Mạc Nhất, Chân Trời Góc Bể Tôi Quyết Tìm Được Em
Tôi cũng nên yê...
Ngư Du
2025-01-06 03:53:19
Mua về nhà rồi mới ngớ ra, không biết phải cài đặt thế nào. Tôi giơ
chân mắng mình ngu, sao không nhờ nhân viên cửa hàng cài đặt cho, người
ta vào cửa liền pha trà nói cảm ơn, hoàn toàn quên máy tính còn phải cài đặt. Tiêu Hà ở bên cạnh mở miệng: “Để em làm.” Tôi há hốc mồm nhìn
thằng bé, không thể nào? Tiêu Hà bị tôi nhìn bằng ánh mắt như thế thì
hơi tức giận: “Em đã đọc nó trong sách.” Nó bắt đầu bận rộn mở thùng máy tính. Nhìn thấy thằng bé như vậy, tôi liền ngăn lại: “Mang vào phòng em mà lắp.” “Không phải cô bảo phải làm giáo án sao? Mang vào phòng em làm gì?” “Aiz, em không biết à, làm giáo án rất phiền, mà cô cũng không
muốn làm, em rất giỏi đúng không, em làm cho cô là rốt rồi.” Tôi chưng
ra một khuôn mặt nịnh nọt, lấy lòng. Thấy vậy, Tiêu Hà liếc mắt khinh bỉ một cái, rồi dời đồ đến phòng mình.Lừa được nó xong, tôi vừa vui vẻ
huýt sáo, vừa làm cơm chiều.
Đồ ăn đã dọn lên, Tiêu Hà cũng đi ra từ trong phòng, máy tính đã cài đặt xong. Tôi tự sướng, Tiêu Hà của tôi thực sự là thiên tài! Lại đột nhiên nhớ tới việc mình chẳng hiểu gì cả, cắm mặt vào bát cơm, tôi khổ sở rên rỉ, mình thế nào mà không bằng một đứa trẻ con.
Tôi sung sướng một đêm kết quả là ngày hôm sau đi làm muộn. Nhảy dựng dậy, xông thẳng vào nhà vệ sinh, miệng còn không ngừng oán Tiêu Hà sao không gọi tôi dậy, Tiêu Hà ngẩng mặt lên khỏi tờ báo, ngáp dài một cái: “Quên.” Nhét cả quả trứng gà vào miệng, một bên tôi đi giày, một bên chỉnh lại quần áo rồi laonhanh ra cửa, nhớ tới cái gì liền quay lại nhắc nhở thằng bé, nhưng nói không được rõ lắm: “Tiêu Hà, tự mình tìm hiểu đi, mật mã là…”
Cả ngày vẫn như bình thường, chỉ có đến buổi tối tôi không để Tiêu Hà sửa bài tập giúp tôi nữa mà để cho thằng bé dùng máy tính. Nhưng mà thấy thế thì có nguy cơ cận thị cao quá nên cứ tầm 2 tiếng đồng hồ tôi lại gõ cửa phòng thằng bé, nhắc nhở nó nên nghỉ mắt một chút. Pha một cốc sữa đi vào, Tiêu Hà đã nằm trên giường, nhắm mắt dưỡng thần, hai tay đặt trên bụng, máy tính đang bật một khúc dương cầm êm tai.Thật là một đứa trẻ ngoan, tôi vừa lòng gật đầu, nhẹ nhàng đặt cốc sữa xuống, viết một tờ giấy đặt lên bàn phím: “Tiêu Hà, đúng 11 giờ đi ngủ, không ngoan đánh đòn.”
Ngày dỗ của bố mẹ nuôi cũng nhanh đến, đã một năm rồi tôi không về thăm hai người. Mang theo Tiêu Hà, tôi quay trở về nơi mình đã từng sống suốt 20 năm. Phần mộ của bố và mẹ mọc đầy cỏ dại, tôi khóc.Tiêu Hà lấy pháo ra, châm. Trong tiếng pháo, tôi quỳ xuống, dập đầu trước phần mộ: “Bố, mẹ, Mạc Nhất bất hiếu đến thăm hai người. Hai người ở bên kia có tốt không? Mạc Nhất rất nhớ hai người, rất nhớ!” Tôi khóc không thành tiếng, Tiêu Hà giữ lấy tay tôi, ngăn không cho tôi ngã xuống đất. Nắm tay thằng bé để nó quỳ xuống: “Bố, mẹ, đây là Tiêu Hà, là học trò của con, con nhận nuôi nó. Nó rất thông minh, hiểu chuyện, bố mẹ cũng sẽ yêu nó chứ. Bố mẹ hãy phù hộ cho thằng bé có thể thi đại học được tốt.” Tiêu Hà cung kính, dập đầu 3 cái, “Bố mẹ ở bên kia cứ yên tâm, Mạc Nhất rất tốt, cũng không cô đơn, có Tiêu Hà bên cạnh. Hai người cũng phải thật vui vẻ để con yên tâm.”
Trên đường về nhà, tôi kể chuyện nhà tôi cho Tiêu Hà nghe, Tiêu Hà ôm lấy bả vai tôi, nhẹ nhàng thay tôi lau nước mắt, vùi vào vòm ngực không mấy dày rộng của Tiêu Hà, tôi khóc cho công lao nuôi dưỡng tôi của cha mẹ…
…..
Cuối cùng cũng đến ngày khai giảng, tôi dậy thật sớm, là phẳng phiu đồng phục của Tiêu Hà, đánh lại đôi giày da. Khi ra cửa, tôi đưa cho thằng bé chiếc huy hiệu đeo trên ngực phải “Năm nhất – Tiêu Hà”. Lùi sau từng bước, tôi đánh giá Tiêu Hà cẩn thận, áo ngắn tay, sơ vin, quần dài đen, rất đẹp trai. Trong vui sướng, Tiêu Hà của tôi thật cao, mà hơi gầy, dáng người thẳng tắp, tỏa ra một thứ phong thái thư nhã. Đáng tiếc là mẹ nó không nhìn thấy được, bọn họ nhất định sẽ hối hận vì đã vứt bỏ một Tiêu Hà vĩ đại nhường này.
Trường học cách nhà khá xa, mỗi ngày Tiêu Hà đều phải đi xe bus mấy tiếng đồng hồ. Tôi muốn cho thằng bé ở ký túc, nhưng mà không thể nói ra được, chỉ sợ nó sẽ lại có cảm giác bị vứt bỏ, hơn nữa tôi cũng không rời nó ra được, cuộc sống của tôi đã không thể thiếu Tiêu Hà. Mà Tiêu Hà cũng không nói, tôi biết, nó sợ tôi dậy muộn, sợ tôi không ăn sáng. Cho nên, mỗi ngày dù mồ hôi đầm đìa trên xe bus cũng không có gì không tình nguyện. Tôi mới phát hiện, không phải là mình chăm sóc cho Tiêu Hà mà là nó nhân nhượng tôi.
Ngày nào đó, đã quá 8 giờ tối mà Tiêu Hà vẫn chưa trở về, lòng tôi như có lửa đốt. Tiêu Hà cũng không gọi điện về, cho dù ở trường học có xảy ra chuyện gì nó đều gọi điện về cho tôi một tiếng, nhưng hôm nay —– thảm cảnh bố mẹ nuôi bị tai nạn giao thông cứ hiện lên trước mắt, tôi lo đến mức ruột gan đều thắt lại thành một đống. Tiêu Hà sẽ không có việc gì, sẽ không có việc gì đâu. Tôi mở ti vi cho quên đi lại nghe thời sự đang phát tin: “… Ở… đường… đoạn…. phát sinh một tai nạn giao thông nghiêm trọng, một chiếc xe vận tải biển… đi từ… hướng… đâm vào một chiếc xe bus, có 3 người chết và 11 người bị thương, hiện tại…” Tôi không nghe được gì nữa, ngồi phịch xuống đất, Tiêu Hà ngồi trên tuyến xe bus đó. Khi phản ứng được, tôi chạy như người điên ra ngoài, chạy xuống lầu thì được một vòng tay ôm lấy. Hai mắt vô thần nhìn vào người kia, là Tiêu Hà, là Tiêu Hà của tôi. Giữ chặt lấy mặt nó, nhìn kỹ, tốt quá, chỉ có mồ hôi không có máu, tôi lại cuống quýt kiểm tra cơ thể nó, “Không có việc gì, em không sao.”Tôi ôm lấy nó, khóc lớn, “Em làm cô sợ muốn chết, em có biết hay không.” Tiêu Hà vỗ vỗ lưng tôi: “Em biết, em biết, em không ngồi trên chiếc xe đó.”
Tiêu Hà không ngồi trên chiếc xe bị tai nạn kia, là sau khi tai nạn xảy ra, đường ùn tắc cục bộ, đến 7 giờ vẫn chưa thông, Tiêu Hà sợ tôi lo lắng liền bỏ xe, chạy về nhà. Tôi ôm chặt lấy thằng bé, nghĩ lại vẫn còn thấy sợ, tôi không thể ích kỷ như vậy nữa, nên để nó ở ký túc, tôi không thể chịu nỗi đau khổ mất đi người thân lần nữa.
Tiêu Hà cự tuyệt đề nghị của tôi, ngày hôm sau nó cưỡi một chiếc xe đạp về nhà. Dưới sự truy hỏi của tôi, nó nói là dùng tiền tiêu vặt tôi cho để mua, nó còn nói tôi từ nay yên tâm, nó đi xe đạp về sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Tôi cảm động trước sự chăm sóc của Tiêu Hà, lại thương cho tuổi thơ của nó. Tôi thật ngốc, vì sao không sớm nghĩ ra mà mua cho nó một cái xe đạp?
Kỳ thi tiếp theo, Tiêu Hà mang tờ giấy báo kết quả xếp thứ nhất về, tôi rất vui. Đồng nghiệp cũng giới thiệu mấy mối làm quen cho tôi.Tôi nghĩ, nếu Tiêu Hà đã giỏi giang như vậy mà mình lại tìm được một đối tượng lý tưởng thì hẳn là trọn vẹn.
Nhưng mà tưởng tượng với thực tế cách nhau quá xa, người kia biết tôi có một đứa nhóc 13 tuổi cần chăm sóc, thấy cũng chẳng còn cơ hội. Ban đầu tôi cũng rất thương tâm, nhưng càng về sau càng nghĩ cũng không nên để ý nhiều đến chuyện đó. Người đàn ông như thế không đáng để mình luyến tiếc, đừng nói chuyện phó thác cả đời.
Đồ ăn đã dọn lên, Tiêu Hà cũng đi ra từ trong phòng, máy tính đã cài đặt xong. Tôi tự sướng, Tiêu Hà của tôi thực sự là thiên tài! Lại đột nhiên nhớ tới việc mình chẳng hiểu gì cả, cắm mặt vào bát cơm, tôi khổ sở rên rỉ, mình thế nào mà không bằng một đứa trẻ con.
Tôi sung sướng một đêm kết quả là ngày hôm sau đi làm muộn. Nhảy dựng dậy, xông thẳng vào nhà vệ sinh, miệng còn không ngừng oán Tiêu Hà sao không gọi tôi dậy, Tiêu Hà ngẩng mặt lên khỏi tờ báo, ngáp dài một cái: “Quên.” Nhét cả quả trứng gà vào miệng, một bên tôi đi giày, một bên chỉnh lại quần áo rồi laonhanh ra cửa, nhớ tới cái gì liền quay lại nhắc nhở thằng bé, nhưng nói không được rõ lắm: “Tiêu Hà, tự mình tìm hiểu đi, mật mã là…”
Cả ngày vẫn như bình thường, chỉ có đến buổi tối tôi không để Tiêu Hà sửa bài tập giúp tôi nữa mà để cho thằng bé dùng máy tính. Nhưng mà thấy thế thì có nguy cơ cận thị cao quá nên cứ tầm 2 tiếng đồng hồ tôi lại gõ cửa phòng thằng bé, nhắc nhở nó nên nghỉ mắt một chút. Pha một cốc sữa đi vào, Tiêu Hà đã nằm trên giường, nhắm mắt dưỡng thần, hai tay đặt trên bụng, máy tính đang bật một khúc dương cầm êm tai.Thật là một đứa trẻ ngoan, tôi vừa lòng gật đầu, nhẹ nhàng đặt cốc sữa xuống, viết một tờ giấy đặt lên bàn phím: “Tiêu Hà, đúng 11 giờ đi ngủ, không ngoan đánh đòn.”
Ngày dỗ của bố mẹ nuôi cũng nhanh đến, đã một năm rồi tôi không về thăm hai người. Mang theo Tiêu Hà, tôi quay trở về nơi mình đã từng sống suốt 20 năm. Phần mộ của bố và mẹ mọc đầy cỏ dại, tôi khóc.Tiêu Hà lấy pháo ra, châm. Trong tiếng pháo, tôi quỳ xuống, dập đầu trước phần mộ: “Bố, mẹ, Mạc Nhất bất hiếu đến thăm hai người. Hai người ở bên kia có tốt không? Mạc Nhất rất nhớ hai người, rất nhớ!” Tôi khóc không thành tiếng, Tiêu Hà giữ lấy tay tôi, ngăn không cho tôi ngã xuống đất. Nắm tay thằng bé để nó quỳ xuống: “Bố, mẹ, đây là Tiêu Hà, là học trò của con, con nhận nuôi nó. Nó rất thông minh, hiểu chuyện, bố mẹ cũng sẽ yêu nó chứ. Bố mẹ hãy phù hộ cho thằng bé có thể thi đại học được tốt.” Tiêu Hà cung kính, dập đầu 3 cái, “Bố mẹ ở bên kia cứ yên tâm, Mạc Nhất rất tốt, cũng không cô đơn, có Tiêu Hà bên cạnh. Hai người cũng phải thật vui vẻ để con yên tâm.”
Trên đường về nhà, tôi kể chuyện nhà tôi cho Tiêu Hà nghe, Tiêu Hà ôm lấy bả vai tôi, nhẹ nhàng thay tôi lau nước mắt, vùi vào vòm ngực không mấy dày rộng của Tiêu Hà, tôi khóc cho công lao nuôi dưỡng tôi của cha mẹ…
…..
Cuối cùng cũng đến ngày khai giảng, tôi dậy thật sớm, là phẳng phiu đồng phục của Tiêu Hà, đánh lại đôi giày da. Khi ra cửa, tôi đưa cho thằng bé chiếc huy hiệu đeo trên ngực phải “Năm nhất – Tiêu Hà”. Lùi sau từng bước, tôi đánh giá Tiêu Hà cẩn thận, áo ngắn tay, sơ vin, quần dài đen, rất đẹp trai. Trong vui sướng, Tiêu Hà của tôi thật cao, mà hơi gầy, dáng người thẳng tắp, tỏa ra một thứ phong thái thư nhã. Đáng tiếc là mẹ nó không nhìn thấy được, bọn họ nhất định sẽ hối hận vì đã vứt bỏ một Tiêu Hà vĩ đại nhường này.
Trường học cách nhà khá xa, mỗi ngày Tiêu Hà đều phải đi xe bus mấy tiếng đồng hồ. Tôi muốn cho thằng bé ở ký túc, nhưng mà không thể nói ra được, chỉ sợ nó sẽ lại có cảm giác bị vứt bỏ, hơn nữa tôi cũng không rời nó ra được, cuộc sống của tôi đã không thể thiếu Tiêu Hà. Mà Tiêu Hà cũng không nói, tôi biết, nó sợ tôi dậy muộn, sợ tôi không ăn sáng. Cho nên, mỗi ngày dù mồ hôi đầm đìa trên xe bus cũng không có gì không tình nguyện. Tôi mới phát hiện, không phải là mình chăm sóc cho Tiêu Hà mà là nó nhân nhượng tôi.
Ngày nào đó, đã quá 8 giờ tối mà Tiêu Hà vẫn chưa trở về, lòng tôi như có lửa đốt. Tiêu Hà cũng không gọi điện về, cho dù ở trường học có xảy ra chuyện gì nó đều gọi điện về cho tôi một tiếng, nhưng hôm nay —– thảm cảnh bố mẹ nuôi bị tai nạn giao thông cứ hiện lên trước mắt, tôi lo đến mức ruột gan đều thắt lại thành một đống. Tiêu Hà sẽ không có việc gì, sẽ không có việc gì đâu. Tôi mở ti vi cho quên đi lại nghe thời sự đang phát tin: “… Ở… đường… đoạn…. phát sinh một tai nạn giao thông nghiêm trọng, một chiếc xe vận tải biển… đi từ… hướng… đâm vào một chiếc xe bus, có 3 người chết và 11 người bị thương, hiện tại…” Tôi không nghe được gì nữa, ngồi phịch xuống đất, Tiêu Hà ngồi trên tuyến xe bus đó. Khi phản ứng được, tôi chạy như người điên ra ngoài, chạy xuống lầu thì được một vòng tay ôm lấy. Hai mắt vô thần nhìn vào người kia, là Tiêu Hà, là Tiêu Hà của tôi. Giữ chặt lấy mặt nó, nhìn kỹ, tốt quá, chỉ có mồ hôi không có máu, tôi lại cuống quýt kiểm tra cơ thể nó, “Không có việc gì, em không sao.”Tôi ôm lấy nó, khóc lớn, “Em làm cô sợ muốn chết, em có biết hay không.” Tiêu Hà vỗ vỗ lưng tôi: “Em biết, em biết, em không ngồi trên chiếc xe đó.”
Tiêu Hà không ngồi trên chiếc xe bị tai nạn kia, là sau khi tai nạn xảy ra, đường ùn tắc cục bộ, đến 7 giờ vẫn chưa thông, Tiêu Hà sợ tôi lo lắng liền bỏ xe, chạy về nhà. Tôi ôm chặt lấy thằng bé, nghĩ lại vẫn còn thấy sợ, tôi không thể ích kỷ như vậy nữa, nên để nó ở ký túc, tôi không thể chịu nỗi đau khổ mất đi người thân lần nữa.
Tiêu Hà cự tuyệt đề nghị của tôi, ngày hôm sau nó cưỡi một chiếc xe đạp về nhà. Dưới sự truy hỏi của tôi, nó nói là dùng tiền tiêu vặt tôi cho để mua, nó còn nói tôi từ nay yên tâm, nó đi xe đạp về sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Tôi cảm động trước sự chăm sóc của Tiêu Hà, lại thương cho tuổi thơ của nó. Tôi thật ngốc, vì sao không sớm nghĩ ra mà mua cho nó một cái xe đạp?
Kỳ thi tiếp theo, Tiêu Hà mang tờ giấy báo kết quả xếp thứ nhất về, tôi rất vui. Đồng nghiệp cũng giới thiệu mấy mối làm quen cho tôi.Tôi nghĩ, nếu Tiêu Hà đã giỏi giang như vậy mà mình lại tìm được một đối tượng lý tưởng thì hẳn là trọn vẹn.
Nhưng mà tưởng tượng với thực tế cách nhau quá xa, người kia biết tôi có một đứa nhóc 13 tuổi cần chăm sóc, thấy cũng chẳng còn cơ hội. Ban đầu tôi cũng rất thương tâm, nhưng càng về sau càng nghĩ cũng không nên để ý nhiều đến chuyện đó. Người đàn ông như thế không đáng để mình luyến tiếc, đừng nói chuyện phó thác cả đời.
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro