Mang Theo Không Gian Xuyên Đến Năm 70 Nuôi Con
Cung Tiêu Xã 1
Lê Tô Tô
2024-10-29 16:55:54
"Dạ mẹ, mẹ yên tâm, con sẽ trông chừng em trai em gái thật tốt, sẽ không để các em bị đói."
Kiều Nhiễm cười xoa đầu Giang Đông Thăng: "Đông Thăng ngoan quá, ra dáng anh cả rồi đấy."
Giang Đông Thăng trước đây rất ít khi được nguyên chủ khen như thế, bây giờ Kiều Nhiễm khen làm cậu bé có chút xấu hổ.
Kiều Nhiễm ra ngoài khi bầu trời vẫn còn tờ mờ tối.
Tuy chưa sáng hẳn nhưng đã có thể nhìn thấy đường.
Chỉ là mùa đông thời tiết hơi lạnh.
Nguyên chủ không có quần áo dày, thật ra Giang Vệ Quốc có gửi về một cái áo khoác quân đội cho Kiều Nhiễm mặc. Đáng tiếc tính tình nguyên chủ quá mềm yếu, cái áo bị Thái Kim Hoa chiếm lấy đưa cho Giang Vệ Dân mà cô không dám ho he lấy một tiếng.
Bằng không vào ngày mùa đông cô cũng sẽ không thấy lạnh.
Trong không gian của Kiều Nhiễm có không ít quần áo, chỉ là đa số kiểu dáng của chúng không thích hợp với thời đại này.
Cho đến khi không chịu nổi nữa, Kiều Nhiễm mới vào không gian tìm kiếm một lúc lâu, cô lôi ra một cái áo bông tương đối cũ, kiểu dáng cũng khá phù hợp với thời đại.
Lúc nào đến huyện thành, cô phải mua một ít vải vóc, quay về làm cho mình và bọn trẻ mấy bộ quần áo mới được.
Đã là mùa đông nhưng bọn trẻ ăn mặc cũng quá mong manh.
Kiều Nhiễm đi một hồi nữa thì thấy hơi đói bụng, cô lấy từ trong không gian ra một ly sữa đậu nành nóng hổi, hai cái bánh bao, một cái trứng gà. Ăn sáng xong, dạ dày đỡ cồn cào hơn hẳn, cơ thể Kiều Nhiễm cũng dần ấm áp.
Huyện thành và đội sản xuất cách nhau chừng hai ba dặm đường, Kiều Nhiễm đi hơn một tiếng cuối cùng cũng tới nơi.
Tuy nhiên sau khi thấy huyện thành, Kiều Nhiễm mới nhận ra huyện thành thời này hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của cô.
Còn không bằng một thị xã nhỏ ở thế kỷ hai mươi mốt, đường xá ở đây vẫn rất gập ghềnh khó đi, hai bên đều là nhà trệt hoặc cùng lắm là nhà hai tầng.
Không chỉ có cơ sở hạ tầng kém, người đi trên đường cũng có vẻ bụi bặm và mệt mỏi, nhìn qua tương đối gầy, chỉ tốt hơn người trong đội sản xuất một chút mà thôi.
Hai bên đường phố thật ra có xuất hiện các loại cửa hàng, cung tiêu xã, tiệm cơm quốc doanh, bưu điện.
Trên những bức tường dọc đường đi dán đầy các biển quảng cáo, chúng mang đậm nét đặc trưng của thời đại này.
Kiều Nhiễm muốn mua lò than, các loại đồ dùng hàng ngày, bèn đi thẳng đến cung tiêu xã.
Mua đồ xong cô phải tranh thủ về nhà để kịp nấu bữa trưa. Bản thân cô có đói thì cũng không sao, cô chỉ lo cho mấy đứa trẻ.
Đi vào cung tiêu xã, khách bên trong không có bao nhiêu.
Bố cục so với cung tiêu xã trong các vở kịch niên đại mà ngày trước Kiều Nhiễm từng xem cũng tương tự nhau, trong các tủ kiếng trong suốt bày các loại đồ dùng.
Tuy nhiên thái độ của những người bán hàng ở cung tiêu xã có phần kiêu ngạo. Thấy có người tiến tới mua đồ nhưng vẫn trò chuyện câu được câu không, hoàn toàn không định chào đón khách hàng.
Kiều Nhiễm đi tới trước quầy hỏi một câu: "Xin hỏi có bán lò than không?"
Người bán hàng lười biến liếc nhìn Kiều Nhiễm, thấy quần áo không giống người trong thành, càng lười phản ứng cô, lãnh đạm trả lời: "Có, thế nào? Cô muốn mua à? Đắt lắm, mua không nổi thì đừng hỏi."
Kiều Nhiễm cười xoa đầu Giang Đông Thăng: "Đông Thăng ngoan quá, ra dáng anh cả rồi đấy."
Giang Đông Thăng trước đây rất ít khi được nguyên chủ khen như thế, bây giờ Kiều Nhiễm khen làm cậu bé có chút xấu hổ.
Kiều Nhiễm ra ngoài khi bầu trời vẫn còn tờ mờ tối.
Tuy chưa sáng hẳn nhưng đã có thể nhìn thấy đường.
Chỉ là mùa đông thời tiết hơi lạnh.
Nguyên chủ không có quần áo dày, thật ra Giang Vệ Quốc có gửi về một cái áo khoác quân đội cho Kiều Nhiễm mặc. Đáng tiếc tính tình nguyên chủ quá mềm yếu, cái áo bị Thái Kim Hoa chiếm lấy đưa cho Giang Vệ Dân mà cô không dám ho he lấy một tiếng.
Bằng không vào ngày mùa đông cô cũng sẽ không thấy lạnh.
Trong không gian của Kiều Nhiễm có không ít quần áo, chỉ là đa số kiểu dáng của chúng không thích hợp với thời đại này.
Cho đến khi không chịu nổi nữa, Kiều Nhiễm mới vào không gian tìm kiếm một lúc lâu, cô lôi ra một cái áo bông tương đối cũ, kiểu dáng cũng khá phù hợp với thời đại.
Lúc nào đến huyện thành, cô phải mua một ít vải vóc, quay về làm cho mình và bọn trẻ mấy bộ quần áo mới được.
Đã là mùa đông nhưng bọn trẻ ăn mặc cũng quá mong manh.
Kiều Nhiễm đi một hồi nữa thì thấy hơi đói bụng, cô lấy từ trong không gian ra một ly sữa đậu nành nóng hổi, hai cái bánh bao, một cái trứng gà. Ăn sáng xong, dạ dày đỡ cồn cào hơn hẳn, cơ thể Kiều Nhiễm cũng dần ấm áp.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Huyện thành và đội sản xuất cách nhau chừng hai ba dặm đường, Kiều Nhiễm đi hơn một tiếng cuối cùng cũng tới nơi.
Tuy nhiên sau khi thấy huyện thành, Kiều Nhiễm mới nhận ra huyện thành thời này hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của cô.
Còn không bằng một thị xã nhỏ ở thế kỷ hai mươi mốt, đường xá ở đây vẫn rất gập ghềnh khó đi, hai bên đều là nhà trệt hoặc cùng lắm là nhà hai tầng.
Không chỉ có cơ sở hạ tầng kém, người đi trên đường cũng có vẻ bụi bặm và mệt mỏi, nhìn qua tương đối gầy, chỉ tốt hơn người trong đội sản xuất một chút mà thôi.
Hai bên đường phố thật ra có xuất hiện các loại cửa hàng, cung tiêu xã, tiệm cơm quốc doanh, bưu điện.
Trên những bức tường dọc đường đi dán đầy các biển quảng cáo, chúng mang đậm nét đặc trưng của thời đại này.
Kiều Nhiễm muốn mua lò than, các loại đồ dùng hàng ngày, bèn đi thẳng đến cung tiêu xã.
Mua đồ xong cô phải tranh thủ về nhà để kịp nấu bữa trưa. Bản thân cô có đói thì cũng không sao, cô chỉ lo cho mấy đứa trẻ.
Đi vào cung tiêu xã, khách bên trong không có bao nhiêu.
Bố cục so với cung tiêu xã trong các vở kịch niên đại mà ngày trước Kiều Nhiễm từng xem cũng tương tự nhau, trong các tủ kiếng trong suốt bày các loại đồ dùng.
Tuy nhiên thái độ của những người bán hàng ở cung tiêu xã có phần kiêu ngạo. Thấy có người tiến tới mua đồ nhưng vẫn trò chuyện câu được câu không, hoàn toàn không định chào đón khách hàng.
Kiều Nhiễm đi tới trước quầy hỏi một câu: "Xin hỏi có bán lò than không?"
Người bán hàng lười biến liếc nhìn Kiều Nhiễm, thấy quần áo không giống người trong thành, càng lười phản ứng cô, lãnh đạm trả lời: "Có, thế nào? Cô muốn mua à? Đắt lắm, mua không nổi thì đừng hỏi."
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro