[Làm Ruộng] Nhật Ký Kinh Doanh Mỹ Thực Ở Biện Kinh

Hạt Dưa Đậu Phộ...

2024-12-26 03:21:17

Dùng điểm tâm xong, Thẩm Lệ Xu có chút rảnh rỗi bèn tự giác đi chăm sóc mấy đệ đệ.

Nàng là trưởng nữ trong nhà, mười tuổi, dưới nàng có ba đệ đệ, đại đệ bảy tuổi, nhị đệ và tam đệ lần lượt là năm tuổi và hai tuổi.

Tính tuổi thật thì tam đệ tháng trước mới tròn một tuổi, khi đó gia đình làm lễ Trảo Chu cho nó, mời rất nhiều thân bằng hảo hữu đến tham dự, cũng vừa vặn cho Thẩm Lệ Xu, người mới xuyên đến không lâu, còn chưa kịp nhìn rõ mọi việc, có cơ hội nhận mặt họ hàng nhà mình.

Nếu không phải nhờ lễ Trảo Chu của tam đệ, e rằng Thẩm Lệ Xu muốn gặp họ hàng ít nhất phải đợi đến cuối năm, bởi vì cả gia gia nãi nãi Thẩm gia lẫn ngoại công ngoại bà Từ gia đều không phải người kinh thành.

Cả hai nhà đều sống ở trấn Thông Hứa, ngoại thành Biện Kinh.

Thời đại này, Biện Kinh giao thông tứ phía, đường thủy phát triển, xứng danh là đô thị quốc tế, thương mại phồn vinh đứng đầu thế giới, ngay cả những thôn trấn quanh kinh thành cũng được nhờ, lúc nông nhàn bày sạp ven đường bán trà bánh chiêu đãi khách qua lại, hoặc gánh đặc sản quê nhà vào kinh rao bán, đều kiếm được chút tiền đồng trang trải cuộc sống.

Cả nhà họ Thẩm lẫn nhà họ Từ đều là nông dân cần cù chăm chỉ, trong trấn có ruộng tốt nhà cửa đàng hoàng, con cháu lại siêng năng, lúc rảnh rỗi đều ra ngoài làm thuê kiếm tiền, cuộc sống cũng coi như sung túc.

Lẽ ra, cha Thẩm mẹ Thẩm đều phải sống ở trấn cùng cha mẹ và các huynh đệ, Thẩm Lệ Xu nhiều nhất cũng chỉ là hoa khôi trong trấn trong thôn, chứ không phải tiểu thư khuê các ở Biện Kinh.

Nhưng cha nàng lại có số may mắn.

Cha Thẩm là con thứ năm trong nhà, vốn đã được cha mẹ cưng chiều, lại có ngũ quan đoan chính, tính tình hào phóng, nên được đại bá, người năm đó muốn tìm người nối dõi tông đường vừa ý, đưa vào kinh thành.

Vị đại bá này giờ là gia gia của Thẩm Lệ Xu. Thời này nhận con thừa tự không chỉ đơn giản là đổi cách xưng hô, mà là quy củ phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Ví dụ như, gia gia nãi nãi ruột của nàng đã mất mấy năm, mấy tỷ đệ Thẩm Lệ Xu gặp gia gia nãi nãi ruột vẫn phải gọi là thúc gia, thúc nãi. Dĩ nhiên, người thân thiết khi ở riêng có thể gọi gia nãi cũng không sao, nhưng cha Thẩm bất kể lúc nào bất kể ở đâu, người ông gọi là cha cũng chỉ có ông cụ đã khuất.

Nói trắng ra, bọn họ đã là hai nhà khác nhau.



Nói về ông cụ Thẩm, lão gia tử từng là tiểu lại trong phủ nha, chức vụ là Áp ti.

Đúng vậy, chính là đồng nghiệp của Tống Áp ti trong "Thủy Hử", thuộc công chức cơ sở có biên chế của triều đình.

Chức vị này trong mắt quan lại chính thống chắc chẳng đáng là gì, không phẩm hàm không bổng lộc, chỉ hơn nha dịch một chút.

Dù sao nha dịch thuộc tiện tịch, Áp ti vẫn là lương dân.

Nhưng trong mắt người Thẩm gia ở Thông Hứa, ông cụ Thẩm đích thị là nhân vật lớn.

Triều đình không phát bổng lộc cho tiểu lại không phẩm hàm, nha môn nơi ông cụ Thẩm làm việc lại bao ăn bao ở, ngoài lương thực còn có gạo, dầu, muối, rau củ, lão gia tử làm việc hai mươi năm đã mua được một căn nhà trong Biện Kinh.

Nhà cửa trong Biện Kinh là thứ mà người nhà họ Thẩm sống đời đời ở trấn Thông Hứa nằm mơ cũng không dám nghĩ tới, có thể thấy chức Áp ti này dù không có tương lai, không có cơ hội thăng tiến, nhưng đối với người thường văn võ bất thành vẫn là mơ ước.

Thật ra, ngay cả nha dịch bị người đời khinh thường, làm việc trong nha môn cũng có chút quyền lực, dân thường không dám đắc tội, Áp ti coi như là cấp trên của nha dịch, quyền lực lớn hơn một chút, con cháu có chí tiến thủ vẫn có thể đọc sách thi cử, tương lai xán lạn.

Cha Thẩm được đại bá nhận làm con thừa tự, may mắn đến mức có thể so với mồ mả tổ tiên bốc khói xanh.

Vào kinh thành rồi, chính thức là người kinh thành.

Ông cụ Thẩm goá vợ sớm không đi bước nữa, nhi tử duy nhất lại bệnh tật liên miên, sống nhờ thuốc thang, mất khi chưa tới mười tám tuổi, không có con nối dõi, cha Thẩm được nhận nuôi thành nhi tử duy nhất, được ông giao lại công việc và căn nhà trong kinh thành.

Cha Thẩm cũng từ một tiểu tử nông thôn bình thường trở thành Thẩm Áp ti.

Tuy ở kinh thành này vương tôn quý tộc, quan to quý nhân nhiều vô số kể, họ vẫn chỉ là nhân vật nhỏ bé, nhưng được sống ở Biện Kinh là điều biết bao người cầu cũng không được.

Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện [Làm Ruộng] Nhật Ký Kinh Doanh Mỹ Thực Ở Biện Kinh

Số ký tự: 0