188656
Hoàn Thành
2025-01-06 03:53:19
truyện ngôn tình nữ chính mang thai truyện ngược nữ chính mang thai
Mạc Nhất, Chân Trời Góc Bể Tôi Quyết Tìm Được Em
Đánh giá:
7.7
/10 từ 26 lượt
Đọc truyện Full Mạc Nhất, Chân Trời Góc Bể Tôi Quyết Tìm Được Em trọn bộ dịch chuẩn nhất - DocTruyen.Pro. Bạn đang đọc truyện Mạc Nhất, chân trời góc bể tôi quyết tìm được em của tác giả Ngư Du trên website đọc truyện online.
Tôi tên Mạc Nhất, là một người bình thường nhưng xuất thân hơi đặc biệt. “Mạc” không phải họ thật của tôi, lúc còn rất nhỏ tôi đã được nhận làm con nuôi. Họ của bố nuôi là Mạc, có chữ “Nhất” bởi vì tôi là đứa con duy nhất của bố mẹ nuôi. Từ nhỏ họ đã không có ý định giấu diếm chuyện tôi là con nuôi, mà tôi cũng không muốn tìm bố mẹ ruột, nếu như có thể đem chính đứa con mình dứt ruột sinh ra bỏ đi thì tìm lại liệu có ý nghĩa gì, huống chi còn làm tổn thương bố mẹ nuôi. Vì thế tôi vui vẻ sống ở gia đình họ Mạc, hưởng thụ sự cưng chiều của bố mẹ.
Tôi trời sinh vốn đã không ham học, cho nên ngày ngày đều cùng mấy nữ sinh lười học trốn đi chơi, rất may là các bài kiểm tra định kỳ đều vượt qua được, thi đại học với số điểm không cao lại không muốn thi lại nên 17 tuổi tôi quyết định tới học trường sư phạm ở một thành phố xa lạ, bắt đầu cuộc sống ba năm đại học thảnh thơi.
Khi 18 tuổi,bố mẹ nuôi mừng rỡ bảo tôi, cơ quan họ tổ chức đi du lịch ở Trương Gia Giới (Tên một thành phố du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hồ Nam-Trung Quốc), tôi vui vẻ tiễn họ lên đường còn không quên dặn nhớ mua quà mang về cho con gái bảo bối.
*
Đang vui vẻ sắp xếp quần áo chuẩn bị về nhà nghênh đón bố mẹ thì thầy chủ nhiệm gọi tôi ra ngoài nói chuyện, thầy nói với tôi bằng giọng rất nghiêm trọng, rằng bố mẹ nuôi đã cùng qua đời trong một tai nạn giao thông. Tôi không nhớ rõ mình về nhà bằng cách nào, đến bên tấm vải trắng liệm bố mẹ nuôi, 3 ngày tôi không hề nhúc nhích, tay cầm chặt món quà họ mang về, kỉ niệm 18 năm cứ tua đi chầm chậm, dù không phải con đẻ, nhưng bố mẹ chưa từng để tôi chịu khổ. Cố nén xuống bi thương, lo xong xuôi hậu sự, nhờ hàng xóm bán giúp căn hộ, gạt đi nước mắt tôi quay về trường học. Họ hàng bố mẹ nuôi tôi một người cũng chưa từng thấy ai.
Trở về trường tôi cố gắng học tập, đây cũng là tâm nguyện lớn nhất của bố mẹ nuôi khi còn sống. Không còn chơi bời lêu lổng, không đi mua sắm, không nói chuyên yêu đương. Năm 2o tuổi tôi tốt nghiệp trường sư phạm, sau đó chuyển tới Lạc thành, một đô thị sầm uất ven biển.
Được tuyển vào dạy ở một trường tiểu học tư thục, tôi trở thành chủ nhiệm lớp năm , đây là một trường học nội trú, mỗi chiều thứ sáu, rất nhiều chiếc xe xếp thành hàng dài chờ học sinh tan học. Đứng ở cổng lớn trông ra, nhìn những đứa trẻ nhào vào lòng bố mẹ ôm ấp làm nũng, tôi vừa hâm mộ lại cảm thấy buồn. Chợt làm tôi chú ý là một nam sinh đáng yêu tên Tiêu Hà, thằng bé cũng giống tôi đứng dựa vào cổng, đôi mắt hâm mộ đầy khao khát. Tôi chưa từng gặp bố mẹ thằng bé lần nào. Đợi bọn trẻ về hết, tôi tới nắm lấy đôi tay nhỏ bé của Tiêu Hà đi về phòng ngủ của thằng bé, hỏi nó về bố mẹ, nhưng nó không chịu hé răng, cúi đầu nhìn vào bàn tay nắm chặt. Tôi lại càng nhẹ nhàng hỏi han nhưng thằng bé vẫn như cũ không nói một lời, vậy thì đành tìm giáo viên tổng phụ trách hỏi cho rõ mới được.
Thì ra Tiêu Hà là con hoang, chưa từng được gặp mặt bố, còn người mẹ xinh đẹp đem bỏ thằng bé vào trường học rồi không thèm đoái hoài đến nữa, mỗi kì nghỉ đông, nghỉ hè cũng không tới đón. Giáo viên phụ trách đành phải đưa thằng bé về, nhưng về nhà cũng không gặp ai, Tiêu Hà một mình ngồi ở bậc cầu thang đợi mẹ. Thầy tổng phụ trách nói đến đây, hốc mắt hoe đỏ, miệng lẩm bẩm “đáng thương”
Lúc tôi tới phòng ngủ thì Tiêu Hà đang ăn bữa tối do trường học phát, là—bánh mì, đã chẳng còn học sinh nào, căng tin trường cũng chỉ có thứ đó. Tôi đưa Tiêu Hà về căn phòng nhỏ mới thuê, nấu cơm cho thằng bé, một đứa trẻ đáng thương, nó nhất định rất muốn về nhà, rất nhớ mẹ.
Nhìn Tiêu Hà gầy gò từ tốn ăn cơm tôi không khỏi chạnh lòng, thôi thì tôi tạm thời trở thành mẹ của thằng bé trong 2 ngày vậy, ngày mai sẽ dẫn nó tới công viên mà bọn trẻ đều thích chơi một vòng.
Trông thấy tàu lượn, tôi nuốt nước bọt, nghĩ tới đó đã thấy rất kích thích. Hồi đại học đã từng có lần tôi chơi trò đó tới mức nôn hết mọi thứ trong bụng. “Tiêu Hà không biết có muốn chơi không nhỉ?”, Đôi mắt sáng nhìn Tiêu Hà, thằng bé thờ ơ ngồi xuống, xe vọt lên rồi lao thẳng xuống, tôi hét to, rất thú vị, rất khủng bố, mặt tôi trắng bệch, lúc xuống mặt đất tất cả như quay cuồng, không thể chịu đựng tôi ngã ngồi luôn xuống, thề lần sau không bao giờ tôi chơi trò này nữa, muốn cũng không. “Cô giáo Mạc không sao chứ?” Tiêu Hà bên cạnh lo lắng hỏi tôi, tiểu tử này giỏi thật, hình như tôi chưa nghe thấy nó kêu một tiếng, nhìn khuôn mặt trắng hồng của thằng bé thật không giống người bình thường.
“Không sao, chúng ta chơi trò cối xay gió cuối cùng** đi.” Tôi không tin thằng bé sẽ không hé răng. “Cô giáo cô chắc chắn còn có thể ngồi được trên cái đó sao?” Ý gì, coi thường tôi chắc?
Đang định đứng lên, ôi, không xong rồi, buồn nôn quá. “ọe” Giải quyết xong thật dễ chịu, thoải mái. “Cô giáo Mạc, này.” Một chai nước trước mặt tôi, “cảm ơn.” Tôi ngạc nhiên hết sức hỏi lại, “Tiêu Hà, em vừa cùng cô nói chuyện phải không?” Tôi ngẩng khuôn mặt dính đầy nước khoáng lên, hào hứng nhớ lại, thằng bé chủ động trò chuyện với tôi, sự đề phòng trong ánh mắt cũng phai nhạt dần. Haha, thành tựu hôm nay quả không nhỏ!
Thứ hai đầu tuần tôi đem tài liệu ghi chép của giáo viên chủ nhiệm cũ ra xem, giở đến phần tư liệu về Tiêu Hà. Khuôn mặt nhỏ nhắn của thằng bé trên tấm ảnh, đôi mắt đen láy có chút sợ sệt. Thành tích của thằng bé rất tốt môn nào cũng đạt loại giỏi. Lời nhận xét mỗi học kỳ đều không ngoài 6 chữ “Ít nói, ngoan ngoãn, nhút nhát”. Tiêu Hà nhút nhát sao? Sao nhìn thế nào cũng không thấy?
Điều đáng chú ý ở Tiêu Hà là thằng bé rất trầm tĩnh, rất khách sáo. Ít khi thấy nó nói chuyện, chưa từng to tiếng với bạn học, luôn luôn im lặng đọc sách. Với sự khiêu khích ác ý của bạn học, bảo thằng bé là “đứa trẻ chẳng ai cần” Nó im lặng, dùng đôi mắt lạnh lùng nhìn kẻ bắt nạt mình. Tuổi còn nhỏ nhưng đã có sự uy nghi, bạn học không dám trêu ghẹo tiếp nữa, lẩm bẩm vài câu rồi tản đi, nó lại cúi đầu tiếp tục đọc sách. Giáo viên chủ nhiệm cũ thật không quan tâm gì đến Tiêu Hà, như vậy mà là nhát gan sao?
Tiêu Hà 11 tuổi đã thu hút sự chú ý của các bạn nữ, nữ sinh 6 tuổi cũng gửi thư tình cho thằng bé,tôi đứng sau gốc cây ở vườn trường buồn cười nhìn tiểu nữ sinh thẹn thùng cùng Tiêu Hà lạnh như băng. Cô bé ngượng ngùng giơ lên phong thư màu hồng phấn, Tiêu Hà tuổi còn nhỏ nhưng đã hết sức tàn nhẫn “Tôi không cần”. Ném bức thư rồi quay đi, bỏ mặc tiểu nữ sinh đằng sau nước mắt lã chã rơi, tương lai lớn lên nhất định sẽ làm tổn thương không biết bao nhiêu trái tim phụ nữ đây.
Quan sát những hành động tàn nhẫn như thế của Tiêu Hà trong nửa học kì cũng thật thú vị. Sau đó trưởng phòng tài vụ có gửi cho tôi một lá thư nhỏ. Là về Tiêu Hà, trưởng phòng nói học kỳ này mẹ Tiêu Hà chưa hề nộp học phí và sinh hoạt phí.
Tôi chỉ là giáo viên không khải kẻ đi đòi nợ, nhưng vì công việc đành phải dẫn Tiêu Hà về nhà thằng bé, nhà chẳng có ai, gọi điện thoại, chỉ nghe được lời thoại lạnh lùng “Số máy quý khách…” Cùng Tiêu Hà ngồi ở bậc thang kiên nhẫn chờ đợi. “Tiêu Hà, mẹ của em có còn số điện thoại nào khác không?” “Không biết” Trả lời rất lạnh nhạt, hình như Tiêu Hà và mẹ không thân thiết cho lắm. Đợi tới trời tối, mẹ Tiêu Hà vẫn chưa về. “Tiêu Hà, lúc trước em cũng chờ đợi thế này hả? Lâu thế này?” “Đúng.” Tôi vỗ nhẹ lên vai thằng bé, “Đừng buồn, từ nay cô giáo sẽ chờ cùng em”.
Trời đã tối mịt, vẫn chưa trở về. Gõ cửa nhà hàng xóm hỏi thì họ nói đã chuyển đi rồi. Tim tôi chợt lạnh toát, vụng trộm nhìn Tiêu Hà, nó dường như không nghe thấy cuộc đối thoại giữa tôi và người hàng xóm lặng lẽ nhìn xuống giầy. Tôi cố gắng hỏi thêm xung quanh nhưng mỗi người khi nghe tới tên mẹ Tiêu Hà đều lạnh lùng ném lại một câu “không biết” rồi đóng sập cửa lại. Tôi hết lòng phản ánh sự tình với ban giám hiệu, hiệu trưởng cũng thấy chuyện tình tới mức nghiêm trọng, cho người đi tìm ở nhiều nơi. 7 ngày liên tục, hỏi thăm khắp nơi đáp án đều là ba chữ giống nhau. Cuối cùng nhà hàng xóm kế bên bị làm phiên nhiều quá tức giận nói lúc rời đi cùng một người đàn ông nào đó tôi mới thực sự chấp nhận sự thật Tiêu hà đã bị bỏ rơi.
Trường học mở cuộc họp khẩn cấp, tôi mệt mỏi dựa vào thành ghế, nặng nề nghe quyết định cuối cùng của hiệu trưởng.
Ngồi xổm xuống tôi nhìn thẳng vào Tiêu Hà. Thằng bé có lẽ cũng hiểu được tình cảnh của mình lúc này, 7 ngày qua, dù nó không khóc, nhưng với một đứa trẻ 11 tuổi như thế là quá tàn khốc. Tôi nuốt xuống quyết định của trường đuổi học thằng bé đưa nó tới trại trẻ mồ côi, thật sự nói không nên lời, trong lòng hoảng hốt. Hốc mắt thằng bé hơi phiếm hồng, chất lỏng bên trong như muốn trào ra, yếu ớt như thể chạm nhẹ vào thôi cũng sẽ đổ gục. Tôi đau lòng ôm lấy nó, tôi với nó đều là những đứa trẻ không cha không mẹ, biết tư vị của cô nhi, mà thằng bé đáng thương hơn tôi rất nhiều, dù sao khi bố mẹ nuôi mất tôi cũng đã trưởng thành, còn Tiêu Hà cái gì cũng chưa hiểu, vốn nên là đứa trẻ 11 tuổi vô lo vô nghĩ chứ không phải bị bố mẹ nhẫn tâm vứt bỏ thế này. Nếu tôi lại giáng thêm một đòn nữa vào thằng bé, vậy thì thân hình yếu ớt bé nhỏ kia sẽ phải chịu đựng như thế nào đây?
Đứa trẻ làm người ta phải đau lòng, tôi có thể nhẫn tâm bỏ được thằng bé ở nơi đó sao? Nuối tiếc, quá nuối tiếc, trong mấy tháng quan sát tôi đã rất thích thằng bé. Nắm lấy bàn tay nhỏ bé của nó, tôi tìm được hiệu trưởng.
“Hiệu trưởng, sinh hoạt phí nửa học kỳ này để tôi lo liệu. Tôi muốn thu dưỡng thằng bé, hi vọng trường học có thể đáp ứng thỉnh cầu của tôi là được đưa thằng bé về nhà chăm sóc.” Đúng thế, tôi muốn thu dưỡng nó, muốn nó trở thành đứa trẻ có người yêu thương. Hiệu trưởng nhìn tôi thật lâu, rồi cũng đưa ra ý định thu dưỡng Tiêu Hà, nhưng thấy tôi kiên quyết. Cuối cùng hiệu trưởng nhân từ miễn cho Tiêu Hà sinh hoạt phí của nửa học kì, nói rằng một nửa học phí về sau sẽ lấy từ quỹ phúc lợi trẻ em do các giáo viên đóng góp.
Cứ thế, tôi thu dưỡng Tiêu Hà. Tôi, Mạc Nhất, 20 tuổi, nó, Tiêu Hà, 11 tuổi.
Tôi tên Mạc Nhất, là một người bình thường nhưng xuất thân hơi đặc biệt. “Mạc” không phải họ thật của tôi, lúc còn rất nhỏ tôi đã được nhận làm con nuôi. Họ của bố nuôi là Mạc, có chữ “Nhất” bởi vì tôi là đứa con duy nhất của bố mẹ nuôi. Từ nhỏ họ đã không có ý định giấu diếm chuyện tôi là con nuôi, mà tôi cũng không muốn tìm bố mẹ ruột, nếu như có thể đem chính đứa con mình dứt ruột sinh ra bỏ đi thì tìm lại liệu có ý nghĩa gì, huống chi còn làm tổn thương bố mẹ nuôi. Vì thế tôi vui vẻ sống ở gia đình họ Mạc, hưởng thụ sự cưng chiều của bố mẹ.
Tôi trời sinh vốn đã không ham học, cho nên ngày ngày đều cùng mấy nữ sinh lười học trốn đi chơi, rất may là các bài kiểm tra định kỳ đều vượt qua được, thi đại học với số điểm không cao lại không muốn thi lại nên 17 tuổi tôi quyết định tới học trường sư phạm ở một thành phố xa lạ, bắt đầu cuộc sống ba năm đại học thảnh thơi.
Khi 18 tuổi,bố mẹ nuôi mừng rỡ bảo tôi, cơ quan họ tổ chức đi du lịch ở Trương Gia Giới (Tên một thành phố du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hồ Nam-Trung Quốc), tôi vui vẻ tiễn họ lên đường còn không quên dặn nhớ mua quà mang về cho con gái bảo bối.
*
Đang vui vẻ sắp xếp quần áo chuẩn bị về nhà nghênh đón bố mẹ thì thầy chủ nhiệm gọi tôi ra ngoài nói chuyện, thầy nói với tôi bằng giọng rất nghiêm trọng, rằng bố mẹ nuôi đã cùng qua đời trong một tai nạn giao thông. Tôi không nhớ rõ mình về nhà bằng cách nào, đến bên tấm vải trắng liệm bố mẹ nuôi, 3 ngày tôi không hề nhúc nhích, tay cầm chặt món quà họ mang về, kỉ niệm 18 năm cứ tua đi chầm chậm, dù không phải con đẻ, nhưng bố mẹ chưa từng để tôi chịu khổ. Cố nén xuống bi thương, lo xong xuôi hậu sự, nhờ hàng xóm bán giúp căn hộ, gạt đi nước mắt tôi quay về trường học. Họ hàng bố mẹ nuôi tôi một người cũng chưa từng thấy ai.
Trở về trường tôi cố gắng học tập, đây cũng là tâm nguyện lớn nhất của bố mẹ nuôi khi còn sống. Không còn chơi bời lêu lổng, không đi mua sắm, không nói chuyên yêu đương. Năm 2o tuổi tôi tốt nghiệp trường sư phạm, sau đó chuyển tới Lạc thành, một đô thị sầm uất ven biển.
Được tuyển vào dạy ở một trường tiểu học tư thục, tôi trở thành chủ nhiệm lớp năm , đây là một trường học nội trú, mỗi chiều thứ sáu, rất nhiều chiếc xe xếp thành hàng dài chờ học sinh tan học. Đứng ở cổng lớn trông ra, nhìn những đứa trẻ nhào vào lòng bố mẹ ôm ấp làm nũng, tôi vừa hâm mộ lại cảm thấy buồn. Chợt làm tôi chú ý là một nam sinh đáng yêu tên Tiêu Hà, thằng bé cũng giống tôi đứng dựa vào cổng, đôi mắt hâm mộ đầy khao khát. Tôi chưa từng gặp bố mẹ thằng bé lần nào. Đợi bọn trẻ về hết, tôi tới nắm lấy đôi tay nhỏ bé của Tiêu Hà đi về phòng ngủ của thằng bé, hỏi nó về bố mẹ, nhưng nó không chịu hé răng, cúi đầu nhìn vào bàn tay nắm chặt. Tôi lại càng nhẹ nhàng hỏi han nhưng thằng bé vẫn như cũ không nói một lời, vậy thì đành tìm giáo viên tổng phụ trách hỏi cho rõ mới được.
Thì ra Tiêu Hà là con hoang, chưa từng được gặp mặt bố, còn người mẹ xinh đẹp đem bỏ thằng bé vào trường học rồi không thèm đoái hoài đến nữa, mỗi kì nghỉ đông, nghỉ hè cũng không tới đón. Giáo viên phụ trách đành phải đưa thằng bé về, nhưng về nhà cũng không gặp ai, Tiêu Hà một mình ngồi ở bậc cầu thang đợi mẹ. Thầy tổng phụ trách nói đến đây, hốc mắt hoe đỏ, miệng lẩm bẩm “đáng thương”
Lúc tôi tới phòng ngủ thì Tiêu Hà đang ăn bữa tối do trường học phát, là—bánh mì, đã chẳng còn học sinh nào, căng tin trường cũng chỉ có thứ đó. Tôi đưa Tiêu Hà về căn phòng nhỏ mới thuê, nấu cơm cho thằng bé, một đứa trẻ đáng thương, nó nhất định rất muốn về nhà, rất nhớ mẹ.
Nhìn Tiêu Hà gầy gò từ tốn ăn cơm tôi không khỏi chạnh lòng, thôi thì tôi tạm thời trở thành mẹ của thằng bé trong 2 ngày vậy, ngày mai sẽ dẫn nó tới công viên mà bọn trẻ đều thích chơi một vòng.
Trông thấy tàu lượn, tôi nuốt nước bọt, nghĩ tới đó đã thấy rất kích thích. Hồi đại học đã từng có lần tôi chơi trò đó tới mức nôn hết mọi thứ trong bụng. “Tiêu Hà không biết có muốn chơi không nhỉ?”, Đôi mắt sáng nhìn Tiêu Hà, thằng bé thờ ơ ngồi xuống, xe vọt lên rồi lao thẳng xuống, tôi hét to, rất thú vị, rất khủng bố, mặt tôi trắng bệch, lúc xuống mặt đất tất cả như quay cuồng, không thể chịu đựng tôi ngã ngồi luôn xuống, thề lần sau không bao giờ tôi chơi trò này nữa, muốn cũng không. “Cô giáo Mạc không sao chứ?” Tiêu Hà bên cạnh lo lắng hỏi tôi, tiểu tử này giỏi thật, hình như tôi chưa nghe thấy nó kêu một tiếng, nhìn khuôn mặt trắng hồng của thằng bé thật không giống người bình thường.
“Không sao, chúng ta chơi trò cối xay gió cuối cùng** đi.” Tôi không tin thằng bé sẽ không hé răng. “Cô giáo cô chắc chắn còn có thể ngồi được trên cái đó sao?” Ý gì, coi thường tôi chắc?
Đang định đứng lên, ôi, không xong rồi, buồn nôn quá. “ọe” Giải quyết xong thật dễ chịu, thoải mái. “Cô giáo Mạc, này.” Một chai nước trước mặt tôi, “cảm ơn.” Tôi ngạc nhiên hết sức hỏi lại, “Tiêu Hà, em vừa cùng cô nói chuyện phải không?” Tôi ngẩng khuôn mặt dính đầy nước khoáng lên, hào hứng nhớ lại, thằng bé chủ động trò chuyện với tôi, sự đề phòng trong ánh mắt cũng phai nhạt dần. Haha, thành tựu hôm nay quả không nhỏ!
Thứ hai đầu tuần tôi đem tài liệu ghi chép của giáo viên chủ nhiệm cũ ra xem, giở đến phần tư liệu về Tiêu Hà. Khuôn mặt nhỏ nhắn của thằng bé trên tấm ảnh, đôi mắt đen láy có chút sợ sệt. Thành tích của thằng bé rất tốt môn nào cũng đạt loại giỏi. Lời nhận xét mỗi học kỳ đều không ngoài 6 chữ “Ít nói, ngoan ngoãn, nhút nhát”. Tiêu Hà nhút nhát sao? Sao nhìn thế nào cũng không thấy?
Điều đáng chú ý ở Tiêu Hà là thằng bé rất trầm tĩnh, rất khách sáo. Ít khi thấy nó nói chuyện, chưa từng to tiếng với bạn học, luôn luôn im lặng đọc sách. Với sự khiêu khích ác ý của bạn học, bảo thằng bé là “đứa trẻ chẳng ai cần” Nó im lặng, dùng đôi mắt lạnh lùng nhìn kẻ bắt nạt mình. Tuổi còn nhỏ nhưng đã có sự uy nghi, bạn học không dám trêu ghẹo tiếp nữa, lẩm bẩm vài câu rồi tản đi, nó lại cúi đầu tiếp tục đọc sách. Giáo viên chủ nhiệm cũ thật không quan tâm gì đến Tiêu Hà, như vậy mà là nhát gan sao?
Tiêu Hà 11 tuổi đã thu hút sự chú ý của các bạn nữ, nữ sinh 6 tuổi cũng gửi thư tình cho thằng bé,tôi đứng sau gốc cây ở vườn trường buồn cười nhìn tiểu nữ sinh thẹn thùng cùng Tiêu Hà lạnh như băng. Cô bé ngượng ngùng giơ lên phong thư màu hồng phấn, Tiêu Hà tuổi còn nhỏ nhưng đã hết sức tàn nhẫn “Tôi không cần”. Ném bức thư rồi quay đi, bỏ mặc tiểu nữ sinh đằng sau nước mắt lã chã rơi, tương lai lớn lên nhất định sẽ làm tổn thương không biết bao nhiêu trái tim phụ nữ đây.
Quan sát những hành động tàn nhẫn như thế của Tiêu Hà trong nửa học kì cũng thật thú vị. Sau đó trưởng phòng tài vụ có gửi cho tôi một lá thư nhỏ. Là về Tiêu Hà, trưởng phòng nói học kỳ này mẹ Tiêu Hà chưa hề nộp học phí và sinh hoạt phí.
Tôi chỉ là giáo viên không khải kẻ đi đòi nợ, nhưng vì công việc đành phải dẫn Tiêu Hà về nhà thằng bé, nhà chẳng có ai, gọi điện thoại, chỉ nghe được lời thoại lạnh lùng “Số máy quý khách…” Cùng Tiêu Hà ngồi ở bậc thang kiên nhẫn chờ đợi. “Tiêu Hà, mẹ của em có còn số điện thoại nào khác không?” “Không biết” Trả lời rất lạnh nhạt, hình như Tiêu Hà và mẹ không thân thiết cho lắm. Đợi tới trời tối, mẹ Tiêu Hà vẫn chưa về. “Tiêu Hà, lúc trước em cũng chờ đợi thế này hả? Lâu thế này?” “Đúng.” Tôi vỗ nhẹ lên vai thằng bé, “Đừng buồn, từ nay cô giáo sẽ chờ cùng em”.
Trời đã tối mịt, vẫn chưa trở về. Gõ cửa nhà hàng xóm hỏi thì họ nói đã chuyển đi rồi. Tim tôi chợt lạnh toát, vụng trộm nhìn Tiêu Hà, nó dường như không nghe thấy cuộc đối thoại giữa tôi và người hàng xóm lặng lẽ nhìn xuống giầy. Tôi cố gắng hỏi thêm xung quanh nhưng mỗi người khi nghe tới tên mẹ Tiêu Hà đều lạnh lùng ném lại một câu “không biết” rồi đóng sập cửa lại. Tôi hết lòng phản ánh sự tình với ban giám hiệu, hiệu trưởng cũng thấy chuyện tình tới mức nghiêm trọng, cho người đi tìm ở nhiều nơi. 7 ngày liên tục, hỏi thăm khắp nơi đáp án đều là ba chữ giống nhau. Cuối cùng nhà hàng xóm kế bên bị làm phiên nhiều quá tức giận nói lúc rời đi cùng một người đàn ông nào đó tôi mới thực sự chấp nhận sự thật Tiêu hà đã bị bỏ rơi.
Trường học mở cuộc họp khẩn cấp, tôi mệt mỏi dựa vào thành ghế, nặng nề nghe quyết định cuối cùng của hiệu trưởng.
Ngồi xổm xuống tôi nhìn thẳng vào Tiêu Hà. Thằng bé có lẽ cũng hiểu được tình cảnh của mình lúc này, 7 ngày qua, dù nó không khóc, nhưng với một đứa trẻ 11 tuổi như thế là quá tàn khốc. Tôi nuốt xuống quyết định của trường đuổi học thằng bé đưa nó tới trại trẻ mồ côi, thật sự nói không nên lời, trong lòng hoảng hốt. Hốc mắt thằng bé hơi phiếm hồng, chất lỏng bên trong như muốn trào ra, yếu ớt như thể chạm nhẹ vào thôi cũng sẽ đổ gục. Tôi đau lòng ôm lấy nó, tôi với nó đều là những đứa trẻ không cha không mẹ, biết tư vị của cô nhi, mà thằng bé đáng thương hơn tôi rất nhiều, dù sao khi bố mẹ nuôi mất tôi cũng đã trưởng thành, còn Tiêu Hà cái gì cũng chưa hiểu, vốn nên là đứa trẻ 11 tuổi vô lo vô nghĩ chứ không phải bị bố mẹ nhẫn tâm vứt bỏ thế này. Nếu tôi lại giáng thêm một đòn nữa vào thằng bé, vậy thì thân hình yếu ớt bé nhỏ kia sẽ phải chịu đựng như thế nào đây?
Đứa trẻ làm người ta phải đau lòng, tôi có thể nhẫn tâm bỏ được thằng bé ở nơi đó sao? Nuối tiếc, quá nuối tiếc, trong mấy tháng quan sát tôi đã rất thích thằng bé. Nắm lấy bàn tay nhỏ bé của nó, tôi tìm được hiệu trưởng.
“Hiệu trưởng, sinh hoạt phí nửa học kỳ này để tôi lo liệu. Tôi muốn thu dưỡng thằng bé, hi vọng trường học có thể đáp ứng thỉnh cầu của tôi là được đưa thằng bé về nhà chăm sóc.” Đúng thế, tôi muốn thu dưỡng nó, muốn nó trở thành đứa trẻ có người yêu thương. Hiệu trưởng nhìn tôi thật lâu, rồi cũng đưa ra ý định thu dưỡng Tiêu Hà, nhưng thấy tôi kiên quyết. Cuối cùng hiệu trưởng nhân từ miễn cho Tiêu Hà sinh hoạt phí của nửa học kì, nói rằng một nửa học phí về sau sẽ lấy từ quỹ phúc lợi trẻ em do các giáo viên đóng góp.
Cứ thế, tôi thu dưỡng Tiêu Hà. Tôi, Mạc Nhất, 20 tuổi, nó, Tiêu Hà, 11 tuổi.
Danh sách chương truyện Mạc Nhất, Chân Trời Góc Bể Tôi Quyết Tìm Được Em
Danh sách chương truyện Mạc Nhất, Chân Trời Góc Bể Tôi Quyết Tìm Được Em
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21