Mang Tiệm Vàng Xuyên Tn 70 Nữ Phụ Chỉ Muốn Nằm Không
Chương 9
2024-09-11 20:15:59
"À..." Thẩm Dao gật đầu, hóa ra là đồng nghiệp kia. Tốt lắm, còn chưa đi làm đã "đắc tội" với người ta rồi.
Thẩm Dao bị Tô Diệp kéo đến quầy vải vóc, cả mặt tường của quầy đều được chất đầy vải.
Màu sắc sặc sỡ, chủng loại đa dạng, tha hồ mà lựa chọn.
Tô Diệp chỉ vào những tấm vải đó rồi bảo Thẩm Dao chọn: "Con tự xem xem thích kiểu nào, sắp đến mùa hè rồi, mua chút vải may cho con hai bộ đồ mới."
Hai ngày nay Tô Diệp đã đổi được với đồng nghiệp một ít phiếu vải.
"Quần áo của con đủ nhiều rồi, không cần may thêm đâu ạ." Quần áo của Thẩm Dao có khi còn nhiều hơn quần áo của Thẩm Hòa Lâm và Tô Diệp cộng lại.
Tô Diệp không để ý đến lời từ chối của Thẩm Dao, bảo người bán hàng lấy tấm vải mà bà vừa ý ra.
"Mẹ à, thật sự không cần đâu! Mẹ mua cho mẹ với bố ấy, đã lâu rồi bố mẹ chưa may đồ mới."
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, mua quần áo hay mua vải đều phải có phiếu vải, hàng năm Tô Diệp phải tìm người đổi, đổi được bao nhiêu cũng đều dành hết cho Thẩm Dao.
"Tấm này có thích không?" Tô Diệp vừa sờ tấm vải, vừa quay đầu hỏi Thẩm Dao.
Đó là một tấm vải caro màu lam vàng, hai màu đều rất nhạt, kết hợp với nhau trông rất đẹp mắt.
Biết con gái không ai bằng mẹ, Tô Diệp nhìn biểu cảm của Thẩm Dao là biết ngay cô thích.
"Vậy lấy cho tôi 5 thước." Sau đó bà lại chỉ vào một tấm vải khác, nói với người bán hàng: "Lấy cho tôi 5 thước tấm màu trắng kia nữa."
Thẩm Dao còn chưa kịp ngăn cản, người bán hàng đã cắt xoẹt một cái, cắt xong cả hai tấm vải rồi.
Dưới sự thuyết phục cực lực của Thẩm Dao, Tô Diệp lại mua thêm một ít vải nữa, dự định may cho bà và Thẩm Hòa Lâm mỗi người một bộ đồ mới.
Ra khỏi quầy vải vóc, hai mẹ con lại đi xuống tầng một mua thêm một số vật dụng cần thiết cho gia đình, rồi lại mua hai cân bánh ngọt, một cân đường đỏ, Tô Diệp còn mua cho Thẩm Dao hai cân kẹo sữa thỏ trắng.
Dùng gần hết số phiếu trong tay, hai mẹ con mới xách túi lớn túi nhỏ ra khỏi cửa hàng bách hóa.
Gần nhà máy dệt cũng có cửa hàng mậu dịch, nhưng mà rất nhiều thứ thường xuyên trong tình trạng hết hàng, chủng loại cũng không đa dạng như ở cửa hàng bách hóa, đã đi một chuyến rồi, chi bằng mua luôn một thể cho đủ.
Lúc hai mẹ con về đến nhà cũng đã hơn năm giờ chiều, Tô Diệp bỏ đồ xuống rồi đi nấu cơm.
Thẩm Dao ngồi ở cửa phòng bếp nhặt rau cải, là vừa mua ở cửa hàng rau quả về.
Mua một bó to, lá rau để ăn một bữa, còn cọng rau lại có thể để dành ăn bữa khác.
Thẩm Dao biết nhặt rau, nguyên chủ cũng thường xuyên giúp Tô Diệp làm việc nhà, nên cô làm cũng rất thành thạo.
"Dao Dao đang nhặt rau à!"
Nghe thấy tiếng người gọi, Thẩm Dao ngẩng đầu lên, thì thấy bác Đặng hàng xóm đang đứng ở cổng.
Thẩm Dao cười với bà: "Bác Đặng tan làm rồi ạ!"
Bác Đặng làm việc ở văn phòng khu phố, là chủ nhiệm văn phòng khu phố.
Nghe thấy tiếng nói chuyện, Tô Diệp từ trong bếp đi ra, tay còn cầm cái sạn: "Chị Đặng vào nhà ngồi chơi?"
"Không được đâu, tôi phải về nấu cơm đây!" Bác Đặng xua tay với Tô Diệp, "Dao Dao à, cô bé bạn con trước đây hay đến nhà mình chơi ấy, hôm nay chị dâu nó đến đăng ký cho nó đi xuống nông thôn rồi."
Đứa bé kia đúng ra là đến tuổi đi xuống nông thôn rồi, không phải con một, cũng không có công việc gì làm, chỉ là chị dâu nó đến đăng ký, sợ là trong nhà có chuyện gì đó.
Phụ trách việc đăng ký đi xuống nông thôn là việc rất dễ gây mất lòng người khác, ai mà muốn đưa con cái xuống nông thôn chịu khổ chứ, nhưng đây lại là việc bắt buộc phải làm.
Người làm việc ở văn phòng khu phố còn phải đến tận nhà những người đủ điều kiện để vận động, bây giờ mọi người nhìn thấy người của văn phòng khu phố là cứ như muốn ăn tươi nuốt sống họ vậy.
"Hả? Sao lại như vậy được? Oánh Oánh nói là nhà nó đang tìm việc cho nó mà!" Thẩm Dao kinh ngạc thốt lên, đôi mắt đẹp vì quá ngạc nhiên mà trợn tròn xoe!
Tô Diệp nhíu mày, không nói gì mà quay người đi vào trong bếp, lửa trong bếp còn đang cháy đấy!
"Là thật đấy, chính tay bác nhận đơn đăng ký của nó đấy!" Đã đăng ký rồi thì không thể thay đổi được nữa, xem ra cô bé kia đã quyết tâm rồi.
Thẩm Dao thở dài, lo lắng nói: "Một mình nó xuống nông thôn thì biết làm sao bây giờ?"
Thẩm Dao bị Tô Diệp kéo đến quầy vải vóc, cả mặt tường của quầy đều được chất đầy vải.
Màu sắc sặc sỡ, chủng loại đa dạng, tha hồ mà lựa chọn.
Tô Diệp chỉ vào những tấm vải đó rồi bảo Thẩm Dao chọn: "Con tự xem xem thích kiểu nào, sắp đến mùa hè rồi, mua chút vải may cho con hai bộ đồ mới."
Hai ngày nay Tô Diệp đã đổi được với đồng nghiệp một ít phiếu vải.
"Quần áo của con đủ nhiều rồi, không cần may thêm đâu ạ." Quần áo của Thẩm Dao có khi còn nhiều hơn quần áo của Thẩm Hòa Lâm và Tô Diệp cộng lại.
Tô Diệp không để ý đến lời từ chối của Thẩm Dao, bảo người bán hàng lấy tấm vải mà bà vừa ý ra.
"Mẹ à, thật sự không cần đâu! Mẹ mua cho mẹ với bố ấy, đã lâu rồi bố mẹ chưa may đồ mới."
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, mua quần áo hay mua vải đều phải có phiếu vải, hàng năm Tô Diệp phải tìm người đổi, đổi được bao nhiêu cũng đều dành hết cho Thẩm Dao.
"Tấm này có thích không?" Tô Diệp vừa sờ tấm vải, vừa quay đầu hỏi Thẩm Dao.
Đó là một tấm vải caro màu lam vàng, hai màu đều rất nhạt, kết hợp với nhau trông rất đẹp mắt.
Biết con gái không ai bằng mẹ, Tô Diệp nhìn biểu cảm của Thẩm Dao là biết ngay cô thích.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
"Vậy lấy cho tôi 5 thước." Sau đó bà lại chỉ vào một tấm vải khác, nói với người bán hàng: "Lấy cho tôi 5 thước tấm màu trắng kia nữa."
Thẩm Dao còn chưa kịp ngăn cản, người bán hàng đã cắt xoẹt một cái, cắt xong cả hai tấm vải rồi.
Dưới sự thuyết phục cực lực của Thẩm Dao, Tô Diệp lại mua thêm một ít vải nữa, dự định may cho bà và Thẩm Hòa Lâm mỗi người một bộ đồ mới.
Ra khỏi quầy vải vóc, hai mẹ con lại đi xuống tầng một mua thêm một số vật dụng cần thiết cho gia đình, rồi lại mua hai cân bánh ngọt, một cân đường đỏ, Tô Diệp còn mua cho Thẩm Dao hai cân kẹo sữa thỏ trắng.
Dùng gần hết số phiếu trong tay, hai mẹ con mới xách túi lớn túi nhỏ ra khỏi cửa hàng bách hóa.
Gần nhà máy dệt cũng có cửa hàng mậu dịch, nhưng mà rất nhiều thứ thường xuyên trong tình trạng hết hàng, chủng loại cũng không đa dạng như ở cửa hàng bách hóa, đã đi một chuyến rồi, chi bằng mua luôn một thể cho đủ.
Lúc hai mẹ con về đến nhà cũng đã hơn năm giờ chiều, Tô Diệp bỏ đồ xuống rồi đi nấu cơm.
Thẩm Dao ngồi ở cửa phòng bếp nhặt rau cải, là vừa mua ở cửa hàng rau quả về.
Mua một bó to, lá rau để ăn một bữa, còn cọng rau lại có thể để dành ăn bữa khác.
Thẩm Dao biết nhặt rau, nguyên chủ cũng thường xuyên giúp Tô Diệp làm việc nhà, nên cô làm cũng rất thành thạo.
"Dao Dao đang nhặt rau à!"
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Nghe thấy tiếng người gọi, Thẩm Dao ngẩng đầu lên, thì thấy bác Đặng hàng xóm đang đứng ở cổng.
Thẩm Dao cười với bà: "Bác Đặng tan làm rồi ạ!"
Bác Đặng làm việc ở văn phòng khu phố, là chủ nhiệm văn phòng khu phố.
Nghe thấy tiếng nói chuyện, Tô Diệp từ trong bếp đi ra, tay còn cầm cái sạn: "Chị Đặng vào nhà ngồi chơi?"
"Không được đâu, tôi phải về nấu cơm đây!" Bác Đặng xua tay với Tô Diệp, "Dao Dao à, cô bé bạn con trước đây hay đến nhà mình chơi ấy, hôm nay chị dâu nó đến đăng ký cho nó đi xuống nông thôn rồi."
Đứa bé kia đúng ra là đến tuổi đi xuống nông thôn rồi, không phải con một, cũng không có công việc gì làm, chỉ là chị dâu nó đến đăng ký, sợ là trong nhà có chuyện gì đó.
Phụ trách việc đăng ký đi xuống nông thôn là việc rất dễ gây mất lòng người khác, ai mà muốn đưa con cái xuống nông thôn chịu khổ chứ, nhưng đây lại là việc bắt buộc phải làm.
Người làm việc ở văn phòng khu phố còn phải đến tận nhà những người đủ điều kiện để vận động, bây giờ mọi người nhìn thấy người của văn phòng khu phố là cứ như muốn ăn tươi nuốt sống họ vậy.
"Hả? Sao lại như vậy được? Oánh Oánh nói là nhà nó đang tìm việc cho nó mà!" Thẩm Dao kinh ngạc thốt lên, đôi mắt đẹp vì quá ngạc nhiên mà trợn tròn xoe!
Tô Diệp nhíu mày, không nói gì mà quay người đi vào trong bếp, lửa trong bếp còn đang cháy đấy!
"Là thật đấy, chính tay bác nhận đơn đăng ký của nó đấy!" Đã đăng ký rồi thì không thể thay đổi được nữa, xem ra cô bé kia đã quyết tâm rồi.
Thẩm Dao thở dài, lo lắng nói: "Một mình nó xuống nông thôn thì biết làm sao bây giờ?"
Bạn đang đọc truyện trên: DocTruyen.Pro