta đã nghe thấy tiếng của thượng thần.
- Nhóc con thấy nhớ bản thượng thần rồi sao? Ô, còn mang cả đồ ăn tới, quả là có lòng.
Mới đó thôi, cái lồng trong tay ta đã rơi vào tay ngài ấy đồng thời cái nắp đậy cũng được bỏ ra.
Phải nói hương thơm tỏa ra rất hấp dẫn, ngửi thôi đã thèm. Bánh được dựng trong này cũng rất đa dạng: bánh hồng đào, bánh in và bánh bột lọc. Đây mới chỉ là tầng thứ nhất còn tầng thứ hai thì chưa rõ bởi chưa nhìn được.
- Khá khen cho con nhóc nhà ngươi, chuẩn bị cũng nhiều đấy.
- Không phải, không phải, là của Phư… điện hạ đưa cho tiểu tiên.
Ta đính chính lại.
- Thằng nhóc đó tự dưng tốt vậy à?
Cái này ta đâu có biết. May là ngài ấy cũng chẳng cần ta trả lời mà tiếp tục.
- Khỏi nghĩ. Chúng ta qua kia thưởng thức nào.
Ta thấy thượng thần nói “qua kia” thật tùy hứng nhưng lại chẳng tùy hứng chút nào. Chỗ ngài ấy chọn là một cái đình dưới tán hoa phượng đỏ rực, kế bên là hồ sen ngát hương.
- Mỹ vị nên đi cùng với phong cảnh hữu tình, ngươi thấy có đúng không hả nhóc con?
- Đúng, đúng.
Ta gật đầu như bổ củi. Thượng thần đúng là thượng thần, cái gì cũng chú trọng. Như này mới thực sự gọi là “thưởng thức”.
Ta nhìn sáu loại bánh bày biện trước mặt: bánh hồng đào, bánh in, bánh bột lọc (ba loại bánh đã kể), bánh ít trần, bánh tiêu và bánh khúc (nhìn hình dạng cái bánh tròn tròn được gói trong lá sen ta đoán thế) ngẫm nghĩ không biết loại nào sẽ được dùng trước. Là ngọt trước hay mặn trước?
Có vẻ thượng thần cũng phân vân, đắn đo lắm bởi bánh đã được bày biện đâu ra đấy hết một lượt mà ngài ấy vẫn chưa ăn. Ngoài ra ngài ấy còn để tay dưới cằm, đúng chuẩn dáng vẻ suy tư.
- Thằng nhóc này cũng thật là, đã ngọt còn thêm mặn làm lão phu lăn tăn mãi, không biết dùng cái nào trước.
Ta hoàn toàn tán đồng với ý nghĩ của thượng thần. Mặn và ngọt là hai vị khác biệt mau rất lớn. Đang ăn ngọt mà đột nhiên ăn mặn thì sẽ rất ngang. Chính là cái kiểu đang đi thì bị hụt cái ấy. Lăn tăn đắn đo thì kết quả sau cùng vẫn là ăn và cuối cùng món ngài ấy chọn khai vị là bánh bột lọc. Tuần tự sau đó là bánh khúc, bánh ít trần, bánh hồng đào, bánh in, bánh tiêu.
Vốn dĩ người hầu không được chung mâm với chủ tử mà thượng thần còn là thúc phụ của Phượng Hoàng (cao hơn cả chủ mà ta đang theo hầu). Thân phận giữa ta và ngài ấy cách cả quãng đường dài. Tuy ta không quen lắm (vì ở Long tộc chưa từng trải qua) nhưng ta vẫn rất giữ kẽ.
Nhưng thượng thần lại không quan niệm như vậy, ngài ấy một mực muốn ta dùng chung với lời lẽ “ăn một mình quá tẻ nhạt thêm người mới vui”. Vậy nên ta cung kính không bằng tuân lệnh. Song ta vẫn nhìn ngài ấy, món nào thượng thần ăn trước ta mới ăn, món nào thượng thần chưa ăn ta cũng không đụng.
Ta ấn tượng nhất với món bánh bột lọc vì nó quá dai. Dai đến độ ta nhai mỏi miệng mà nó vẫn không chịu đứt. Ta thề là từ nay về sau sẽ né loại bánh này ra mặc dù bánh khá ngon. Nói về ngon thì không riêng gì bánh bột lọc ngon mà cả năm loại kia cũng ngon. Mỗi loại mang một hương vị hấp dẫn riêng. Ta nghĩ người làm ra chúng bỏ ra không ít công sức và tâm huyết.
“Nõn nà sắc nước nhờ duyên nước,
Ngạt ngào duyên trời nức dặm trời”
(Hai câu thơ trích trong bài Hoa sen của vua Lê Thánh Tông)
- Hay, hay.
Ta vỗ tay tán thưởng hai câu thơ thượng thần vừa ngâm.
Trước lời khen tấm tắc của ta, thượng thần nhấp một ngụm trà sau đó không nhanh không chậm hỏi lại.
- Con nhóc nhà ngươi thấy hay ở chỗ nào? Ý thơ hiểu được mấy phần?
Hả?! Ta vò đầu bứt tay không biết trả lời ra sao. Ta nghe thấy hay thì khen hay thôi còn hàm ý sâu xa của cái hay đấy ta chẳng ngẫm ra được cái gì. Ta ảo não liếc qua nét mặt thượng thần. Ngài ấy vẫn ung dung, thư thái thưởng trà ngắm cảnh. Chính vì ngài ấy chẳng có vẻ gì là để tâm đến việc ta có hiểu thơ hay không nên ta mới dám có gì nói đấy.
- Hàm ý thơ của thượng thần sâu xa quá, tiểu tiên không hiểu được.
Ngài ấy chẳng có vẻ gì ngạc nhiên cứ như đã lường trước mọi việc.
- Con nhóc nhà ngươi cứ một câu tiểu tiên hai câu tiểu tiên nghe xa lạ quá. Này nhóc, ta không thân thiện sao?
Ta lắc đầu nguầy nguậy. Sao lại không thân thiện chứ, thượng thần là người ôn nhu vô cùng.
- Vậy thì đổi xưng hô thành “cháu” hoặc “con” đi.
Thượng thần ra yêu cầu.
Ta nhìn nhan sắc thượng thần thấy cái chữ “cháu” với “con” sao mà khó thốt ra đến thế? Xưng hô như vậy không phải là làm giảm sút mất giá trị nhan sắc của thượng thần sao? Nhan sắc của ngài ấy trẻ hơn tuổi rất rất nhiều. Ta đoán ta với ngài ấy đứng cạnh nhau chắc chỉ giống em gái và anh trai thôi. Đắn đo một hồi ta mới có ý kiến.
- Tiểu tiên xưng hô bằng tên được không?
Ta cũng có lúc thông minh ghê. Gọi bằng tên vừa không xa lạ lại vừa không làm mất sự trẻ trung của thượng thần.
- Không thành vấn đề.
Thượng thần sảng khoái đồng ý khiến ta như trút được tảng đá nặng.
- Nhóc con tự nhiên đến tìm ta là có chuyện gì?
Thượng thần nghiêm túc hỏi.
Phượng Hoàng cho ta hai lựa chọn: một là về Trạc Thanh cung hai là đến chỗ thượng thần tập luyện thêm do không muốn về Trạc Thanh cung nên ta đến chỗ thượng thần thôi. So với cách “huấn luyện” của Phượng Hoàng ta thích cách giảng dạy của thượng thần hơn.
- Ban đầu Thu Nguyệt theo điện hạ tới quân doanh nhưng sau đó điện hạ có việc cần giải quyết không thể dẫn Thu nguyệt theo. Và bởi không muốn về Trạc Thanh cung luôn nên Thu Nguyệt đến chỗ thượng thần tiếp thu thêm kiến thức.
- Tự về đi hoặc không thì tới chỗ thúc phụ tu luyện thêm cũng được. Ta còn có việc.
Ta nhìn đồ ăn trong tay, tức thì miệng nhanh hơn não.
- Có được ăn không?
Phượng Hoàng đá xéo ta một cái sau đó quay gót.
Ngụ ý là không được ăn đúng không? Nói một chữ “không” cho người ta biết rõ thì uy phong rớt xuống vực hả? Vốn tưởng hắn cứ thế đi thẳng chẳng đoái hoài gì đến ta nữa ấy vậy mà đi được vài bước hắn bèn ném lại một tiếng “được” khiến ta ngẩn người.
Được gì? Ta nghĩ nghĩ một lúc liền thông suốt. Lúc nãy ta hỏi hắn: “Có được ăn không?”, hắn bảo: “được”. Từ đó suy ra ta có thể ăn đồ ở trong lồng này.
Ta ôm lồng đồ ăn vui vẻ ra khỏi quân doanh nhưng khi ra khỏi quân doanh ta lại vui không nổi. Bởi không nhớ đường về!
Lúc đến ta chỉ cần đi theo Phượng Hoàng, hắn đi đâu ta theo đó vốn chẳng cần nhìn đường nhưng giờ “phương hướng” biến mất rồi. Ta ngửa mặt đầy chua xót. Phượng Hoàng à Phượng Hoàng, ngươi đánh giá ta cao quá rồi đấy. Cuối cùng ta đành lật đật chạy tới chỗ của hai vị tướng sĩ gác cổng quân doanh hỏi đường. Tiếp đó cứ đi một đoạn bất kể gặp ai ta đều hỏi tiếp.
Sau một hồi vật vã vừa đi vừa hỏi đường và đi nhầm một số chỗ thì ta đã tới được chỗ của Thanh Duy thượng thần. Tại sao ta lại tới chỗ ngài đấy ấy hả? Đó là do ta thấy tới chỗ thượng thần sẽ vui hơn, mấy thứ ngài ấy dạy ta cũng thú vị lắm.
Chưa gì ta đã nghe thấy tiếng của thượng thần.
- Nhóc con thấy nhớ bản thượng thần rồi sao? Ô, còn mang cả đồ ăn tới, quả là có lòng.
Mới đó thôi, cái lồng trong tay ta đã rơi vào tay ngài ấy đồng thời cái nắp đậy cũng được bỏ ra.
Phải nói hương thơm tỏa ra rất hấp dẫn, ngửi thôi đã thèm. Bánh được dựng trong này cũng rất đa dạng: bánh hồng đào, bánh in và bánh bột lọc. Đây mới chỉ là tầng thứ nhất còn tầng thứ hai thì chưa rõ bởi chưa nhìn được.
- Khá khen cho con nhóc nhà ngươi, chuẩn bị cũng nhiều đấy.
- Không phải, không phải, là của Phư… điện hạ đưa cho tiểu tiên.
Ta đính chính lại.
- Thằng nhóc đó tự dưng tốt vậy à?
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cái này ta đâu có biết. May là ngài ấy cũng chẳng cần ta trả lời mà tiếp tục.
- Khỏi nghĩ. Chúng ta qua kia thưởng thức nào.
Ta thấy thượng thần nói “qua kia” thật tùy hứng nhưng lại chẳng tùy hứng chút nào. Chỗ ngài ấy chọn là một cái đình dưới tán hoa phượng đỏ rực, kế bên là hồ sen ngát hương.
- Mỹ vị nên đi cùng với phong cảnh hữu tình, ngươi thấy có đúng không hả nhóc con?
- Đúng, đúng.
Ta gật đầu như bổ củi. Thượng thần đúng là thượng thần, cái gì cũng chú trọng. Như này mới thực sự gọi là “thưởng thức”.
Ta nhìn sáu loại bánh bày biện trước mặt: bánh hồng đào, bánh in, bánh bột lọc (ba loại bánh đã kể), bánh ít trần, bánh tiêu và bánh khúc (nhìn hình dạng cái bánh tròn tròn được gói trong lá sen ta đoán thế) ngẫm nghĩ không biết loại nào sẽ được dùng trước. Là ngọt trước hay mặn trước?
Có vẻ thượng thần cũng phân vân, đắn đo lắm bởi bánh đã được bày biện đâu ra đấy hết một lượt mà ngài ấy vẫn chưa ăn. Ngoài ra ngài ấy còn để tay dưới cằm, đúng chuẩn dáng vẻ suy tư.
- Thằng nhóc này cũng thật là, đã ngọt còn thêm mặn làm lão phu lăn tăn mãi, không biết dùng cái nào trước.
Ta hoàn toàn tán đồng với ý nghĩ của thượng thần. Mặn và ngọt là hai vị khác biệt mau rất lớn. Đang ăn ngọt mà đột nhiên ăn mặn thì sẽ rất ngang. Chính là cái kiểu đang đi thì bị hụt cái ấy. Lăn tăn đắn đo thì kết quả sau cùng vẫn là ăn và cuối cùng món ngài ấy chọn khai vị là bánh bột lọc. Tuần tự sau đó là bánh khúc, bánh ít trần, bánh hồng đào, bánh in, bánh tiêu.
Vốn dĩ người hầu không được chung mâm với chủ tử mà thượng thần còn là thúc phụ của Phượng Hoàng (cao hơn cả chủ mà ta đang theo hầu). Thân phận giữa ta và ngài ấy cách cả quãng đường dài. Tuy ta không quen lắm (vì ở Long tộc chưa từng trải qua) nhưng ta vẫn rất giữ kẽ.
Nhưng thượng thần lại không quan niệm như vậy, ngài ấy một mực muốn ta dùng chung với lời lẽ “ăn một mình quá tẻ nhạt thêm người mới vui”. Vậy nên ta cung kính không bằng tuân lệnh. Song ta vẫn nhìn ngài ấy, món nào thượng thần ăn trước ta mới ăn, món nào thượng thần chưa ăn ta cũng không đụng.
Ta ấn tượng nhất với món bánh bột lọc vì nó quá dai. Dai đến độ ta nhai mỏi miệng mà nó vẫn không chịu đứt. Ta thề là từ nay về sau sẽ né loại bánh này ra mặc dù bánh khá ngon. Nói về ngon thì không riêng gì bánh bột lọc ngon mà cả năm loại kia cũng ngon. Mỗi loại mang một hương vị hấp dẫn riêng. Ta nghĩ người làm ra chúng bỏ ra không ít công sức và tâm huyết.
“Nõn nà sắc nước nhờ duyên nước,
Ngạt ngào duyên trời nức dặm trời”
(Hai câu thơ trích trong bài Hoa sen của vua Lê Thánh Tông)
- Hay, hay.
Ta vỗ tay tán thưởng hai câu thơ thượng thần vừa ngâm.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Trước lời khen tấm tắc của ta, thượng thần nhấp một ngụm trà sau đó không nhanh không chậm hỏi lại.
- Con nhóc nhà ngươi thấy hay ở chỗ nào? Ý thơ hiểu được mấy phần?
Hả?! Ta vò đầu bứt tay không biết trả lời ra sao. Ta nghe thấy hay thì khen hay thôi còn hàm ý sâu xa của cái hay đấy ta chẳng ngẫm ra được cái gì. Ta ảo não liếc qua nét mặt thượng thần. Ngài ấy vẫn ung dung, thư thái thưởng trà ngắm cảnh. Chính vì ngài ấy chẳng có vẻ gì là để tâm đến việc ta có hiểu thơ hay không nên ta mới dám có gì nói đấy.
- Hàm ý thơ của thượng thần sâu xa quá, tiểu tiên không hiểu được.
Ngài ấy chẳng có vẻ gì ngạc nhiên cứ như đã lường trước mọi việc.
- Con nhóc nhà ngươi cứ một câu tiểu tiên hai câu tiểu tiên nghe xa lạ quá. Này nhóc, ta không thân thiện sao?
Ta lắc đầu nguầy nguậy. Sao lại không thân thiện chứ, thượng thần là người ôn nhu vô cùng.
- Vậy thì đổi xưng hô thành “cháu” hoặc “con” đi.
Thượng thần ra yêu cầu.
Ta nhìn nhan sắc thượng thần thấy cái chữ “cháu” với “con” sao mà khó thốt ra đến thế? Xưng hô như vậy không phải là làm giảm sút mất giá trị nhan sắc của thượng thần sao? Nhan sắc của ngài ấy trẻ hơn tuổi rất rất nhiều. Ta đoán ta với ngài ấy đứng cạnh nhau chắc chỉ giống em gái và anh trai thôi. Đắn đo một hồi ta mới có ý kiến.
- Tiểu tiên xưng hô bằng tên được không?
Ta cũng có lúc thông minh ghê. Gọi bằng tên vừa không xa lạ lại vừa không làm mất sự trẻ trung của thượng thần.
- Không thành vấn đề.
Thượng thần sảng khoái đồng ý khiến ta như trút được tảng đá nặng.
- Nhóc con tự nhiên đến tìm ta là có chuyện gì?
Thượng thần nghiêm túc hỏi.
Phượng Hoàng cho ta hai lựa chọn: một là về Trạc Thanh cung hai là đến chỗ thượng thần tập luyện thêm do không muốn về Trạc Thanh cung nên ta đến chỗ thượng thần thôi. So với cách “huấn luyện” của Phượng Hoàng ta thích cách giảng dạy của thượng thần hơn.
- Ban đầu Thu Nguyệt theo điện hạ tới quân doanh nhưng sau đó điện hạ có việc cần giải quyết không thể dẫn Thu nguyệt theo. Và bởi không muốn về Trạc Thanh cung luôn nên Thu Nguyệt đến chỗ thượng thần tiếp thu thêm kiến thức.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro