Hôn Nhân Chính Trị Là Vết Xe Đổ Của Mẹ Tôi
Mở Đầu
Tiểu Mật Tiền
2024-07-03 13:57:41
Hôn nhân chính trị? Tuy nó không được quy định trong pháp luật nhưng lại hiển nhiên diễn ra phục vụ mục đích duy nhất là lợi ích. Tôi chính là thành quả của cuộc hôn nhân chính trị không có hạnh phúc, mẹ tôi - một người từng là tiểu thư của một tập đoàn bình thường không ưu không lo đã bị gia đình đem ra “bán” cho một tập đoàn lớn chỉ vì hai chữ “lợi ích“.
Bố tôi là một người đàn ông tồi, ông chỉ vì nhất thời hứng thú với mẹ mà trôn vùi hạnh phúc cả đời của bà ấy: “Lấy con gái ông ra làm giao dịch, tôi sẽ chia cho công ty ông 10% lợi nhuận các dự án sau này của Vạn thị.”
Chỉ một câu nói... chỉ là một câu nói thôi đã làm cho một cô gái 22 tuổi đánh mất thứ được gọi là “hạnh phúc” và “thanh xuân“. Tất nhiên, cuộc sống sau đó như là một cơn ác mộng sâu đăm đẵm đối với mẹ tôi. 3 năm sau khi kết hôn thì bố tôi ngoại tình, mẹ nhân cơ hội đưa ra lời đề nghị ly hôn với ông ấy, bố đồng ý với mẹ tôi thật dễ dàng... dễ dàng hơn cả việc ép cưới.
Bản tính tham lam và ích kỷ như in sâu vào con người bố tôi, kết hôn 3 năm không có được tình yêu của mẹ tôi thì trước khi ly hôn sẽ hành hạ bà ấy cho thỏa lòng căm phẫn. Ngay buổi sáng trước ngày ra cục dân chính, mẹ và bố cãi vã rất to tiếng, bố đẩy mẹ tôi va chạm mạnh vào tường khiến bà bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện ngay lập tức.
“Cô Kim bị chấn động não nhẹ, có hiện tượng động thai, gia đình nên quan tâm chăm sóc nhiều hơn, truyền nước hai ngày có thể xuất viện.”
Mẹ tôi mang thai tôi ngoài dự tính, dĩ nhiên bên gia đình bố sẽ không đồng ý cho người đang mang cốt nhục của ông ly hôn và rời đi, chí ít cũng phải là sau khi sinh xong. Đó là câu chuyện tôi nghe mẹ tôi kể khi lên 10, bà ấy đã đề nghị bố đợi đến khi tôi trưởng thành, sau khi tôi tròn 18 tuổi rồi mới ly hôn. Từng ấy năm... Khi tôi bắt đầu hiểu chuyện thì không còn tổ chức mấy cái ngày gì mà được gọi là “sinh nhật” nữa.
Chắc hẳn nhiều đứa trẻ nghe xong câu chuyện sẽ nghĩ: “ôi~ thật may khi bố mẹ mình không ly hôn”, “ thật tự hào khi mình là người ngăn bố mẹ ly hôn“. Không... Tôi tự trách tôi cắn dứt chính bản thân, tôi ghét cay ghét đăng ngày tôi được sinh ra đời, nếu không có sự tồn tại của tôi mẹ tôi đã được tự do, đã tìm được hạnh phúc của mình. Mẹ là vì tôi nên mới nhẫn nhịn cùng chung sống dưới một mái nhà với người chồng bội bạc và tệ hại.
Bố tôi cũng được cho là yêu thương tôi, chắc vì trong người tôi có chảy dòng máu của ông ấy, nhưng tôi đối xử với sự yêu thương đó rất khách sáo. Yêu thương là một chuyện, có quan tâm không lại là một chuyện khác. Tôi vẫn còn nhớ hồi năm tôi lên lớp 7, tài xế do bệnh mà không thể đến đón tôi tan học tôi liền gọi điện cho bố, ông ấy lại chạy xe đến trường tiểu học của tôi...
Đến khi tôi đủ 18 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn, tôi bị bố nắm quyền nuôi dưỡng phải rời xa mẹ. Sau khi ly hôn hơn nửa năm, dưới sự đồng ý của ông bà nội bố tôi đã dẫn cô tình nhân mấy năm trước cùng một cô con gái khoảng 15 đến 16 tuổi về nhà. Bao đêm nhớ mẹ, tôi lặng lẽ ngồi góc phòng tay nắm chặt cái hộp gương bên trong có hình ảnh của bà, sống ở ngôi nhà này thật ngột ngạt, nhiều lúc rất muốn gọi điện thoại kêu mẹ đến đón tôi đi nhưng rồi vẫn lựa chọn chịu đựng chỉ vì không muốn bà ấy lo lắng.
Nhiều lúc mẹ tôi gọi điện hỏi thăm tôi đều kìm nén nước mắt nhưng giọng lại trở nên ồm ồm, mẹ hỏi sao tôi lại khóc? Sao tôi có thể nói với bà là tôi khóc chứ? Tôi chỉ bảo tôi không khóc, viện cớ đang bị ốm rồi bị đau họng để mẹ được yên tâm, thật muốn òa lên kể hết những tủi lòng của tôi cho mẹ nghe nhưng vì không muốn làm phiền cuộc sống tươi đẹp của bà ấy nên tôi đã im lặng. Người ta nói, con người sẽ nhận ra mình đã trưởng thành trong một khoảnh khắc mà khoảnh khắc đó chỉ có bản thân mới cảm nhận được, cảm nhận được áp lực từ cuộc sống mang lại, biết âu lo, biết suy nghĩ cho người mà mình yêu thương. Tôi chợt nhận ra... tôi trưởng thành rồi.
Mãi cho đến năm tôi 22 tuổi tốt nghiệp đại học chính trị pháp luật, nhận được học bổng toàn phần suốt 3 năm liền, tôi chợt vô tình gặp lại người mẹ thân yêu của mình.
Bố tôi là một người đàn ông tồi, ông chỉ vì nhất thời hứng thú với mẹ mà trôn vùi hạnh phúc cả đời của bà ấy: “Lấy con gái ông ra làm giao dịch, tôi sẽ chia cho công ty ông 10% lợi nhuận các dự án sau này của Vạn thị.”
Chỉ một câu nói... chỉ là một câu nói thôi đã làm cho một cô gái 22 tuổi đánh mất thứ được gọi là “hạnh phúc” và “thanh xuân“. Tất nhiên, cuộc sống sau đó như là một cơn ác mộng sâu đăm đẵm đối với mẹ tôi. 3 năm sau khi kết hôn thì bố tôi ngoại tình, mẹ nhân cơ hội đưa ra lời đề nghị ly hôn với ông ấy, bố đồng ý với mẹ tôi thật dễ dàng... dễ dàng hơn cả việc ép cưới.
Bản tính tham lam và ích kỷ như in sâu vào con người bố tôi, kết hôn 3 năm không có được tình yêu của mẹ tôi thì trước khi ly hôn sẽ hành hạ bà ấy cho thỏa lòng căm phẫn. Ngay buổi sáng trước ngày ra cục dân chính, mẹ và bố cãi vã rất to tiếng, bố đẩy mẹ tôi va chạm mạnh vào tường khiến bà bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện ngay lập tức.
“Cô Kim bị chấn động não nhẹ, có hiện tượng động thai, gia đình nên quan tâm chăm sóc nhiều hơn, truyền nước hai ngày có thể xuất viện.”
Mẹ tôi mang thai tôi ngoài dự tính, dĩ nhiên bên gia đình bố sẽ không đồng ý cho người đang mang cốt nhục của ông ly hôn và rời đi, chí ít cũng phải là sau khi sinh xong. Đó là câu chuyện tôi nghe mẹ tôi kể khi lên 10, bà ấy đã đề nghị bố đợi đến khi tôi trưởng thành, sau khi tôi tròn 18 tuổi rồi mới ly hôn. Từng ấy năm... Khi tôi bắt đầu hiểu chuyện thì không còn tổ chức mấy cái ngày gì mà được gọi là “sinh nhật” nữa.
Chắc hẳn nhiều đứa trẻ nghe xong câu chuyện sẽ nghĩ: “ôi~ thật may khi bố mẹ mình không ly hôn”, “ thật tự hào khi mình là người ngăn bố mẹ ly hôn“. Không... Tôi tự trách tôi cắn dứt chính bản thân, tôi ghét cay ghét đăng ngày tôi được sinh ra đời, nếu không có sự tồn tại của tôi mẹ tôi đã được tự do, đã tìm được hạnh phúc của mình. Mẹ là vì tôi nên mới nhẫn nhịn cùng chung sống dưới một mái nhà với người chồng bội bạc và tệ hại.
Bố tôi cũng được cho là yêu thương tôi, chắc vì trong người tôi có chảy dòng máu của ông ấy, nhưng tôi đối xử với sự yêu thương đó rất khách sáo. Yêu thương là một chuyện, có quan tâm không lại là một chuyện khác. Tôi vẫn còn nhớ hồi năm tôi lên lớp 7, tài xế do bệnh mà không thể đến đón tôi tan học tôi liền gọi điện cho bố, ông ấy lại chạy xe đến trường tiểu học của tôi...
Đến khi tôi đủ 18 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn, tôi bị bố nắm quyền nuôi dưỡng phải rời xa mẹ. Sau khi ly hôn hơn nửa năm, dưới sự đồng ý của ông bà nội bố tôi đã dẫn cô tình nhân mấy năm trước cùng một cô con gái khoảng 15 đến 16 tuổi về nhà. Bao đêm nhớ mẹ, tôi lặng lẽ ngồi góc phòng tay nắm chặt cái hộp gương bên trong có hình ảnh của bà, sống ở ngôi nhà này thật ngột ngạt, nhiều lúc rất muốn gọi điện thoại kêu mẹ đến đón tôi đi nhưng rồi vẫn lựa chọn chịu đựng chỉ vì không muốn bà ấy lo lắng.
Nhiều lúc mẹ tôi gọi điện hỏi thăm tôi đều kìm nén nước mắt nhưng giọng lại trở nên ồm ồm, mẹ hỏi sao tôi lại khóc? Sao tôi có thể nói với bà là tôi khóc chứ? Tôi chỉ bảo tôi không khóc, viện cớ đang bị ốm rồi bị đau họng để mẹ được yên tâm, thật muốn òa lên kể hết những tủi lòng của tôi cho mẹ nghe nhưng vì không muốn làm phiền cuộc sống tươi đẹp của bà ấy nên tôi đã im lặng. Người ta nói, con người sẽ nhận ra mình đã trưởng thành trong một khoảnh khắc mà khoảnh khắc đó chỉ có bản thân mới cảm nhận được, cảm nhận được áp lực từ cuộc sống mang lại, biết âu lo, biết suy nghĩ cho người mà mình yêu thương. Tôi chợt nhận ra... tôi trưởng thành rồi.
Mãi cho đến năm tôi 22 tuổi tốt nghiệp đại học chính trị pháp luật, nhận được học bổng toàn phần suốt 3 năm liền, tôi chợt vô tình gặp lại người mẹ thân yêu của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro